1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Quân đội Ma-lai-xi-a sẵn sàng cho kỷ nguyên chiến tranh kỹ thuật số ​

    Quân đội Ma-lai-xi-a đã rút ra nhiều bài học từ những cuộc chiến tranh gần đây như chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, chiến tranh Nam Tư năm 1999, chiến tranh Áp-ga-ni-xtan năm 2001 và mới đây nhất là cuộc chiến tranh I-rắc. Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a Na-gíp Tun Ra-dắc tuyên bố quân đội nước này đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên chiến tranh kỹ thuật số.
    Phát biểu tại Triển lãm và Hội nghị Điện tử Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 2 vừa diễn ra tại Ma-lai-xi-a, Bộ trưởng Quốc phòng N.T. Ra-dắc cho rằng những phát triển mới nhất về chiến tranh điện tử mà Mỹ và một số đồng minh sử dụng trong chiến tranh I-răc mới đây cho thấy tầm quan trọng của chiến tranh kỹ thuật cao, chiến tranh điện tử. Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a cho rằng ''Chiến tranh thông tin là chiến thuật mà quân Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh lật đổ chế độ của ông Xát-đam Hút-xen và trong cuộc chiến tranh đó quân Mỹ và đồng minh đã chiếm ưu thế rõ ràng. Hãng tin chính thức của Ma-lai-xi-a Bernama dẫn lời ông N. T. Ra-dắc khẳng định quân đội Ma-lai-xi-a hiện rất chú trọng đến các cuộc chiến tranh gần đây, đồng thời đã đặt ra vấn đề phải tăng cường khả năng của các lực lượng vũ trang để phù hợp với kỷ nguyên bùng nổ chiến tranh thông tin.
    Nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh kỹ thuật số, Ma-lai-xi-a xác định chỉ trang bị những loại vũ khí hiện đại và hệ thống Chiến tranh Điện tử (EW) đã trở thành tiêu chí bắt buộc khi quân đội Ma-lai-xi-a chọn mua bất kỳ loại vũ khí nào. Theo đó, các tàu ngầm, máy bay, xe tăng... mà quân đội Ma-lai-xi-a mua trong tương lai đều được lắp hệ thống điện tử mới nhất. Ví dụ, các xe tăng mà Ma-lai-xi-a đã đặt mua của Ba Lan sẽ được gắn các hệ thống điện tử tinh vi về quản lý chiến trường. Ma-lai-xi-a cũng muốn mua các máy bay có lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm (AWACS) nhằm tăng cường khả năng tác chiến điện tử cho không quân. Đồng thời với việc hiện đại hoá trang thiết bị vũ khí, quân đội Ma-lai-xi-a cũng sẽ tăng cường quản lý nguồn nhân lực để nâng cao kỹ năng về công nghệ thông tin-viễn thông ở mọi cấp.
    Không tiết lộ khả năng tác chiến điện tử hiện nay của quân đội Ma-lai-xi-a nhưng Bộ trưởng N. T. Ra-dắc cho rằng quân đội nước này có thể chiếm ưu thế nhất định trong tác chiến điện tử nếu nổ ra một cuộc chiến tranh.

    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Hệ thống huấn luyện chiến thuật Miles-2000 ​


    Quân đội Hà Lan đã được trang bị hệ thống Miles-2000 phục vụ cho huấn luyện chiến thuật của lực lượng lục quân và hải quân đánh bộ.
    Hệ thống Miles-2000 do hãng chế tạo các thiết bị quân sự Quy-bích nghiên cứu, phát triển, trang bị lần đầu cho lục quân Mỹ vào năm 1995. Hệ thống Miles-2000 phát triển dựa trên các hệ thống giao chiến la-de tích hợp (Mlies) được trang bị từ những năm 80 của thế kỷ trước. Về cơ bản, Miles vẫn sử dụng đạn la-de an toàn cho mắt người để mô phỏng khả năng thực hiện các chiến thuật tác chiến trên chiến trường.
    Các thành phần chính của hệ thống Miles-2000 gồm: hệ thống vũ khí cá nhân, vũ khí chống tăng, các phương tiện cơ giới, các dụng cụ hoả thuật, pháo có điều khiển, thiết bị tương tác mục tiêu và các mục tiêu độc lập khác.
    Khi hoạt động, Miles-2000 cho phép những người lính bắn vào mục tiêu là phối hợp tác chiến, có thể bắn vào nhau mà không gây thương tích. Sử dụng Miles-2000 để quan sát đường bắn của người lính xem có trúng đích không và kiểm tra trình độ vận dụng chiến thuật của từng người lính. Khi luyện tập trên Miìes-2000, mỗi người lính được trang bị một khẩu súng có lắp thiết bị phát la-de tạo giả đường dạn, một hệ thống phát hiện trên mũ và các thiết bị khí tài điện tử khác. Nhờ có những thông tin phản hồi nhanh mà hệ thống Miles-2000 cho các dữ liệu chính xác về kết quả luyện tập của người lính, các số liệu được lưu trữ vào máy tính xách tay, đồng thời cho phép nhận dạng cụ thể với từng mục tiêu và mọi kiểu đạn khác nhau. Hệ thống Miles-2000 giống như kiểu đánh dấu mục tiêu bằng la-de và được kiểm tra, lưu trữ, xử lý thông tin bằng máy tính.
    Hệ thống Miles-2000 tuy có những phát triển mới song vẫn tồn tại nhược diểm là cự ly huấn luyện bắn súng chỉ đạt tới 25 mét, thiết bị phát la-de an toàn cho mắt người phải chế tạo bằng công nghệ cao, do đó giá thành chưa phù hợp với các nước nghèo...Tuy vậy, hệ thống Miles-2000 vẫn có khả năng ứng dụng cao, nên được sản xuất để xuất khẩu sang nhiều nước và trang bị trong quân đội, phục vụ huấn luyện cho các đơn vị lục quân, hải quân đánh bộ, biên phòng, cảnh sát, lực lượng đặc nhiệm...

    [​IMG]
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Xu thế chiến thuật của tàu ngầm ​
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    Tầu ngầm nguyên tử kursk trang bị thuỷ lôi SSN19 (NATO) và SS-N-16

    Vào những năm sáu mươi của thế kỷ trước, trên thế giới chỉ có dăm ba quốc gia có tàu ngầm; song hiện nay cớ tới bốn mươi nước sử dụng tàu ngầm. Tàu ngầm thông thường (không chạy bằng năng lượng hạt nhân) hiện đang là một loại vũ khí trên biển cả rất đựợc hâm mộ vì khối lượng tương đối nhỏ (500 đến 1.800 tấn), không gây tiếng ồn lớn, có tầm hoạt động rộng lớn lại được trang bị ngư lôi nên phát huy được hiệu quả cao và có khả năng kìm chân đối phương.
    Ngành công nghiệp đóng tàu của Đức nổi tiếng trong việc sản xuất tàu ngầm thông thường, điều này có thể chứng minh qua các hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay tàu ngầm Đức được sử dụng tại 24 quốc gia. Loại tàu ngầm kiểu 212, không lệ thuộc vào không khí bên ngoài, chạy bằng buồng nhiên hệu là một tiến bộ lớn về công nghệ đối với các loại tàu ngằm thông thường. Với loại động cơ này, tàu ngầm không buộc phải nổi lên để nạp bình điện thông qua các động cơ Diezen. Đây là một nhược điểm rất lớn của tàu ngầm thông thường so với tàu ngầm nguyên tử vì mỗi khi nổi lên tàu ngầm thông thường mất yếu tố tàng hình trong một thời gian nhất định và dễ bị máy bay phát hiện và tiêu diệt.
    Các tàu ngầm hiện là một loại vũ khí hiệu nghiệm của hải quân để tiêu diệt lực lượng trên biển cũng như tàu ngầm của đối phương. Nếu tầu ngầm được trang bị tên lửa (Cruisemissles) thì còn được dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất. So với các phương tiện chiến tranh khác trên biển thì lợi thế lớn nhất của tàu ngầm là khả năng ''tàng hình'', có nghĩa là tàu ngầm tham gia vào các hoạt động chiến đấu mà không bị phát hiện.
    Nhờ các công nghệ ngụy trang hiện nay trong quá trình chế tạo nên tàu ngầm càng có thêm lợi thế về chiến thuật cũng như kỹ thuật. Do hạn chế được tối đa tín hiệu phát ra từ tàu ngầm nên các đơn vị săn tàu ngầm ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm diệt đối phương. Vì lý do quân sự hoặc chính trị phải tránh sử dụng lực lượng trên mặt biển thì việc sử dựng tàu ngầm để làm công tác tình báo, thu thập tin tức, đánh giá tình hình đối phương và làm các nhiệm vụ khác là thuận lợi nhất. Tàu ngầm còn có khả năng rải mìn và đưa người nhái đến địa điểm hoạt động. Những tàu ngầm hiện đại được trang bị điều khiển hữu tuyến để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển cũng như tàu ngầm đối phương.
    Khác với tàu ngầm thông thường tàu ngầm nguyên tử không những có sức dãn nước lớn hơn nhiều mà còn có diện hoạt động rất rộng, có khả năng lặn sâu, được trang bị thủy lôi và tên lửa chống các mục tiêu trên biển và trên mặt đất. Tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo nhằm mục đích răn đe là chủ yếu.
    Tàu ngầm nguyên tử ''Kursk'' của Nga dài 154 mét, rộng 18.2 mét lặn sâu dưới mặt nước 90 mét, lượng dãn nước khi nổi là 12.000 tấn và khi chìm là 16.700 tấn. Bên cạnh thủy lôi, tầu còn được trang bị 24 tên lửa, tàu đối tàu loại SSN-19 có tầm bắn xa là 550 km.
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:52 ngy 02/07/2003
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Thợ săn trên biển ​
    [​IMG]

    Hải quân Nga khẳng định tính ưu việt của máy bay SU-33 qua nhiều năm trang bị, SU 33 có khả năng yểm trợ tốt cho các hạm đội, tàu chiến, tàu chở tên lửa, tàu hộ tống, tàu rađa... Su 33 có thế tiêu diệt được các máy bay hộ tống tàu ngầm của đối phương, máy bay do thám, máy bay trang bị rađa sục sạo tầm xa, tên lửa có cánh, máy bay không người lái. Ngoài ra, SU 33 còn làm nhiệm vụ trinh sát kỹ thuật và rải mìn xuống biển. SU 33 được trang bị hệ thống điều khiển bắn hiện đại, vì thế trong mọi điều kiện thời tiết: ban ngày cũng như ban đêm, cùng một lúc nó có thể phát hiện được 10 mục tiêu và tiêu diệt được nhiều mục tiêu. Trong khoang máy bay có lắp đặt hệ thống rađiô điện tử trinh sát ?oBe-rô-za?, để báo động cho phi công biết máy bay của họ đã bị rađa của đối phương phát hiện hay chưa? Đồng thời SU 33 còn phát nhiễu tích cực để gây nhiễu hệ thống rađa của đối phương. SU 33 còn được trang bị hệ thống dẫn đường đặc biệt, vì thế nó có thể bay an toàn trên biển, trên không trong mọi điều kiện địa hình thời tiết và khí hậu SU 33. Cất cánh và tự động hạ cánh chính xác xuống các boong tàu sân bay ngoài biển khơi. Mọi tham số dẫn đường, tác chiến và ngắm bắn, thậm chí cả các kết quả kiểm tra an toàn máy móc của máy bay đều hiện trên đồng hồ đa năng, giúp phi công điều khiển máy bay an toàn và ngắm bắn mục tiêu chính xác. SU 33 là loại máy bay chiến đấu hải quân mạnh nhất và hoạt động tác chiến xa nhất (với bán kính hơn 1.000 km) hiện nay trên thế giới. Nó có thể mang được 6,5 tấn bom, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu trong 2,5 giờ vời bán kính hoạt động trong vòng 250 km. SU 33 được trang bị một pháo 30 mm với cơ số đạn 250 quả, 12 tên lửa ''không đối không'' tầm xa, tầm trung bình và tầm gần. SU 33 dài 21,185 cao, 5,932 m và sải cánh rộng 14,7 m, vận tốc tối đa 2.300 km/h, bay cao 17 km, bay xa 3.000 km không phải tiếp nhiên liệu.

    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:54 ngy 02/07/2003
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Bom napan ​
    [​IMG]
    Bức ảnh về nạn nhân của bomb Napalm trong chiến tranh Việt Nam 1972​

    Tên bom napan (Napalm) được tạo thành bởi âm đầu của chất naphthenate và palmitate. Đó là một hỗn hợp cháy, gồm xăng và bột làm đặc (aluminium naphathenate và aluminum palmitate), tức là muối nhôm của các axít hữu cơ naphtenic và palmitic, nó có dạng sền sệt, khi cháy dính chắc vào mục tiêu.
    Bom nopân do Lu-ít Phiếc-xơ, giáo sư trường đại học Ha-vớt (Mỹ) phát minh và đăng ký vào ngày 1-11-1943. Quân đội Mỹ đã sử dụng loại bom này vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới lần 2. Về sau, người ta dùng nhiều chất làm đặc khác để thay thế nhưng vẫn gọi đó là bom napan. Ngày 16-1-1951, tướng Đờ-lát, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, lúc đó đã lệnh cho sử dụng loại vũ khí này ở trận Núi Đanh, một địa điểm cách thị xã Vĩnh Yên 6km về phía Bắc. Đó là lần đầu tiên quân địch sử dụng loại bom này ở nước ta. Trong cuộc xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ sử dụng loại bom napan mới, napan B, là loại bom napan được tạo thành bởi 25% xăng, 25% benzene và 50% chất làm đặc polystyrene, do công ty hoá chất Đao, đóng căn cứ không quân Ê-ghin ở bang Phlo-ri-đơ sản xuất. So với loại cũ, napan B có tính năng mạnh hơn, toả nhiệt cao hơn, lên đến 1600 độ, bám chặt mục tiêu không thể gỡ ra và thời gian cháy lâu hơn (15 phút).
    Không quân Mỹ đã ném khoảng 40 vạn tấn bom napan B xuống nước ta. Khu vực bị thả bom napan bị bốc cháy một cách rùng rợn, người bị bom sẽ bị chết bị sức nóng và khí độc các-bon mô-nô-xít do bom toả ra. Việc sử dụng bom napan B, chất đi-ô-xin và nhiều loại vũ khí khác của đế quốc Mỹ đã bị dư luận thế giới và cả nhân dân Mỹ lên án
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 15:00 ngy 02/07/2003
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tổ hợp phòng không FLG-1 của Trung Quốc ​

    Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc đang thực hiện dự án nghiên cứu chế tạo tổ hợp phòng không tầm thập có tên gọi FLG-1. Đây là một hệ thống phòng không cơ động, đặt trên khung gầm của xe bọc thép bánh hơi 4x4 WZ 551 do Tập đoàn công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO) sản xuất, ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp với 3 pháo phòng không cỡ nhỏ 2 nòng. Hai bệ phóng tên lửa, mỗi bệ có 2 quả được đặt trên nóc xe, bệ mang của FLG-1 giống như kiểu tháp pháo, hai bên sườn xe có 4 tên lửa ở vị trí sẵn sàng phóng. Giữa các giá tên lửa là khối thiết bị, quang điện, trên đỉnh xe là ra-đa trinh sát. Khối lượng chiến đấu toàn bộ của FLG-1 khoảng 11 tấn vận tốc lớn nhất đạt 95 km/giờ, dự trữ nhiên liệu: 600 km. FLG-1 có thể bắn các tên lửa dẫn bằng hồng ngoại hoặc la-de bán chủ động. Tên lửa dẫn bằng hồng ngoại có tầm bắn xiên từ 800-5000m, tầm bắn cao: 30-3000m, vận tốc đạt 600m/giây. Tên lửa dẫn bằng la-de có tầm bắn xiên từ 800-6000m, tầm bắn cao: 10-4000m; vận tốc đạt 750m/giây. FLG-1 có thể thực hiện cả chức năng chỉ huy và điều khiển, được dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng.
    Chương trình phát triển tổ hợp phòng không FLG-1 cho thấy, Trung Quốc đã thực sự đạt được trình độ phát triển tương đối cao về công nghệ chế tạo tên lửa. Đặc biệt việc kết hợp giữa tên lửa và pháo phòng không trong một tổ hợp sẽ nâng cao được hiệư suất chiến đấu của vũ khí. Trong khi các tên lửa phòng không được sử dụng để đối phó với các mục tiêu tầm cao thì các hệ thống pháo phòng không xe kéo được sử dụng để đối phó với các mục tiêu tầm thấp. Dự kiến, chương trình phát triển tổ hợp phòng không FLG-1 sẽ hoàn thành trong 2-3 năm tới.
    [​IMG]
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tàu ngầm kiểu mới U31 ​
    [​IMG]
    Tầm ngầm U31​

    Quân đội Đức đang nghiên cứu, chế tạo loại tàu ngầm kiểu mới U31. Đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên được sản xuất theo chương trình chế tạo 4 tàu ngầm lớp 212A của hải quân Đức.

    Tàu ngầm U31 dài 56 mét, cao 11,5 mét, đường kính là 7,0 mét, lượng choán nước lớn nhất là 1.450tấn, biên chế thủy thủ đoàn 27 người. Vỏ tàu sử dụng loại vật liệu phi hợp kim chịu nhiệt và chịu lực rất tốt. Trên tàu được trang bị các trang, thiết bị rất hiện đại gồm hệ thống chỉ huy tích hợp tự động theo chương trình làm việc của máy tính, hệ thống kiểm soát hoả lực tự động, bánh lái điều khiển hướng X, động cơ đi-ê-den, máy phát điện chạy bằng nhiên liệu khí đốt nhẹ, thiết bị động lực âm thanh nhỏ, hệ thống định vị toàn cầu GPS, bệ phóng ngư lôi thuỷ áp và các loại ngư lôi cỡ lớn.
    Tàu ngầm U31có thể hoạt động liên tục trong vài tuần dưới nước. Dự kiến chiếc tàu U31 đầu tiên sẽ đưa vào trang bị từ đầu năm 2004.

    [​IMG]
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 15:05 ngy 02/07/2003
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga sẽ sớm đưa tổ hợp tên lửa phòng không ?oTriumph? vào trang bị ​

    Ria-novosti cho biết, tại bãi thử Ca-pu-xtin Y-a-rơ ở tỉnh A-xtơ-ra-khan, các nhà sản xuất vũ khí và các chuyên gia quân sự Nga vừa hoàn thành các cuộc thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không ?oTriumph?, được chế tạo tại tổ công nghiệp quân sự NPO Almaz.
    Các chuyên gia quân sự đã kiểm tra tính hiệu quả của ?oTriumph? khi bắn thử các mục tiêu ở xa trong tình trạng chiến đấu. Tất cả các mục tiêu đều bị tiêu diệt. Các cuộc thử nghiệm này cho thấy ?oTriumph? có tốc độ bắn và tầm bắn cao hơn hẳn. Các nhà chế tạo khẳng định rằng, theo các tài liệu kỹ - chiến thuật, tổ hợp tên lửa phòng không này vượt trội tổ hợp tên lửa hiện đại ?oPatriot? của Mỹ.
    Bộ Quốc phòng Nga đang dự định sẽ đưa ?oTriumph? vào trang bị cho quân chủng phòng không vào cuối năm nay.

    [​IMG]
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Châu Âu ​
    [​IMG]
    Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang đưa tin loại máy bay chiến đấu chủ lực trên không thế hệ mới của châu Âu đã bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn, đánh dấu cho việc thế hệ máy bay chiến đấu thứ tư sắp được trang bị với quy mô lớn. Loại máy bay kiểu mới này có tên gọi là máy bay chiến đấu chủ lực Typhoon.
    Máy bay Typhoon đã được các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Tây Ban Nha cùng hợp tác nghiên cứu, chế tạo thử từ giữa những năm 80 của thế kỉ 20. Nhưng do các nước này không thống nhất với nhau về ý tưởng thiết kế, nên mãi đến nãm 2000 nó mới được chính thức sản xuất và đưa vào sử dụng. Typhoon còn có tên gọi khác là EF-2000 và Eurofighter.
    Typhoon có chiều dài là 14,96 m, cánh dài 10,95 m, chiều cao 5,28 m trang bị hai động cơ tuốc-bin sức gió. Trọng tải nặng nhất khi cất cánh là 2l tấn, tốc độ lớn nhất là 2125 km/h. Nhiệm vụ chủ yếu là không chiến và giành quyền kiểm soát trên không, cũng có thể trinh sát chiến thuật, tiến công các mục tiêu dưới mặl đất và dưới mặt biển. Máy bay Typhoon mang những đặc tính ưu việt do được lựa chọn từ những công nghệ tiên tiến nhất của ngành hàng không các nước để chế tạo lắp ráp. Typhoon sử dụng các loại vật liệu mới nhằm giảm bớt trọng lượng, diện tích bức xạ của ra-đa trang bị trên máy bay... Động cơ EJ 200 lắp trên máy bay Typhoon có lực đẩy rất lớn, có thể bay với tốc độ siêu âm và bảo đảm cơ động cao. Các trang thiết bị mang theo của Typhoon rất tiên tiến, có thể giảm bớt gánh nặng nhiệm vụ của các phi công, ví dụ hệ thống kiểm soát âm tần giúp phi công thao tác rất nhanh gọn trong việc chỉ thị mệnh lệnh chiến đấu. Trên máy bay Typhoon còn trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại gồm vũ khí thông thường và vũ khí dẫn đường tiên tiến. Các loại vũ khí và trang bị này thể giúp Typhoon quan sát trên không ở tầm xa và tiến công tầm xa một cách hiệu quả.
    Đương nhiên Typhoon cũng không phải là hoàn toàn hoàn thiện. So với máy bay chiến đấu F -22 của Mỹ thì về phương diện tàng hình, Typhoon còn nhiều thua kém. Các nhà thiết kế đều cho rằng không thể chỉ vì bảo đảm tính năng tàng hình mà hy sinh tính năng cơ động của nó. Vì vậy, máy bay Typhoon đã sử dụng rất nhiều biện pháp tàng hình và giảm diện tích bức xạ của ra-đa.
    Trong tương lai, cùng với việc tăng nhanh về số lượng sản xuất thì các nhà nghiên cứu, chế tạo cũng đang cố gắng giảm bớt giá thành của nó và điều này giúp cho sức mua loại máy bay này là rất lớn. Trong 30 đến 40 năm đầu của thế kỉ 21, Typhoon sẽ cạnh tranh được với máy bay F -22 của Mỹ và sẽ giành vị trí độc quyền trên thị trường máy bay chiến đấu chủ chiến của châu Âu.

    [​IMG]
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 15:11 ngy 02/07/2003
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga nghiên cứu ?otàng hình hoá? tên lửa hành trình ​

    Các cơ sở nghiên cứu và chế tạo bũ khí chiến lược của Nga đang xem xét việc áp dụng phương pháp i-ông hoá (plasma) để làm giảm diện tích phản xạ ra-đa cho tên lửa hành trình bày ở tầng cao. Các nhà khoa học quân sự Nga khẳng định, công nghệ tạo trường plasma ứng dụng để tàng hình hoá các loại vũ khí, phương tiện bay tầng cao là hoàn toàn thích hợp.
    Dựa trên những kết quả nghiên cứu cho thấy, luồng khí i-ông hoá có đặc tính hấp thụ nguồn năng lượng tần số vô tuyến. Những kết quả này sẽ được các chuyên gia khoa học Nga ứng dựngvào thiết kế, chế tạo vào một số hệ thống tên lửa hành trình bay ở tầng cao như tên lửa Granit, tên lửa 3M-25, 3M-26 và tên lửa hiện đại Yakhont? Kỹ thuật tàng hình bằng trường i-ông hoá cũng sẽ được xem xét nghiên cứu, ứng dụng trên các loại máy bay chiến đấu cường kích-bom hiện đại.
    Tuy vậy, việc tạo ra trường i-ông hoá ở tầng thấp là rất khó khăn, do đó, kỹ thuật này rất khó áp dụng cho các loại tên lửa, phương tiện bay tầm thấp. Hiện nay, Nga đang cố gắng nghiên cứu, phát triển công nghệ và kỹ thuật làm giảm dấu hiệu bộc lộ phản xạ, ?otàng hình hoá? cho các loại vũ khí đường không nhằm tránh sự tụt hậu so với Mỹ và các nước phương Tây.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này