1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tiết lộ mới về dự án mìn nguyên tử của Anh ​
    Trong thời kỳ ''''chiến tranh lạnh" lo ngại trước sự áp đảo về quân số và vũ khí thông thường của quân đội Liên Xô, phương Tây đã tính đến phương án sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật.
    Nhà nghiên cứu lịch sử người Anh Hao-kinh làm việc cho Cơ quan triển khai vũ khí nguyên tử của Anh mới đây đã tiết lộ trên tạp chí ''''Discovery'''' một loại mìn có tên gọi ''''Blue Pea****'''' chưa từng được chính phủ Anh công khai. Nó được nghiên cứu và phát triển trong khuôn khổ chương trình vũ khí nguyên tử. Với sức công phá cực mạnh, loại mìn này có thể phá huỷ những ngôi nhà và các công trình kiến trúc đồ sộ và có thể ngăn cản các đơn vị quân đội Liên Xô. Hao-kinh đã trích dẫn một báo cáo về loại mìn này như sau: "Nếu chọn được một vị trí thích hợp, loại mìn này không nhữngcó thể phá hoại các công trình kiến trúc trên một khu vực rộng lớn, mà bụi phóng xạ của nó còn ngăn cản không để đối phương chiếm đóng được lãnh thổ".
    Loạì mìn này dựa trên cơ sở bom nguyên tử ''''Blue Danube'''' của Anh có trong kho vũ khí của không lực Hoàng gia từ tháng 11-1953. Bộ phận mấu chốt của nó là một khối hình cầu chứa plutonium có sức công phá cực lớn. Trọng lượng của ''''Blue Danube'''' là 4,5 tấn, ''''Blue Pea****!'' đồ sộ hơn do có lớp vỏ bằng thép nên trọng lượng của nó lên tới 7 tấn. Sức nổ của nó đạt gần 10 ki-lô-tôn TNT, xấp xỉ với quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Theo tài liệu trích dẫn của nhà sử học Hao-kinh, nếu quả mìn nguyên tử này được chôn ở độ sâu 10 mét, nó có thể tạo một vết nứt tới 200 mét.
    Khi có dấu hiệu sắp bị tấn công, quân đội Anh sẽ chôn mìn xuống đất hoặc thả xuống sông, hồ. Mìn sẽ được kích nổ bằng dây cháy chậm hoặc đế ở chế độ nổ chậm. Để không cho đối phương vô hiệu hoá mìn, ''''Blue Pea****'''' được bảo vệ bằng một hệ thống áp lực và một cơ chế điều chỉnh. Mọi sự dịch chuyển vị trí đều được ghi lại. Theo tài liệu mật mới công bố thì ''''Nếu bị dịch chuyển, hoặc bị nã đạn để phá huỷ, nó sẽ nổ tung sau 10 giây''''.
    Đến cuối những năm 50 của thế kỷ trước, giới quân sự Ann đã dự định chuyển 10 quả mìn nguyên tử khổng lồ này tới Đức. Tuy nhiên, ba tháng sau, tổng hành dinh quân đội Anh đã huỷ quyết định trên vì còn có một số nghi ngại. Theo Hao-kinh thì loại mìn này quá nặng và kềnh càng. Vào thời điểm đó đã xuất hiện những loại mìn nhỏ hơn. Thêm vào đó, ngay thời đó, người ta đã không thể chấp nhận cơn mưa phóng xạ nếu xẩy ra một vụ nổ ''''Blue Pea****''''. Giới quân sự Anh còn lo ngại ảnh hưởng chính trị của việc đưa loại vũ khí này vào Đức. Bộ Quốc phòng Anh đã kết thúc dự án ''''Blue Pea****'''' tháng 2-1958. Dự án đầy tốn kém ''''Blue Pea****'''' đã bị chết yểu. Toàn bộ tư liệu về loại mìn này được trao cho cơ quan lưu trữ tài liệu mật. Một trong hai quả mìn đầu tiên bị phá huỷ khi thử nghiệm. Quả thứ hai cũng không hề được kích nổ mà được đưa vào bộ sưu tập vũ khí của AWE ở Aldermaston, Berkshire.
    Kỉ niệm được 1000 gold TTVNOL​
    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Máy bay siêu âm và siêu... yên lặng ​
    [​IMG]

    Chiếc máy bay F-5E cải tiến tạo ít tiếng ồn hơn​
    Công ty Northrop Grumman của Mỹ vừa cải tiến thành công máy bay chiến đấu phản lực siêu âm F-5E sao cho tiếng ồn của nó giảm mạnh. Bước đột phá này có thể mở đường cho một thế hệ máy bay phản lực thương mại mới, đủ êm để bay với tốc độ siêu âm bên trên các khu vực đông dân cư.
    Tiếng ồn là một trong những trở ngại lớn nhất của các chuyến bay siêu âm khi chúng bay nhanh hơn sóng âm, khoảng 1.200 km/h. Đó là những tiếng sấm nổ được tạo ra khi sóng sốc ở đầu và đuôi máy bay gặp nhau trên đường tới mặt đất. Khi sóng sốc đè lên nhau, chúng tăng cường nhau, tạo ra tiếng ồn. Tiếng nổ của máy bay Concorde ồn tới mức chúng bị cấm bay với tốc độ siêu âm bên trên đất liền.
    Vào những năm 1970, Richard Seebass và Albert George thuộc ĐH Cornell, New York, đã đưa ra một phương pháp khắc phục vấn đề trên. Họ cho rằng sóng sốc sẽ yếu hơn nếu được căng ra trên một diện tích lớn hơn. Có thể đạt được điều này bằng cách thay thế đầu nhọn của máy bay bằng mũi tù hơn. Các phần của cánh cũng cần được thiết kế lại, chẳng hạn như đáy của cánh nơi cánh gặp thân máy bay, để góc giữa các bề mặt không thay đổi quá đột ngột.

    Ý tưởng của hai nhà khoa học trên là làm cho sóng sốc tản ra nhanh hơn khi chúng di chuyển ra xa những đường cong này, do đó làm phân tán năng lượng của chúng. Các cuộc thử nghiệm trên máy tính và đường hầm gió đã chứng minh ý tưởng trên song nó chưa bao giờ được thử nghiệm trên máy bay thật. Hiện Công ty Northrop Grumman đã thử nghiệm ý tưởng đó đối với máy bay chiến đấu phản lực F-5E tại Căn cứ không quân Edwards ở California.
    Các kỹ sư tại công ty đã thay thế đầu hình nón thông thường của F-5E bằng một chiếc đầu giống họng của con bồ nông. Họ giám sát các chuyến bay thử nghiệm của chiếc F-5E này bằng một loạt microphone và thiết bị cảm biến áp lực được gắn trên mặt đất cũng như trên một số máy bay đi theo nó. Ed Haering, chuyên gia tiếng ồn máy bay tại Trung tâm nghiên cứu bay Dryden của NASA, cho biết cường độ của sóng sốc giảm xuống còn khoảng 38 pascals, chưa bằng một nửa lực do tiếng ồn của Concorde tạo ra.
    Các cuộc thử nghiệm này có thể mở đường cho một loại máy bay phản lực không tiếng ồn. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải cải tiến hình dáng của máy bay. Tháng tới, nhóm nghiên cứu sẽ cho bay thử nghiệm F-5E cải tiến ở tốc độ cao hơn, cũng như trong các điều kiện thời tiết và đường bay khác nhau. Chắc chắn là nó sẽ giảm được sóng sốc nhiều hơn. Haering hy vọng kết quả thử nghiệm sẽ cung cấp đủ dữ liệu để các kỹ sư bắt đầu thiết kế loại máy bay nguyên mẫu F-5E tiên tiến hơn.
    [​IMG]
  3. trung_si1

    trung_si1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Phát biểu trong phiên họp giới lãnh đạo quân sự Nga tại Moscow hôm thứ năm 2-9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga S.Ivanov tuyên bố Nga không loại trừ khả năng sẽ đánh phủ đầu bất cứ khu vực nào trên thế giới vì lợi ích an ninh của đất nước.
    ?oThách thức và nguy cơ đe doạ an ninh từ bên ngoài đòi hỏi Lực lượng vũ trang Nga phải thực hiện những nhiệm vụ có tích chất khác nhau tại những khu vực khác nhau trên thế giới. Chúng ta không thể hoàn toàn loại trừ khả năng đánh phủ đầu, nếu lợi ích của Nga hoặc trách nhiệm trước các đồng minh đòi hỏi?, S.Ivanov nói.
    Đồng thời, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đánh giá mối đe doạ quân sự từ bên ngoài đối với Nga là không cao. ?oKhông một mối xung đột nào ở bên ngoài lãnh thổ Nga gây nên mối đe doạ quân sự trực tiếp đối với an ninh của đất nước?.
    S.Ivanov nhận định rằng bên cạnh những nguy cơ từ trước tới nay như phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan, nạn buôn bán ma tuý?, Nga đang phải đối mặt với những thách thức mới. Đó là việc can thiệp vào công việc nội bộ của Nga từ phía nước ngoài hay các tổ chức do nước ngoài hậu thuẫn, tình hình bất ổn định tại các nước láng giềng?
  4. trung_si1

    trung_si1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua (2/10), chính phủ Đức thông báo nước này sẽ cắt giảm khoảng 30.000 quân nhân của nước này, tương đương gần 1/10 lực lượng vào trước năm 2010 trong nỗ lực sắp xếp lại cho tốt hơn và hiện đại hoá quân đội nước này.
    Bộ trưởng quốc phòng Peter Struck cho biết quân đội sẽ bị giảm 30.000 ngườI trong số hơn 250.000 nam và nữ quân nhân tạI ngũ. Ông cho biết nguồn tài chính của Đức đang có nhiều khó khăn và cần phải điều chỉnh lại quân đội cho phù hợp với nhu cầu an ninh quốc gia hiện nay. Quân độI hiện đang ở trong thời kỳ thay đổi nhằm mục đích cắt giảm chi tiêu và chuyển sự tập trung từ những nhiệm vụ sau chiến tranh lạnh tránh các cuộc tấn công của Liên bang Xô-viết sang các nhiệm vụ như gìn giữ hoà bình và xử lý các cuộc khủng hoảng.
    Theo kế hoạch cắt giảm này, lực lượng lao động dân sự trong quân độI sẽ giảm 45.000 xuống còn 75.000 người. Ông Stuck cho biết 100 căn cứ quân sự trong tổng số 530 căn cứ sẽ bị đóng cửa hẳn.
    Hiện Đức có khoảng 10.000 quân nhân đang triển khai hoạt động trong các nhiệm vụ ở nước ngoài, từ nhiệm vụ gìn giữ hoà bình tại Afghanistan và khu vực Ban căng đến tuần tra trên biển tại Châu Phi trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố do Mỹ khởI xướng.
    Mỹ hiện đang thúc ép Đức và các quốc gia Châu Âu khác tăng chi phí dành cho quốc phòng sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11/9 vào nước Mỹ. Nhưng chính phủ của thủ tướng Đức Gerhard Schroeder hiện đang gặp nhiều khó khăn khi có mức tăng trưởng gần bằng 0 và thâm hụt ngân sách trong năm nay, năm thứ hai liên tiếp đã phá vỡ quy định của Liên minh châu Âu EU.
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Cuộc điều chỉnh chiến lược của quân đội Nga ​

    Ngày 2-10, trước sự tham gia của Tổng thống Nga Pu-tin, Bộ trưởng Quốc phòng X. I-va-nốp đã công bố Học thuyết quân sự mới của LB Nga. Nội dung chủ yếu của học thuyết mới này đã phản ánh sự thích ứng của quân đội Nga với những thực tiễn mới mang tính toàn cầu.
    Để đi đến học thuyết này, Nga dựa trên một số cơ sở của tình hình mới. Cụ thể, trong bảng liệt kê những xung đột quân sự mà quân đội và hải quân Nga có thể phải tham gia, người ta không thấy có chiến tranh hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn sử dụng vũ khí thông thường chống NATO hay một liên quân nào khác do Mỹ đứng đầu. Căn cứ trên luận điểm này, Nga có thể cắt giảm tiềm lực hạt nhân và vũ khí thông thường một cách đáng kể, song vẫn ở mức không tổn hại đến an ninh đất nước. Còn trong quá trình huấn luyện quân đội, bộ chỉ huy quân sự Nga sẽ tập trung vào những hình thức chiến đấu như chiến dịch gìn giữ hoà bình, bảo trợ hoà bình và vãn hồi hoà bình, chiến dịch quân sự đặc biệt, đấu tranh chống khủng bố và tham chiến cục bộ.
    Những cam kết và thực hiện những thoả ước nghĩa vụ chính trị - quân sự cũng có những thay đổi đáng kể. Những nghĩa vụ này phải dựa trên nền tảng vững chắc của luật pháp quốc tế. Nga sẽ chỉ tiến hành chiến dịch quân sự ở nước ngoài theo Hiến chương LHQ, cụ thể là với sự chuẩn y của HĐBA LHQ. Ngoài ra, để bắt đầu tham gia các chiến dịch như vậy, về phía nội bộ, quân đội Nga cần có sự chuẩn y của Tổng thống và Hội đồng liên bang. Những quyết định này còn được xác định dựa trên Hiệp ước an ninh tập thể giữa các nước SNG, các hiệp ước và hiệp định song phương về phối hợp hành động trong lĩnh vực an ninh, thí dụ như những hiệp định Nga đã ký với Bê-la-rút và các nước thuộc Tổ chức hợp tác Thượng Hải.
    Đối với NATO, Nga cho rằng tuy giữa hai bên còn nhiều bất đồng đáng kể như việc NATO mở rộng sang phía Đông cũng như những hoạt động của tổ chức quân sự này tại các khu vực xung đột quân sự, nhưng mối quan hệ Nga-NATO đang tồn tại và có hiệu lực. Hiện nay Nga không chỉ tham gia vào những cuộc tập trận đa phương cùng với các nước thành viên NATO, mà còn cùng họ tiến hành những chiến dịch gìn giữ hoà bình như ở Cô-xô-vô, Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na. Hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga với từng nước thành viên NATO cũng đã thành hiện thực. Thí dụ như toàn bộ hệ thống phòng không của Hy Lạp đều xây dựng trên cơ sở các tổ hợp tên lửa Nga như ''''Osa-AKM'''', ''''Tor-M1?, thậm chí cả ''''300PMU''''. Pháp và I-ta-li-a cũng đang cùng Nga hợp tác chế tạo và sản xuất các loại máy bay huấn luyện chiến đấu ''''MiG-AT'''' và ''''Iak-130''''. Tuy vậy, Nga vẫn chú ý theo dõi tiến trình chuyển đổi của NATO và nếu NATO tiếp tục được duy trì như là một liên minh quân sự với học thuyết quân sự tấn công như hiện nay, thì Nga sẽ phải có sự cải tổ tận gốc rễ kế hoạch quân sự của mình và các nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang, bao gồm cả sự thay đổi chiến lược hạt nhân.
    Học thuyết mới cũng chỉ rõ mối quan hệ không đơn giản với Mỹ-một trong các đối tác chiến lược của Nga. Một mặt, Nga dự định mở rộng hợp tác với Oa-sinh-tơn trong mọi lĩnh vực chính trị, chính trị-quân sự và kinh tế, phối hợp hành động với Mỹ trên bình diện đảm bảo sự ổn định chiến lược và loại bỏ những tồn dư của thời kỳ ''''chiến tranh lạnh'''', hợp tác xây dựng trong những vấn đề đảm bảo ổn định khu vực và không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong khuôn khổ liên minh chống khủng bố. Mặt khác, Mát-xcơ-va kiên định lập trường rằng những mối quan hệ đó phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia riêng của mỗi nước.
    Có thể nói, học thuyết quân sự mới của Nga chính là sự phản ánh tính phức tạp của bối cảnh quân sự-chính trị toàn cầu. Một mặt, thế giới đang hướng tới các mối quan hệ chính trị, kinh tế dân chủ và bình đẳng hơn. Mặt khác, lại đang tồn tại và có xu hướng gia tăng việc áp dụng sức mạnh quân sự trên cơ sở đơn phương, bỏ qua vai trò của LHQ. Học thuyết này nêu bật một số những xu hướng cơ bản của bối cảnh đó như việc phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt và các phương tiện để sở hữu loại vũ khí này, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, bất ổn về sắc tộc, hoạt động của các nhóm tôn giáo cực đoan, buôn lậu ma túy và tội phạm có tổ chức.
    Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với sự gia tăng chủ nghĩa khủng bố, Nga cho rằng việc phân chia hiểm hoạ này ra thành nguy cơ trong nước hay ngoài nước trở nên vô nghĩa. Chính vì thế, học thuyết quân sự của Nga nhấn mạnh, để chống lại điều ác đó cần phối hợp hành động trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Chính điều này đang đặt ra cho các lực lượng vũ trang Nga nhiệm vụ mở rộng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, trong đó có cả vai trò chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
    Học thuyết mới của Nga còn đề cập đến một xu hướng nữa là kinh tế hoá những ưu tiên chính trị đối ngoại. Điều đó cho thấy rằng lợi ích kinh tế của nước này hay nước khác đang trở nên quan trọng hơn lợi ích chính trị hoặc quân sự-chính trị của họ. Đặc biệt nếu như chúng trùng hợp với yêu cầu của những tập đoàn xuyên quốc gia. Điều này dẫn đến khả năng một nước nào đó sẵn sàng áp dụng sức mạnh quân sự dưới nhiều cái cớ rất linh hoạt, thậm chí giả dối khi ngụy trang chúng bằng lập luận về một nguy cơ quân sự nào đó hoặc bằng những luận cứ khác. Điều này đòi hỏi Nga cần thường xuyên lưu tâm củng cố an ninh và khả năng phòng thủ của mình.

    [​IMG]
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Phát triển đạn tăng tầm cho pháo AS-90 ​
    [​IMG]

    Pháo tự hành AS-90 Braveheart do hãng chế tạo các hệ thống vũ khí và sản phẩm quân sự BAe (Anh) phát triển hiện có trong trang bị của một số nước NATO. Pháo có ưu điểm nổi bật là khả năng bắn được tất cả các loại đạn cỡ 155mm theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, các nước ưa chuộng sử dụng pháo AS-90 Braveheart còn do những tính năng chiến thuật, kỹ thuật ưu việt của chúng.
    Theo thiết kế, pháo tự hành AS-90 Braveheart đạt được cự ly bắn tới 40 km và tiêu diệt hiệu quả mục tiêu ở cự ly 1200 mét ở tầm bắn thẳng. Pháo tự hành AS-90 Braveheart có khả năng triển khai bắn liên tục 3 loạt đạn nổ phá và di chuyển nhanh chỉ trong vòng 37 giây. Với thời gian này, pháo AS- 90 Braveheart hoàn toàn có thể tránh được các đòn phản pháo của đối phương.
    Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống pháo tự hành tiên tiến, như ở Đức, Mỹ, Séc... hãng BAe đang phải đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu pháo tự hành. Bộ Quốc phòng Anh đã trao hợp đồng phát triển mới cho hãng BAe nhằm cải tiến pháo tự hành AS-90 Braveheart cho phù hợp hơn, đặc biệt là việc tăng tầm cho pháo và khả năng tiếp đạn. Theo thiết kế cải tiến, pháo tự hành AS-90 Braveheart mới có hệ mô-đun hóa; hệ thống điều khiển đạn cũng thay đổi để thích hợp với những phát triển mới của đạn 155 mm. Pháo AS - 90 Braveheart mới ngoài việc sử dụng được tất cả các loại đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn NATO, còn bắn được đạn tăng tầm mới với cự ly bắn vượt hơn 50 km.
    Pháo tự hành AS-90 Braveheart cải tiến bắn đạn l55 mm tăng tầm đã trang bị cho quân đội Anh gần 200 khẩu. Quân đội Ba Lan đã ký hợp đồng mua của hãng BAe 70 hệ thống AS-90 Braveheart tăng tầm. Theo hợp đồng với Ba Lan, ngoài việc cung cấp pháo tự hành AS-90, hãng BAe còn cho phép công ty Hu-ta Sta-lô-va (Ba Lan) cải tiến, lắp tháp pháo AS-90 Braveheart lên xe chiến đấu Ca-li-na do Ba Lan chế tạo. Hệ thống pháo tự hành AS-90 Braveheart còn sử dụng thích hợp trong điều kiện thời tiết giá lạnh, băng tuyết của vùng Bắc cực. Chính, vì vậy hãng BAe hy vọng đến năm 2005 sẽ bán được khoảng 250 hệ thống AS-90 Braveheat tăng tầm sang các nước ngoài khối NATO.
    [​IMG]
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Lực sĩ mới" trên chiến trường ​
    [​IMG]


    Ngay từ khi mới xuẩt hiện trong trang bị của quân đội Đức, hệ thống pháo tự hành PzH-2000 đã thu hút sự chú ý đặc biệt của quân đội các nước trên thế giới. Theo đánh giá của các nhà chế tạo vũ khí, pháo tự hành PzH-2000 thực sự trở thành một ''''''''lực sĩ mới'''''''' trên thị trường xuất khẩu vũ khí, bởi nó có tính cạnh tranh sâu sắc, nhất là có những ưu điểm nổi bật.
    Pháo tự hành PzH-2000 do hãng Krốt Mác-phây Uây-men nghiên cứu phát triển từ đầu thập niên 90 (thế kỷ XX) theo sự đặt hàng của quân đội Đức. Ban đầu, pháo tự hành được thiết kế dựa trên khung gầm xe tăng Leopard, được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu điểm với đạn l 55mm "thông minh'''''''' và tiêu diệt các mục tiêu diện rộng với các loại đạn 155mm thông thường. Pháo tự hành PzH-2000, còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu xe tăng, xe bọc thép ở tầm bắn thẳng. Sau khi thử nghiệm thành công, pháo tự hành PzH-2000 đã được đưa vào trang bị ngay cho quân độì Đức, đến năm 2002, Đức đã có tổng số l85 hệ thống PzH-2000 hiện đại.
    Đặc tính nổi bật nhất của pháo tự hành PzH-2000 là khả năng nạp đạn tự động, ngòi điện tử tự động điều chỉnh và hệ thống dẫn đường quán tính được trợ giúp bởi hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Pháo còn được lắp đặt các thiết bị truyền dẫn và xử lý dữ liệu tiên tiến và hệ thống kính ngắm ban đêm hiện đại. Cơ số đạn mang theo cho mỗi hệ thống PzH-2000 là 60 quả đạn, tầm bắn của pháo đạt 30km, khi bắn đạn tăng tầm theo tiêu chuẩn NATO, tầm bắn đạt tới 40 km. Tốc độ bắn của pháo đạt l0 phát/phút.
    Pháo tự hành PzH-2000 đã được xuất khẩu sang Thụy Điển. Tại đây, quân đội Thụy Điển đã nghiên cứu, nâng cao tính năng chiến thuật, kỹ thuật cho thế hệ pháo này. Trong đợt bắn thử nghiệm gần đây, quân đội Thụy Điển đã rất thành công trong việc sử dụng pháo tự hành PzH-2000 bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển. Với những tinh năng mới, pháo tự hành PzH-2000 đang được rất nhiều nước ký hợp đồng đặt mua với hãng Krốt Mác-phây Uây-men. Cụ thể như quân đội Đức sẽ thay thế các hệ thống pháo 155 mm kiểu M109-A3 bằng pháo PzH-2000. Hà Lan cũng thay thế hệ pháo 155mm kiểu M109 và M114 bằng PzH-2000. Cục mua sắm vũ khí trang bị quân đội Thụy Điển đã ký với hãng sản xuất tại Đức để mua các mẫu PzH-2000 cùng với các hệ thống đồng bộ, kể cả việc huấn luyện sử dụng pháo. Thuỵ điển còn sử dụng PzH-2000 trang bị cho các đơn vị pháo phòng thủ bờ biển. Quân đội I-ta-li-a đã đặt hợp đồng với hãng Krốt Mác-phây Uây-men để mua 70 khẩu pháo tự hành PzH-2000. Theo hợp đồng, chỉ một số lượng ít pháo sẽ được chuyển giao nguyên chiếc sản xuất tại Đức, số hơn 60 chiếc còn lại sẽ được hợp tác sản xuất với tổ hợp công nghiệp quốc phòng của I-ta-li-a do 3 công ty là I-véc-cô, Phi-át, Ô-tô Mê-la-ra đảm nhiệm.

    [​IMG]
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 06/10/2003
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Ba bước phát triển của Merkava ​
    [​IMG]

    Merkava Mk-3

    Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava do I-xra-en nghiên cứu, phát triển và đựơc sản xuất tại liên hợp chế tạo vũ khí Oóc-đơ-nan-xơ ở Ten-a Sô-mơ. Tham gia nghiên cứu và cung cấp thiết bị chế tạo tăng Merkava gồm nhiều công ty và ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia I-xra-en. Cụ thể như ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia cung cấp pháo và đạn; công ty Ơ-đan phát triển vỏ giáp và thiết bị giảm xóc; công ty Spếch-trô-níc bảo đảm trang bị cho xe tăng các hệ thống phòng cháy và dập lửa; hãng El-Op và En-bít cung cấp các hệ thống quang học, thiết bị điều khiển hoả lực...
    Mẫu xe tăng Merkava đầu tiên được tiến hành thử nghiệm vào nửa, cuối những năm 70 (thế kỷ XX), trang bị cho quân đội I-xra-en vào năm 1979. Gần 25 năm qua, xe tăng Merkava đã có 3 bước phát triển quan trọng, trở thành một trong những loại xe tăng chiến đấu đứng đầu thế giới.
    Thế hệ đầu tiên là tăng Merkava Mk-1, hoàn thành năm 1979. Tăng lắp pháo nòng rãnh xoắn M68, cỡ nòng l05mm. So với các loại xe tăng tiên tiến trên thế giới vào thời điểm bấy giờ, tăng Mk-1 đã gây sự chú ý của giới quân sự. Nhưng qua thực tế sử dụng, Mk-1 bộc lộ nhiều nhược điểm, nhất là hệ thống phòng hộ chưa hoàn chỉnh, dễ bị hỏa lực chống tăng tiêu diệt. Điều đó khiến I-xra-en .phải cải tiến và phát triển thành Merkava Mk-2. Việc cải tiến hoàn thành vào năm l983. Tăng Mk-2 không có sự thay đổi về vũ khí nhưng đã cải tiến mạnh ở phần vỏ giáp. Cụ thể Mk-2 lắp vỏ giáp tiên tiến ở phía trước thân xe, phía trước và hai bên sườn tháp pháo, phía sau phần xích xe. Gần đây, để đối phó với các loại vũ khí công nghệ cao, xe tăng Merkava một lần nữa được nâng cấp, hoàn thiện hơn, gọi là Merkava Mk-3 . Tính năng của tăng Mk-3 nổi trội hơn hẳn các hệ thống xe, tăng trước. Tăng Mk-3 được lắp các tấm, panel phòng hộ dạng mô-đun, có thể thay thế đưọc ở phần ngoài vỏ giáp. Với thiết kế này, Mk-3 rất,dễ vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hỏng hóc trong quá trình hoạt động, chiến đấu. Tăng Mk-3 còn trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, đặc biệt là hệ thống tự động bắt bám. mục tiêu, có khả năng diệt cả mục tiêu di động trên mặt đất và máy bay lên thẳng đang di chuyển với tốc độ cao.
    Tăng Merkava ngoài việc trang bị cho quân đội I-xra-en cờn được xuất khẩu sang nhiều nước khác. Trong số các khách hàng mua tăng Merkava của I-xra-en có Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua nhiều và năng lực tiềm tàng nhất.

    [​IMG]
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Hệ thống phòng hộ chủ động Drozd ​
    Nga đã triển khai chương trình nâng cấp hệ thống phòng hộ chủ động cho xe tăng Drozd nhằm bảo đảm cho hệ thống hoàn thiện hơn và nâng cao tính năng chiến thuật, kỹ thuật của chúng.
    Hệ thống Drozd do Viện nghiên cứu thiết kế vũ khí Tu-la phát triển, trang bị cho các loại xe tăng T-55A và T-55AD. Hệ thống dùng để phòng vệ các loại tên lửa chống tăng có điều khiển và lựu đạn chống tăng. Hệ thống Drozd hoạt động dựa trên nguyên lý khối, thực hiện bảo về bằng các hệ thống vũ khí phản công đặt cố định trên tăng. Chức năng của Drozd là phát hiện đạn - tên lửa chống tăng bay đến, đo các thông số bay của đạn và điều khiển hỏa lực tiêu diệt đạn - tên lửa bằng đạn phòng hộ. Kể từ lần đầu trang bị cho tăng T-55AD vào năm 1983, sau 20 năm trang bị, các nhà khoa học kỹ thuật quân sự Nga đã rút kinh nghiệm để khắc phục nhược điểm và hiện đại hóa hệ thống này.
    Hệ thống Drozd bao gồm: ra-đa, vũ khí chống đạn - tên lửa chống tăng, hệ thống điều khiển hỏa lực. Ra-đa có 3 khối dạng mô-đun, thực hiện chức năng phát hiện và bám các loại vũ khí đang tiến công xe tăng. Hệ vũ khí gồm 4 đơn vị vũ khí, mỗi đơn vị nạp 2 quả đạn phòng hộ. Các đơn vị vũ khí này thực hiện phóng đạn và lượng nổ phòng hộ ở cự ly được xác định. Hệ điêu khiên bao gồm các khí tài điều khiển, bảng điều khiển, các thiết bị nối mạch hỏa lực của hệ thống phòng hộ, tự động đóng/ngắt hệ và bộ phận kiểm tra, chỉ thị trạng thái khả năng sẵn sàng chiến đấu của đạn phòng hộ. Hệ thống Drozd được gắn trên tháp xe tăng, do vậy nó có thể thay đổi hướng của hệ do tháp quay. Các mô-đun ra-đa và đơn vị vũ khí bố trí đối xứng nhau qua trục của tháp xe. Các thiết bị khác của ra-đa bố trí ở phía sau tháp bảng điều khiển đặt bên trong tháp ngay trước mặt người chỉ huy. Xe tăng lắp hệ thống Drozd vẫn có khả năng vượt qua chướng ngại nước sâu tới 5 mét và không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ hành quân so với thiết kế.
    Qua thực tế sử dụng, hệ thông Drozd cho phép giảm tổn thất của xe tăng trên chiến trường từ 2 đến 3 lần. Để đáp ứng với vũ khí chống tăng có uy lực lớn, tốc độ cao, hệ thống Drozd đang được nghiên cứu cải tiến, lăp đặt các hệ thống máy tính tốc độ cao, hệ thống điều khiển tích hợp. Đặc biệt, việc nghiên cứu để làm giảm nhẹ trọng lượng gọn về thể tích, giúp cho xe tăng cơ động nhanh và nâng cao tốc độ phản ứng của hệ thống Drozd đối với các mối đe dọa của hỏa lực đối phương đang là hướng ưu tiên của các nhà khoa học Nga.

    [​IMG]
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Sân bay vũ trụ mới của Nga ​

    Sân bay vũ trụ mới Plê-xét-cô của Nga bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng 9 năm 2001. Dự kiến việc xây dựng sẽ hoàn tất vào năm 2005.
    Hiện nay, tốc độ xây dựng bệ phóng tên lửa mới ''''An-ka-ra'''' của sân bay Plê-xét-cô đang được đẩy mạnh. Những hạng mục chính đang được khẩn trương hoàn thiện là các thiết bị thủy lực cách điện cho các bệ phóng tên lửa; hoàn thành xây dựng, lắp đặt các thiết bị dẫn khí và các hệ thống nhiệt.
    Kinh phí đầu tư xây dựng cho sân bay vũ trụ này rất lớn. Tư lệnh sân bay vũ trụ-Thiếu tướng A-na-tô-li Ba-sơ-la-cốp cho biết: Trong 2 năm 2001 và 2002 kinh phí xây dựng đã chi là 196 tỷ rúp. Năm 2003, kinh phí xây dựng là 750 tỷ rúp. Còn giai đoạn cuối cùng, năm 2004-2005, kinh phí xây dựng là 4 đến 5 tỷ rúp. Tổng cộng, kinh phí xây dựng cho sân bay này lên tới gần 1.000 tỷ rúp.
    Tuy trong giai đoạn đang xây dựng và hoàn thiện nhưng sân bay vũ trụ này bước đầu đã được khai thác và sử dụng. Cụ thể là vào lúc 23 giờ 23 phút ngày 4 tháng 6 năm 2003, tại sân bay này đã phóng thử nghiệm thành công trạm vũ trụ Cosmos nhờ tên lửa mang hạng nhẹ Cosmos III.
    Sân bay này dần được sử dụng để thay thế cho sân bay vũ trụ Bai-cô-nua thuê của Ca-dắc-xtan.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này