1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Không quân Nga công bố chương trình hiện đại hoá
    Kế hoạch bắt đầu trong năm tới bằng việc tiếp nhận phiên bản mới của máy bay chiến đấu MiG-29 có tên gọi MiG-29SMT, thế hệ MiG-31 đã được nâng cấp và trực thăng Mi-28. Đội bay của không quân Nga hiện thời gồm phần lớn di sản từ thời Xô Viết.
    Theo tư lệnh không lực Nga Vladimir Mikhailov, tên lửa quốc phòng tầm xa mới là S-400 cũng sẽ được đưa vào sử dụng trong năm tới.
    Ông Mikhailov cho rằng vì thiếu tiền, nên quá trình đào tạo phi công và bảo dưỡng máy bay cũng gặp khó khăn, khiến tai nạn xảy ra ngày càng nhiều trong những năm gần đây.
    Các thế hệ máy bay hiện đại sẽ được đem ra trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Matxcơva tại căn cứ không quân Zhukovsky ở ngoại ô Matxcơva ngày 19
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Mỹ Hủy Các Hỏa Tiễn Hơi Độc Đủ Sức Tiêu Diệt 1 Thành Phố

    ANNISTON, Alabama - Nhiều người không hay biết quân đội Hoa Kỳ phá hủy 2 hỏa tiễn gắn đầu đạn hơi độc Sarin đủ sức tiêu diệt 1 thành phố.
    Công nhân mặc trang phục bảo hộ đã đưa lên dây chuyền hỏa tiễn M-55 dài 6 feet rưỡi, chuyển vào phòng đóng kín để rút hết ra 1.2 gallon hóa chất độc.
    Thân hỏa tiễn bị chặt thành 8 mảnh, trước khi đưa vào lò đốt 1000 độ.
    Độc chất sarin được giữ lại trong thùng chứa, chờ đủ nhiều sẽ thiêu hủy 1 đợt.
    Tiến trình phá hủy 1 hỏa tiễn phóng đầu đạn Sarin mất 36 phút. 2 hỏa tiễn loại này đã bị phế hủy trong ngày Thứ 7 tại thị trấn Anniston (tiểu bang Alabama).
    Lục quân Hoa Kỳ đã có kế hoạch phế hủy 10 hỏa tiễn M-55 cuối tuần này tại kho đạn Anniston và đến cuối năm tới đạt tốc độ phế hủy 40 hỏa tiễn mỗi giờ - kinh phí của chương trình phế hủy tốn 1 tỉ USD đã được tòa án chấp tuận hôm Thứ 6.
    Gần 700,000 hỏa tiễn M-55, tổng trọng lượng 2254 tấn cất giữ tại kho đạn Anniston từ 40 năm, chôn dưới đất và gia cố bằng bê-tông. Các kho chứa khac của Lục Quân Hoa Kỳ đặt tại hải đảo Thái Bình Dương Johnson Atoll, sa mạc gần Tooele (tiểu bang Utah) và kho đạn Pine Bluff (gần thị trấn Pine Bluff, Arkansas).
    ( theo nguồn tin nước ngoài )
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nhật Bản sắp lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa
    [​IMG]
    Nhật lo ngại hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên đe doạ đất nước
    Báo Asahi sáng nay (12/8) đưa tin: Do lo ngại chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên , Cục phòng vệ Nhật Bản mới đây dự kiến sẽ triển khai hệ thống chống tên lửa hiện đại trong vòng 3 năm tới. Tokyo hiện có 27 dàn chống tên lửa Patriot, song chỉ có thể bắn hạ loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tốc độ chậm hơn so với loại mà Bình Nhưỡng hiện đang chế tạo.
    Cùng với kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ từ trên không, Cục phòng vệ Nhật dự kiến tăng chi phí đáng kể cho hệ thống thông tin kỹ thuật cao nhằm phục vụ cho các dàn phòng thủ tên lửa tối tân. Theo đó, cơ quan này đã yêu cầu chính phủ tăng ngân sách lên mức gần 1,2 tỷ USD cho năm tài chính tới. Đề nghị lần này cao gấp 9 lần so với mức 132 triệu USD mà Tokyo dành cho chương trình nghiên cứu tên lửa phòng thủ từ năm 1999-2003.
    Trong trường hợp được triển khai, hệ thống mới nâng cấp sẽ tạo nên chế độ bảo vệ hai tầng. Tầng thứ nhất sử dụng tàu khu trục Aegis - với hệ thống theo dõi, phát hiện được các tên lửa đang hướng tới và ngăn chặn chúng bằng tên lửa hạm đối không. Hệ thống hỗ trợ sẽ được tăng cường thêm với loại Patriot PAC2 có khả năng hạ gục tên lửa đạn đạo với tầm xa gần 1600 km.
    Cũng theo Asahi, trong báo cáo tuần trước gửi lên chính phủ, Cục phòng vệ đã yêu cầu đẩy nhanh các cuộc nghiên cứu về hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ đất nước trước mối đe doạ bị tấn công khủng bố và hạt nhân. Cơ quan này còn nhấn mạnh, mục tiêu hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là mối lo lắng an ninh lớn nhất của Nhật.
    Ngân sách quốc phòng của Nhật hiện đang đứng ở mức cao nhất trên thế giới. Năm 2003, Nhật đã chi 42 tỷ USD cho quốc phòng, gâ?n 1% so với GDP của quốc gia.

    [​IMG]
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 13/08/2003
  4. superheavytank

    superheavytank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    hỏi bạn fugaka tí không biết bây giờ loại thuốc nổ mạnh nhất dùng trong quân sự là loại gì, với loại đó thì có vật liệu nào đủ sức chịu đựng làm giáp cho xe tăng không, bạn mà biết thì cho cả số liệu cụ thể luôn nhé.
    quân đội Mĩ khoe rằng họ có thể dùng tia laser để bắn một viên đạn pháo đang bay, cái công nghệ này mình thấy chả thực tiễn tí nào vì nếu mình sơn phản quang cho viên đạn như một tấm gương thì tia laser chả có tác dụng gì cả, mình nghĩ như vậy có gì sai không nhỉ?
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    S-400 tổ hợp tên lửa phòng không của Nga ​
    [​IMG]
    Tên lửa phòng không Nga đã từng nổi tiếng thế giới, đặc biệt là tổ hợp tên lửa phòng không S-300 với biến thể S-300 PMU2 Favorit. Mới đây Nga lại cho ra đời tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 được thiết kế trên cơ sở tên lửa phòng không S-300, qua cải tiến đã phát triển thành công. Hệ thống vũ khí này được nghiên cứu chế tạo với kỹ thuật tiên tiến nhất trong các lĩnh vực ra đa VTĐ, chế tạo rocket, kỹ thuật vi điện tử và kỹ thuật máy tính của Nga. Cục thiết kế Fakel là đơn vị thiết kế chính đạn tên lửa dùng trong hệ thống phòng không S-400.
    Giới quân sự Nga gọi S-300 là vũ khí phòng không ưu tú nhất thế giới, tốc độ và độ chính xác đều cao hơn tên lửa Patriot của Mỹ, còn S-400 lại hơn cả S-300. Theo tổng công trình sư Alec-xan-đơ-rơ Lê-ma-xky, so với hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU1, hệ thống S-400 có tính năng kỹ chiến thuật cao hơn, phạm vi sát thương hiệu quả đều cao hơn một bậc.
    Hệ thống tên lửa phòng không S-400 có khả năng cơ động cao và phản ứng nhanh, chủ yếu là do ra đa chiếu xạ dẫn đường, thiết bị phóng, hệ thống chỉ huy điều khiển, hệ thống bảo đảm tên lửa và giá phóng. Các bộ phận trên đều lắp lên bệ xe có khả năng cơ động tốt. Tên lửa có thể vận chuyển trên đường bộ, đường sắt. Tổ hợp tên lửa phòng không này có các ưu thế chủ yếu về tính năng sau đây.
    S-400 là tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trên thế giới, tổ hợp này có thể phát hiện và phá huỷ mọi mục tiêu mang tính tấn công trong phạm vi 400 km, tầm bắn xa nhất của nó lớn gấp đôi so với tầm bắn (200km) của S300 PMU-2 ?oFavorit''''; S-400 sử dụng động cơ rocket nhiên liệu rắn, phương thức phóng thẳng đứng. Loại tên lửa này dựa theo phương thức phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300. Khi phóng, lần đầu áp lực đẩy tên lửa ra, sau khi cách thiết bị phóng trên 20m đạn mới khởi động động cơ. Tên lửa S-400 sử dụng an toàn hơn và có năng lực cản phá mục tiêu ở mọi phương vị. Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, sức đẩy lớn có thể làm cho tên lửa đạt đến tốc độ cao, đồng thời tiện lợi trong vận chuyển và cất giấu.
    S-400 có thể dùng để phá huỷ các loại khi tài bay tập kích đường không hiện đại bao gồm cả máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa hành trình Tô-ma-hốc và các vũ khí tên lửa khác, cũng như máy bay báo động sớm. Nó còn có thể phát hiện và tấn công chính xác các phương tiện áp dụng kỹ thuật tàng hình, các loại lên lửa hành trình bay ở tầng không thấp. S-400 tự động hoá cao mọi giai đoạn, giảm được số lượng nhân viên bảo quản, bảo dưỡng. Hệ thống thông tin của nó được nối liền với cơ quan chỉ huy. S-400 bắn theo phương pháp tự động giám sát, phát hiện và cản phá mục tiêu, khả năng phân biệt địch ta và đồng thời phóng nhiều tên lửa tấn công vào các mục tiêu khác nhau.
    S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế kỷ 21, là sự thử thách của Nga đối với địa vị dẫn đầu của cường quốc chủ yếu về vũ khí của thế giới. Tổng Tư lệnh không quân Nga Kon-nô-cốp gọi hệ thống tên lửa này là vũ khí thế hệ 4 và 5. Mỗi hệ thống tên lửa S-400 trị giá 60-70 triệu USD.
    [​IMG]
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Chất nổ hạt nhân - sự khởi đầu cuộc chạy đua vũ trang mới? ​
    [​IMG]

    Một loại chất nổ hạt nhân lạ, đang được Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, có thể làm lu mờ sự khác biệt quan trọng giữa vũ khí thông thường và hạt nhân. Nó cũng làm dấy lên sự lo ngại rằng các vũ khí được dựa trên công nghệ này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang mới.
    Chất nổ hoạt động bằng cách kích thích hạt nhân của các nguyên tố nhất định giải phóng năng lượng song không liên quan tới phản ứng phân hạch hoặc tổng hợp hạt nhân. Năng lượng, được giải phóng dưới dạng bức xạ gamma, lớn gấp hàng nghìn lần so với chất nổ hoá học thông thường. Công nghệ này đã được đưa vào ứng dụng tại Công ty Militarily Critical Technologies List trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nó có tiềm năng cách mạng hoá mọi khía cạnh của chiến tranh.
    Trong nhiều năm, giới khoa học biết rằng hạt nhân của một số nguyên tố chẳng hạn như hafnium có thể tồn tại trong trạng thái năng lượng cao (chất đồng phân hạt nhân). Nó chậm chạp phân rã thành trạng thái năng lượng thấp bằng cách phát ra tia gamma. Chẳng hạn như hafnium-178m2, dạng đồng phân hạt nhân bị kích thích của hafnium-178, có chu kỳ bán rã 31 năm. Họ phát hiện tiến trình này có thể gây nổ khi Carl Collins và đồng nghiệp thuộc ĐH Texas chỉ ra rằng có thể làm cho hafnium-178m2 phân rã bằng cách sử dụng tia X năng lượng thấp bắn phá nó. Thí nghiệm đó giải phóng năng lượng lớn gấp 60 lần năng lượng đầu vào và có thể là lớn hơn nữa.
    Trước khi sử dụng hafnium làm chất nổ, người ta phải ''''bơm'''' năng lượng vào hạt nhân của nó. Giống như các electron trong nguyên tử bị kích thích khi nguyên tử hấp thụ photon, hạt nhân hafnium có thể bị kích thích bằng cách hấp thụ photon năng lượng cao. Sau đó, hạt nhân trở lại trạng thái năng lượng thấp nhất của nó bằng cách phát ra một photon tia gamma. Ban đầu, các chất đồng phân hạt nhân được coi là một phương tiện dự trữ năng lượng song khả năng đẩy nhanh quá trình phân rã đã làm Bộ Quốc phòng Mỹ quan tâm. Họ đang xem xét sử dụng các vật liệu khác chẳng hạn như thorium và niobium.
    Hiện phương pháp sản xuất liên quan tới việc bắn phá tantalum bằng proton, làm nó phân rã thành hafnium-178m2. Để làm được điều đó cần có lò phản ứng hạt nhân hoặc máy gia tốc hạt. Tuy nhiên, chỉ có thể sản xuất được một lượng nhỏ hafnium-178m2 mà thôi. Hiện Phòng nghiên cứu của Không quân Mỹ tại Kirtland, bang New Mexico, mua hafnium-178m2 từ Công ty nghiên cứu và phát triển SRS Technologies. Công ty này tinh lọc hafnium từ vật liệu hạt nhân còn thừa từ các thí nghiệm khác và đang thực hiện hợp đồng sản xuất nguồn hafnium-178m2 thí nghiệm với số lượng nhỏ, chưa tới 1 phần 10.000 của 1gr.
    Cực mạnh
    Trong tương lai, có thể có những phương pháp sản xuất hafnium-178m2 rẻ hơn chẳng hạn bắn phá hafnium thông thường bằng photon năng lượng cao. Hill Roberts, một nhà khoa học tại SRS, tin rằng công nghệ sản xuất hafnium-178m2 số lượng nhỏ sẽ ra đời trong vòng 5 năm nữa. Giá thành sản xuất sẽ cao, tương đương với uranium làm giàu (hàng nghìn đola/kg). Tuy nhiên, không giống uranium, có thể sử dụng hafnium-178m2 với bất kỳ số lượng nào vì nó không cần khối lượng lớn để duy trì phản ứng hạt nhân.
    Chất nổ hafnium cực mạnh. Một gram chất đồng phân hạt nhân hafnium nhiễm điện hoàn toàn có thể chứa năng lượng mạnh hơn 50kg chất nổ TNT. Một vụ nổ chất đồng phân hạt nhân sẽ giải phóng tia gamma năng lượng cao, có khả năng giết mọi sinh vật sống trong khu vực gần kề. Nó gây ra ít bụi phóng hơn so với một vụ nổ phân hạch hạt nhân. Tuy nhiên, chất đồng phân hạt nhân chưa nổ sẽ bị phân tán dưới dạng các hạt phóng xạ nhỏ, làm cho nó trở thành một loại bom ''''bẩn'''', có thể gây ra các vấn để sức khoẻ lâu dài cho bất kỳ ai hít phải nó.
    Chạy đua vũ trang
    Vào những năm 1950, Mỹ từ bỏ ý định phát triển các vũ khí hạt nhân mini chẳng hạn như súng bazooka hạt nhân ''''Davy Crokett'''', có khả năng phóng 18 tấn TNT. Những vũ khí này làm lu mờ sự khác biệt giữa sức nổ của vũ khí hạt nhân và thông thường. Nguyên nhân là do Chính phủ Mỹ lo ngại các tư lệnh quân đội thích sử dụng vũ khí hạt nhân có tác động tương tự như vũ khí thông thường. Bằng cách đảm bảo sức nổ của các vũ khí hạt nhân luôn lớn hơn nhiều, họ hy vọng chỉ có thể sử dụng chúng trong những trường hợp ngoại lệ, khi cần gia tăng sức mạnh đột ngột.
    Vào năm 1994, Mỹ khẳng định chính sách đó bằng luật Spratt-Furse, ngăn chặn quân đội phát triển các loại vũ khí hạt nhân mini có sức mạnh chưa tới 5 kiloton. Tuy nhiên, việc phát triển một loại vũ khí mới, mở rộng khoảng cách giữa sức nổ của vũ khí thông thường và hạt nhân, sẽ xoá bỏ hạn chế trên, trao cho các tư lệnh một công cụ tăng cường sức mạnh mà họ có thể sử dụng theo các bước nhỏ. Vũ khí đồng phân hạt nhân có thể là một lợi thế lớn đối với những đội quân đang sở hữu chúng, có khả năng dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang.
    André Gsponer, Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học độc lập tại Geneva, tin rằng một quốc gia thiếu những vũ khí như vậy sẽ không thể chống lại những nước sở hữu chúng. Kết quả là, các nước đó sẽ chạy đua để sản xuất vũ khí hạt nhân.

    [​IMG]
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Quân đội Nga: Đổi vũ khí cũ lấy mới ​
    [​IMG]
    Trong khi có thừa các loại vũ khí đã cũ, Quân đội Nga lại đang thiếu trầm trọng phương tiện tài chính để trang bị vũ khí mới. Tuy nhiên thứ trưởng quốc phòng Nga Alexei Moscovski cho rằng cách duy nhất thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn là bán tất cả vũ khí đã cũ cho nước thứ ba và từ số tiền đó sẽ trang bị vũ khí mới cho lực lượng vũ trang.
    Theo ý kiến của Alexei Moscovski, quân đội cần trả lại các xí nghiệp quốc phòng những vũ khí đang sử dụng mà thời hạn bảo hành đã hết, tuy nhiên chúng vẫn có thể bán được ra nước ngoài. Ví dụ, với 5 động cơ máy bay đang sử dụng hiện nay nếu qua sửa chữa và bán ra nước thứ ba, quân đội Nga sẽ nhận được hai động cơ hiện đại hoàn toàn mới. Việc ?ođổi chác? như vậy cũng có lợi cho một số quân chủng như phòng thủ tên lửa, thiết giáp và pháo binh.
    Ý tưởng này được Alexei Moscovski đưa ra sau khi Chính phủ Nga quyết định cắt giảm các khoản tài chính cho các đơn đặt hàng quốc phòng. Điều này sẽ không cho phép quân đội Nga có được những loại vũ khí hiện đại. Năm 2004, Chính phủ Nga sẽ dành một khoản tài chính chi cho các đơn đặt hàng quốc phòng thấp hơn hai lần so với năm 2003 (119 tỷ rúp).
    Số tiền này đã được chi cho các đơn đặt hàng quốc phòng mua 10 loại vũ khí bộ binh mới, tên lửa chống tàu ?oIakhont? và tên lửa đời mới đất đối đất ?oIscander?.
    Theo các chuyên gia phân tích quân sự, hàng năm quân đội Nga cần ít nhất 300 tỷ rúp cho việc trang bị vũ khí mới.
    Xuất khẩu vũ khí là một trong những nguồn thu chính của Chính phủ Nga. Trong năm nay, doanh thu xuất khẩu vũ khí đã vượt qua mức 5 tỷ USD. Hiện nay Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
    [​IMG]
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Không quân Nga có thể nâng cao hiệu quả chiến đấu nhờ vào loại máy bay mới do Sukhoi chế tạo ​
    [​IMG][​IMG]
    Các sản phẩm mới của Tổ hợp chế tạo máy bay quân sự Nga ?oSukhoi? được trình diễn tại Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2003 ?" máy bay tiêm kích ném bom Su-32 và tiêm kích Su-27CM sẽ cho phép nâng cao hiệu quả chiến đấu của không quân Nga lên một vài lần. Tuyên bố này được Tổng giám đốc Tổ hợp ?oSukhoi? Mikhail Pogocian đưa ra trong cuộc phỏng vấn với Hãng tin RIA ?oNovosti?.
    ?o Hiệu quả của lực lượng không quân sẽ được nâng cao cùng với chi phí thấp nhất.? - Mikhail Pogocian nói ?" ?o Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu, ?oSukhoi? có kế hoạch sản xuất loại máy bay chiến đấu mới cho lực lượng không quân Nga. Loại tiêm kích Su-27CM ?" phiên bản Su-27 được cải tiến toàn diên có thể sẽ được trang bị cho không quân Nga trong năm nay. Đối với loại Su-32, hiện loại máy bay này đang trong giai đoạn thử nghiệm và được trang bị cho lực lượng vũ trang Nga vào năm 2005.
    [​IMG]
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 22/08/2003
  9. pajero

    pajero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    924
    Đã được thích:
    0
    Máy bay cánh quạt hai chỗ ngồi do Việt Nam sản xuất sẽ bay thử vào tháng 9/2003
    Sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện từ ngày 18/4/2003, chiếc máy bay cánh quạt loại nhỏ hai chỗ ngồi đầu tiên do Việt Nam sản xuất với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20% dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 9 tới tại một xưởng chế tạo máy bay đặt tại TP Hồ Chí Minh.


    Anh Phạm Duy Long chuẩn bị bay thử máy bay siêu nhẹ do anh tự thiết kế - Ảnh chụp ngày 25/1/2003 tại sân bay Bình Phước.
    Đây là kết quả đầu tiên của Ban Điều hành Đề án "Máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi"do Hội Cơ học Việt Nam công bố trong phiên họp thứ nhất tại TP Hồ Chí Minh sáng 24/8.
    Loại máy bay này có trọng lượng 150 kg, vận tốc bay 150km/giờ, độ cao bay 2.500 mét và tầm bay khoảng 500 km, được dùng vào việc cứu hộ, lũ lụt, kiểm soát vùng biển, rừng... Hội Cơ học Việt Nam tự huy động vốn từ các tổ chức, quỹ nghiên cứu khoa học, các công ty, xí nghiệp và cá nhân để thực hiện. Trong giai đoạn đầu, các cơ quan bao gồm Hội Cơ học Việt Nam, Hội đồng ngành cơ học, Viện nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, Viện Cơ học ứng dụng TP Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành phần mềm mô phỏng, tính toán và thiết kế máy bay mang tên ADS 2003. Máy bay mô hình tỷ lệ 1/3 được chế tạo thử để kiểm tra thiết kế và các tính toán lý thuyết.
    Ba kỹ sư của Việt Nam đã được cử đi học công nghệ chế tạo máy bay nhỏ ở Canada. TP Hồ Chí Minh cũng đã thành lập một xưởng chế tạo máy bay nhỏ trên cơ sở một xưởng sản xuất máy bay mô hình của công ty mô hình máy bay Hòa Bình, đặt trên địa bàn quận Gò Vấp và chuẩn bị mở rộng xưởng. Sau chiếc máy bay đầu tiên có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 20% và xin phép bay thử vào tháng 9 tới, Ban Chỉ đạo Đề án dự kiến nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 70% vào tháng 12 năm 2003 riêng động cơ được nhập khẩu nguyên bộ) đồng thời đề nghị phát triển thành dự án sản xuất hàng loạt máy bay nhỏ, thành lập một Liên doanh "Sản xuất máy bay nhỏ, siêu nhẹ ở Việt Nam" dưới dạng thương phẩm.
    Hiện nay, một số doanh nghiệp của Việt kiều đã đề nghị được bao tiêu sản phẩm máy bay nhỏ đợt đầu tiên là 120 chiếc với số tiền vận động đầu tư là 5 triệu USD. Đề án này được nhiều chuyên gia đánh giá là một bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng cơ học, tự động hóa, mở ra triển vọng mới cho ngành hàng không Việt Nam.
    TTXVN

    Tương phùng là để biệt ly
    Biệt ly là để lòng đi qua lòng
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga tăng cường lực lượng hải quân ​
    Có tin vào năm tới Nga sẽ đưa vào trang bị tàu sân bay mới mang tên ''''Đô đốc Cu-dơ-ne-xốp?. Tầu sân bay mới này sẽ có đường băng dài 105m với tổng số 3857 khoang, có thể chứa và nâng lên boong máy bay vận tải, máy bay trinh sát, máy bay Mig-29 cải tiến, máy bay Su-33C của hái quân Nga có ưu điểm lính hoạt cất hạ cánh trên hạm. Loại này có bán kính tác chiến lớn, đánh chặn được cả máy bay trên không và trên biển Su-33 có 12 giá treo vũ khí, (mang theo được 7000kg). Trong đó có tên lửa đối hạm cao tốc, tầm xa KH-41 (Khối lượng phóng 4500kg, tốc độ 3M, tầm bắn 1 50 đến 250km). Hiện có tin Nga đang tập trung loại Mig-2000K để thay thế Su-33 và Mig-29 vào năm 2015.
    Vũ khí trên tàu của Nga đã có loại ngư lôi ''''bay trên mặt sóng'''' kiểu tàu điện khí tốc độ cao, là nỗi lo ngại của tàu chiến đối phương. Nga cũng đã đưa ra tên lửa đối hạm tốc độ siêu âm RUBIS mang đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, tốc độ tối đa 2,6M. Nó được trang bị cho tàu ngầm lớp AKULA, mỗi tàu 20 ống phóng. Theo bình luận loại tên lửa RUBlS này Nga đã đi trước các nước 15 năm!.
    Năm 2001, Hải quân Nga cũng đưa vào trang bị thêm tàu hệ thống phòng không RIE. M, tầm kiểm soát 138km, có thể tấn công 6 mục tiêu, khả năng bắn chặn các khí tài bay đến kể cả tên lửa đối hạm của đối phương lướt trên mặt biển chỉ 10m, vẫn bắn có hiệu quả.
    Về tàu ngầm dự kiến đến 2006 Nga tiếp tục trang bị loạt tàu ngầm mới, thủy lôi, tên lửa hiện đại hơn thế hệ trước. Hiện tại Nga đang phát triến lớp tàu ngầm hạt nhân lớp BOREY, mang tên lửa chiến lược, tiếng ồn nước và bức xạ điện tử nhỏ, tác chiến linh hoạt. Lượng choán nước của tàu 15 ngàn tấn lặn sâu 450m, trang bị một loạt vũ khí tiên tiến, trong đó có tên lửa TOPOL-M, mang đầu đạn nặng 1200kg, tầm bắn trên 10.000km, uy lực sát thương cực lớn, chính xác cao. Dự kiến trang bị 2005. Cùng trong năm 2005 tàu ngầm loại Sê-vê-rô-vin-xcơ, khả năng lặn tối đa tới 800km chu kỳ hoạt động 120 ngày, có 24 tên lửa tầm xa, tầm bắn 300km mà sai số từ 4 đến 8 mét.
    Hải quân Nga hướng tới năm 2015 và 5 năm tiếp theo, Nga có khoảng 15 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn, 50 tàu ngầm hạt nhân tiến công, 30 tàu ngầm thông thường, 6 đến 8 tàu sân bay, 120 đến 130 tàu mặt nước có khả năng phản ứng linh hoạt đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này