1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Bom siêu nặng nổ trên không ​

    Không quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công loại bom siêu nặng mới có tên gọi ?oBom siêu nặng nổ trên không? (MOAB). Bom có chiều dài 9m, khối lượng 9450kg, khối lượng thuốc nổ 8100 kg, được thiết kế để tối ưu hoá tác động nổ từ trên không tới các mục tiêu trên mặt đất nhằm tiêu diệt sinh lực và phá huỷ vũ khí trang bị trên một diện tích rộng. Ngoài tác động huỷ diệt, bom còn tạo ra chấn động, tiếng nổ mạnh cũng như nấm lửa cực lớn gây sức nặng về tâm lý và gây cơn hoảng loạn về tinh thần của lực lượng của đối phương. Nhờ được điều khiển bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) nên MOAB có độ chính xác khá cao, sai số tròn là 13m. MOAB có thể được thả từ máy bay vận tải của lực lượng tác chiến đặc biệt Combat Talon hoặc máy bay C-17 Globemaster III, B-52, B-1B hoặc B-2.

    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Một số phương tiện trinh sát chiến lược ​
    [​IMG]
    Máy bay do thám U-2​
    Vệ tinh trinh sát điện tử: Trinh sát điện tử hay còn gọi là trinh sát đồng bộ, có thể dùng từ 3-8 vệ tinh hợp thành một mạng để chặn bắt thông tin qua sóng điện thoại, viba và các tín hiệu vô tuyến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Vệ tinh dùng ăng-ten parabol cỡ lớn, thông qua các tần số công tác, độ rộng mạch xung, chu kỳ hoạt động và nội dung thông tin nghe chộm được, có thể xác định vị trí, tính chất mục tiêu và có đối sách thích hợp. Trong các cuộc chiến tranh gần đây, Mỹ đã sử dụng loại vệ tinh này truyền tin về 3 trung tâm xử lý tin đặt ở Ô-xtrây-li-a, Đức và Anh.
    Vệ tinh trinh sát chụp ảnh: Vệ tinh được lắp đặt thêm các khí tài chụp ảnh quang học từ xa, có độ nhậy lớn và độ phân giải cao phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Khí tài chụp ảnh hồng ngoại không chụi ảnh hưởng thời tiết ngày, đêm nhưng phải phân tích nhưng nhiều ảnh ở các giải bức xạ khác nhau mới nhận biết được mục tiêu. Khí tài chụp ảnh bằng thiết bị viba, nhận biết được mục tiêu trên cơ sở bức sạ sóng viba. Thiết bị này hoạt động trong mọi thời tiết nhưng độ phân giải kém.
    Mỹ đã phóng lên quỹ đạo trái đất các vệ tinh trinh sát chụp ảnh ký hiệu KH-11, Kh-12. Hoạt động ở độ cao cách mặt đất 500 km, những vệ tinh này có thể cung cấp ảnh thông thường cũng như ảnh hồng ngoại, có độ phân giải tới 30 cm và có thể truyền về.
    Vệ tinh báo động sớm tên lửa: Dựa vào sự cảm nhận của khí tài quang học và máy ảnh hồng ngoại trong khoảng thời gian ngắn (15-20 giây), có thể bắt được nguồn hồng ngoại ở đuôi tên lửa. Trong chiến tranh vùng Vịnh (1991), Mỹ từng sử dụng loại vệ tinh này để giám sát việc đánh trả liên quân bằng tên lửa Scud của I-rắc.
    Vệ tinh giám sát biển: Giống như vệ tinh báo động sớm, loại vệ tinh này dùng để giám sát việc phóng tên lửa đường đạn phóng lên từ mặt biển cùng hoạt động của các tàu nổi, tàu ngầm đối phương trên các đại dương. Ngoài ra, vệ tinh cũng có thể cung cấp thông tin giữa các hạm tàu.
    Máy bay trinh sát tầm xa: Thường sử dụng để trinh sát chiến lược, có một số loại như:
    Máy bay trinh sát U-2R, có tầm hoạt động tới 6435 km, tốc độ bay bay 850 km/h, trần bay 24.400 m, được trang bị máy chụp ảnh hàng không 73B, thiết bị trinh sát hồng ngoại và ra-đa tầm xa (nhận biết được mục tiêu ở xa 400 km với khẩu độ tổng hợp, có trang bị trinh sát tổng hợp, có trang bị trinh sát điện tử Senior Specar và thiết bị gây nhiễu). Các thiết bị trinh sát trên máy bay U-2R có thể phát hiện xe tăng hoặc máy bay trong hầm trú ẩn, trong lán nguỵ trang.
    Máy bay trinh sát TR-1 và TR-1B có tầm hoạt động 8430 km, tốc độ tối đa 730 km/h, trần bay 21 km, hoạt động trong 12 giờ được trang bị ra-đa thiết bị đối phó điện tử, khi cần có thể treo thêm 2 bộ trinh sát ngoài, mỗi bộ nặng 544 kg. Thông thường chúng hoạt động từng tốp 3 chiếc tạo thành hệ thống định vị chính xác cho hoả lực tấn công từ trên không hoặc trên mặt đất đánh chính xác các mục tiêu của đối phương.

    [​IMG]
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:13 ngy 02/07/2003
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Hệ pháo cối trên xe hạng nhẹ ​
    Đáp ứng yêu cầu cơ động trên chiến trường, quân đội các nước đã chú trọng nghiên cứu, đưa pháo cối lắp lên các xe cơ động. Điều chỉnh trong số đó là hệ pháo cối Amos, sản phẩm của sự hợp tác giữa hai công ty chế tạo các thiết bị quân sự Ha-glân (Thụy Điển và Vam-mát (Phần Lan).
    Hệ pháo cối Amos, được nghiên cứu phát triển từ cuối năm 1995 và chính thức đưa vào trang bị cho quân đội hai nước sau đó hai năm. Pháo được ứng dụng những thành tựu công nghệ mới nhất, như phần tháp pháo do hãng Ha-glân phát triển, có khả năng quay 360 độ, đạn cối nạp từ dưới lên bằng hệ thống bán tự động, bảo đảm an toàn cho xạ thủ, nâng cao tốc độ bắn. Phần pháo cối do hãng Vam-mát phát triển. Amos có hai nòng pháo đặt song song trên một tháp pháo. Toàn bộ hệ thống đặt trên xe cơ sở là xe thiết giáp hạng nhẹ. Amos đã được thiết kế để lắp trên các xe thiết giáp CV-90, các loại xe bánh xích, bánh hơi như M113, Piranha loại 8x8 bánh.
    Các loại xe thiết giáp mang pháo cối Amos có khả năng chống mảnh đạn pháo, bom bi và trang bị hệ thống phòng hộ NBC (phóng xạ, sinh học và hoá học). Trang bị trên xe còn có súng máy phòng không bảo vệ, máy phun khói nguỵ trang. Hệ thống pháo Amos sử dụng vào các nhiệm vụ chống tăng, đánh phá các công sự kiên cố, bắn được ở cả hai chế độ: ngắm bắn trực tiếp và gián tiếp. Tầm bắn của pháo cối đạt tới 13 km. Pháo sử dụng các loại đạn nổ phá năng lượng cao (HE) và đạn chống tăng có điều khiển. Bằng phương thức tiếp đạn tự động nên pháo đạt tốc độ bắn 24phát/phút. Mỗi một cơ số của hệ thống pháo cối Amos gồm 40 quả đạn nổ phá năng lượng cao và 6 quả đạn chống tăng có điều khiển.
    Ngoài việc lắp trên các xe thiết giáp hạng nhẹ, hệ thống pháo cối còn được các hãng chế tạo thiết kế, lắp đặt trên các tàu hải quân và trang bị cho lực lượng lính thuỷ đánh bộ.

    [​IMG]
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Đạn truy kích phát khói bằng tia hồng ngoại ​

    Vai trò quan trọng của khói lửa nói chung và đạn phát khói nói ríêng đã được khẳng định trong các cuộc chiến tranh. Để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong điều kiện kĩ thuật cao, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các loại đạn phát khói kiểu mới. Cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật phát knói, đạn phát khói trở thành một thủ đoạn quan trọng đối kháng quang điện và đã được phát triển một cách nhanh chóng. Đạn phát khói hiện đại không những đối kháng với hệ thống quan sát quang học bằng màn hình trong bước sóng 0,4 đến 0,7 micro mét hoặc bước sóng 0,7 đến 1,1 micro mét của các trang bị vũ khí hiện đại, các hệ thống lade và trang bị nhìn đêm vi quang, mà nó có thể đối kháng với các hệ thống trinh sát bằng hồng ngoại tầm xa và tầm trung làm việc trong bước sóng từ 8-14 micrômmét đang được phát triển hiện nay, các thiết bị trắc thám của hệ thống lade có bước sóng 10,6 micrômét, các vũ khí định hướng năng lượng và vũ khí dẫn đường. Là một loại đạn đặc chủng, nó luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong việc trang bị, phạm vi sử dụng và xu hướng phát triển. Hiện nay, Mĩ, Pháp, Thuỵ Sĩ và Đức đang nghiên cứu, phát triển đạn truy kích phát khói bằng tia hồng ngoại. Khi đạn này phát nổ, nó có thể hút các bức xạ hồng ngoại phát ra từ các thiết bị truyền cảm và làm mất tác dụng của các tia bức xạ, làm giảm hiệu năng của vũ khí. Từ đó làm cho các loại đạn truy kích phát khói bằng tia hồng ngoại có năng lực đối phó với các vũ khí kĩ thuật hồng ngoại và kĩ thuật nhiệt ảnh, các vũ khí dẫn đường và vũ khí định hướng năng lượng của đối phương. Trong tác chiến điều kiện kĩ thuật cao, nó sẽ giữ vai trò ngày càng quan trọng hơn. Loại đạn phát khói đối kháng tia hồng ngoại cỡ 120 li kiểu FFV429 của Thuỵ Sĩ là một điển hình, nó có thể sinh ra một loại khói hút và phân giải các tia bức xạ hồng ngoại, nhằm phủ kín có hiệu quả các mục tiêu trước các thiết bị truyền cảm làm việc trong bước sóng từ 2 đến 04 micrômét, là một trong những loại đạn có hiệu quả đối với các loại vũ khí thế hệ mới bắn ra không cần kiểm soát hiện nay.

    [​IMG]
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tên lửa chống tăng tự hành ​

    [​IMG]
    Tổ hợp công nghiệp quân sự Hoa Bắc (Norinco)-Trung Quốc đã phát triển hệ thống tên lửa chống tăng tự hành Red Arrow được lắp đặp trên khung gầm xe thiết giáp lội nước WZ-551. Hệ thống vũ khí này được các nhà quân sự đánh giá là một trong những loại tên lửa chống tăng hiện đại nhất cua Trung Quốc hiện nay.
    Hệ thống tên lửa tự hành Red Arrow dùng để chống các mục tiêu bọc thép, phá huỷ công trình quân sự các loại. Trọng lượng toàn hệ thống gần 14 tấn. Tên lửa Red Arrow sử dụng hệ thống điều khiển kiểu hỗn hợp, gồm; điều khiển theo tia la-de và theo tín hiệu sóng vô tuyến dài sóng mi-li-mét. Thiết bị ngắm-phóng của tổ hợp được lắp trong một tháp chuyên dụng, hai bên sườn tháp pháo lắp 4 ống vận chuyển và phòng tên lửa. Hệ thống thiết bị ngắm gồm kính ngắm quang học, máy ngắm ảnh nhiệt, đầu phát la-de, các cơ cấu điều khiển theo góc tà và phương vị. Hệ thống mang 12 tên lửa đầu nổ kép cỡ 152mm, tên lửa Red Arrow có khả năng xuyên giáp dày từ 300mm đến 400mm với góc chạm 70 độ. Cự ly bắn của tên lửa tới 5 km.
    Cũng như các hệ thống vũ khí tự hành khác, tên lửa Red Arrow được bảo vệ bằng súng máy phòng không 12,7mm; hai bên sườn xe cơ sở lắp các ống phóng lựa đạn khói ngụi trang; trên xe còn có hệ thống phòng hộ NBC, cứu hoả và thiết bị thông lọc gió. Mỗi một hệ thống biến chế 4 người, gồm huy, xạ thủ, nạp tên lửa và lái xe. Xe cơ sở WZ-551 sử dụng động cơ đi-ê-den của nhà máy Deutz chế tạo, công suất 320 mã lực, hệ truyền động tự động, tốc độ chạy trên đường bằng đạt tới 80km/h. Hệ thống tên lửa tự hành Red Arrow hoạt động tốt trên nhiều loại hình, có thể lội nước nhờ sử dụng 2 thiết bị đẩy gắn phía thân sau của xe.

    [​IMG]
    u?c fugaka s?a ch?a / chuy?n vo 14:05 ngy 02/07/2003
  6. Small_Dragon_new

    Small_Dragon_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2001
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Nhận xét : Hay và rất thú vị
    Phần thưởng : Vote 5 sao cho bác
    Kiến nghị : Kèm theo văn bản đề nghị bác gửi kèm cả ảnh nữa


    Small Dragon
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Máy bay vận tải kiểu mới của quân đội Mỹ ​

    [​IMG]
    Trên cơ sở máy bay vận tải hạng trung C-130, Mỹ vừa nghiên cứu phát triển thành công máy bay vận tải kiểu mới mang tên XFC-130-H. XFC-130-H có chiều dài 32,5m, sải cánh 40,4m, cao 11,66m, kíp lái 5 người, trọng lượng cất cánh lớn nhất: 79,3 tấn, trọng lượng không tải: 34,1 tấn, tốc độ bay 583 km/h, tần bay: 10.000m, tầm hoạt động (khi chở 19,7 tấn hàng): 3.700km, trang bị 4 động cơ TBDT56-A-15 ?oELIXON?, công suất 3.360kw nên đã giảm thời gian cất/hạ cánh so với C-130. Không quân Mỹ dự tính sẽ đưa vào trang bị hàng loạt máy bay này để tăng cường khả năng vận tải.

    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 02/07/2003
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tên lửa chống tăng thế hệ 3 ​

    [​IMG]
    [​IMG]

    Từ khi ra đời đến nay, tên lửa chống tăng (TLCT) đã phát triển qua 3 thế hệ. Hiện trên thế giới có khoảng 40 chủng loại TLCT khác nhau với tốc độ sản xuất hàng năm từ 68.000 - 80.000 quả. Tuy nhiên, TLCT có trong trang bị của quân đội các nước hiện nay chủ yếu thuộc thế hệ 2 hoặc thế hệ 2 cải tiến. Đặc điểm chủ yếu của TLCT thế hệ 2 là sử dụng phương thức bắt bám hồng ngoại, bắn ngắm trực tiếp và điều khiển bằng dây... Hạn chế cơ bản của TLCT thế hệ 2 hoặc thế hệ 2 cải tiến là: sau khi được phóng ra khỏi ống phóng, xạ thủ vẫn phải sử dụng kính ngắm để điều khiển tên lửa tiêu diệt mục tiêu, nên thường chịu tác động của môi trường hoặc hoả lực chế áp của đối phương.
    Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trở lại đây, nhiều thành tựu công nghệ mới như công nghệ điện tử-tin học, công nghệ vật liệu mới... đã tạo ra bước phát triển đột phá trong kỹ thuật điều khiển vũ khí trang bị quân sự nói chung và TLCT nói riêng. Quân đội nhiều nước đã nghiên cứu phát triển các phương thức điều khiển TLCT như điều khiển bằng la-de, ảnh nhiệt sóng mi-li-mét, sợi quang... tạo ra một thế hệ TLCT mới: TLCT thế hệ 3. Đặc điểm nổi trội của TLCT thế hệ 3 là tầm bắn xa, uy lực sát thương lớn, bảo đảm an toàn cho xạ thủ.
    Tầm bắn lớn nhất của TLCT thế hệ cũ thường từ 2000-4000m. Để đáp ứng yêu cầu tác chiến của chiến tranh hiện đại, quân đội nhiều nước đã tích cực nghiên cứu phát triển mới hoặc cải tiến, tăng tầm bắn đối với các loại TLCT kiểu cũ. Trong những năm vừa qua, lục quân Mỹ đã chi hàng tỉ USD cho chương trình phát triển thử nghiệm TLCT hạng nặng kiểu mới nhằm thay thế kiểu TLCT TOW đã cũ, dự kiến đến 2006, loại tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị. Ngoài ra, Mỹ còn đưa ra kế hoạch phát triển TLCT kiểu mới dẫn bằng sợi quang có tên gọi EFOG-M tầm bắn từ 10-l 5km. EFOG-M có thể được lắp trên xe bánh hơi đa năng Ham-mơ của lực lượng phản ứng nhanh, mỗi xe có thể mang 8 tên lửa.
    Uy lực sát thương của TLCT thế hệ 3 đã tăng lên đáng kể nhờ sử dụng đầu đạn đa lớp kiểu mới. Khi tên lửa bắn trúng mục tiêu là các xe thiết giáp có lớp giáp phản ứng nổ, đầu nổ thứ nhất của đạn sẽ xuyên thủng lớp giáp phản ứng nổ phía ngoài, sau đó, đầu nổ thứ hai sẽ phá huỷ lớp giáp bảo vệ chính của mục tiêu. TLCT sử dụng đầu đạn đa lớp đạt xác xuất phá huỷ mục tiêu 75% so với tên lửa đầu đạn (50%). Ngoàí ra, TLCT thế hệ 3 còn sử dụng loại đầu đạn xuyên giáp tốc độ cao. Ưu điểm của các đầu đạn xuyên giáp mới là đường kính đầu đạn nhỏ (60-150mm), tốc độ nhanh, xác suất trúng đích cao, có thể tiến công mục tiêu ở góc 600, rất phù hợp khi lắp trên xe chiến đấu cơ động.
    Nhờ sử dụng phương thức điều khiển mới, nên TLCT thế hệ 3 có đặc tính ''bắn và quên''. Vì vậy, sau khi phóng tên lửa, xạ thủ có thể nhanh chóng thay đổi vị trí, tìm nơi ẩn nấp an toàn, đầu tìm của tên lửa sẽ tự động sục sạo, bắt bám và tiến công tiêu diệt mục tiêu. Kể từ khi kiểu TLCT ''bắn và quên'' có tên gọi Javelin đầu tiên do Mỹ đưa vào trang bị đến nay, trên thế giới đã xuất hiện các loại tên lửa thế hệ mới như TLCT tầm trung Tligat của châu Âu và EFOG-M; tiêu biểu nhất phải kể đến tên lửa Spike của I-xra-en. Spike là kiểu TLCT có điều khiển đa năng, có khả năng tiến công ở nhiều cự ly khác nhau, có thể được lắp trên xe, trực thăng và tàu chiến. Spike có hệ dẫn đường bằng điện quang dùng cho ban ngày (CCD), ban đêm (lIR) bảo đảm độ chính xác cao trong chiến đấu, không bị suy giảm về tầm hoạt động. Hệ dẫn đường của Spike có khả năng làm việc ở các chế độ ''bắn và quên'', ''bắn, quan sát và cập nhật'' hoặc ''bắn và hướng''. Cả hai kiểu tên lửa Spike-LR và Spike-ER đều được trang bị các đường truyền sợi quang hai chiều, có khả năng cung cấp cho người điều khiển hình ảnh nhìn thấy được từ đầu tìm của tên lửa khi đến gần mục tiêu và cho phép cập nhật hoặc thay đổi mục tiêu cần thiết. Đầu đạn của TLCT điều khiển sợi quang được lắp lnột camera hồng ngoại hoặc ánh sáng ban ngày, có thể trực tiếp truyền phát thông tin và hình ảnh về mục tiêu trong quá trình bay tới mục tiêu cho trạm chỉ huy và kiểm soát. Do đó, xạ thủ có thể nhanh chóng nhận biết chính xác mục tiêu thông qua thiết bị hiển thị từ cự ly hàng nghìn mét. Dựa vào các thông tin về mục tiêu do tên lửa cung cấp, xạ thủ sẽ điều khiển tên lửa bắt bám và tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác, trong khi đó đối phương rất khó phát hiện ra trận địa phóng tên lửa.

    [​IMG]
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga đi đầu trong việc nâng cấp hệ thống phòng không ​

    [​IMG][​IMG]

    Những cuộc xung đột vũ trang trong thập kỷ gần đây cho thấy, không quân ngày càng giữ vai trò quyết định trên chiến trường. Trong cuộc chiến tranh Cô-xô-vô, Áp-ga-ni-xtan và gần đây nhất là I-rắc, Mỹ không bao giờ tiến hành các trận đánh trên bộ trước mà thường dùng không quân trấn áp hệ thống phòng không và chỉ huy của đối phương rồi mới đưa quân vào. Chính vì thế mà xây dựng hệ thống phòng không vững chắc trở nên cấp thiết đối với các nước. Tuy nhiên, việc trang bị các hệ thống phòng không mới đòi hỏi mất nhiều tiền, không phải nước nào cũng có khả năng. Một trong những giải pháp tỏ ra hiệu quả trong trường hợp đó là nâng cấp các hệ thống phòng không có sắn. Việc này vừa đảm bảo tạo ra các tính năng kỹ thuật cần thiết, vừa tiết kiệm được chi phí. Vì thế mà các nước trên thế giới thường nghiêng về biện pháp này.
    Nga là một trong những nước đi đầu trong việc nâng cấp các hệ thống phòng không mà điển hình là đối với hệ thống tên lửa phòng không Pechora. Khoảng 500 hệ thống Pechora đã được xuất đến 35 nước trên thế giới từ thời Liên Xô cũ. Hàng thập kỷ đã trôi qua, các hệ thống này vẫn hoạt động tốt. Chỉ cần nâng cấp một số thiết bị chính là hệ thống này đã có những tính năng ưu việt hơn hẳn so với trước, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu mà chiến tranh hiện đại đặt ra. Chẳng hạn nếu được nâng cấp cả hệ thống điều khiển và các tên lửa đi kèm, Pechora có thể điểu khiển các bệ phóng tên lửa nằm cách xa tới 10km thông qua hệ thống cáp. Cùng một lúc, Pechora có thể kiểm soát 8 bệ phóng tên lửa, tức là gấp 2 lần so với trước khi được nâng cấp. Thời gian đưa hệ thống vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu chỉ mất 30 phút so với 1 tiếng như trước đây. Với các tính năng mới, Pechora có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu trên không nào, kể cả các mục tiêu bay thấp có kích thước nhỏ. Trong các cuộc thử nghiệm mới đây, Pechora sau khi được nâng cấp có thể dễ dàng tiêu diệt các tên lửa có cánh bay ở độ cao cực thấp.

    [​IMG]
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí "mùi thơm" ​

    Ngay trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nhà quân sự Mỹ đã sản xuất ra loại vũ khí "mùi thơm" để cung cấp cho quân đồng minh chống quân phát xít Đức. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ lại tiếp tục sản xuất ra loại vũ khí tương tự để vô hiệu hoá dòng người đang công phẫn biểu tình. Trong những năm gần đây, Mỹ đã đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại khí "mùi thơm" phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn hoà bình hoặc cứu trợ nhân đạo. Mỹ còn nghiên cứu, sản xuất các loại vũ khí không gây chết người như loại vũ khí "chất trơn" để bảo vệ các chiến hạm neo đầu ở các quân cảng tránh bị tổn thất như trường hợp chiến hạm của Mỹ bị khủng bố vào năm 2001 ở Y-ê-men. Nghiên cứu sử dụng các bụi thuỷ tinh hoặc các bụi phóng xạ không gây hại để cản mắt lái xe và gây ngứa mẩn đỏ da nhằm giải tán đám đông công phẫn biểu tình .
    Hiên nay, Mỹ đã tăng ngân sách để sản xuất các loại vũ khí không gây chết người, ưu tiên hàng đầu là vũ khí "mùi thơm" thế nhưng mục đích sử dụng nó vẫn còn bỏ ngỏ. Bởi vì vũ khí "mùi thơm" chưa được kiểm nghiệm thực tế nhiều lần, do vậy chưa biết được nó có thể giải tán ngay được dòng người đang biểu tình hay không, hơn nữa nó còn chưa bảo đảm an toàn khi vận chuyển và chưa được Quốc hội thông qua. Các nhà quân sự khẳng định, vũ khí "mùi thơm" không phải là loại vũ khí hoá học thuộc diện bị cấm trong Công ước quốc tế, nó chỉ là chất hoá học gây sốc và làm tê liệt cơ thể con người trong khoảnh khắc. Tuy vậy, vũ khí "mùi thơm" có được sử dụng hay không còn chờ thời gian kiểm chứng. Hàng năm chi phí nghiên cứu sản xuất vũ khí "mùi thơm" khoảng 20 đến 30 triệu USD, trong tương lai chắc rằng nó sẽ được đầu tư nhiều hơn nữa.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này