1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

    Tôi xin đổi tên topic này thành Tin tức kĩ thuật quân sự nghe cho nó có vẻ cập nhật hơn

    Mỹ chế tạo vũ khí tấn công từ không gian​

    Thử hỏi tại sao mỹ không mặn mà thêm với các hợp đồng thuê căn cứ quân sự tại nước ngoài và còn cắt giảm bớt... bây giờ chỉ cần nhấn nút là có thể bắn tên lửa vào bất cứ địa điểm nào trên thế giới trong vòng vài tiếng đồng hồ ( Theo nguồn vnn )

    Lầu Năm Góc đang lập kế hoạch chế tạo các vũ khí thế hệ mới gồm máy bay siêu thanh và bom được thả từ không gian nhằm cho phép Mỹ có thể tấn công kẻ thù với tốc độ tia chớp ngay từ lãnh thổ của mình. Dự định chế tạo vũ khí mới này nằm trong chương trình ''Sử dụng vũ lực và tấn công từ Mỹ'' (Falcon).

    Với công nghệ mới này, trong vòng 25 năm tới để thực hiện một vụ tấn công, Mỹ sẽ không phải phụ thuộc vào các căn cứ đóng tại nhiều địa điểm khác nhau cũng như phối hợp với các đồng minh trong khu vực. Kế hoạch chế tạo vũ khí mới là một phần trong xu thế ''tự lực cánh sinh'' của Mỹ nhằm vượt qua những khó khăn trong việc giành được sự hợp tác quốc tế như cuộc tấn công Iraq hồi tháng 3 vừa qua.

    Hồi đầu tháng, trang thông tin quốc phòng của Mỹ đã đăng quảng cáo mời các nhà thầu tham gia dự án này. Thêm vào đó, trong bài báo mới đây của tờ tạp chí quốc phòng Jane cũng cho biết, vụ thử nghiệm vũ khí đầu tiên sẽ diễn ra trong vòng 3 năm tới. Theo website do Cơ quan nghiên cứu dự án phòng thủ tiến tiến (Darpa), chương trình này được thực hiện nhằm đáp ứng ''mong muốn của Chính phủ về năng lực tối ưu có quy mô toàn cầu''.

    Theo lời mời thầu của Darpa, công nghệ Falcon sẽ ''giải phóng cho quân Mỹ khỏi phải dựa vào một cơ sở nào đó và quyết định đáp trả ngay khi bị đe doạ bởi các quốc gia thù địch và tổ chức khủng bố. Mục tiêu của chương trình này là sử dụng xe hành trình siêu thanh (HCV) có thể cất cánh ngay từ đường băng quân sự và đánh trúng mục tiêu cách 9.000 hải lý chỉ trong vòng chưa tới 2 giờ đồng hồ.

    Theo ông Daniel Goure, nhà phân tích quân sự tại Học viện Lexington, Washington, chiếc HCV không người lái có trọng tải 12.000 lbs và bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh.

    Tuy nhiên, để đem theo một đầu đạn với tốc độ bay như vậy thì nó đòi hỏi một công nghệ cao và tốn hơn 20 năm nghiên cứu và chế tạo, Darpa ước tính. Do đó, trong vòng 7 năm tới, không lực Mỹ và Darpa sẽ phát triển một hệ thống vũ khí ''chạm tới mọi đích trên thế giới'' giá rẻ dựa vào tên lửa đẩy. Loại vũ khí mới này được gọi là xe phóng nhỏ (SLV) cho phép mang theo đầu đạn vào không gian và từ đó thả trúng mục tiêu.

    Theo thuật ngữ quốc phòng Mỹ, loại đầu đạn trên được gọi Phi thuyền thường (CAV) không mang theo bom được định hướng mục tiêu khi chúng lao thẳng về trái đất từ trên cao. CAV có thể mang theo 1.000lbs chất nổ song với tốc độ như vậy thì các loại thuốc nổ hầu như không cần thiết. Một thiết bị bằng titanium đơn giản có thể xuyên sâu và gây ra một vụ phá huỷ lớn. Theo đó, loại thiết bị này được sử dụng để phá các boongke ngầm.

    Tờ tạp chí Jane đưa tin, chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của CAV theo kế hoạch sẽ diễn ra vào giữa năm 2006 và chuyến đầu tiên của SLV sẽ tiến hành vào năm 2004. Việc thử nghiệm sự kết hợp của 2 hệ thống này sẽ được thực hiện vào cuối năm 2007.


    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 11:15 ngy 02/07/2003
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xe tăng MK4 của I-xra-en ​

    [​IMG]
    Xe tăng MK4 của I-xra-en được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở xe tăng MK1, MK2, MK3 của Mỹ, nhưng nó có tỷ lệ nội địa hoá rất lớn, chỉ có động cơ là do Mỹ sản xuất.
    Xe tăng cao 2,66 m kích thước của tháp pháo nhỏ, khoảng cách từ khoang ngồi đến tháp pháo là 90cm. Vỏ xe được thiết kế là loại giáp kép và giáp nhiều tầng, có khả năng phòng thủ rất tốt cả ở mặt trước, mặt sau và hai bên xe, khả năng chống mìn rất tốt.
    So với các loại xe tăng truyền thống thì MK4 được trang bị hệ thống vũ khí hỗn hợp kiểu mới gồm một pháo nòng trơn 120 mm sử dụng đạn xuyên giáp, phá giáp; một súng máy 7,62 mm, 2 pháo cao xạ, một giàn pháo phản lực 60 mm. Hệ thống kiểm soát hoả lực gồm một kính ngắm bằng tia la-de, một thiết bị đo xa la-de, hệ thống máy tính kiểm soát hoả lực, thiết bị cảm biến, thiết bị điều khiển ổn định hướng và thiết bị bám đuổi mục tiêu tự động, có thể tự động định vị chính xác mục tiêu (đây là thiết bị tương ứng như thiết bị trên xe tăng chủ chiến T90 của Nhật).
    Xe tăng MK4 sử dụng động cơ đi-ê-den 1500 mã lực, tính năng cơ động cao. Vũ khí trên xe sử dụng nhiều loại đạn khác nhau được chứa trong các khoang nhỏ. Các hòm chứa đạn được làm bằng nhiên liệu phức hợp, có thể cách nhiệt, chống việc tự phát nổ. Với các thiết bị bảo vệ được trang bị, xe tăng MK4 được coi là xe tăng an toàn nhất cho các thành viên trong kíp chiến đấu.
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:20 ngy 02/07/2003
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Giàn hoả lực phóng loạt chống mục tiêu ngầm ​

    Quân đội Nga đã cải tiến một số giàn hoả lực phóng loạt sử dụng cho việc bảo vệ các căn cứ hải quân trước sự tập kích của người nhái và các tàu ngầm mi-ni. Các hệ thống được cải tiến là giàn pháo phản lực phóng loạt 122 mm và các hệ thống giàn phóng lựu phản lực điều khiển từ xa.
    Hệ thống giàn hoả lực bắn loát DP-62 được phát triển trên cơ sở cải tiến hệ thống pháo phản lực bắn loát 40 nòng BM-2l. Hệ thống DP-62 gồm: rốc-két không điều khiển với đầu đạn nổ phá PSR-60, xe phóng rốc két BM-21 DP, xe chở đạn ZIL-l31. Những khác biệt của DP-62 so với BM-21 là ở cơ cấu ngắm và đạn. Giàn DP-62 lấy các phần tử bắn do mạng lưới sô-na đáy biển cung cấp để có thể ngắm bắn tự động hoặc bằng tay, đạn là loại DPS-60 đường kính 122 mm, nặng 75,3 kg, đầu đạn chứa 20 kg thuốc nổ, cự ly phóng chỉ đạt từ 500 mét đến 5 km và tiêu diệt mục tiêu dưới nước ở độ sâu từ 3 mét đến 200 mét. Cấu tạo của đạn PRS-60 có những khác biệt với đạn rốc-két lục quân ở chỗ: đầu đạn có hình trụ tròn, khối lượng và thể tích phần đầu đạn lớn hơn so với phần động cơ. Đầu đạn rốc-két của hệ thống DP-62 có đủ uy lực để tiêu diệt các loại tàu ngầm mi-ni, diện tích sát thương rộng. DP-62 được đánh giá là hệ thống vũ khí đa năng, phóng được các loại rốc két chống ngầm, rốc-két tạo khói nguỵ trang, gây nhiễu để bảo vệ căn cứ quân sự. Hệ thống có khả năng cơ động nhanh ở trên bờ, thời gian triển khai chiến đấu ngắn, bảo đảm tốt yếu tố bí mật, bất ngờ trong thực hiện nhiệm vụ.
    Hải quân Nga hiện đã có trong trang bị các loại giàn phóng lựu có điều khiển cỡ nòng 55 mm loại DP-6l, DP-64, DP-65... Các loại giàn phóng lựu này phóng lựu đạn phản lực PT-55M, cự ly phóng đạt từ 50mét đến 500 mét, bán kính sát thương 18 mét, đạn nổ ở độ sâu 15 mét, 30 mét. Quân đội Nga còn phát triển giàn phóng lựu phản lực cỡ nòng 45 mm dùng để phóng lựu đạn nổ phá FT-45 và đạn tín hiệu ST-55. Bán kính sát thương của FT-45 là 16 mét, ngòi nổ được cài đặt ở 2 mức độ sâu 15 mét và 30 mét. Các hệ thống phóng lưu đạn phản lực đều được lắp trên tàu và dùng để tiêu diệt người nhái đối phương và rất an toàn trong sử dụng.

    [​IMG]
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga chế tạo máy bay tàng hình​
    [​IMG][​IMG]
    T-60s đời đầu và mô phỏng của T-60s

    Theo tạp chí Aviation Week & Spece Technology, Nga đang thiết kế và chế tạo một loại máy bay ném bom ?otàng hình? tên gọi T-60S (còn được gọi là S-60). T-60S có thể sẽ là loại ''cánh cụp cánh xoè'' (cánh có thể thay đổi hình dáng) và hình dáng máy bay mang những đặc tính tàng hình.
    Công trình chế tạo máy bay này nằm trong các dự án chế tạo máy bay Sukhôi ở Nga, cho thấy Nga có ý định phát triển các loại vũ khí mới đắt tiền. Tương lai của chương trình chế tạo máy bay ném bom tàng hình này, sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy cách thức mà Tổng thống Nga V. Pu-tin quan tâm hiện đại hoá không lực Nga và giải quyết các vấn đề về khả năng tiến hành chiến tranh hiện đại của Nga.
    Cùng với tên lửa đạn đạo SS-27 Tô-pôh mới, loại máy bay ném bom tàng hình này sẽ tăng cường sự cân bằng của Nga với Mỹ về sức mạnh hạt nhân và tiềm lực về máy bay chiến đấu chiến thuật có người lái.
    Nga cũng đã thử nghiệm các quan niệm mới về máy bay ném bom tàng hình dạng cánh bay để chế tạo loại máy bay nhỏ hơn máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 hiện nay của Mỹ. T-60S sẽ có kích thước lớn hơn máy bay cường kích tàng hình F-117 và nhỏ hơn máy bay B-2.
    Mỹ đã đưa vào sử dụng máy bay tàng hình B-2 và F-117 có vẻ ngoài kỳ dị và mang các vật liệu hấp thu các hiệu ra đa với hiệu quả tuyệt vời, trong chiến dịch không kích Nam Tư và I-rắc.
    Trong khi đó, công trình chế tạo máy bay chiến đấu cánh cụp phía trước S-37 của Sukhoi được bắt đầu từ cuối năm 1997 tới nay đã thử nghiệm khoảng vài trăm chuyến bay, đang đem lại cho Sukhôi những kinh nghiệm mới trong phát triển hệ thống máy tính và phần mềm bay hữu tuyến cần thiết cho sửa đổi các thiết kế loại máy bay tàng hình.
    Mi-kha-in Pô-gô-si-an, Tổng giám đốc mới của Sukhôi nói, ông đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu chế tạo S-37 trong nhiều năm, nhưng ông từ chối bình luận tin tức về công trình máy bay T-60S.
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:31 ngy 02/07/2003
  5. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Nga chế tạo máy bay tàng hình
    Theo tạp chí Aviation Week & Spece Technology, Nga đang thiết kế và chế tạo một loại máy bay ném bom ?otàng hình? tên gọi T-60S (còn được gọi là S-60). T-60S có thể sẽ là loại ''cánh cụp cánh xoè'' (cánh có thể thay đổi hình dáng) và hình dáng máy bay mang những đặc tính tàng hình.
    Công trình chế tạo máy bay này nằm trong các dự án chế tạo máy bay Sukhôi ở Nga, cho thấy Nga có ý định phát triển các loại vũ khí mới đắt tiền. Tương lai của chương trình chế tạo máy bay ném bom tàng hình này, sẽ là dấu hiệu quan trọng cho thấy cách thức mà Tổng thống Nga V. Pu-tin quan tâm hiện đại hoá không lực Nga và giải quyết các vấn đề về khả năng tiến hành chiến tranh hiện đại của Nga.
    Cùng với tên lửa đạn đạo SS-27 Tô-pôh mới, loại máy bay ném bom tàng hình này sẽ tăng cường sự cân bằng của Nga với Mỹ về sức mạnh hạt nhân và tiềm lực về máy bay chiến đấu chiến thuật có người lái.
    Nga cũng đã thử nghiệm các quan niệm mới về máy bay ném bom tàng hình dạng cánh bay để chế tạo loại máy bay nhỏ hơn máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 hiện nay của Mỹ. T-60S sẽ có kích thước lớn hơn máy bay cường kích tàng hình F-117 và nhỏ hơn máy bay B-2.
    Mỹ đã đưa vào sử dụng máy bay tàng hình B-2 và F-117 có vẻ ngoài kỳ dị và mang các vật liệu hấp thu các hiệu ra đa với hiệu quả tuyệt vời, trong chiến dịch không kích Nam Tư và I-rắc.
    Trong khi đó, công trình chế tạo máy bay chiến đấu cánh cụp phía trước S-37 của Sukhoi được bắt đầu từ cuối năm 1997 tới nay đã thử nghiệm khoảng vài trăm chuyến bay, đang đem lại cho Sukhôi những kinh nghiệm mới trong phát triển hệ thống máy tính và phần mềm bay hữu tuyến cần thiết cho sửa đổi các thiết kế loại máy bay tàng hình.
    Mi-kha-in Pô-gô-si-an, Tổng giám đốc mới của Sukhôi nói, ông đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu chế tạo S-37 trong nhiều năm, nhưng ông từ chối bình luận tin tức về công trình máy bay T-60S.
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xe tăng T 90 ​
    [​IMG]
    Xe tăng T 90 của Nga về cơ bản được thiết kế từ xe tăng T72B. Đầu xe dốc, nhỏ để lựu đạn ném vào dễ bị rơi xuống ngay. Phía trên vị trí của lái xe có lỗ quan sát bằng hệ thống kính quang là học góc nhìn rộng. Tháp của xe thấp, rộng, phía phải của tháp là vị trí của trưởng xe. Trong xe có 3 người gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ. Để chống nóng, nòng pháo 125 mm được thiết kế theo kiểu tản nhiệt. Hai bên tháp pháo có các bình khí hỗn hợp tạo khói mù. Hệ thống phát nhiệt tích cực của xe tăng T 90 sẽ làm lệch hướng đường dạn bắn ra từ xe tăng của địch. Ngoài ra tăng T90 còn được trang bị hệ thống cảnh báo và điều khiển bắn, đồng hồ đo cự ly bằng la-de vì thế có thể tiêu diệt được nhiều xe tăng và máy bay trực thăng của địch ở cự ly cho phép kể cả vào ban đêm. Tăng T 90 nặng 48 tấn: dài 9,6 m, cao 2,6 m, rộng 2,2 m, vận tốc tối đa 70 km/h, có thể chạy xa được 550-650 km. Tăng T 90 có thể vượt qua được các hồ nước sâu 1,6 m, rộng 3 m và các ụ gồ ghề cao 0,8 m. Xe được trang bị một pháo 125 mm với cơ số đạn 39 quả có tầm bắn xa 4.000 m, một khẩu 12,7 mm với 300 viên và súng máy 7,62 mm với cơ số 2.000 viên.
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:34 ngy 02/07/2003
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Vũ khí dưới nước hạng nhẹ ​
    [​IMG]
    Súng lục bắn dưới nước P-11​

    Các loại vũ khí dưới nước hạng nhẹ được sản xuất chủ yếu để trang bị cho lực lượng tác chiến đặc biệt, biệt kích hải quân, người nhái...nhằm thực hiện tiến công các căn cứ ven biển, các phương tiện trên biển và ngăn chặn lực lượng tác chiến ngầm của đối phương. Vũ khí dưới nước hạng nhẹ bao gồm: súng bắn dưới nước, thuỷ lôi, các loại mìn, tàu ngầm mi-ni cùng các loại vũ khí, khí tài bổ trợ khác. Công nghệ chế tạo vũ khí dưới nước hạng nhẹ tuy còn đơn giản, nhưng chúng đã từng bước được ứng dụng những kỹ thuật mới, khiến cho tầm bắn và uy lực tiêu diệt mục tiêu ngày càng cao hơn.
    Các nước đã đạt được những phát triển mới nhất về súng bắn dưới nước phải kể đến Nga, Mỹ, NATO... Các loại súng bắn dưới nước tiên tiến của Mỹ đã được trang bị cho lực lượng biệt kích đặc nhiệm Seal (báo biển) như súng ngắn P-11 của công ty H&K (Đức) chế tạo. Công ty H&K còn phát triển loại súng trường nhiều nòng bắn dưới nước trang bị cho lực lượng người nhái của Đức. Công ty Lu-si-ơ (Pháp) cũng đã phát triển loại súng phóng tên trang bị cho lực lượng lính thuỷ đánh bộ và người nhái sử dụng dưới nước. Hiện nay, các loại súng bắn dưới nước của Nga như súng trường tự dộng APS và súng ngắn SPP-1 đang được các nước rất ưa chuộng. Súng trường tự động bắn dưới nước APS dùng để tập kích các căn cứ hải quân đối phương, chiến đấu với lực lượng người nhái, súng còn sử dụng để làm nhiệm vụ tuần tra dưới nước, bảo vệ tàu chiến và các công trình ven biển quan trọng. Súng APS hoạt động ở hai chế độ: hoàn toàn tự động và bắn phát một. Súng dùng hai loại đạn, gồm đạn tiêu chuẩn MPS và đạn chiếu sáng dưới nước MPST. Khi ngắm bắn mục tiêu, người bắn được hỗ trợ bởi kính tiềm vọng dưới nước lắp trên súng. Cự ly tiêu diệt mục tiêu của súng đạt tới 100 mét trong môi trường không khí; trong môi trường nước, cự ly bắn của súng đạt 30 mét ở độ sâu 5 mét, đạt 20 mét ở độ sâu 20 mét và ở độ sâu 40 mét, súng chỉ bắn được cự ly 10 mét. Toàn bộ súng dài 840 mm, nặng 6,6 kg, hộp tiếp đạn dự trữ của súng chứa 26 viên. Đối với súng bắn dưới nước SPP-1 chỉ hoạt động ở chế độ bắn phát một, tiếp đạn bằng kẹp, mỗi kẹp 4 viên, mỗi súng có 3 kẹp dự trữ. Súng SPP-1 là loại vũ khí tự vệ, tầm bắn dưới nước sâu 5 mét đạt tới 17 mét, ở độ sâu 20 mét cự ly bắn đạt 14 mét, súng không hoạt động được ở độ sâu trên 40 mét. Súng có chiều dài toàn bộ 224 mm, nặng 1,03 kg, sử dụng đạn vỏ đồng thau, cỡ 4,5 mm, đạn dài 132 mm, nặng 17,5 gam và sơ tốc dầu nòng đạt 145 m/s. Gần đây, Nga đã cải tiến súng SPP-1 thành SPP-1M, súng có 4 nòng, tiếp đạn bằng băng, mỗi băng chứa 16 viên, đạn dài 145 mm.
    Phát triển nhất đối với các loại vũ khí dưới nước hạng nhẹ là thuỷ lôi và mìn. Các loại thủy lôi hẹn giờ và mìn hẹn giờ dưới nước ngày càng được ứng dụng các kỹ thuật tinh xảo, điều khiển từ xa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Nhiều loại mìn dưới nước kiểu mới được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt có tính năng bám dính vào mục tiêu rất cao và uy lực sát thương lớn. Các hãng chế tạo thuỷ lôi của Mỹ mới đây đã phát triển loại thuỷ lôi săn tàu tinh khôn có khả năng tự vùi. Mỹ cũng đã phát triển thuỷ lôi loại MK-46 Stingray cỡ đường kính 53 mm, dài 3,6 mét. Thuỷ lôi được lắp các thiết bị chống lại các tàu săn mìn, các thiết bị cảm biến chủ động, thụ động và các hệ thống thông tin liên lạc. Cùng với các loại thuỷ lôi tiên tiến, các nước còn chú trọng nâng cấp, cải tiến các loại thuỷ lôi đáy, thuỷ lôi neo có khả năng tự giữ không bị trôi dạt bởi dòng chảy của nước?
    Tàu ngầm mi-ni hiện được xem như là loại vũ khí dưới nước hạng nhẹ, được chế tạo bằng công nghệ cao. Các loại tàu ngầm mi-ni được trang bị hầu hết cho các dơn vị đặc nhiệm người nhái, các đơn vị biệt kích và lực lượng hải quân đánh bộ... Lực lượng đặc nhiệm ?oBáo biển? của hải quân Mỹ chuyên tiến hành trinh sát, phá hoại dưới nước đã đừợc trang bị các thiết bị lặn và tàu ngầm mi-ni hiện đại như tàu ngầm ASDS lượng giãn nước 200 tấn, dài 16 mét, hành trình 125 hải lý, hành trình 8 hải lý/giờ; tàu ngầm vận tải SDV có lượng giãn nước 100 tấn, dài 14 mét, hành trình 18 hải lý. Hải quân Anh cũng trang bị cho lực lượng đặc nhiệm tàu ngầm cá nhân loại SSK-96 và SSK-180 có khả năng lặn sâu 100 mét, tốc độ hành trình dưới nước đạt 3,5 đến 5,5 km/h. Quân đội Nga cũng trang bị cho lực lượng đặc nhiệm dưới nước các loại tàu ngầm mi-ni Pantus, có khả năng lặn sâu tới 100 mét cũng nhiều thế hệ tàu ngầm cho người nhái. Các tàu ngầm mi-ni của Nga đã được xuất khẩu sang hàng chục nước trên thế giới.
    Các trang thiết bị vũ khí bổ trợ cho hoạt động dưới nước hiện nay cũng phát triển đa dạng. Điển hình là các thiết bị phát hiện mìn, thuỷ lôi dưới nước; các thiết bị thuỷ âm và thiết bị cảm biến, quan sát lắp trên vũ khí trang bị kỹ thuật; các khí tài điều khiển từ xa dùng để theo dõi, phát hiện thuỷ lôi và vô hiệu hoá chúng?Hãng Va-lông GmbH (Đức) đã phát triển thiết bị phát hiện mìn dưới nước MW-1630 trang bị cho người nhái, thợ lặn. Thiết bị chỉ nặng 1 kg, sử dụng nguồn điện 6 vôn với 4 quả pin 1,5 vôn. Hãng Gây-ma-rin (I-ta-li-a) hợp tác với hãng Gây-rô-bốt (Thuỵ) cùng phát triển họ thiết bị hoạt động ngầm dưới nước điều khiển từ xa Pluto. Thiết bị có khả năng quét, phát hiện và nhận dạng thuỷ lôi dưới biển, sau đó truyền số liệu về trung tâm để tiến hành phá huỷ thuỷ lôi...
    Tác chiến ngầm ngày càng có vị trí quan trọng trong chiến tranh tương lai. Những ưu điểm trong tập kích dưới nước là bất ngờ và tạo hiệu quả cao. Do vậy, trong thời gian tới, các loại vũ khí dưới nước ngày càng được chú trọng phát triển và đạt đến trình độ cao hơn. Điều đó sẽ dẫn tới một cuộc chiến tranh ngầm công nghệ cao.

    [​IMG]
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:38 ngy 02/07/2003
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Hải quân Anh đóng tàu tuần tiễn kiểu mới ​

    Công ty đóng tàu Vô-xpơ Toóc-ni-nốp vừa ký hợp đồng với hải quân Anh về việc nghiên cứu chế tạo và đóng 3 tàu tuần tiễu kiểu mới lớp Ri-vơ trong thời hạn 5 năm.
    Tàu Ri-vơ có lượng choán nước 1.677 tấn, dài 80 mét, tốc độ hành trình trung bình 16,5 hải lý (tốc độ tối đa 20 hải lý). Tầm hoạt động 5.500 hải lý với tốc độ 15 hải lý. Đoàn thuỷ thủ 30 người, ngoài ra tàu có thể tiếp nhận thêm một phân đội hải quân đánh bộ (18 người); trang bị gồm một tổ hợp pháo 20mm và 2 súng máy 7,62 mm. Tàu còn thiết kế khoang chứa hàng rộng cho phép mang các thiết bị chuyên dụng trong trường hợp sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm-cứu nạn, để dập tắt các đám cháy, khắc phục hậu quả thiên tai và ô nhiễm môi trường. Tàu được trang bị một cần cẩu có sức nâng 25 tấn để xếp dỡ các Công-ten-nơ tiêu chuẩn. Trên boong còn có hai thuyền cao su cứu nạn. Tàu có thể chở theo các xuồng nhỏ của lực lượng đặc nhiệm, xuống đệm khí chuyên vận chuyển hàng trên sông và chuyển tải lên bờ, cũng như chở được các loại xe bánh xích và bánh hơi hạng nhẹ. Trên boong có một bãi hạ cánh cho các máy bay lên thẳng loại nhỏ và vừa, cũng như nhà để máy bay để sửa chữa và bảo dưỡng chúng.

    [​IMG]
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Hệ thống hoả tiễn M3 của Thuỵ Sỹ ​

    M3 là hệ thống hoả tiễn được thiết kế, chế tạo trên cơ sở của hệ thống hoả tiễn truyền thống M2. Nhưng so với M2, nó có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, kết cấu chặt chẽ hơn, thao tác sử dụng đơn giản và dùng được nhiều loại đạn khác nhau. Hệ thống hoả tiễn M3 trang bị cho tổ chiến đấu hai người, cấu tạo gồm hai bộ phận chủ yếu là thiết bị bắn và các loại đạn.
    Thiết bị bắn của M3 gọn nhẹ, có độ tin cậy, bao gồm ống phóng, hai giá đỡ, hai tay cầm phía trước, phía sau, cơ cấu bắn, thiết bị ngắm bắn và thiết bị bảo hiểm. Thiết bị ngắm bắn kiểu cơ khí sử dụng kính ngắm viễn vọng 12 độ, có thể ngắm mục tiêu trong khoảng cách từ 50 mét đến 900 mét. Điểm đáng chú ý là toàn bộ thiết bị bắn được bao bọc bởi "lớp áo ngoài mềm" bằng loại vật liệu đặc biệt có tác dụng chống bức xạ nhiệt, giảm được tác động của tia hồng ngoại, phù hợp cho các bàn tay mẫn cảm với thép, không ảnh hưởng phụ đến tay người bắn.
    Hệ thống hoả tiễn M3 có chiều dài 1,070 mét, trọng lượng thiết bị bắn là 8,5kg, trọng lượng giá đỡ là 0,5kg, trọng lượng trang thiết bị kèm theo là 21,5kg. Do sử dụng vật liệu nhẹ có cường độ chịu nhiệt cao nên trọng lượng của nó giảm rất nhiều so với hệ thống hoả tiễn M2 trước kia.
    Hệ thống hoả tiễn M3 sử dụng các loại đạn 84mm bao gồm: Đạn chống tăng kiểu 751, đạn tấn công các mục tiêu kiên cố HEDP kiểu 502, tầm bắn hiệu quả khi mục tiêu vận động là 300m, khi mục tiêu cố định là 500m; đạn pháo lựu kiểu 441B sử dụng ngòi nổ định giờ cơ khí; đạn chiếu sáng kiểu 545 có thể chiếu sáng trong vòng 30 giây tại khu vực rộng từ 400 đến 500 mét; đạn khói kiểu 469B để gây nhiễu tầm nhìn và tấn công trực tiếp mục tiêu của đối phương; đạn huấn luyện gồm đạn phát sáng cỡ 7,62 mm và đạn chống tăng giống như kiểu đạn 551.

    [​IMG]
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Dự án chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình J-X của Trung Quốc ​


    Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC I) vừa quyết định lựa chọn Công ty chế tạo máy bay Thẩm Dương thực hiện dự án nghiên cứu và phát triển kiểu máy bay tiêm kích tàng hình hạng nặng thế hệ mới. Mục tiêu của dự án là chế tạo kiểu máy bay tiêm kích mang mật danh là J-X, tên thương mại là J-13A. Theo các chuyên gia hàng không Trung Quốc, J-X sử dụng động cơ tuốc-bin cánh quạt, loa phụt véc-tơ đẩy nhằm tăng khả năng cơ động cho máy bay J-X cũng sẽ được trang bị hệ thống ra-đa kiểm soát hoả lực đa năng, có thể là hệ thống ra-đa Type 1473 do Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất. Ra-đa có cự ly hoạt động tới 150km, có thể bắt bám 15 mục tiêu và điều khiển vũ khí tiến công từ 6 đến 8 mục tiêu cùng một lúc. Hệ thống ra-đa này hiện đang được nâng cấp để có thể tích hợp với ăng-ten mạng pha. Trung Quốc cũng đang xem xét việc mua các hệ thống ra-đa kiểm soát hoả lực Dem-truc của Nga và nếu phương án này được thực hiện thì máy bay tiêm kích tiên tiến trên hạm J-10A của Trung Quốc có thể được trang bị các tên lửa đối hạm tầm trung Kh-31 A (AS-17''Krypton''). Động cơ dự định trang bị cho máy bay J-X có nhiều tính năng tương đương động cơ mà Mỹ hiện đang thử nghiệm cho máy bay tiêm kích đa năng tàng hình F/A-22. Dự kiến đến cuối thập kỷ này, J-X có thể sẽ tiến hành bay thử.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này