1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí cá nhân đa năng ​
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Hãng chế tạo vũ khí FN Hơ-xtan (Bỉ) đã phát triển các thế hệ vũ khí cá nhân kiểu mô-đun tiên tiến và hiện đã trang bị trong quân đội nhiều nước NATO các kiếu súng Minimi, tiểu liên P-90, súng ngắn Five-sever N và gần đây nhất là súng đa năng F-2000.
    Các loại vũ khí cá nhân của hãng FN sử dụng được cả hai loại kính ngắm quang học và kính ngắm thông thường kiểu cơ khí. Súng Minimi sử dụng đạn 5,56 mm. Tiểu liên P-90, sử dụng đạn cỡ 5,6 mm, có tầng bắn 100 mét, có khả năng xuyên thủng 20 lớp vải Kevlar. Các loại vũ khí kiểu mô-đun đều dễ thao tác, sử dụng và cơ động trong các tình huống chiến đấu nhưng không làm giảm khả năng cân bằng, ổn định cửa súng.
    Mẫu súng P-2000 của hãng FN Hơ-xtan tích hợp đầy đủ các ưu điểm của các loại vũ khí cá nhân như Minimi và tiểu liên P-90, nhưng đa năng hơn. Súng sử dụng được cả hai tay, do đó, người thuận tay trái dùng rất thuận tiện. Súng còn được lắp thiết bị phóng lựu cỡ 40 mm hoặc 20 mm. Nhờ kết cấu hất vỏ đạn về phía trước, nên súng khắc phục tốt các sự cố do vỏ đạn bắn ra trong trường hợp bắn liên thanh, điểm xạ và tác chiến trong điều kiện địa hình chật hẹp. Hệ thống điều khiển hoả lực của F-2000 là hệ thống FCS, có phần mềm ứng dụng cho 6 loại đạn khác nhau. Súng hoạt động theo nguyên lý trích khí, khoá nòng xoay, hộp tiếp đạn dẹt chứa 30 viên đạn cỡ 5,56 mm tiêu chuẩn NATO. Trọng lượng của súng khi không có hộp tiếp đạn là 3,5 kg, nhịp bắn 850 phát/phút. Hệ thống khí tài tỉa súng F-2000 rất tiên tiến, có khả năng hiển thị mục tiêu rất rõ nét ngay cả khi thời tiết xấu. Súng F-2000 có tính năng ổn định rất cao, sức giật nhỏ. Tuy nhiên, giá thành của súng F-2000 hiện nay chưa thích hợp với các nước nghèo.

    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Hệ thống phân biệt địch-ta BCIS ​

    Lục quân Mỹ đã lắp đặt lên xe tăng Abrams hệ thống chiến đấu phân biệt ?ođịch-ta'' trên chiến trường, ký hiệu Bcis. Hệ thống Bcis là hệ thống nhận dạng kiểu ''hỏi-đáp'' và tích hợp hoàn toàn với hệ thống điều khiển hoả lực của xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và xe mang tên lửa chống tăng. Hệ thống Bcis bao gồm an-ten định hướng, an-ten đẳng hướng, khối thu-phát, thiết bị hiển thị và kết nổi, làm việc trên dải sóng mi-li-mét với tần số 38 gi-ga Héc. Khi phát hiện mục tiêu, xạ thủ phát tín hiệu ''hỏi'' đến mục tiêu. Xe được hỏi sẽ phát tín hiệu trả lời, hệ thống Bcis sẽ giúp xạ thủ nhận biết ''kẻ lạ'' để tiêu diệt mục tiêu chính xác. Toàn bộ chu trình ''hỏi-đáp'' được lặp lại ba lần/giây, trong khi Bcis phát tín hiệu đi, xạ thủ trong kíp xe tiếp tục đo cự ly mục tiêu bằng máy đo xa la-de. Cự ly hoạt động của Bcis theo thiết kế, khi không bị ảnh hưởng của nhiễu nhân tạo là 14 km với độ nhận đang chính xác đạt tới 97%. Trong hệ thống Bcis còn có thiết bị tự kiểm tra, báo cho kíp chiến đấu biết có sự cố hỏng hóc. Ngoài hệ thống Bcis, lục quân Mỹ còn sử dụng nhiều hệ thống khí tài thông tin, định vị khác nhằm bảo đảm tốt hơn sự hợp đồng giữa các xe chiến đấu của các đơn vị tăng và bộ binh cơ giới trên chiến trường.

    [​IMG]
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Vũ khí mới cho lực lượng đặc nhiệm​
    [​IMG][​IMG]

    Viện nghiên cứu các thiết bị đặc chủng (Nga) đã hoàn tất việc thử nghiệm và chuyển giao công nghệ cho nhà máy chế tạo vũ khí I-dơ-nhép-xcơ để tiến hành sản xuất loạt các loại súng tiểu liên thế hệ mới PP- 19 Bizon trang bị lực lượng đặc nhiệm.
    Hệ súng PP- 19 Bizon gồm các loại súng tiểu liên PP- 19 Bizơn- l, Bizon-2-01, Bizon-2-02. Theo các nhà thiết kế vũ khí, PP- 19 Bizon được xem là thế hệ súng tốt nhất hiện nay. Súng có kết cấu phù hợp, trọng lượng nhẹ, bố trí hộp đạn theo phương nằm ngang ở dưới nòng súng. Với thiết kế mới, súng cho phép người lính bò sát mặt đất, cơ động và tác chiến. Tiểu liên PP-19 Bizon chỉ nặng 2,5 kg, sử dụng đạn cỡ 9 mm, lắp thiết bị giảm thanh và hệ thống điều khiển hoả lực hiện đại, trong đó có thiết bị bám và chỉ thị mục tiêu tiên tiến. Kích thước súng khi gấp báng dài 460 mm, khi cả báng dài 690 mm, cao 195 mm và rộng 70 mm. Súng có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 100 mét, tâm chiến đấu hiệu quả từ 50 mét đến 80 mét và sử dụng tốt trong việc đánh gần ở cự ly 25 mét. Mỗi một hộp tiếp đạn của súng chứa tới 64 viên đạn. Ngoài hộp đạn lắp trên súng, mỗi người lính còn mang theo được 2 hộp đạn dự trữ. Các loại súng PP-19 Bizon đã được trang bị cho lực lương đặc nhiệm Nga và sử dụng chống khủng bố ở Tre-xni-a, vùng Cáp-ca-dơ...
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 07/07/2003
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Cấp cứu bằng? đạn pháo​

    Việc cấp cứu thương binh trên chiến trường sử dụng vũ khí công nghệ cao đã trở thành vấn đề ưu tiên trong phát triển khoa học-công nghệ của ngành y học quân sự. Vận dụng phương pháp tiếp tế hậu cần bằng những phương tiện mang phóng, các nước NATO đã tập trung nghiên cứu khả năng cấp cứu thương binh bằng đạn pháo.
    Đạn pháo ?ocứu thương? được chế tạo bằng loại vật liệu đặc biệt, có độ bền vững xung lực và chịu đựng năng lượng nổ cháy của thuốc phóng. Các nhà khoa học thiết kế phần trong của đạn theo kiểu khoang chứa hàng, trong đó nạp một số cơ số thuốc nhất định như thuốc cầm máu, chống nhiễm trùng, giải độc, các loại thuốc kháng sinh và vi-ta-min tổng hợp. Đạn pháo ?ocứu thương? được ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ hiện đại nên khả năng bắn trúng đích rất cao.
    Ban đầu, đạn ?ocứu thương? chỉ bay được cự ly xa nhất khoảng 1500 mét. Ngày nay, các nước đã chú trọng cải tiến nguồn phóng, đặc biệt là đạn dược phóng từ các loại pháo 105 mm, 122 mm hoặc 152 mm, tầm bắn đã đạt tới 32 km. Đạn pháo ?ocứu thương? hiện cũng đang từng bước ?othông minh? hoá nhờ được lắp những đầu tìm tiên tiến như đầu đạn dò tìm âm thanh, tự động hiệu chỉnh đường đạn theo tín hiệu âm thanh mà mục tiêu cần cấp cứu phát ra. Khi cách mục tiêu một khoản nhất định, ở độ cao từ 50 mét đến 100 mét, dù giảm tốc độ tự động mở giữ cho đạn rơi ổn định theo quán tính đến mục tiêu. Đạn pháo ?ocứu thương? được thiết kế để khi tiếp đất không gây nổ, có thể tách ra làm hai mảnh để nhân viên trạm quân y tiền phương thu nhận thuốc một cách dễ dàng. Với việc cung cấp thuốc và vật tư y tế kịp thời đã giúp đội quân y trên chiến trường nhanh chóng triển khai cấp cứu, bảo đảm an toàn tính mạng cho thương binh trước khi đưa về điều trị ở tuyến sau.

    [​IMG]
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nga thử nghiệm tàu ngầm thế hệ mới ​
    [​IMG][​IMG]
    Tầu ngầm lớp Typhoon​

    Hải quân Nga đã tiến hành đợt thử nghiệm đầu tiên trong năm 2003 đối với chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên Y-u-ri Đôn-go-ru-ki tại khu vực quân cảng Sê-vê-rốt-vin-xki.
    Mặc dù không được tiết lộ các nội dung và thời gian hoàn thành đợt thử nghiệm, song tàu ngầm hạt nhân Y-u-ri Đôn-go-ru-ki được các nhà quân sự nhận định sẽ sớm đưa vào trang bị. Chương trình chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới Y-u-ri Đôn-go-ru-ki được Nga đặt mật danh là công trình 995, với việc nâng cấp, hiện đại hoá các tàu ngầm hạt nhân chiến lược có tính năng vượt trội hơn so với các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Delta IV mới được phát triển và đưa vào trang bị năm 1996. Tàu ngầm hạt nhân thuộc công trình 995 và tàu ngầm Delta IV đều do nhà máy đóng tàu Sê-vmát-prét-pri-át của Nga đóng.
    Tàu ngầm Y-u-ri Đôn-go-ru-ki do Viện thiết kế tàu biển Ru-bin (LB Nga) thiết kế, có lượng giãn nước khi nổi là 14.720 tấn, khi lặn đạt tới 24.000 tấn.Tàu có khả năng lặn sâu nhất so với các tàu ngầm hạt nhân của Nga hiện nay. Tàu được trang bị tên lửa đạn đạo chiến lược D-9RMU, ngư lôi 533 mm, tên lửa có cánh Waterfall. Tàu có thể phóng tên lửa từ độ sâu 55 mét và khả năng hoạt động liên tục 100 ngày mà không cần phải sửa chữa.Tốc độ hành trình trung bình của tàu đạt 6 hải lý/giờ.
    Những thử nghiệm đầu tiên về khả năng hoạt động của tàu, nhất là việc kiểm nghiệm lò phản ứng hạt nhân dự định bắt đầu từ giữa tháng 6-2003, còn các công việc thử nghiệm, hoàn tất các trang thiết bị của tàu sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch.

    [​IMG]
  6. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    sao người ta không lắp hệ thống tương tự Avionics cho súng trường??
    nếu có hệ thống này, hình ảnh mục tiêu đưa thẳng lên mắt người lính, giúp anh ta bắn trúng mà không nhất thiết đưa súng lên ngắm theo cách thông thường, tăng tầm quan sát khi đang tác chiến
  7. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Hướng phát triển này đang được nhiều nước nghiên cứu. Trở ngại là giá cả, trọng lượng thiết bị hỗ trợ.... Có khá nhiều mẫu hệ thống ngắm thử nghiệm dùng laser và hồng ngoại, lính giơ súng đi đâu có điểm chạm của đạn hiển thị ngay trên HUD. Có điều mấy khẩu súng đấy hết pin là tèo, đi trong sương gió không ngắm được, lính thì không phải lúc nào cũng kè kè khoác hàng đống thiết bị và đội mũ được.... cho nên giải pháp súng cá nhân đưa vào trang bị vẫn không tách khỏi được hệ thống ngắm cơ khí cổ điển.
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Như thế có lười quá không nhỉ... súng là một hệ thống tự động gắn trước bụng trong một cái giống cái ba lô... mũ đội trên đầu có gắn hệ thống ngắm điện tử nhìn thấy quân giặc nháy mắt một cái là khai hoả... hai tay rảnh rỗi lái xe con hay quăng lựu đạn... hình dung qua thấy đã luôn
    _Ưu điểm rảnh hai tay để làm ''''việc riêng'''' chẳng hạn như chít chát với con vợ dưới quê
    _Nhược điểm bạn không thể nằm sấp để bò mà chỉ có thể quỳ hoặc cúi khom người ( cẩn thận cái chỏm tóc không thằng nghịch ngợm nào nó dùng SVD giật mất thì khốn )
    Có cách khác là bạn đeo nó vào một bên vai như quái vật trong phim Predator 1 nhưng cái này có nhược điểm là dễ sinh bệnh điếc nghề nghiệp mà chỉ điếc có một bên mới đau chứ...
    Đây chỉ là mấy cái Siêu tưởng của tui thôi hi..hi..
    [​IMG]
  9. Sunrise_Sunset

    Sunrise_Sunset Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Thứ tư, 16/7/2003, 09:59 GMT+7
    Mỹ phát triển loại phi cơ bay nhanh gấp 10 lần âm thanh

    Các nhà quân sự Mỹ đang chuẩn bị cho ra đời một thế hệ máy bay ném bom không người lái mới, có thể đánh úp những trại khủng bố hoặc các mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới chỉ trong vòng 2 giờ, mà không cần lệ thuộc vào các căn cứ trên biển.
    ?oĐó sẽ là một loại vũ khí kỳ diệu?, John Pike, một nhà phân tích quân sự, cho biết. Tuy nhiên, tất cả hiện mới nằm trong kế hoạch của Không quân Mỹ và Cơ quan nghiên cứu các tiến bộ quân sự của Lầu Năm Góc, được đề xuất vào tháng 6 vừa qua.
    Giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu dự kiến cho ra sản phẩm vào năm 2010, với tên gọi ?oCommon Aero Vehicle?. Chiếc CAV này cần sự hỗ trợ của một tên lửa để đưa lên khí quyển, sau đó, nó sẽ lợi dụng lực hấp dẫn để phóng trở lại trái đất với tốc độ cao và tấn công mục tiêu.
    Trong giai đoạn sau, dự án sẽ phát triển loại Hypersonic Cruise Vehicle (phương tiện tuần tra siêu thanh, HCV) - loại phi cơ có thể cất và hạ cánh giống như một chiếc máy bay thông thường. Dự kiến chiếc HCV này có thể hoàn tất vào năm 2025. Các quan chức quân sự hy vọng HCV sẽ bay nhanh gần gấp 10 lần tốc độ âm thanh và có thể mang theo trọng tải lớn, gấp vài lần chiếc Common Aero Vehicle.
    Cũng theo nhận định của các chuyên gia, những phi cơ không người lái siêu nhanh có thể giải quyết được vấn đề nan giải lâu nay của quân đội Mỹ: đó là nhu cầu về căn cứ trên biển nằm gần với mục tiêu tấn công. Hiện nay, Mỹ phải duy trì hoạt động của các sân bay ném bom nằm rải rác trên toàn cầu với chi phí rất đắt đỏ, và thường xuyên gây nên tranh cãi chính trị. Các trạm trên biển cũng rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của bọn khủng bố và những đối thủ khác?
    Thêm nữa, loại máy bay này sẽ cho phép quân đội Mỹ linh hoạt hơn. Các nhà hoạch định quân sự có thể huỷ bỏ một cuộc tấn công mà không cần thu lại các tàu chiến và máy bay ném bom như thông thường. Ngoài ra, nó sẽ đặc biệt hữu dụng trong cuộc chiến chống khủng bố, ngay cả khi các lực lượng này ẩn náu trong những xó xỉnh xa xôi của thế giới.
    Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc sử dụng phương tiện mới sẽ quá tốn kém, nhất là khi cần chuyên chở khối lượng lớn, và máy bay ném bom sẽ không thể thay thế cho các lực lượng trên mặt đất. Mặt khác, khi hoạch định chiến lược xây dựng nó, người ta cũng cần tính tới bối cảnh quân sự, chính trị ở Mỹ cũng như trên thế giới sau 2 thập kỷ nữa.
    B.H. (theo ABC)

  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Người Nga cũng có tham vọng tương tự với dự án lực đẩy điện từ ý tưởng của họ là động cơ dựa trên nguyên lý phản lực hoạt động nhờ nhiệt đốt nhiên liệu sẻ không có công suất cao như mong đợi để đạt và duy trì tốc độ cao hơn MARCH 5 hay 6 .Vì thế họ muốn 1 máy bay đạt MARCH 10 thì ý tưởng của họ là phát triển động cơ thế hệ mới vẩn là phản lực nhưng dựa trên điện từ.
    Cái này thì tôi không được biết gì thêm nửa họ chỉ nói thế ngồi nhà suy đoán theo Vật Lý thì chắc họ Ion hoá phân dòng không khí thành âm và dương sau đó gia tốc 2 dòng này lên và ở buồng xả 2 dòng này hoà và nhau và xả nhanh về sau tạo động lượng về trước cho máy bay giúp nó lao về trước.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)

Chia sẻ trang này