1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    rõ chán chú này, đầu óc tưởng tượng kém đến thế là cùng! cho súng gắn trên đầu, nối với computer siêu nhỏ ở lưng-lo việc ngắm bắn! Như thế thì bò thoải mái! Tương lai sẽ thấy 1 lũ, bò lồm cồm, bắn nhau chéo chéo từ súng trên đầu! Hic, nhìn như thằn lằn tắc kè ý nhỉ!
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Có gắn súng lục lên đầu mà bắn thì cũng "đầu ở lại người đi nhé" gẫy cổ như chơi chứ còn gì... có siêu tưởng cũng phải dựa trên thực tế chút xíu chứ.
    Đọc nhiều tin tức quá giờ chắc nhiễm nhiều cái phi thực tế. Một cái siêu tưởng nữa là bây giờ bộ binh đi chỉ cần nhóm 1-2 người theo sau là một cái xe bánh xích tự động nhỏ chở khoảng 800 - 900 cân thiết bị súng đạn thức ăn nước uống thuốc men các loại... bộ binh bò đến đâu thì nó theo đến đấy cần súng máy có súng máy, cần súng bắn tỉa có súng bắn tỉa... chống tăng có chống tăng... nếu bị bao vây gọi pháo binh hay máy bay yểm trợ, bị thương thì treo vào xe nó tự bò về căn cứ thế này chiến tranh irac chỉ cần 20 - 30 lính còn lại cho giải ngũ về với vợ con... khoẻ re
    Ưu điểm là hạn chế thương vong vì có mấy người phải ra mặt trận đâu... mỗi tổ sẽ thành pháo đài vững chắc có không quân và pháo binh yểm trợ
    Nhược điểm: tăng nạn thất nghiệp và các tệ nạn ( số lính ở nhà ngồi không rỗi việc lại đang tuổi lớn thì gì mà chẳng có thể xảy ra )
    [​IMG]
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Vật liệu mới ứng dụng cho xe quân sự ​


    Xe quân sự hiện đại đã có những bước phát triển nhảy vọt nhờ được ứng dụng các kỹ thuật mới, đặc biệt là lĩnh vực vật liệu. Các loại vật liệu mới bảo đảm cho xe nâng cao tính năng chiến thuật-kỹ thuật, tăng cường khả năng tự bảo vệ, giảm nhẹ trọng lượng và gọn về thể tích. Các vật liệu mới còn giúp xe quân sự giảm thiểu dấu hiệu bộc lộ bức xạ, thực hiện tàng hình để tránh sự quan sát, phát hiện bằng các khí tài trinh sát của đối phương.
    Vật liệu mới ứng dụng vào chế tạo giáp cho xe quân sự có trọng lượng tự thân nhỏ, song khả năng chở hàng hoá nâng cao. Trước nhu cầu bảo vệ xe quân sự, các nhà khoa học lắp lên xe một số loại vỏ giáp. Tuy nhiên, xe quân sự mang lớp giáp sẽ tăng lên về khối lượng và vận tốc giảm đi. Như vậy, yếu tố này là không phù hợp. Hiện nay một số nước đang tích cực nghiên cứu để tìm ra loại vật liệu mới dùng chế tạo cho xe quân sự. Phòng nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR) đã phát hiện và điều chế được các hợp chất kim loại mới có trọng lượng siêu nhẹ, độ bền cao. Hợp kim mới này có khả năng chống mìn và được làm giáp che cho các loại xe quân sự, bảo đảm xe có tốc độ cao, làm cho xe khó bị tiêu diệt trên chiến trường.
    Một hướng sử dụnh vật liệu mới cho xe quân sự là đưa gốm, sứ vào chế tạo động cơ vì gốm, sứ chịu được nhiệt độ cao của động cơ. Hiện nay, một số nước đã giành được kết quả tốt khi ứng dụng động cơ gốm, sứ. Xe quân sự động cơ gốm sứ có ưu điểm là giảm tổn thất nhiệt ở động cơ và nâng cao tính kinh tế sử dụng nhiên liệu. Theo tính toán của các nhà quân sự, động cơ gốm sứ sử dụng xăng dầu có tính kinh tế cao, giảm được từ 10% đến 15% với động cơ truyền thống. Xe quân sự chế tạo bằng vật liệu mới có trọng lượng và thể tích giảm tới 40% so với xe quân sự truyền thống nhờ đó bảo đảm cho xe có tính cơ động cao.

    [​IMG]
  4. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    đâu cần phức tạp zữ zậy. Lấy cái AK47 của bộ đội VN làm thử luôn. Trước tiên lắp ống nhòm loại nhỏ lên khe ngắm (loại ống nhòm du lịch, 300.000/cái). Phía sau ống nhòm lắp cái camera (mua loại analogue second hand cho nó rẻ, khoảng 3.000.000/cái). Cải tiến camera một chút, tháo viewfinder nối dài ra gắn lên nón cối. Dưới nòng lắp thêm cây pointer laser (loại dùng trong phòng họp, 50.000/cái).
    Zậy tốn thêm khoảng 230 đô là bộ đội có thể thoải mái bắn bất kì tư thế nào (nằm ngửa nằm nghiêng lăn lê bò trườn), vừa bắn vừa tạo dáng. Nếu thay AK47 bằng Uzi là bắn một tay một tay....ăn bánh mì. Bảo đảm tác chiến liên tục khỏi mất thời gian ăn uống
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    CHDCND Triều Tiên đọ súng với Hàn Quốc ​

    Thứ năm, 17/7/2003
    Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc ra tuyên bố, CHDCND Triều Tiên đã bắn 4 phát nhằm vào các vị trí của quân đội dọc khu phi quân sự (DMZ) khoảng 6h10'' sáng nay (giờ địa phương). Một phút sau, Hàn Quốc giáng trả 17 phát đạn và đọc bản tin cảnh báo.
    Diễn biến xảy ra gần thành phố Yonchon của Hàn Quốc. Không có ai bị thương về phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, không rõ số liệu thương vong về phía CHDCND Triều Tiên.
    Các vụ bắn súng rất hiếm xảy ra ở khu phi quân sự chia cắt bán đảo Triều Tiên. Lần này, nó xảy ra đúng lúc căng thẳng hạt nhân đang dâng cao.
    Nguyễn Hạnh (theo Reuters, AP)
    [​IMG]
  6. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Ôi lở tưởng tượng sao các bác không tưởng tượng ra cái vụ 1 con mắt có thể bắn lazer khi đó anh lính mang theo cái điện đài nhỏ xíu ở bên tai đeo cặp kính phát xạ lazer kiểu như anh chàng Cyclop trong X-Men .Thế thì anh lính nhìn vào đâu thì bắn vào đó .Thêm vài phím chỉnh zoom in out IR track hay X-Ray để nhìn xuyên tường thì có bò bò lôm côm mang theo cái bình năng lượng căng mắt ra mà tìm đối phương thấy thì cứ xèo xèo bắn lazer ra.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Lính Mỹ sẽ có quân phục ?othông minh?​
    [​IMG]

    Quân phục và vũ khí của thủy quân lục chiến Mỹ hiện nay.
    Trong tương lai, khi ra chiến trường, binh sĩ của Lầu Năm Góc sẽ có vẻ ngoài giống các nhân vật anh hùng trong bộ phim nổi tiếng ?oChiến tranh giữa các vì sao?. Quân phục của họ khi ấy được trang bị cả hệ thống lọc nước và máy điều hòa nhiệt độ.
    Loại giáp trụ hiện đại này đang được Bộ Quốc phòng nghiên cứu chế tạo, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất để làm nó thích nghi với điều kiện chiến đấu tại các địa hình và môi trường khắc nghiệt. Theo Bill Machrone, chuyên trách về vấn đề công nghệ trong tạp chí PC (Mỹ), loại trang phục mới này giúp các binh sĩ thấy thoải mái trong mọi điều kiện thời tiết. Ông nhấn mạnh: ?oNgười lính ngày nay phải chiến đấu trong rừng rậm, núi đồi hiểm trở hoặc thậm chí ngay cả trên các đường phố tại khu đô thị, nên phải có một kiểu quân phục dùng cho tất cả những trường hợp đó?.

    Bộ giáp trụ này sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm tới. Đây là loại quần áo 4 mùa, tự điều chỉnh nhiệt độ theo cơ thể. Người mặc sẽ không còn phải bận tâm chuyện thay đồ. Machrone nói: ?oNgười lính có thể đi từ Bắc cực lạnh lẽo đến sa mạc nóng bỏng mà không hề hấn gì?.
    Ngoài ra, trang phục kiểu mới cũng rất gọn nhẹ, có một bộ phận được vi tính hóa là màn hình nhỏ xíu, gắn trên kính của mũ bảo hiểm, với chức năng hiển thị thời gian và các thông số kỹ thuật khác.
    Một loại trang phục tương lai khác ?odành cho chiến binh trên bộ? cũng được thiết kế phỏng theo bộ quần áo của các phi hành gia. Nó được gắn bộ phận cảm biến hồng ngoại; bộ phận này nối với vũ khí của binh lính, có khả năng phát hiện nhiệt tỏa ra từ cơ thể đối phương trong bóng đêm.
    Được fugaka sửa chữa / chuyển vào 09:24 ngày 18/07/2003
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    cháu chán chú diệt giun quá! Nếu đã đến mức đó thì thừa sức dùng laser làm gì có lực phản hồi! Tiện thể ba hoa tí! Hồi gì đọc trên KTNN hay TGM, có 1 bài nói về chiến tranh hầm hố. Trong đó nói CT hầm hố đã đẩy sức chịu đựng của con người đến cực đại. Những ngày nằm dưới hào, hứng chịu mưa pháo và đạn súng máy của đối phương đã làm kiệt quệ cả tinh thần và thể xác người lính! Và theo đó, cuộc hiến laser với những tia sáng giết người vô hình vô thanh sẽ làm con người phát điên! Sợ nhể, nhưng chắc đến lúc đó thì cũng toàn robot ra trận mất thôi!
  9. DASAEV

    DASAEV Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    3
    Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ vô hiệu?
    Các nhà vật lý Mỹ cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) mà Washington tốn bao tâm huyết để xây dựng sẽ không có tác dụng, vì các tên lửa đánh chặn hoặc không chính xác hoặc sẽ không đủ thời gian để phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương ở xa lãnh thổ Mỹ.
    [​IMG]
    Sơ đồ hệ thống NMD:
    1.Trung tâm điều khiển mặt đất; 2.Vị trí đặt tên lửa đánh chặn; 3.Radar hướng đạo; 4.Tên lửa đánh chặn; 5.Tên lửa đạn đạo của đối phương; 6.Vệ tinh; 7.Radar phát hiện cuộc phóng.
    Chính quyền Mỹ đang xây dựng một hệ thống NMD nhằm phá hủy tên lửa của đối phương ở những điểm khác nhau trong quỹ đạo bay. Từ trước tới nay, hệ thống chỉ có thể chặn đánh đầu đạn của tên lửa đối phương trong không trung sau khi bắn khoảng 10-15 phút.
    Tuy nhiên, biện pháp đánh chặn này không mấy hiệu quả vì rất khó đánh trúng một đầu đạn tên lửa nhỏ, lại bay với tốc độ cao. Do vậy, các nhà khoa học quân sự Mỹ muốn xây dựng một hệ thống phòng thủ có thể tìm và phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương ngay sau khi chúng được phóng lên. Nếu chặn đánh được ở giai đoạn này, thì ngoài tác dụng phòng vệ còn có tác dụng tấn công, vì tên lửa bị nhằm trúng sẽ rơi trên hoặc gần nơi bắn, và có thể gây thiệt hại cho đối phương, đặc biệt là trong trường hợp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
    Song, các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Vật lý Mỹ vừa khẳng định mục tiêu trên là không thể đạt được, vì giai đoạn phóng của hầu hết các tên lửa đạn đạo hiện nay là khoảng 4 phút, quá ít ỏi để các tên lửa chặn đánh có thể phá hủy được ngay từ đầu. Còn tên lửa laser, tuy có tốc độ cao, nhưng lại không thể sử dụng trong trường hợp này, vì tầm bắn của nó chỉ khoảng 300-600 km.
    Các tên lửa dùng nhiên liệu lỏng, như hiện nay đang được Bắc Triều Tiên và Iran sản xuất, có giai đoạn phóng là 240 giây. Các loại tên lửa dùng nhiên liệu rắn còn có thời gian phóng ngắn hơn, chỉ khoảng 170 giây. Trong khi đó, các cảm biến cần 70-100 giây để thực hiện 3 nhiệm vụ, là phát hiện cuộc phóng đó, xác định xem nó có nguy hiểm hay không, và tính toán quỹ đạo bay cho tên lửa đánh chặn. Như vậy, tên lửa đánh chặn sẽ chỉ còn lại khoảng 140-170 giây để tiếp cận và phá hủy các tên lửa dùng nhiên liệu lỏng, và đối với các tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn thì chỉ còn khoảng 100 giây.
    Theo các nhà khoa học, để có thể hoàn thành nhiệm vụ, thì các tên lửa đánh chặn bố trí trên mặt đất vừa phải có tốc độ cực nhanh, đồng thời phải được đặt ở cách vị trí của tên lửa đối phương 400-1.000 km. Đồng thời, tên lửa đánh chặn phải nhanh hơn và lớn hơn mục tiêu.
    Tuy nhiên, nước Mỹ chưa bao giờ sản xuất những tên lửa đánh chặn như vậy, và thậm chí nếu họ có sản xuất được thì nó cũng không thể chặn đánh các tên lửa nhanh nhất hiện nay, là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Giới tình báo Mỹ dự đoán rằng, chỉ trong 10-15 năm nữa, cả Bắc Triều Tiên và Iran sẽ đều có loại tên lửa nhanh nhất này.
    Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, tất cả các tên lửa đánh chặn được thử nghiệm thành công trước đó cũng không thể phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương đủ sớm để đầu đạn rơi gần nơi bắn. Ngược lại, dù có bị bắn trúng thì đầu đạn của các tên lửa đạn đạo cũng sẽ rơi trên lãnh thổ Mỹ, Canada, hay một số nước láng giềng khác. Trong trường hợp những đầu đạn này mang năng lượng hạt nhân, thì chính nước Mỹ cũng sẽ khó tránh được thiệt hại.
    Cũng theo nhóm nghiên cứu, các tên lửa đánh chặn bố trí trên tàu vũ trụ, theo lý thuyết, có thể tiếp cận tên lửa đối phương trong thời gian ngắn hơn. Nhưng một hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ phải có tối thiểu khoảng 1.600 quả, mỗi quả trong đó nặng 1,2 tấn. Để phóng tổng trọng lượng này lên không trung sẽ cần một công năng lớn gấp 10 lần khả năng của Mỹ hiện nay.
    Theo Hiệp hội Vật lý Mỹ, hệ thống NMD mà Mỹ đang theo đuổi sẽ chỉ có thể chống lại các tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung, được bắn từ các tàu chiến của đối phương ở gần bờ biển nước Mỹ. Nhưng nhiệm vụ này tốt hơn cả nên giao cho hệ thống tên lửa của hải quân, nếu chúng được bố trí cách tàu chiến của đối phương khoảng 40 km.
    Tử Vi (theo Newscientist)
    Ôi! ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm
  10. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Ra-đa trên máy bay

    [​IMG]
    SBI-16 Zaslon radar ​
    Ra-đa điều khiển hoả lực đa chức năng trên máy bay được coi là một trong những thiết bị then chốt, quyết định tính năng tác chiến của máy bay. Ra-đa có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin về máy bay đối phương như vị trí; vận tốc máy bay; quy mô tốp máy bay; đặc điểm về mục tiêu khi máy bay thực hành công kích. Chính vì có vị trí quan trọng như vậy nên ra-đa điều khiển hoả lực trên máy bay còn được gọi là ''''con mắt thần kỳ diệu''''.
    Theo các chuyên gia quân sự nước ngoài, chiến tranh tương lai sẽ là cuộc chiến tranh công nghệ cao, đặc trưng bởi các cuộc tập kích đường không với các loại máy bay chiến đấu hiện đại, máy bay tàng hình, vũ khí điều khiển chính xác, cường độ chiến tranh lớn, chiến trường không phân tuyến. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh tương lai, ra-đa điều khiển hoả lực trên máy bay phải có khả năng phát hiện mục tiêu ''''tàng hình'''' từ xa, có khả năng bắt bám và điều khiển tiến công nhiều mục tiêu cùng một lúc, có khả năng chống nhiễu và khả năng ''''tàng hình''''.
    Hiện nay, quân đội nhiều nước đã đưa vào trang bị các loại tên lửa không đối không, tầm bắn từ 50 đến 150 km. Do vậy, để bảo đảm phát hiện mục tiêu ở cự ly ngoài tầm hoả lực của máy bay đối phương, la-đa điều khiển hoả lực phải đạt được cự ly tương ứng. Hơn nữa, các máy bay chiến đấu hiện nay và trong tương lai phải đối phó với nhiều chủng loại mục tiêu, kể cả máy bay tàng hình với dấu hiệu ra-đa rất thấp từ 10 đến 20 dB(đề-xi-ben). Trong môi trường tác chiến hiện đại, các máy bay chiến đấu phải hoạt động trong không gian chiến trường phức tạp với sự xuất hiện của nhiều loại mục tiêu khác nhau (bao gồm mục tiêu của ta và địch). Vì vậy, ra-đa điều khiển hoả lực trên máy bay phải có khả năng phát hiện, nhận biết, bắt bám, đồng thời điều khiển vũ khí tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng một lúc. Chiến tranh tương lai cũng là cuộc đối đầu về tác chiến điện tử. Các bên tham chiến sẽ tiến hành tác chiến điện tử ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến tranh với nhiều thủ đoạn đối kháng điện tử khác nhau. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả tác chiến của các hệ thống vũ khí trên máy bay, ra-đa điều khiển hoả lực còn phải có khả năng chống nhiễu tốt. Ngoài ra, để nâng cao khả năng sống sót cao, ra-đa điều khiển hoả lực phải có khả năng bộc lộ dấu hiệu ra-đa nhỏ, giảm xác suất bị phát hiện và chặn bắt, làm cho máy bay có thể tiếp cận mục tiêu một cách bí mật, giành quyền chủ động trong không chiến.
    Cùng với sự ra đời của nhiều loại máy bay tiêm kích, cường kích, tên lửa hành trình với nhiều tính năng ưu việt hoạt động ở tầng thấp và việc áp dụng rộng rãi chiến thuật đột phòng tầng thấp, ra-đa điều khiển hoả lực trên máy bay làm việc theo chế độ xung đốp-lơ, ra-đa mạng pha, ra-đa có độ mở tổng hợp đã được nghiên cứu phát triển. Ra-đa xung đốp-lơ trên máy bay được thiết kế chế tạo theo nguyên lý hiệu ứng đốp-lơ, có thể phát hiện tín hiệu trở về rất yếu từ mục tiêu trong môi trường phức tạp. Ra-đa xung đốp-lơ có thể thực hiện nhiều chức năng, có khả năng nhìn xuống và bắt bám đồng thời nhiều loại mục tiêu. Điển hình cho ra-đa loại này là ra-đa RDY trang bị cho máy bay Mirage 2000-5 của Pháp. RDY có cự ly nhìn lên 130 km, cự ly nhìn xuống: 80 km, có khả năng bắt bám 10 mục tiêu và điều khiển tiến công 4 mục tiêu cùng một lúc. Nhờ thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ mạch tích hợp quy mô lớn và cực lớn, công nghệ vi điện tử? thể khối của ra-đa điều khiển hoả lực trên máy bay giảm đi rất nhiều, trong khi đó, độ tin cậy không ngừng tăng lên. Việc chế tạo ra-đa điều khiển hoả lực thể khối nhỏ cũng được quân đội nhiều nước quan tâm, ví dụ I-xra-en đang phát triển ra-đa EL/M 2032; Nga phát triển ra-đa Lance, I-ta-li-a có ra-đa Grifo...
    Ngoài các hệ thống ra-đa xung đốp-lơ, quân đội các nước còn tích cực nghiên cứu chế tạo ra-đa điều khiển hoả lực hoạt động theo nguyên lý mới, Nga là nước đầu tiên đưa vào trang bị ra-đa mạng pha SBI-16 lắp trên máy bay MiG-31. SBI không chỉ có khả năng quét điện tử mà còn có khả năng hoạt động ở chế độ xung đốp-lơ, khả năng chống nhiễu và tàng hình tốt. Ra-đa mạng pha được chia thành 2 loại: có nguồn và không có nguồn. Loại có nguồn sử dụng máy thu-phát bán dẫn phân tán, tính năng tốt hơn so với loại không nguồn, song công nghệ chế tạo phức tạp, giá thành cao hơn. Tiêu biểu cho loại ra-đa không nguồn là ra-đa SBI-16 trang bị cho máy bay MiG-31 của Nga, APQ- 164 trên máy bay B-1B của Mỹ. Ngoài Nga, Mỹ, quân đội các nước Anh, Pháp, Đức cũng đang thực hiện các chương trình nghiên cứu chế tạo các hệ thống ra-đa điều khiển hoả lực trên máy bay, đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này