1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xe tăng thế hệ thứ tư ​


    Những ý tưởng và các đề án thiết kế xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội các nước xuất hiện trong thời gian gần đây cho thấy, một thế hệ xe tăng mới đã hình thành, đó là xe tăng thuộc thế hệ thứ tư.
    Theo phân tích của các nhà quân sự, bước vào đầu thế kỷ 21, xe tăng thế hệ thứ ba vẫn chiếm vị trí chủ yếu trên chiến trường. Nhưng đến năm 2015, xe tăng thế hệ thứ ba sẽ mất dần ưu thế và trở nên lạc hậu, nhường chỗ cho những xe tăng mới, hiện đại và có những tính năng ưu việt hơn. Điều này dựa trên cơ sở hàng loạt các nước có nền công nghiệp quân sự phát triển đã tìết lộ những dự án chế tạo xe tăng mới. Trước hết là Mỹ, sau năm 2010 sẽ đưa vào trang bị loại xe tăng truyền động bằng điện, kíp xe 2 người do hãng Giơ-nơ-ran phát triển. Đặc điểm của xe tăng trong dự án của bãng Giơ-nơ-ran là hình dáng nhỏ, gọn, thấp, trọng lượng chiến đấu toàn bộ không lớn hơn 40 tấn. Xe tăng ứng dụng kỹ thuật phòng hộ chủ động và kỹ thuật điện-nhiệt hoá hoặc kỹ thuật điện-từ. Nhật Bản cũng đã bắt đầu triển khai phát triển xe tăng thế hệ thứ tư bằng việc nâng cấp xe tăng kiểu K90 với hệ thống tự động bắt bám mục tiêu tiên liến. Tăng K90 còn trang bị pháo 140 mm, thiết bị truyền động điện và hệ thống phòng hộ chủ động. Tuy nhlên, mẫu xe tăng K90 lnới của Nhật Bản còn chưa được hoàn chỉnh mà cần phải có bước nghiên cứu phát triển tiếp theo.
    Đặc điểm nổi bật của xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư là giảm trọng lượng chiến đấu xuống dưới 40 tấn. Hiện nay, xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba có trọng lượng chiến đấu thường là từ 50 đến 60 tấn. Việc giảm trọng lượng xe tăng bằng cách sử dụng vật liệu mới bền, nhẹ, thiết kế hầu như không có tháp
    pháo, khả năng cơ động cao, không cần nhiều người điều khiển. Vũ khí trên xe tăng thế hệ thứ tư cũng dựa trên những khái niệm và nguyên lý hoạt động mới như pháo điện-từ, pháo điện-nhiệt và điện-nhiệt-hoá. Xe tăng sử dụng hệ thống truyền động điện, hệ thống điều khiển hoả lực tiên tiến, đặc biệt là hệ thống bắt, bám mục tiêu cho phép phát hiện mục tiêu từ cự ly xa và bắn tiêu diệt mục tiêu chính xác. Với hệ thống vũ khí mới, uy lực chiến đấu của xe tăng nâng lên rất cao, giúp xe tăng không chỉ tiêu diệt mục tiêu cố định mà còn tiêu diệt hiệu quả mục tiêu di động, thậm chí cả máy bay lên thắng với tốc độ cao. Các hệ thống điện tử trang bị trên xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư được liên kết chặt chẽ với nhau theo hướng tích hợp và tổng hợp hoá, ứng dụng kỹ thuật số trong quá trình hiệu chỉnh, tính toán đường đạn và điều khiển bắn.
    Phòng hộ tổng hợp và chủ động là yêu cầu chủ yếu đặt ra cho xe tăng thế hệ thứ tư. Nâng cao khả năng sống còn của xe tăng trên chiến trường trước các loại vũ khí công nghệ cao, tiến công chính xác mà đốỉ phương sử dụng được các nhà thiết kế chế tạo xe tăng chú ý. Vì thế kỹ thuật phòng hộ cho xe tăng phát triển rất mạnh và toàn diện. Công nghệ tàng hình ứng dụng cho xe tăng không còn là vấn đề xa lạ. Dự án chế tạo các loại xe tăng mới của Mỹ, các nước NATO, Nga...đều đặt yêu cầu là tạo được khả năng tập kích bất ngờ, khó bị đối phương phát hiện. Những giải pháp để ''''tàng hình'''' cho xe tăng là giảm bức xạ hồng ngoại, nhất là ở các bộ phận động cơ, khí thải, nòng pháo phát nhiệt khi bắn. Xe tăng mới sẽ lắp đặt các loại động cơ kiểu cách nhiệt, các bộ phận khác của xe được thiết kế không có nhiều góc cạnh, thiết kế về hình dáng và các bộ phận tiếp xúc nhau hợp lý nhằm làm giảm đến mức tối thiểu bức xạ nhiệt. Ngoài ra, để xe tăng ''''''tàng hình'''', các nhà thiết kế xe tăng còn tìm các biện pháp làm giảm tiếng ồn, sơn phủ nguỵ trang lên xe và sử dụng màn khói để che giấu xe tăng.
    Vỏ giáp cho xe tăng thế hệ thứ tư cũng có sự phát triển đặc biệt. Ngoài giáp phản ứng nổ (EAR), xe tãng còn được mang treo các loại giáp đặc biệt như giáp điện, giáp điện từ, giáp điện nhiệt...Mỹ đang phát triển xe tăng hiện đại FCS chạy điện hoàn toàn nhằm để thay thế xe tăng M1 sẽ đưa vào trang bị năm 2015. Quân đội Anh cũng có chương trình phát triển xe tăng chủ lực thế hệ mới Modifier sử dụng thiết bị truyền động điện, pháo điện từ và lớp giáp điện, dự kiến đưa vào trang bị năm 2020. Giáp điện từ được Liên Xô (trước đây) đã nghiên cứu từ cuối những nãm 1970, hiện nay, Nga tiếp quản chương trình này và đang tiếp tục triển khai nhằm không bị tụt hậu so vớí Mỹ, NATO...Các loại giáp điện qua thí nghiệm đều cho hiệu quả chống lại luồng phụt phá giáp của lượng nổ định hình, làm cho uy lực phá giáp của các loại đạn chống tăng mất hiệu lực. Khi đạn bắn vào xe tăng, dòng điện sẽ tác động làm cho lõi đạn xuyên giáp bị chấn động, không ổn định dẫn dến gãy vỡ hoặc làm cho đạn nổ trước khi tạo khả năng xuyên giáp. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, giáp điện sẽ có thể chế tạo được hàng loạt. Tuy vậy, giá thành chế tạo các loại giáp điện rất cao, chi phí cho bảo dưỡng tốn kém. Xe tăng thế hệ thứ tư trong tương lai sẽ trở thành hiện thực, nhưng nó không thật phù hợp với các nước nghèo

    [​IMG]
  2. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Bãi tập quân sự của NATO ở Na - uy
    Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đã quyết định chọn Na-uy để tổ chức các cuộc diễn tập quân sự bộ binh và quân binh chủng hợp thành. Chính phủ Na-uy đã quy hoạch thêm 300 km2 cho NATO xây dựng bãi tập quân sự, gây bất bình sâu sắc trong các sắc tộc ở tỉnh Phin-mác. Bộ Quốc phòng Na-uy dự định mở rộng diện tích khu vực phi trường, bãi tập ném bom từ 200 km2 lên đến 500 km2 trong thời gian tới.
    Khan-ca-va-re, căn cứ không quân có những đặc điểm tuyệt vời đối với các nhà quân sự. Dù ở Bắc Âu nhưng khí hậu và thời tiết ở khu vực Khan-ca-va-re là rất tốt, không có những thay đổi đột biến, phức tạp. Điều này là rất thuận lợi cho việc bay tập của không quân vốn rất phụ thuộc vào thời tiết khí tượng trong ngày. Địa hình, địa vật xung quanh khu vực rộng lớn của căn cứ phù hợp với việc cất cánh, hạ cánh và thực hiện các bài tập bay công kích, ném bom, bắn phá cho các phi công chiến đấu. Tầm nhìn không bị hạn chế và ít vật cản là những điều kiện tuyệt vời cho phi công thực hiện các bài tập bay phức tạp, tập tiến công bằng bom (có điều khiển, không điều khiển), tên lửa không đối không, tên lửa đất đối đất và đạn pháo ở độ cao khác nhau, nhất là ở các độ cao thấp và trung bình. Và còn một điều rất quan trọng nữa không thể bỏ qua mà các nhà lãnh đạo khối NATO và Na-uy tránh không đề cập tới đó là căn cứ này ở rất gần biên giới với nước Nga, rất gần căn cứ Tổng hành dinh Hạm đội Biển Bắc. Cùng với các căn cứ quân sự khác ở Bắc Âu, Trung Âu và Nam Âu, căn cứ không quân Khan-ca-va-re sẽ tạo nên thế bố trí "gọng kìm" xiết chặt lấy nước Nga từ phía Bắc.
    Bộ trưởng Quốc phòng Na-uy - bà Cri-xtin tuyên bố: "?Đây là quyết định quan trọng và đúng đắn"; "Sự hiện diện thường xuyên của NATO ở Na-uy là lâu dài". Bà tin tưởng là dân thiểu số Seam địa phương sẽ hy sinh quyền lợi vì đất nước và NATO (!).
    Thực tế lại chưa như vậy. Ở Na-uy, đã từ lâu, sự tồn tại và cuộc sống của các dân tộc thiểu số địa phương hầu như không được đoái hoài đến. Người dân tộc thiểu số nói tiếng Seam không có được quyền sở hữu tư nhân đất đai.
    Người Seam không được học tiếng mẹ đẻ trong trường phổ thông (kể từ năm 1965 mới có qui định học tiếng mẹ để ở các lớp đầu cấp 1). Trong một thời gian dài, nhạc dân tộc bị coi là "kỳ quái" và bị cấm. Quyền sở hữu đất đai đối với những người Seam chăn nuôi hươu và sở hữu mặt nước với người Seam đánh cá ven bờ là các vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong mấy năm qua ở Na-uy. Ở đất nước Bắc Âu này đã thành lập ra các tổ chức xã hội để bảo vệ quyền lợi của người Seam. Nhưng kết quả thật đáng buồn và vụ việc đã đến tai Uỷ ban nhân quyền của LHQ. Cơ quan này đã buộc tội Chính phủ Na-uy phải chịu trách nhiệm về "chính sách bất bình đẳng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên đối với các dân tộc thiểu số không có nguồn gốc Bắc Âu và phải trao cho họ quyền rộng rãi hơn trong việc phát triển nền văn hoá dân tộc thiểu số". Chính phủ nước này đã phải giải trình bằng văn bản những bước đi được thực hiện trong những năm tới để ổn định tình hình đối với người Seam. Liên Hợp quốc cũng buộc Chính phủ Na-uy phải tuân thủ luật pháp quốc tế và quyền dân tộc tự quyết. Thật trớ trêu vì chính Na-uy lại là một trong số các quốc gia châu Âu đầu tiên lớn tiếng phê phán những chế độ chính trị không tôn trọng nhân quyền!
    Biến đất nước Na-uy tươi đẹp thành bãi tập quân sự của NATO, đã đặt ra nhiều vấn đề chính trị xã hội phức tạp. Làn sóng phản đối của nhân dân các địa phương bị mất đất đang đặt Chính phủ vào thế tiến thoái lưỡng nan chưa dễ giải quyết trọn vẹn.
    30092003
  3. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc nhập ha?ng ty? đôla vuf khí môfi năm


    Ba?n thân Trung Quốc hạn chế xuất vuf khí tư? tháng Mươ?i 2002
    Nhưfng số liệu thống kê mới nhất cho thấy Trung Quốc hiện la? nước nhập khâ?u nhiê?u vuf khí nhất thế giới. Năm ngoái nước na?y chi gâ?n 4 ty? đô la đê? mua vuf khí.
    Một báo cáo cu?a chính phu? Hoa Ky? ca?ng la?m tăng lo ngại vê? chương tri?nh hiện đại hoá quân sự cufng như kha? năng kinh tế nga?y một mạnh cu?a Trung Quốc. Thế nhưng liệu quân đội lớn nhất thế giới na?y la? một mối đe doạ thực sự hay chi? la? con hô? giấy?
    Phóng viên BBC Louisa Lim ti?m hiê?u đê? ta?i na?y trong ba?i sau.
    Quân đội đang hiện đại hóa
    Khách tới thăm ba?o ta?ng quân đội ơ? Bắc Kinh được cha?o đón bơ?i bức tượng lớn cu?a chu? tịch Mao Trạch Đông, đứng dưới một ngôi sao đo? vif đại. Xung quanh chu? tịch Mao la? nhưfng binh lính anh hu?ng đang la?m việc miệt ma?i.
    Sự nhấn mạnh tới ý thức hệ cộng sa?n na?y dươ?ng như không hợp với một nước Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên sự tương pha?n na?y thê? hiện rof sự tiến thoái lươfng nan trong vấn đê? hiện đại hoá Quân Gia?i phóng Nhân dân:


    Cộng hoa? Nhân dân Trung Hoa được tha?nh lập va?o năm 1949. Giưfa tiếng ho? reo, đoa?n quân tiến va?o Bắc Kinh. Đội quân na?y chu? yếu la? nhưfng nông dân va? chính kiê?u đánh du kích đaf giúp họ chiến thắng Quốc Dân Đa?ng.
    Trong nhưfng nga?y đâ?u tiên, số lượng rof ra?ng la? quan trọng. Tuy nhiên giơ? đây 200.000 quân nhân Trung Quốc đang được gia?i nguf nhă?m chuyên nghiệp hoá quân đội.
    Phân tích gia quân sự Gau-Jeng gia?i thích ră?ng ?oTrước đây, một ngươ?i nông dân với một khâ?u súng đaf la? lính rô?i. Nga?y nay, điê?u na?y co?n chưa đu?. Tri?nh độ văn hoá cu?a binh lính Trung Quốc đaf được nâng cao nhiê?u, nhiê?u ngươ?i co?n sư? dụng được máy tính, biết lái xe va? hiê?u chút ít tiếng Anh. Đây la? điê?u rất câ?n thiết?.
    Trung Quốc có thê? có quân đội lớn nhất thế giới thế nhưng nói theo kiê?u quân sự, kích cơf không pha?i la? tất ca?.

    Đô?i mới sau cuộc chiến Vu?ng Vịnh

    Giáo sư Joseph Cheng thuộc trươ?ng Citi University of Hong Kong nói ră?ng Trung Quốc đaf hiê?u ra điê?u na?y cách đây 12 năm.

    Ông nói: ?oCuộc chiến vu?ng vịnh năm 1991 la? một cú sốc, hay la? một ba?i học u ám cho các nha? lafnh đạo quân đội Trung Quốc. Khi đó lâ?n đâ?u tiên họ thấy chiến tranh hiện đại, họ thấy công nghệ siêu việt cu?a Hoa Ky? va? thấy ră?ng họ lạc hậu tới mức na?o?.
    Tại Ba?o ta?ng Quân đội ơ? Bắc Kinh có đu? loại súng, có xe tăng va? các bệ phóng tên lư?a pho?ng không. Tuy nhiên hâ?u hết các loại vuf khí na?y không pha?i do Trung Quốc sa?n xuất. Theo các nha? phân tích, đây chính la? yếu điê?m trong kế hoạch hiện đại hoá cu?a quân đội Trung Quốc.
    Nhưfng cố gắng cu?a họ đaf bị lệnh cấm vận vuf khí do Hoa Ky? chu? xướng gây khó khăn. Lệnh cấm vận na?y được đưa ra sau khi Trung Quốc đa?n áp cuộc nô?i dậy ơ? qua?ng trươ?ng Thiên An Môn hô?i năm 1989.
    Giáo sư Lee Ngok tư? Đại học Bách khoa Hong Kong gia?i thích như sau: ?oĐây chính la? một trong nhưfng điê?m yếu trong chương tri?nh hiện đại vi? sự phát triê?n công nghệ vuf khí cu?a Trung Quốc không được tốt va? họ pha?i dựa va?o một quốc gia duy nhất đó la? Nga. Ma? Nga thi? chúng ta đê?u biết ră?ng co?n thua xa Myf vê? công nghệ?.
    Tăng ngân sách quốc pho?ng
    Nhưfng ca?m nghif na?y ca?ng được minh chứng bơ?i cuộc chiến ơ? Iraq vư?a qua, trong đó vai tro? cu?a công nghệ một lâ?n nưfa được khă?ng định. Bắc Kinh đang đô? rất nhiê?u tiê?n cu?a đê? cu?ng cố công nghệ cho quân đội. Năm ngoái ngân sách quốc pho?ng cu?a họ tăng 10 phâ?n trăm lên 20 ty? đô la Myf.

    Trung Quốc va? Đa?i Loan la? hai đối thu? quân sự
    Nghe thi? có ve? nhiê?u nhưng con số na?y cu?a Myf la? 360 ty? đô la. Va? trọng tâm cu?a nhưfng chuâ?n bị cu?a Trung Quốc có thê? được tóm gọn bă?ng một cụm tư?: đó la? Đa?i Loan. Trung Quốc coi Đa?i Loan la? một ti?nh cu?a họ va? đe doạ sef sư? dụng vuf lực nếu câ?n đê? thống nhất Trung Quốc.
    Thế nhưng va?o thơ?i điê?m hiện nay, ca? thế giới đang hướng tâ?m nhi?n va?o một hướng khác, đó la? không gian, la? chương tri?nh thám hiê?m vuf trụ cu?a Trung Quốc.
    Phân tích gia Gau Jeng cho biết: ?oCuộc chiến quyết định sef xa?y ra trên không gian. Trước đây chiến thắng phụ thuộc va?o chuyện phe na?o chiếm được độ cao, co?n bây giơ? nó sef phụ thuộc va?o chuyện bên na?o chiếm lifnh được không gian, ca?i thiện công nghệ định vị toa?n câ?u va? hệ thống viêfn thông. Như vậy khi chiến tranh xa?y ra, ngươ?i ta có thê? can thiệp va?o các vệ tinh va? hệ thống cu?a Hoa Ky??.
    Trung Quốc đaf nhận ra điê?u na?y va? đây la? lý do họ quyết định đưa ngươ?i lên vuf trụ. Đây cufng la? dấu hiệu cho thấy nhưfng tham vọng cu?a Trung Quốc la? không có giới hạn.
    [marquee][red]Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm! [/red][/size=4][/marquee]
  4. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    NATO Lập Xong Lực Lượng Phản Ứng Nhanh Đi Toàn Cầu

    BRUNSSUM, Hòa Lan - NATO hôm thứ tư bắt đầu thành lập lực lượng phản ứng nhanh hiện đại - đơn vị mẫu ban đầu quân số 9000 người (có không quân và hải quân yểm trợ) là chủ lực của đội quân 20,000 người có khả năng điều động đi bất kỳ nơi nào thế giới chỉ 1 thời gian ngắn sau khi có lệnh.
    Đơn vị này trình diện trong 1 buổi lễ hôm thứ tư tại bộ chỉ huy bắc NATO.
    Trong gần hết 54 năm lịch sử hoạt động, NATO chỉ chú tâm vào mối đe dọa từ Liên Xô.
    Tướng TQLC Mỹ James Jones, Tư Lệnh tối cao NATO, tuyên bố "Sự thành lập đơn vị khởi đầu của lực lượng phản ứng là tín hiệu quan trọng cho biết liên minh đang thay đổi nhanh chóng để ứng phó với những mối đe dọa trong thời đại mới - lực lượng này sẽ đem lại cho liên minh khả năng quân sự chưa từng có trước đây, đưa quân tới khu vực khủng hoảng nhanh hơn, ở quy mô lớn hơn và sức hành động bên vững hơn".
    Lực lượng phản ứng đầy đủ 20,000 quân sẽ sẵn àng hoạt động kể từ Tháng 10-2006, có khả năng điều quân trong hạn từ 5 ngày đến 30 ngày tới bất cứ đâu để làm các nhiệm vụ di tản, gìn giữ hòa bình, đánh khủng bố hay 1 cuộc tác chiến cao độ.
    Mặc dù các nước đồng minh huởng ứng nhanh, nhưng một số nước cần sửa đổi các thủ tục để đề phòng sự chậm trễ trong việc điều quân - các nước Đức, Hòa Lan, Hungary, Thổ NHĩ Kỳ phải có chấp thuận của Quốc Hội.
    Thành phần của cac nước thay phiên nhau mỗi 6 tháng - lực lượng nới không phải là 1 đội quân ứng chiến mà là 1 tập thể thiện chiến huấn luyện và làm việc chung, luôn lôn sẵn sàng phản ứng theo lệnh của Bộ chỉ huy NATO.
    Tây Ban Nha đóng gop 2200 binh sĩ trong đơn vị khởi đầu, với chiến hạm, phi cơ và trực thăng - tiếp đó, Pháp góp 1700 quân, Đức 1100 quân -
    Phần đóng góp của Hoa Kỳ gồm 300 quân cùng với 1 chiến hạm và phi cơ.
    Người chỉ huy đã được chọn là Tướng Sir Jack Deverell, Tư Lệnh bộ chỉ huy Bắc NATO - quân bộ chiến do 1 Tướng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ huy, hải lực do 1 Tướng Tây Ban Nha.
    Bộ binh của lực lượng phản ứng nhanh có chuyên viên về vũ khí nguyên tử, vũ khí hoa học và vi trùng. Đơn vị mẫu sẽ tổ chức cuộc thao diễn đầu tiên trong Tháng 11.
    Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đề nghị tổ chức lực lượng phản ứng nhanh của NATO từ năm ngoái tại 1 cuộc họp với các Bộ Trưởng quốc phòng đồng minh và liền được ủng hộ trước nhu cầu biến đổi NATO thành 1 lực lượng có khả năng ứng phó các mối đe dọa toàn cầu.

    --------------------
    Fix the bayonet, gentlemen !!!
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga sẽ chế tạo tên lửa đạn đạo mới ​
    [​IMG]
    Tên lửa Topol-M.​

    Tờ nhật báo quân sự Krasnaya Zvezda dẫn lời Trưởng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Trung Tướng Nikolai Solovtsov cho biết, nước này sẽ phải cần thêm 10-15 năm nữa để phát triển thế hệ kế tiếp của tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền. Cho đến nay, loại tên lửa này vẫn được coi là ''''hạt nhân'''' của lực lượng hạt nhân quốc gia Nga.
    Ông Nikolai Solovtsov cho biết, các loại tên lửa đạn đạo được chế tạo từ thời Liên Xô cũ đã phục vụ đủ thời hạn theo thiết kế, song việc phóng thử nghiệm và các biện pháp chuẩn đoán hiện đại có thể cho phép chúng giữ vững vai trò trong nhiều năm tới.
    Trung tướng Nikolai Solovtsov cho biết thêm: ''''Tuổi đời của các tên lửa này vẫn chưa hết và chúng sẽ tiếp tục phục vụ tổ quốc cho đến năm 2015. Việc phát triển một loại tên lửa mới sẽ phải mất 10-15 năm.
    Theo ông Solovtsov, sự kiện phóng thành công tên lửa SS-18 đã thực hiện chức năng được 25 năm và tên lửa Topol phục vụ được 18 năm là những bằng chứng cho thấy khả năng kỳ diệu của các tên lửa đạn đạo được chế tạo từ thời Liên Xô cũ.
    Hiện, Nga vẫn tiếp tục trang bị thêm nhiều tên lửa Topol-M. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cảnh báo, cho đến nay số lượng tên lửa Topol - M mới vẫn không đủ để thay thế các loại đã quá cũ nát. Trước tình hình này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ hiện đại hoá kho vũ khí chiến lược đang hết sức già cỗi và vẫn duy trì khả năng hạt nhân đánh chặn trong nhiều năm tới.
    Tổng thống Putin cho biết, Nga hiện vẫn còn hàng chục loại tên lửa mà phương Tây gọi là SS-19 Stiletto nằm tồn kho. Nước này cho đến nay vẫn chưa thuyết phục được Mỹ duy trì hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ký năm 1972. Mỹ đã rút khỏi hiệp ước này để phát triển hệ thống tên lửa quốc gia.

    [​IMG]
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Đài Loan "cụt hứng" mua tàu ngầm vì Mỹ rao giá "cắt cổ"
    [​IMG]
    Đài Loan đang tìm cách thay thế hạm đội tàu ngầm của mình
    Tờ Thời báo Trung Hoa hôm 10/11dẫn nguồn tin quân sự Đài Loan cho hay các nhà lãnh đạo hòn đảo này có thể từ bỏ kế hoạch mua 8 tàu ngầm của Mỹ vì không thể chấp nhận "giá cắt cổ" mà phía Mỹ đưa ra.
    Theo lời một quan chức Cục Phòng vệ Đài Loan, ước tính chi phí cho 8 tàu ngầm thông thường này có thể lên tới 11 tỉ USD, gấp 2 lần giá "thị trường". "Giá mà Mỹ đưa ra quá cao", vị quan chức bình luận. "Nếu cứ dựa vào giá này, hoàn toàn không còn cách nào để ký thoả thuận". Ông cũng cho biết Đài Loan sẽ phải trả thêm 20% nếu muốn tự sản xuất tàu ngầm.
    Một khi những bất đồng về giá cả không thể giải quyết được, lực lượng cảnh vệ trên biển của Đài Loan có thể phải viện tới các tàu ngầm đã qua sử dụng.
    Theo lời một chính trị gia phe đối lập Đài Loan, Hàn Quốc đã sản xuất được 3 tàu ngầm kiểu Đức mỗi chiếc trị giá 367 triệu USD; Ấn Độ sản xuất 3 tàu mỗi chiếc trị giá 323 triệu USD và Pakistan có 3 tàu mỗi tàu trị giá 317 USD.
    Tổng thống Mỹ George W. Bush đã thông qua kế hoạch bán các tàu ngầm cho Đài Loan từ tháng 4/2001. Đây được coi là "hợp đồng bán vũ khí" toàn diện nhất cho hòn đảo này kể từ năm 1992. Tuy nhiên, việc triển khai thoả thuận tiến triển khá chậm chạp vì từ hơn 40 năm nay, Mỹ không sản xuất các loại tàu ngầm thông thường.
    Hồi tháng 9, các quan chức Đài Loan nêu ra đề nghị với Washington cho phép các kỹ thuật viên bản địa tham gia quá trình sản xuất tàu ngầm để có thể đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho Tập đoàn đóng tàu chính của hòn đảo này.
    Hiện, Đài Loan chỉ có 4,41 tỷ USD trong ngân sách dành cho việc mua tàu ngầm. Đức và Tây Ban Nha đã nhiều lần từ chối bán thiết kế tàu cho hòn đảo này vì lo ngại sẽ làm "phật lòng" Trung Quốc. Hà Lan cũng từ chối ký một thoả thuận tương tự với Đài Loan.
    [​IMG]
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 10:13 ngày 11/11/2003
  7. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Ra-đa thụ động-sự cáo chung của công nghệ tàng hình
    Sau nhiều năm nghiên cứu, công nghệ ra-đa thụ động đã bước vào giai đoạn định hình. Một loạt doanh nghiệp thông báo họ đã bước vào giai đoạn then chốt và đã định thời hạn đưa công nghệ này áp dụng thử trên diện rộng. Hãng Roke Manor của Mỹ cùng với BAe Systems đã thiết kế, lắp đặt hệ thống mang tên Celldar có khả năng thâu tóm tiếng vang từ các hệ thống đài phát mà không cần phải phát tín hiệu của bản thân. Roke Manor hiện đang giới thiệu với Bộ Quốc phòng Anh cách sử dụng Celldar trong một cuộc diễn tập. Thiết bị này có nhiệm vụ theo dõi sự di chuyển của xe tăng, các đoàn ô tô vận tải và xe bọc thép. Còn tập đoàn công nghiệp vũ khí Lockheed Martin ngay từ hồi năm ngoái dã giới thiệu với Lầu Năm góc thế hệ thứ ba hệ thống ra-đa thụ động ?oNgười gác thầm lặng?. Hệ thống này có khả năng theo đõi mọi sự hoạt động trên bầu trời, Oa-sinh-tơn thông qua việc thâu tóm tiếng vang của các tín hiệu đài phát thanh.
    Đối với giới quân sự, ra-đa thụ động rất có ý nghĩa. Vì bản thân nó không phát ra tín hiệu nên mọi tên lửa chống ra-đa đều không thể phát huy tác dụng. Các phi công lái máy bay chiến đấu không thể biết máy bay của mình có bị ra-đa mặt đất theo dõi hay không. Các chiến lược gia Mỹ mừng trước phát hiện này nhưng cũng lo bởi hệ thống ra-đa thụ động trước hết có lợi cho đối phương. Với loại ra-đa thụ động này, ưu thế của các loại máy bay tàng hình đắt tiền như B-2, F-l 17 không còn nữa. Hệ thống ra-đa thông thường của đối phương hầu như bị mù khi phải đối mặt với các loại máy bay tàng hình của Mỹ. Trong khi đó, theo các chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống ra-đa thụ động có thể phát hiện máy bay tàng hình. Đã thế những loại máy bay tàng hình của Mỹ như B-2 và F-17 không mang theo vũ khí tự vệ và cũng không có máy bay hộ tống khi thâm nhập bầu trời đối phương. Chúng chỉ được bảo vệ nhờ hệ thống tàng hình, nay khi hệ thống này không còn hiệu lực thì loại máy bay ném bom kềnh càng B-2 dễ trở thành mồi ngon của lực lượng phòng không đối phương. Thêm vào đó, giá của Celldar lại quá rẻ. Mẫu Celldar ra đời năm 1999 giá sản xuất chỉ khoảng 3 nghìn đô la.
    Các cơ quan an ninh cũng đặt nhiều hy vọng vào hệ thống ra-đa thụ động. Theo ông Pi-tơ Lót, chuyên gia hàng đầu của hãng Roke-Manor, Celldar đặt trên máy bay do thám có thể gíúp giám sát cả một quốc gia khi cho máy bay bay dọc theo đường biên giới quốc gia. Celldar thậm chí có thể theo dõi từng cá thể người ở một khoảng cách nhất định.
      2B OR NOT 2B
  8. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng 401 tỷ USD
    Với 95 phiếu thuận, 3 phiếu chống, ngày hôm qua (12/11), Quốc hội Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng với tổng số tiền 401 tỷ USD cho năm tài chính 2004, tăng 8 tỷ USD so với ngân sách quốc phòng năm trước.
    Dự thảo ngân sách quốc phòng đã tăng thêm 4% và sẽ chi cho một số chương trình trong học thuyết ?ochiến tranh chống khủng bố? của Tổng thống Mỹ G. Bush.
    Dự thảo sẽ chi 1,3 tỷ USD cho các chương trình phòng chống vũ khí sinh, hoá học và 9,1 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa đạn đạo trong năm 2004 ?" tăng 17% so với mức chi năm ngoái.
    Dự thảo cũng dành một phần cho chương trình nghiên cứu bom hạt nhân cỡ nhỏ mà những năm trước đó bị cấm. 15 tỷ USD sẽ được chi cho nghiên cứu loại vũ khí hạt nhân có khả năng công phá các căn cứ và boongke kiên cố dưới đất.
    Trước đó, trong tháng trước với 362 phiếu thuận và 40 phiếu chống Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng 2004.
      2B OR NOT 2B
  9. TenLuaVacvai

    TenLuaVacvai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2002
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    2
    Việt Nam và Bỉ ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng
    Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà và người đồng nhiệm Bỉ André Flahaut ở Brussels, chiều 17/11, đã ký thỏa thuận nhằm thiết lập khuôn khổ chung để thực hiện hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng.
    Theo thỏa thuận nói trên, hai bên sẽ hợp tác trong việc trao đổi thông tin về chính sách quốc phòng; đào tạo, huấn luyện và nâng cao trình độ, năng lực cho các quân nhân; hậu cần, quân y, kỹ thuật công binh, nghiên cứu khoa học quân sự, thể thao, và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quân sự.
    Tại cuộc hội đàm trước đó, hai bộ trưởng đã thông báo cho nhau về tình hình kinh tế, xã hội và chính trị mỗi nước đồng thời thảo luận về nhiều vấn đề chính sách quốc phòng. Hai bên cũng đã thống nhất về việc trao đổi tùy viên quân sự.
    Bộ trưởng Phạm Văn Trà cũng đã gặp Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Cải cách thể chế Louis Michel, và trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Phó thủ tướng Michel cho biết Chính phủ Bỉ vẫn tiếp tục viện trợ hợp tác phát triển cho Việt Nam trong thời gian tới.
    (Theo TTXVN)

    Các bác cho em hỏi, Brucxell hình như cũng là Head Office của NATO thì phải
    ĐẤT NƯỚC TÔI.....SÁNG CHẮN BÃO GIÔNG,CHIỀU NGĂN NẮNG LỬA.....
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Quân Đội Mỹ Có Thể Bỏ M-16 Để Trang Bi Bằng Súng AK
    WASHINGTON -- Sau 40 năm từ ngày trang bị súng M16 cho Quân đội Mỹ trong Chiến tranh VN, súng M16 đã tỏ ra có nhiều bất tiện.
    Nó càng tỏ ra bất tiện hơn trong Chiến tranh Iraq khi QĐ Mỹ sử dụng xe Humvee để chiến đấu. Các quân nhân sử dụng chê súng M16 A 2 dài tới 40 inches, quá dài, cồng kềnh và hay kẹt đạn vì địa hình Iraq rất nhiều bụi, như Chiến trường VN nhiều sình lầy.
    Do vậy một số lớn súng Carbine M4 đã được thay thế để trang bị cho quân nhân sử dụng ở Iraq. Súng M4 ngắn hơn M16 nhưng cơ chế vẫn giống như M16 thôi. Do vậy vẫn còn khuyết điểm là phải bảo trì thật sạch, nếu không sẽ dễ bị kẹt đạn vì bụi, nước hay bùn. Khuyết điểm kẹt đạn vì dơ này đã bị chỉ trích từ Chiến tranh VN.
    Trong khi đó cây AK của Liên xô hay sản xuất tại Trung Quốc tỏ ra thích hợp với chiến trưuờng sình lầy và cát bụi hơn, rớt xuống nước lấy lên, nước rớt ra, dính bùn hay dính bụi, vẫn bắn được.
    Dù M16 được đưa ra sử dụng trong thập niên 1980 đến giờ, vẫn không có cải tiến đáng kể nào. Cây AK 47 của Liên xô đi vào chiến trường gần như đồng thời với M16, đã được cải tiến, hiện nay là AK 74.
    Bản phân tích đối chiếu này không nói Quân Đội Mỹ ở Iraq có định sử dụng AK hay không. Thế lực của những công ty sản xuất vũ khí rất lớn ở Mỹ

Chia sẻ trang này