1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    60 viên đạn 140mm cộng 5000 viên 12ly7, có hoạ cái xe này làm vỏ mỏng như giấy mới đủ chỗ chứa. Nổ gì mà nổ khiếp thế.
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    cái xe tăng này giống là cho game hơn là xe thiết kế chế tạo tử tế. Phải công nhận là huyphuc phân tích khá chính xác và đầy đủ về con Tank này, tôi chỉ còn focus vào khẩu đại liên 12.7mm ba nòng. Không rõ khẩu súng này là bắn tự động hay phải có xạ thủ. Nếu có xạ thủ thì xạ thủ ngồi ở đâu ? Vô lẽ ngồi trên nóc tháp pháo như xạ thủ đại liên M113 thời kỳ CTVN ?
  3. Kidsmart1981

    Kidsmart1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Theo những gì mà tôi biết về thi công nổ mìn phá đá(tôi được học) thì "hiện trường" sẽ không như vậy đâu. Nổ mìn phá đá người ta chi cần bố trí các lượng nổ phân tán(tuỳ theo tính toán) để tạo thành các khối đá vừa phải(hay hất cả một góc núi xuống để ngăn dòng) để đắp đập....Nhìn cái hố to như thế của bác triều khó tin đó là phá đá làm thuỷ điện(hố to, tròn...thường do một lượng nổ tập trung cường độ lớn tạo ra:D).....Cứ như là các bác ấy "kết hợp" để tạo..."bột đá".(nổ mạnh như vậy đá nát ra như cám chứ đắp đập sao được?).
    Cụ thể các bác ấy làm gì thì chỉ có ..."tây" biết, "tầu" biết...mà thôi. Có vài ý "góp vui" với mọi người
    ========>>>>>>>>>
  4. nhatquoc

    nhatquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    981
    Đã được thích:
    0
    NQ post vài hình ảnh của New Type 99. Thấy giống cái loại tank của đồng chí Răng các bác đang bàn:
    Thực ra tham vọng của Răng có một MBT vượt trội M1, hoặc ít ra ngang ngửa, là có, và đã được chuyên gia phương tây bàn luận nhiều. Phải nói họ có một số tiến bộ vượt ra cái danh tiếng chỉ là anh masters của reverse engineering. NQ chỉ tóm tắt vài ý chính:
    - Type 99 không phải là thiết kế mới hoàn toàn, được phát triển từ Type 98, loại đã có khoảng 5 năm nay.
    - Cải tiến: new explosive reaction armor plates, externally mounted add-on armor modules, vì thế năng hơn 50 tấn. Chỉ trang bị ở một số sư đoàn vì cầu cống của Tàu thường không chịu quá 50 tons.
    - Khả năng hoạt động tiến gần đến cỡ của American M-1 nhưng giá khoảng 1/2, vì thế có thể tìm được thị trường.
  5. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    cái mà bác gọi là type 99 (có thể ký hiệu của tây), Tàu ký hiệu là type 98G, thằng này nguyên là type 98 cộng thêm giáp phản ứng nhái theo Leopard 2 A6 của Đức, loại này vẫn còn đang giai đoạn sản thử nghiệm, đâu đã trang bị hàng loạt. Mà ngay cả type 96 cũng mới đưa vào trang bị 400-500 chiếc, chủ yếu ở các đơn vị tinh nhuệ như sư đoàn 2 thiết giáp, sư đoàn 6 thiết giáp, các đơn vị thông thường vẫn xài đồ cũ, vậy mà vitnhaque dám nói là cái mô hình đồ chơi đó đưa vào sx năm 2005. Còn chuyện tàu làm đường HCM,vịt có thể cho mọi người biết tụi nó trúng thầu cái quái gì mà tui cùng mấy đứa bạn ăn dầm nằm dề trên đường HCM chằng thấy thằng Tàu nào? ba hoa vừa thôi vit
    to mod RW, theo mô hình đó tui nghĩ cây Gatling này điều khiển bắn tự động, hiện giờ tăng Nga, và phương Tây đời sau cũng dùng súng điều khiển tự động rồi, có điều không rõ là Tàu đẻ ra khẩu Gatling này từ khi nào, từ trước đến giờ Tàu chỉ toàn nhái theo phương Tây và LX (gần đây nhái theo Nga nhiều hơn do bị tây cấm vận) giỏi lắm là copy được Gsh-23L của LX cũ, nếu có thì chắc là lần này nhái khẩu Gsh-6-23 (6 nòng) hoặc YaKB-12.7 (4 nòng) của Nga.
    Nhân tiện đây góp ý Huy Phúc: đừng bao giờ huyên thuyên là Mig-23 có 2 động cơ nữa nhé, chướng lắm. còn J-8II đúng ra là dùng rada AN/APG-65 của Mẽo đó, nhưng hình như hợp đồng (do Bush cha xúc tiến thời còn làm nghị sĩ và đã được 2 bên ký kết) bị ngừng do tình hình thế giới thay đổi và vụ Thiên An Môn
    Và cuối cùng, mong mọi người cùng nâng cao chất lượng bài viết của mình, đừng biến cái diễn đàn này thành nơi xả xú pháp
  6. nhatquoc

    nhatquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    981
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có nói đã trang bị hàng loạt mà nói là chỉ trang bị cho một số đơn vị của Răng...tức là đề cập đến sự hạn chế trong việc triển khai loại này ở mainland của họ.
    Theo ảnh số 3 thì chắc họ đã qua giai đoạn test các specifications rồi. Vì nếu còn phải test kỹ thuật thì chắc họ không chạy mấy cái liền.
    Có một số tin là họ đang xây dựng vài sư đoàn dùng loại 99 này. Type 99 là loại đổ bộ mà hoả lực mạnh nên sẽ hiệu quả khi vượt eo biển Đài loan. Các đơn vị đầu tiên dùng loại này của họ có tin sẽ đóng ở Zu-hu (? không rõ phiên âm)
  7. nguyenthien2003

    nguyenthien2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Đọc được cái này ở VNN, http://vietnamnet.vn/kinhte/2004/09/261076/
    52 CHK, SB dự định mở rộng và xây dựng mới trong Đề án: ''''Quy hoạch hệ thống CHK, SB toàn quốc'''' đã được Chính phủ phê duyệt:
    28 CHK gồm: Điện Biên Phủ, Nà Sản, Hoà An, Lào Cai, Quảng Ninh, Nội Bài, Gia Lâm, Cát Bi, Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Đông Tác, Cam Ranh, Pleiku, Buôn Mê Thuột, Tân Sơn Nhất, Long Thành Bắc, Vũng Tàu, Côn Sơn, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Sỏi, Quản Long.
    24 SB gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Móng Cái, Hoà Lạc, Nam Định, Tương Dương, Ái Tử, Tam Kỳ, Trường Sa, Kon Tum, Lộc Ninh, Tây Ninh III, Phan Thiết, Cù Lao Thu, Cam Ly, Mộc Hoá, Trúc Giang, Cao Lãnh, Châu Đốc, Trà Vinh, Sóc Trăng, Năm Căn.
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    To fanlong74.
    Bác lại quá lời rùi.
    Thứ nhất là hầu hết MIG-23 là 2 động cơ. Chỉ một loại 1 động cơ sau được phát triển thành MIG-27. Về sau, loại MIG-23 một động cơ này cũng được cải tiến thành MIG-27 hết.
    Về J-8, HP đã nói rõ về số phận đen đủi cuả nó. Nó được trang bị radar rất yếu, sau đó, có một thời kỳ tạm hoà hoãn, tí nữa thì được dùng radar phương Tây, nhưng Mỹ và châu Âu đã cắt quan hệ. Và máy bay này đến khi thải vẫn chưa có radar thích hợp.
    Về Tank, Nga và Pháp nổi trội trong việc sử dụng nạp đạn tự động và tự động một phần. Nhưng Nga trội hơn khi lợi dụng việc đó, thu bé tháp pháo lại, với kết cấu vòm parabol cực chắc rất Nga. Cả Nga và Mỹ đều vượt trội lên về đại bác chính. Xe tank có dự trữ cho trang bị 151mm nhưng vẫn 135mm. Mỹ có thể sử dụng đến 140mm (XM291). Các đại bác này nòng trơn, bắn sabot rất mạnh nhưng tính năng nỏi trội là chống rung. Điểm quan trọng nhất của súng là hệ thống dẫn bắn quang-điện tử. Nếu chỉ so sánh về sức đẩy đạn, có thể thấy nòng 140mm này ngắn và mỏng, có lẽ không thể sánh với 135mm dài 9 met của Nga hay súng Mỹ.
    Như vậy, con tank này chỉ chú ý đến những đặc điểm chính: giáp nghiêng và dầy, có trang bị vỏ phản ứng nổ (nhưng khó à vững được như M1 hay T-90, do kết cấu tháp pháo lớn, chiếm nhiều trong số 50 tấn, làm giáp phải mỏng đi). Đại bác đường kính lớn (nhưng không thể bắn sabot mạnh như pháo Nga nòng dài, do quan sát thấy nòng mỏng và ngắn, mà pháo Mỹ thì có phần hơn, do Mỹ hy vọng nhiều hơn Nga về sabot). Trong khi đó, những tiêu chuẩn khác về pháo: chống rung, bền, chính xác đều không thấy nói đến.
    Các bác nghĩ gì khi 135mm của T-95 đấu với 151mm của con này. Điều đó, cho thấy con này thích đi vào chiều thành tích hơn. Vì bốc phét vô tư, mới có thứ đạn bắn xe cộ xuyên giáp hàng mét ngoài 5km(hiện tại chỉ có đầu đạn lõm đạt điều đó, nhưng nếu không phải đạn tên lửa thì không thể bắn xe 5km do tản mát). Ngoài ra, những tiêu chuẩn hàng đầu trong tank mới của các nước khác (tàng hình, đối kháng quang điện tử, định vị, datalink..... )thì không thấy nói đến.
    Cỡ nòng 135mm đây:
    [​IMG]
    Về đại bác điện từ, Mỹ còn hy vọng 2018 mới trang bị. Còn Nga thì chỉ trang bị loại này nếu tiến bộ trong pháo flasma không tốt, trên tầu biển cũng cỡ cả chục năm nữa. Thế là, đáng lẽ bốc phét là xe có hệ thống dẫn bắn tốt thì các ông này thay bằng: 2005, sản xuất hàng loạt con này mang pháo điện từ??????
    Về hệ vỏ phản ứng nổ, có lẽ nên so sánh với ảnh chụp T-72, T-80, T-90...
    Về hệ gây nhiễu tên lửa, không thấy nói đến
    Về hệ đánh chặn tên lửa, không thấy nói đến và không thấy có.
    Rõ ràng, đây là một tiến bộ nhỏ, trang bị đại bác cỡ nòng lớn đời cũ(năng lực đẩy đạn không cao và thiếu chính xác), vỏ khá mỏng(với kích thước tháp pháo đó, M1 có trọng lượng lớn hơn nhiều, nên giáp tốt hơn nhiều, chưa kể những hợp kim) và không hề hay rất ít có hệ thống điện tử. Nhưng được quảng cáo bởi những kẻ không bít quảng cáo, là một siêu tank xịn.
  9. fitter

    fitter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    75
    Minh chua thay MiG-23 co 2 dong co bao gio, dua hinh chung minh len di. thks.
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    http://ttvnol.com/Quansu/135100/trang-85.ttvn
    http://ttvnol.com/Quansu/135100/trang-86.ttvn
    http://ttvnol.com/Quansu/135100/trang-87.ttvn
    http://ttvnol.com/Quansu/135100/trang-88.ttvn
    MIG-23 đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong ngàng máy bay chiến đấu Nga. Trước máy bay này, Nga sản xuất những máy bay chuyên nghiệp không chiến. Chúng có những tính năng bay rất tốt (tốc độ, độ cao, linh hoạt, tầm), nhưng hầu như không có khả năng tấn công mặt đất. Có thể chia máy bay chuyên nghiệp không chiến (intercepter) ra làm hai loại: nhẹ (MIG-15, MIG-17, MIG-21) và nặng (MIG-25, MIG-31, MIG-29), nhưng dù là máy bay nặng, trọng lượng thuốc nổ măng theo cũng ít.
    Từ MIG-23, máy bay đa năng hơn, chúng vừa có khả năng không chiến vừa có thể ném bom và tên lửa xuống mặt đất, mặt biển. Chúng mang nặng hơn, radar lớn hơn, nhào lộn và bay ổn định tốt hơn. MIG-23 được phát triển từ các mẫu thử MIG-21 những năm 1960-1962, sau đó, đưa vào sản xuất khoảng 1964-1965. Cánh cụp cánh xoè, hai động cơ. Chiếc đầu tiên một động cơ là MIG-23B sau đó trở thành MIG-27M. Để xem MIG-23 có cấu hình thế nào, xem lại.
    Đây là hai mẫu thử đầu tiên. Chũng nằm trong chương trình phát triển MIG-21, sau đó, các kỹ thuật của chúng, và các đời cải tiến trở thành MIG-23, MIG-25. F-16 cũng có nhiều đặc điểm giống, X-31 và EFA cũng vậy.
    Mẫu thứ nhất, E-8-1. Được phát triển từ MiG-21PF, sử dụng 1 động cơ R-21F-300 (7200kg). Vũ khí có thể sử dụng RADAR S-23: "Sapfir-I", sau đó là "Sapfir-II", hai tên lửa AA R-13, đèn chiếu ASP-PF, phát hiện hồng ngoại "Spektr" hay một bộ giống MIG-21M: TsD-30TP radar, IR seeker "Samotsvet". Bay lần đầu 13-7-1962 bởi G.K.Mosolov. 25 chuyến bay. rơi 11-9-1962 do hỏng động cơ.
    Mẫu thứ hai. Bay lần đầu 29-6-1962 bởi A.V.Fedotov. 11 chuyến bay. Sau đó sử dụng trong chương trình thử nghiệm MIG-23
    Ye-23DPD, 23-01, Ye-231 ''''Faithless''''
    Bản thử nghiệm cánh tam giác với hai động cơ đeo trước thân. Sau những cải tiến hình dạng trở thành Ye-23IG / 23-11.
    Động cơ có hai cấu hình:
    Một động cơ AL-7F 1955 turbojet? 6500/9060kg
    Hai động cơ RD-35-36 1966 turbojet 2000kg (Koliesov )
    Máy bay Ye-23IG / 23-11 đã thật sự là MIG-23, nó chỉ khác sản phẩm đời đầu chút.

    Đây là chiếc MIG-23 đời đầu, cánh cụp cánh xoè, hai động cơ. Do thiếu tiền, mãi đến 1969 nó mới dược trang bị một động cơ(cụ thể là động cơ phát triển rất chậm). Nó mang một động cơ 12500kg Tumanski R-35-300 (Sau này là R-29, động cơ nổi tiếng trang bị cho SU-22 và MIG-27, năm 1974). Năm này, các kỹ thuật động cơ Nga học được nhiều của phương tây, khẳng định cấu hình turbofan bypass là cấu hinghf chủ lực của máy bay chiến đấu, đã cho ra nhiều loại động cơ thích hợp. Sau này, R-29 tỏ ra gây nhiều tai nạn được đề nghị tha bằng R-31:
    Năm 1971, MIG-23 được trang bị L-21F-3 turbojet 11340kg (bay chuyến đầu bởi P.M.Ostapenko 20-8-1970).
    Như vậy, MIG-23 là một động cơ, hai động cơ luôn song hành với nhau. (kể ra thì một động cơ nhiều hơn).

Chia sẻ trang này