1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Mô hình xe thả khói TĐA-M ​

    Thiếu uý Nguyễn Xuân Trưởng, đơn vị T6 (Binh chủng Hoá học) đã thiết kế, chế tạo mô hình xe thả khói TĐA-M phục vụ cho công tác huấn luyện. Mô hình thiết bị mô phỏng đầy đủ nguyên lý thả khói của xe với các bộ phận gồm: bảng điều khiển, thân xe...Thiết bị giúp người học nắm chắc nguyên lý hoạt động của xe giống như quan sát trên khí tài thực tế. Chi phí để sản xuất mô hình huân luyện xe thả khoí TĐA-M chỉ hết 62 nghìn đồng, trong khi mỗi buổi huấn luyện thực hành trên mô hình tiết kiệm được cho đơn vị gần 20 lít nhiên liệu.

    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Áo khoác tàng hình ​


    Các nhà khoa học trường đại học Tô-ki-ô (Nhật Bản) vừa giới thiệu một sản phẩm áo khoác đặc biệt trong cuộc trưng bày về công nghệ nguỵ trang quang học mới đây. Chiếc áo có đặc điểm là khi người mặc chúng sẽ trở nên ?otrong suốt? khiến người xung quanh không thể nhìn thấy.
    Bộ quần áo ?otrong suốt? được tạo ra bằng cách gắn lên vô số mảnh kính tí xíu, tạo nên một màn hình. Một chiếc ca-mê-ra siêu nhỏ lắp trong bộ quần áo sẽ thu lại quang cảnh xung quanh và chiếu lên bộ quần áo, khiến cho người mặc dường như trong suốt. Với bộ quần áo này sẽ giúp cho các bác sĩ có thể nhìn ?oxuyên qua tay? khi phẫu thuật hoặc giúp phi công hạ cánh an toàn xuống sân bay vì dễ quan sát qua sàn buồng lái trong suốt. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, công nghệ này vẫn chưa phải là tối ưu vì khi người quan sát không nhìn cùng chiều với ca-mê-ra thì bộ quần áo sẽ không trùng khớp với hình ảnh nền, do đó chúng dễ dàng bị phát hiện. Công nghệ chế tạo bộ quần áo ?otrong suốt? vẫn đang được các nhà khoa học hoàn thiện và sớm đưa ra ứng dụng trong thời gian gần đây.

    Một ngày nào đó sẽ có những đội quân trong suốt như quái vật hành tinh trong phim Thú săn mồi ''Predator'' hành quân, ẩn mình ngay trước mắt bạn mà bạn có căng mắt ra cũng chẳng nhìn thấy họ
    [​IMG]
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí do I-xra-en sản xuất trên chiến trường I-rắc ​

    [​IMG][​IMG]
    Tên lửa Popeye I, II I-xra-en do trang bị trên máy bay Mỹ​
    Mặc dù chính quyền Mỹ tuyên bố I-xra-en đứng ngoài cuộc chiến chống I-rắc nhằm tránh sự kích động của thế giới Hồi giáo chống lại Mỹ, song những công nghệ quân sự vũ khí của I-xra-en vẫn được Mỹ sử dụng tại cuộc chiến chống I-rắc đang được cả thế giới quan tâm.
    Sau nhiều thập kỷ hợp tác với I-xra-en về quốc phòng, quân đội Mỹ đã ?onhiễm? nhiều công nghệ do I-xra-en chế tạo. Các loại vũ khí trang bị của I-xra-en chế tạo như: thùng nhiên liệu trên máy bay chiến đấu F-15, hệ thống tìm mục tiêu trên máy bay phản lực Harrier, máy bay không người lái Hunter... đã được Mỹ sử dụng để tiến công I-rắc trong cuộc chiến vừa qua.
    Loại tên lửa không đối đất Popeye (AGM-142) của I-xra-en cũng được Mỹ trang bị cho máy bay ném bom chiến lược B-52 để phóng xuống các khu vực quân sự của I-rắc. Trong các cuộc thử nghiệm do Mỹ tiến hành gần đây, máy bay không người lái Hunter lắp vũ khí chống tăng và được lực lượng không quân Mỹ sử dụng song song với máy bay không người lái gắn tên lửa Predator để tấn công mục tiêu mặt đất. Một số xe quân sự Bradley của lục quân Mỹ được trang bị máy tính dẫn đường do công ty En-bít của I-xra-en và áo giáp sử dụng cho lính Mỹ trong loại xe này do công ty Ra-pha-en cung cấp.
    Hãng Ra-pha-en còn thiết kế hệ thống chỉ thị mục tiêu (LTP) dùng để phóng loại vũ khí chính xác trên máy bay phản lực Harrier AV-8B của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ cũng như tên lửa trên máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của một số lực lượng quân sự khác.

    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 17:07 ngày 02/07/2003
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Những hệ pháo phản lực của Trung Quốc ​

    Trung Quốc hiện có trong trang bị nhiều kiểu loại hệ thống pháo phản lực bắn loạt được sản xuất từ Liên Xô (trước đây) và mua của một số nước khác. Đặc biệt, Trung Qụốc đã tự nghiên cứu phát triển và chế tạo một số hệ thống pháo phản lực bắn. loạt có tính năng cao, tầm bắn xa, điển hình là giàn pháo 122 mm kiểu 90A, A-100, các loại pháo sử dụng đạn rốc- két 320 mm WS-1, Angel...
    Pháo phản lực bắn loạt kiểu 90A là một trong những thế hệ vũ khí phát triển sớm nhất của Trung Quốc. Đến nay, đã qua nhiều lần cải tiến, tầm bắn đã được cải thiện. hệ thống này phát triển dựa theo mẫu pháo phản lực bắn loạt 122 mm Grad của Nga và có những tính năng tương đương. Pháo sử dụng hệ thống thao tác ngắm bắn và nạp đạn tự động, bắn được nhiều loại đạn rốc-két, tầm bắn xa nhất đạt tới 40 km, độ tin cậy chiến đấu cao. Pháo lắp trên xe phóng kiểu 6x6 bánh, có khả năng hành quân đạt tốc độ cao nhất tới 85 km/h, dự trữ hành trình 700 km, vượt được chướng ngại nước sâu tới 0,7 mét. Hệ thống pháo có 40 nòng, cơ số mang theo 80 quả rốc-két, thời gian nạp đạn không quá 3 phút. Biên chế một tiểu đoàn pháo 90A gồm có 1 xe chỉ huy, 3 đài quan sát phía trước, 1 xe bảo dưỡng sửa chữa, 3 đại đội pháo với mỗi đại đội có l xe chỉ huy, 6 xe bệ phóng và 6 xe vận chuyển và nạp đạn. Pháo có hệ thống hiển thị bên trong xe để kíp lái có thể giám sát trạng thái vũ khí. Hình dáng bên ngoài và kết cấu của pháo thích hợp, dễ ngụỵ trang và công tác bảo đảm hậu cần đơn giản: .
    Pháo phản lực bắn loạt A-100 là mẫu phát triển mới nhất của Trung Quốc. Theo các chuyên gia quân sự, A- 100 có tính năng không thua kém các hệ thống pháo cùng loại của Nga và Mỹ. Pháo A-100 thiết kế bệ phóng gồm 10 ống phóng, chia làm 2 lớp trên dưới liên kết với nhau, đặt trên xe gầm thấp loại 8x8 bánh, trọng lượng 21 tấn, tốc độ hành quân trên đường nhựa đạt 60 km/h, dự trữ hành trình 650 km. Hệ thống pháo A-100 được trang bị nhiều loại khí tài tiên tiến như hệ thống định vị vệ tinh GPS, hệ thống định hướng tự động kiểu con quay, hệ thống máy tính, thông tin liên lạc, khí tài dự báo khí tượng, thời tiết...A-100 có khả năng leo dốc 57%, lội qua khu vực nước sâu l,l mét và cơ động tốt trên mọi điều kiện địa hình. Đồng bộ hệ thống A-l00 có xe chỉ huy, xe tiếp đạn, xe bảo đảm kỹ thuật và máy phát điện dự phòng. Hệ thống có thể phóng từ 80 đến 120 quả tên lửa, tiêu diệt mục tiêu với phạm vi 2 ki-lô mét vuông./.
    [​IMG]
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí hạt nhân chiến lược của hải quân Anh ​

    [​IMG]
    Ngay từ tháng 2-1964, hải quân Anh đã bắt đầu chế tạo và năm 1967 cho hạ thuỷ tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo đầu tiên. Tiếp đó, trong các năm 1975, 1979 hai tàu ngầm hạt nhân cùng loại lần lượt ra đời. Đây là loại tàu có lượng giãn nước 8.500 tấn, dài 129,5m, rộng 10m, tốc độ 25 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 300m, có thể mang 16 tên lửa đạn đạo. Lúc đầu, loại tàu ngầm này được trang bị tên lửa A-6 đầu đạn hạt nhân. Đến cuối những năm của thế kỷ trước, tàu được nâng cấp và trang bị tên lửa đạn đạo C-4; loại tên lửa này mang 8 đầụ đạn hạt nhân, có thể tiến công mục tiêu cách 7.400km với độ sai lệch 300m.
    Năm 1986, hải quân Anh bắt đầu đóng thế hệ tàu ngầm mới có tên Vanguard, chiếc đầu tiên hạ thuỷ năm 1993. Tàu ngầm lớp Vanguard có lượng giãn nước 13.000 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, trang bị 16 tên lửa đạn đạo D-5 của Mỹ. Loại tên lửa này có tầm bắn 10.000 km, sai số trúng đích 120m, mỗi quả mang 12 đầu đạn hạt nhân tự dẫn. Như vậy, với 16 tên lửa đạn đạo D-5, tàu Vanguard có tổng cộng 192 đầu đạn hạt nhân. Điều này là trái với Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân toàn cầu, quy định mỗi tàu ngầm hạt nhân không được mang quá 28 đầu đạn hạt nhân.
    Hiện nay, hải quân Anh có trong biên chế 4 tàu ngầm Vanguard, trong đó chiếc cuối cùng được hạ thuỷ tháng l l-2000 và sẽ phục vụ đến năm 2020. Đến lúc đó, hải quân Anh sẽ đưa vào sử dụng lớp tàu ngầm hạt nhân mới hiện đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo.

    [​IMG]
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3

    Kho vũ khí di động ngầm dưới biển ​


    Hải quân Mỹ đang thực hiện dự án với tổng chi phí là 3,4 tỉ USD cải hoán 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đường đạn (SSNB) lớp Ô-hai-ô thành tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSGN). Theo thiết kế, một tàu SSGN sẽ mang 154 tên lửa hành trình Tô-ma-hốc tiến công bộ (so với 25 tên lửa Tô-ma-hốc mang trên tàu ngầm lớp Lốt An-giơ-lét hiện nay) và vận chuyển lực lượng tác chiến đặc biệt. Nội dung cải hoán chủ yếu là thay các giếng phóng, mỗi ống chứa 7 tên lửa hành trình Tô-ma-hốc; ngoài ra mỗi tàu này còn vận chuyển được 4 trung đội lực lượng tác chiến đặc biệt. Ngày 26-9-2002, hải quân đã ký với công ty Ê-lich-tric Bôt một hợp đồng trị giá 443 triệu USD nghiên cứu, thiết kế chi tiết và mua sắm vật liệu để cải hoán các tàu ngầm. Theo kế hoạch, từ tháng 10-2003, các tàu ngầm USS Ô-hai-ô, USS Mi-chi-gân và USS Phlo-ri-đa sẽ bắt đầu được cải hoán; chiếc tàu ngầm thứ tư USS Gioóc-gi-a sẽ bắt đầu được cải hoán từ tháng 1-2005. Như vậy đến khi hoàn thành, các tàu ngầm này sẽ trở thành các kho vũ khí di động dưới biển phục vụ cho chiến lược tiến công từ hướng biển của hải quân Mỹ.

    [​IMG]
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Trực thăng mới cho Thổ Nhĩ Kỳ ​

    [​IMG]
    Máy bay trực thăng NH-90​
    Mới đây tổ chức điều hành các dự án phát triển máy bay trực thăng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chính thức công nhận Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên đầy đủ của tổ chức này.Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia các chương trình phát triển và nhận được một số lượng đáng kể máy bay trực thăng vận tải quân sự chiến thuật và chiến đấu hiện đại NH-90 do bốn nước Pháp, Đức, I-ta-li-a, Hà Lan khởi xướng.
    Trực thăng NH-90 do liên doanh chế tạo máy bay Nô-đích chế tạo. Liên doanh này được thành lập bởi các hãng công nghiệp chế tạo máy bay và thiết bị hàng không nổi tiếng như Ơ-rô-cóp-tơ, A-gu-xta, Stốc ơ-rô và Phốc-cơ. Máy bay NH-90 có tính năng tương tự trực thăng Xi-coóc-xki S-92 của Mỹ. Toàn bộ thân máy bay làm bằng vật liệu composit, ca-bin tiêu chuẩn cao 1,58 mét và lắp đặt các thiết bị hiện đại nhất.
    Liên doanh Nô-đích đã nhận được hợp đồng đầu tiên để chế tạo 298 máy bay NH-90. Trong số đó, Thổ Nhĩ Kỳ được quyết định cho mua 10 chiếc. Ngoài ra các công ty hàng không Thổ Nhĩ Kỳ là OGMA có trụ sở tại An-véc-ca còn được tham gia một số phần việc và cung cấp các thiết bị tiên tiến để chế tạo máy bay này. Theo kế hoạch của các nước lãnh đạo Nô-đích, trong vòng 5 năm tới, sẽ có tổng cộng 595 chiếc máy bay lên thẳng NH-90 được xuất xưởng, trong số đó ngoài máy bay vận tải quân sự chiến thuật NH-90 còn được cải tiến thành máy bay chiến đấu cho lực lượng hải quân.

    [​IMG]
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Pháo phản lực bắn loạt-vũ khí pháo binh quan trọng ​

    Cùng với sự thay đổi của đặc điểm chiến tranh hiện đại và sự phát triển của khoa học-kỹ thuật-công nghệ mới, trong hệ thống vũ khí pháo binh, vai trò và tác dụng của pháo phản lực bắn loạt ngày càng được khẳng định, Trên chiến trường tương lai, pháo phản lực bắn loạt với khả năng tạo mật độ hoả lực dày đặc trong khoảng thời gian ngắn, diện tích sát thương lớn, do đó, chúng là một trong những loại vũ khí chế áp pháo binh không thể thiếu được.
    Pháo phản lực hắn loạt hiện có trong trang bị của nhiều nước trên thế giới với khoảng 20 loại, đường kính phần lớn từ 5 l mm đến 38 l mm, số nòng từ 3 nòng đến 40 nòng. Với những ưu điểm nổi bật, pháo phản lực bắn loạt được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu diện sát thương sinh lực, đối phó với các loại xe tăng, xe bọc thép, trận địa pháo, tên lửa đối phương và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như bắn đạn gây nhiễu, đạn khói ngụy trang, đạn hoá học...Hiện nay, pháo phản lực bắn loạt đang được chú trọng nghiên cứu cải tiến theo hướng tăng tầm bắn, nâng cao độ chính xác, khả năng cơ động và phát triển những tính năng mới.
    Các hệ thống pháo phản lực bắn loạt của LB Nga sản xuất hiện có trong trang bị cửa hơn 30 nước trên thế giới và ngày càng được cải tiến để phù hợp hơn với yêu cầu tác chiến hiện đại. Nga đã chú trọng cải tiến các hệ thống pháo phản lực bắn loạt thế hệ cũ như BM-21 Grad, Prima, đồng thời phát triển các hệ thống pháo phản lực bắn loạt thế hệ mới như hệ thống Uragan, Smerch...Ngoài các hệ thống sử dụng trên bộ, Nga đã nghiên cứu áp dụng lắp các hệ thống pháo phản lực bắn loạt lên các tàu hải quân. Các hệ thống pháo bắn loạt trên tàu như hệ thống vũ khí phòng chống ngư lôi UDAV, hệ thống ZAPAD sử dụng đạn nổ phá năng lượng cao tiêu diệt mục tiêu ngầm, có khả nắng dẫn đường tự hoạt. Hệ thống Smerch hiện được xem là hiện đại nhất thế glới, sử dụng đạn rốc-két 300 mm với 5 kiểu loại, tầm bắn từ 20 km đến 70 km. Độ chính xác của Smerch đạt được rất cao nhờ có thiết bị điều khiển hoả lực và hiệu chỉnh đường bay của đạn tiên tiến. Khả năng tiêu điệt mục tiêu của Smerch rộng từ 40 ha đến 70 ha. Hệ thống được đặt trên xe Maz-543M dạng 8x8 bánh, tốc độ cơ động 60 km/h, khả năng vượt hào sâu từ 1,1 mét đến 1,4 mét...
    Những năm gần đây, Nga đã đạt được những tiến bộ mới trong việc phát triển thuốc phóng rắn xung lực có hiệu suất cháy cao và các loại vật liệu mới cường độ lớn dùng để thiết kế các loại đạn rốc-két liên tiến. Công nghệ hiện đại đã giúp Nga chế tạo các loại rốc-két có tầm bắn tăng gấp 2 lần mà vẫn không làm thay đổi đáng kể thiết kế hệ thống của giàn phóng. Mỹ và Trung Quốc cũng đang nỗ lực nghiên cứu cải tiến tăng tầm bắn cho các hệ thống pháo phản lực bắn loạt. Bộ tư lệnh tên lửa lục quân Mỹ đã đầu tư 20 triệu USD để nghiên cứu phát triển loại đạn ''thông minh'' dùng cho hệ thống pháo phản lực bắn loạt với tầm bắn 60 km và trong tương lai sẽ nâng tầm bắn lên tới 100km. Dự kiến chương trình này sẽ thực hiện trong 18 tháng và đưa vào trang bị khoảng năm 2004-2005. Trung Quốc cũng đã phát triển thành công đạn rốc-két chùm cỡ 122 mm, tầm bắn 40 km dùng cho pháo phản lực bắn loạt kiểu 90 A; rốc-két 320 mm có cự ly bắn xa tới 80 km cho hệ thống pháo phản lực bắn loạt WS-l và rốc-két cho hệ Angel có cự ly bắn tới 120 km.
    Để phát huy hiệu quả hoả lực, các hệ thống pháo phản lực bắn loạt hiện đại được chú ý nghiên cứu phát triển và lắp đặt các hệ thống chỉ huy, kiểm soát và điều khiển bắn tiên tiến. Gần đây, Mỹ đã đầu tư gần 70 triệu USD cho hãng Lốc hít Mác-tin nâng cấp hệ pháo phản lực bắn loạt kiểu M270 thành kiểu M270-Al. Các nội dung nâng cấp gồm cải tiến hệ thống kiểm soát hoả lực kết hợp với máy thu định vị toàn cầu (GPS), tăng khả năng xử lý số lượng lớn -dữ liệu mục tiêu nhằm làm cho hệ thống pháo bắn được các loại đạn có điều khiển kiểu mới. Hệ thống pháo M270-A1 cải tiến còn làm giảm được tới 30% thời gian chuẩn bị ngắm bắn và nạp đạn cho loạt bắn tiếp theo. Pháo M270-A1 đã được Mỹ xuất khẩu sang Hàn Quốc, việc chuyển giao hoàn thành vào năm 2004.
    Quân đội Mỹ mới đây đã đưa vào trang bị 2 mẫu pháo phản lực bắn loạt mới phát triển Himars được lắp trên khung gầm xe tải 5 tấn, bắn đạn rốc-két thông thường. Hệ thống có khả năng cơ động cao vì có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các hệ pháo cùng loại. Nga cũng đang triển khai các chương trình nghiên cứu cải tiến các hệ pháo phản lực bắn loạt bằng cách thiết kế các kiểu nạp đạn tiên tiến, cải tiến xe phóng, xe nạp đạn, xe chỉ huy, bảo đảm thời gian chuyển trạng thái chiến đấu hệ thống chỉ hết từ l đến 2 phút, xe bệ phóng có thể rời ngay vị trí phóng trước khi rốc-két bắn trúng mục tiêu. Việc thiết kế các hệ thống cũng được các nhà khoa học Nga chú ý nhằm bảo đảm cho các hệ pháo có tính tự hoạt cao trên chiến trường, hoạt động tốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và tuổi thọ sử dụng cao.

    [​IMG]
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Làm giảm độ chính xác của vũ khí công nghệ cao ​


    Vũ khí công nghệ cao tuy có độ chính xác cao song cũng bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục. Chính vì vậy, bên phòng thủ có thể khai thác những điểm yếu của chúng và vận dụng, nhiều biện pháp để làm giảm độ chính xác, hạn chế sự thiệt hại do vũ khí công nghệ cao gây ra.
    Trước hết, để đối phó với các loại tên lửa hành trình, bom đạn ?othông minh? của đối phương, các nhà quân sự đã đưa ra phương pháp đánh chặn bằng vũ khí thông thường. Tên lửa hành trình thường bay thấp, tốc độ chậm, vỏ mỏng nên có thể tổ chức các tổ hỏa lực chuyên trách đánh tên lửa hành trình ngay trên đường bay của chúng. Các vũ khí công nghệ cao thường được lập trình sẵn các dữ liệu thu thập nhờ các vệ tinh trinh sát địa hình, địa vật và phân tích thông tin, nên có thể ?ođánh lừa? được chúng bằng cách làm các mục tiêu giả, làm thay đổi địa hình, địa vật xung quanh mục tiêu, khiến cho các loại tên lửa và bom đạn ?othông minh? mất phương hướng dẫn đến đánh nhầm. Để hạn chế thiệt hại, người ta cũng thường xây dựng các chướng ngại vật xung quanh các mục tiêu trọng điểm, đặc biệt là chướng ngại vật nổ để có thể tiêu diệt tên lửa hành trình khi chúng tiến công mục tiêu.
    Giải pháp hiệu quả để chống các loại vũ khí công nghệ cao là tổ chức gây nhiễu, làm suy yếu khả năng tác chiến điện tử của đối phương. Các loại vũ khí được dẫn chính xác sử dụng nhiều phương thức điều khiển như vệ tinh đối chiếu địa hình, la-de, ra-đa, hồng ngoại, truyền hình...Các phương thức điều khiển này đều dựa vào các thiết bị điện tử, do vậy dễ gây nhiễu, làm giảm độ chính xác của chúng.Các thủ đoạn tác chiến điện tử cũng cần được sử dụng phù hợp, tùy theo điều kiện cụ thể. Bên phòng thủ phải kết hợp chặt chẽ việc phát triển thông tin vô tuyến điện với thông tin bưu điện, xây dựng mạng thông tin hữu tuyến thành mạng khu vực; sử dụng các thủ đoạn nghi binh điện tử, chủ động gây nhiễu và chế áp địch, I-rắc đã sử dụng có hiệu quả các thiết bị điện tử công nghệ thấp và các khí tài điện tử dân dụng do Nga sản xuất để gây nhiễu, khiến cho tên lửa hành trình và các loại bom đạn có điều khiển của liên quân Mỹ-Anh bắn chệch mục tiêu.
    Từ các cuộc chiến tranh gần đây và kinh nghiệm của Nam Tư chống vũ khí công nghệ cao, các nhà quân sự đánh giá cao giải pháp nghiên cứu, bảo đảm sức cơ động cho vũ khí trang bị kỹ thuật; chủ động nghi binh đánh lừa và cảnh giới báo động sớm. Ngoài lực lượng vũ trang chủ lực và của địa phương, việc động viên mọi lực lượng, đặc biệt là sử dụng mạng lưới bưu điện, thông tin dân sự, mạng thông tin quan trắc khí tượng-thủy văn...vào hoạt động phát hiện và đánh trả tên lửa hành trình, vũ khí công nghệ cao của địch cần phải được chú trọng. Lực lượng dự bị động viên và nhân dân nếu được sử dụng tốt sẽ là lực lượng hùng hậu để sơ tán, cơ động và bảo vệ hiệu quả các mục tiêu quân sự, vũ khí trang bị kỹ thuật tránh sự tổn thất trước các đòn tiến công vũ khí công nghệ cao của địch.

    [​IMG]
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Đạn chống tăng kiểu mới Smart ​


    Quân đội Đức đã đưa vào trang bị loại đạn chống tăng có đầu đạn cảm ứng Smart 155mm. Đạn do công ty chế tạo bom đạn trí năng GIWS (Đức) nghiên cứu, phát triển từ năm 1989 dùng cho hệ thống pháo tự hành PzH- 2000. Năm 1994, loại đạn này được tiến hành bắn thử lần đầu tiên và cuối năm 2001, đạn Smart đã được sản xuất với số lượng khoảng 9000 quả.
    Đạn cảm ứng Smart thuộc dạng đạn vỏ mỏng. Độ dày vỏ đạn chỉ bằng 1/4- 1/3 loại đạn thông thường. Mục đích của việc thiết kế này là làm cho nó có thể bay trong khoảng cách xa nhất trong không gian, đồng thời làm cho đường kính bao trùm khi nổ của các mảnh nổ đạt mức lớn nhất. Hệ thống thiết bị cảm ứng ở đầu đạn Smart có khả năng thu nhận các tín hiệu bức xạ và phản xạ về mục tiêu và các yếu tố khác của mục tiêu để nhận biết mục tiêu. Thiết bị cảm ứng của đạn Smart đã sử dụng 3 đường dẫn tín hiệu khác nhau là thiết bị trinh thám hồng ngoại, ra-đa sóng mi-li-mét 94 GHz, thiết bị bức xạ sóng mi-li-mét. Việc sử dụng 3 đường dẫn này đã giúp cho nó có năng lực chống gây nhiễu tương đối lớn, có thể thích nghi với môi trường chiến trường hiện tại. Khi một đường dẫn không thể hoạt động bình thường, nhưng Smart vẫn có thể dựa vào tín hiệu của hai đường dẫn kia để nhận biết mục tiêu.
    Đạn Smart được thiết kế rất tinh xảo, ra-đa sóng mm và thiết bị bức xạ sóng mm cùng dùng một dây an-ten. An-ten và thiết bị bao bọc mảnh nổ của đạn lại hợp thành một. Kết cấu này không chỉ tạo ra lỗ hổng thích hợp cho an-ten mà còn không phải tăng cường các trang thiết bị chuyển đổi cơ khí của ra-đa, sử dụng tương đối có hiệu quả trên không gian.
    Smart đã được trang bị cho các loại pháo 155mm của quân đội NATO như pháo M109, FH155. Loại đạn này cũng có thể trang bị cho cả loại pháo G6 của Nam Phi. Tầm bắn lớn nhất của đạn Smart là 27km./.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này