1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức kĩ thuật quân sự- Thông tin chung

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi fugaka, 02/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam sản xuất thành công áo giáp chống đạn​
    Đây là sản phẩm của Trung tâm Công nghệ vật liệu, Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ). Áo giáp có thể chống các loại đạn bộ binh thông dụng như K54, AK..., có trọng lượng vừa phải (2,2-5 kg), giá thành thấp hơn sản phẩm nhập mà vẫn có tính năng bảo vệ tương đương.
    Sử dụng lụa làm lót cho các tấm giáp đã được người Trung Quốc nghĩ ra từ thế kỷ thứ 6. Sau này, người ta ngày càng có nhu cầu dùng những tấm giáp che thân nhưng phải thuận tiện khi di chuyển. Người Nga lần đầu tiên dùng lụa làm tấm chắn chống đạn súng ngắn vào khoảng năm 1914, nhưng đến chiến tranh Triều Tiên, vật liệu composite chống đạn mới lần đầu tiên được sử dụng trong quân đội Mỹ ở dạng đơn giản: áo vét làm từ các tấm nylon cứng (chỉ chống được những mảnh đạn có tốc độ không cao). Đến chiến tranh Việt Nam, áo giáp của Mỹ mới chống được đạn súng trường. Tuy nhiên, loại áo này lại gây ra trở ngại rất lớn do khối lượng quá nặng của nó, lên đến 6g/cm2 (60kg/m2).
    Gần đây, một số loại áo giáp do Nga sản xuất được độn một tấm thép dày nên khá nặng, có thể tới hơn 10 kg. Hiện nay, trên thế giới đã chế tạo được cả mũ, khiên, cặp bảo vệ chống đạn. Phần lớn chúng đều được tạo từ các sợi siêu bền như cacbon, gốm, polyethylene... và vật liệu composite. Việt Nam đã nhập một số loại áo giáp của Nga, Pháp, Israel? . Tuy những chiếc áo này rất đắt, nhưng hiệu quả sử dụng không cao vì chúng được may theo kích cỡ của người phương Tây. Người Việt Nam khi mặc rất khó thực hiện các thao tác linh hoạt.
    Qua khảo sát, tiếp cận công nghệ, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Vật liệu mới (Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ), do kỹ sư Bùi Công Khê đứng đầu, bắt đầu quá trình phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật, cấu trúc sản phẩm. Năm 2002, những chiếc áo giáp chống đạn đầu tiên đã được ra đời tại Việt Nam với nhiều cấp chống đạn khác nhau, không thua kém về tính năng bảo vệ so với các sản phẩm cùng loại của Mỹ, Anh...
    Theo kỹ sư Bùi Công Khê, để chống lại được đạn, trước tiên phải hiểu cơ chế phá hủy của viên đạn. Một số viên đạn của các nước Đông Âu có lõi bằng đồng nên khả năng xuyên kém hơn so với loại bọc lõi thép của Nga đang được sử dụng ở Việt Nam và một số nước châu Á khác. Vì vậy, một số áo giáp nhập khẩu từ châu Âu nhiều khi không phát huy được tác dụng. Để chống lại lực phá mạnh của viên đạn, vật liệu chống phải ngăn chặn được sự xuyên thủng và hấp thụ được toàn bộ năng lượng động học của đạn. Với cơ chế như thế, áo giáp phải có độ giãn, độ bền và tốc độ sóng ngang trong sợi cực cao để phân tán lực từ đầu đạn ra một diện tích lớn hơn. Nhưng để có thể mặc được và cơ động trong các hoàn cảnh cần vận động thì khối lượng của áo giáp đóng vai trò quan trọng. Vì vậy vật liệu có khối lượng riêng càng nhỏ nhưng độ bền, độ giãn dài và tốc độ sóng ngang càng cao thì sẽ cho chất lượng áo giáp càng tốt.
    Các tấm áo giáp của Việt Nam đã được chế tạo chủ yếu từ các sợi Kevlar 129, Spectra 1000; Boron...
    Để làm được một chiếc áo giáp thành phẩm, phải qua nhiều công đoạn phức tạp. Cơ bản nhất là làm sao liên kết hàng trăm bó sợi để thành một thể thống nhất bền vững, sau đó qua một bể nhựa nhiệt dẻo, những tấm composite dẻo sẽ thành hình. Xếp vuông góc các tấm composite đó làm nên các lớp mỏng, ép nhiệt dán chúng lại với nhau để tạo thành một tấm gia cường - thành phần quan trọng nhất trong công năng chống đạn của áo giáp. Theo kỹ sư Bùi Công Khê, chỉ với tấm áo dệt trông dày hơn áo jean một chút, người mặc không bị đạn súng K59 sát thương. Khi thêm các tấm tăng cường, tùy từng loại sẽ bảo vệ được con người trước các loại súng bộ binh phổ biến như CKC, AK?
    Ma sát góp phần quan trọng để chống lại các tác động của đạn, do đó, cách bện sợi có vai trò đặc biệt. Nếu dệt quá chặt hoặc quá cứng, biến dạng của vật liệu sẽ bị hạn chế khi viên đạn xuyên tới nên dễ gây tác động xé rách tại điểm tập trung lực ở đầu đạn. Nhưng nếu lỏng hoặc quá mềm, đầu đạn sẽ dễ dàng đi qua bằng việc tách các lớp sợi ra. Vì vậy, áo giáp thành phẩm phải được sản xuất trong điều kiện nghiêm ngặt và có kiểm nghiệm kỹ để tránh được các sai sót này. Kỹ sư Bùi Công Khê cho biết, để tránh bề mặt sợi vật liệu quá mịn, trong quá trình va đập các sợi sẽ bị trượt (do hệ số ma sát giữa chúng thấp), nhóm nghiên cứu đã phải tìm cách làm nhám, xử lý bề mặt sợi để tăng ma sát đáp ứng nhu cầu giữ viên đạn lại.
    Các loại áo giáp chống đạn của Việt Nam đều có khối lượng vừa phải: chống K59 2,2 kg và nặng nhất là chiếc áo chống đạn AK với khối lượng 5 kg. Hiện tại, Trung tâm Công nghệ vật liệu đã chế tạo được khiên chống đạn với khối lượng chỉ khoảng 12 kg/m2, có thể chống được hầu hết các loại đạn.
    Cũng theo kỹ sư Bùi Công Khê, hiện nay, Trung tâm công nghệ vật liệu hoàn toàn có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước (khoảng 10.000 chiếc/năm) với giá thành thấp hơn nhập từ nước ngoài. Chẳng hạn, loại áo giáp binh lính Mỹ sử dụng trong chiến tranh Iraq trị giá 1.000-1.500 USD/chiếc. Sản phẩm của Việt Nam qua kiểm nghiệm có chất lượng tương đương nhưng giá thành chỉ bằng 2/3.
    [​IMG]
  2. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Thiết bị giả lập chiến đấu dành cho luyện tập​
    Xem đài DW-TV của đức có chương trình huấn luyện bộ binh trong đó các trooper được trang bị các thiết bị giả lập trên đầu súng ( súng thường và bắn đạn không đầu ) và lựu đạn ( đặc biệt mầu xanh blue ) cùng các vũ khí khác.. trên người gắn các thiết bị sensor tròn nhỏ quanh mũ và trên chân tay bụng... Các bài tập tình huống diễn ra như thường và hai bên bắn đạn ầm ầm... khi ai bị dính đạn tuỳ theo mức độ nguy hiểm do máy đo được nếu "chết" thì hệ thống nhận được thông tin và bật đèn đỏ trên thiết bị gắn trên ngực, người đó tự động bỏ mũ ra và ngồi sang một bên nghỉ xem người khác tiếp tục chiến đấu...
    Cái hệ thống đó mình thấy rất hay, tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng chiến đấu của bộ binh... mình thấy lính Đức tập luyện hoàn toàn nghiêm túc, luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng và căng thẳng như chiến đấu thực... mấy cha ''"chết rồi" ngồi chầu rìa mà cũng chăm chú theo dõi các mệnh lệnh của chỉ huy và từng bước tiến của đồng đội.... súng, lựu nổ ầm ầm, ca tút bay rào rào nhưng không có đầu đạn và mảnh vụn bay ra thôi...
    Mình mà trang bị được cái này cho bộ binh thì tốt biết mấy nhưng chắc cái đồ này không rẻ đâu
    Cái này hay ở chỗ nếu mình "chết" thì còn biết thằng nào bắn mình để còn "trả thù" trận sau...
    [​IMG]
  3. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Nâng cấp pháo phản lực bắn loạt TOS-1​
    [​IMG]
    TOS-1 khai hoả

    Văn phòng thiết kế Ôm-xcơ (Nga) đang thực hiện chương trình nâng cấp hệ thống pháo phản lực bắn loạt 220mm có tên gọi TOS-1 được đưa vào trang bị trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. TOS-1 được đặt trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 đã được cải tiến, trang bị hệ thống điều khiển hoả lực máy tính hoá, gồm 1 thiết bị đo xa la-de, có thể xác định mục tiêu với sai số 10m. Hệ thống TOS-1 nâng cấp về cơ bản vẫn giữ nguyên như kiểu ban đầu, song số lượng ống phóng giảm xuống còn 24, tầm bắn từ xa hơn đạt từ 600 mét đến 6 km. theo các chuyên gia quân sự Nga, chỉ có tầm bắn như vậy, TOS-1 mới có thể triển khai ngoài tầm của hầu hết các loại vũ khí chống tăng trên bộ hiện nay. Khối lượng chiến đấu của hệ thống TOS-1 nâng cấp là 45,3 tấn so với hệ thống cũ là 41,5 tấn.

    [​IMG]
  4. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Thiết bị tình báo tín hiệu ​

    Trong kế hoạch hiện đại hoá hệ thống tình báo tín hiệu, Đài Loan đã hướng tới việc tìm kiếm, mua sắm các thiết bị mới. Hiện nay, Đài Loan đang quan tâm đến hệ thống thông tin tình báo tín hiệu AN/MLQ-40 Prophet do hãng chế tạo các hệ thống thiết bị điện tử Ti-lan chế tạo. Đây là thiết bị được Ti-tan chuyển giao cho lục quân Mỹ nên dù muốn, Đài Loan cũng khó có thể mua được?
    Đài Loan hiện có trong trang bị hệ thống thu chặn tình báo tín hiệu và tác chiến điện tử Trailblaser. Hệ thống này được dùng để dò tìm, định vị, thu chặn và cảnh báo tín hiệu ra-di-ô trên các tần số HF-VHF-UHF. Hệ thống Trailblaser cùng với bộ AN/TSQ-138 trang bị cho các đơn vị thông tin liên lạc, truyền thông, tác chiến điện tử và tình báo tín hiệu của quân đội. Hệ thống Trailblaser đảm nhiệm việc cung cấp cho các sở chỉ huy tiền phương và hậu phương những thông tin tình báo và thông tin tác chiến, đồng thời thực hiện tiến công điện tử đối phương.
    Những thông tin về số lượng hệ thống Trailblaser mà Đài Loan đã mua của Mỹ chưa được tiết lộ. Song, lục quân Mỹ đang có kế hoạch thay thế dần dần hệ thống Trailbalser bằng các hệ thống AN/MLQ-40 Prophet. Do vậy, các hệ thống Trailblaser sẽ được Mỹ bán ra nước ngoài là đáng kể.

    [​IMG]
  5. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Máy bay tác chiến điện tử mới ​
    [​IMG]
    EA-18 airborne electronic attack

    Hãng chế tạo máy bay Bô-ing đang triển khai chương trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử trên máy bay EA-18 thế hệ mới. Cuộc thử nghiệm hệ thống đầu tiên diễn ra vào đầu năm 2003. Theo kế hoạch, sẽ có nhiều cuộc thử nghiệm tiếp theo và hoàn tất trong một vài năm tới.
    Cuộc thử nghiệm hệ thống của máy bay EA-18 lấy máy bay F/A-18F Super Honet làm cơ sở gây nhiễu. Các nhà thiết kế và chế tạo đã lắp lên trên máy bay F/A-18F Super Honet 3 giá đỡ mang thiết bị gây nhiễu ALQ-99 và hai thùng nhiên liệu, rồi cho máy bay hoạt động trên những độ cao nhất định. Với sự hỗ trợ của máy bay EA-18, máy bay F/A-18 F Super Honet vẫn bảo đảm thu được các dữ liệu âm thanh, các tín hiệu ra-đa và bảo đảm chất lượng bay cũng như hiệu quả tiến công mục tiêu của máy bay.
    Thiết bị tác chiến điện tử ALQ-99 có khả năng gây nhiễu, tiến công điện tử ra-đa và các hệ thống truyền thông của đối phương, đồng thời làm tốt vai trò bảo vệ điện tử cho máy bay. Thiết bị do hãng Bô-ing và hãng Nô-thrôp Grăm-mân cùng phối hợp thiết kế, lắp đặt cho máy bay. Máy bay tác chiến điện tử EA-18 bảo đảm khả năng cảnh giới diện rộng và khả năng yểm trợ tác chiến hiệu quả. Quân đội Mỹ đã đặt mua của các hãng chế tạo hàng loạt chiếc máy bay EA-18 ngay sau khi các cuộc thử nghiệm kiểm chứng hoàn tất để thay thế cho các máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler vào năm 2008.

    [​IMG]
  6. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Ra-đa định vị mục tiêu hoả lực​
    [​IMG][​IMG]
    Ra-đa AN/TPQ-36


    Định vị các trận địa hoả lực để tìm các biện pháp đối phó từ lâu đã được các chuyên gia quân sự và các nhà khoa học-kỹ thuật quan tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển. Trong các biện pháp kỹ thuật để định vị mục tiêu hoả lực chính xác và thường dùng là sử dụng ra-đa. Với sự ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ và vật liệu mới đã tạo ra nhiều loại ra-đa tiên tiến khiến cho việc định vị mục tiêu hoả lực nhanh chóng và chính xác hơn.
    Điển hình trong các loại ra-đa định vị mục tiêu hoả lực là hai loại ra-đa AN/TPQ-36 và 37 của hãng Hiu-ghết (Mỹ) chế tạo. Các ra-đa này đã trang bị rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên thế giới do có những tính năng ưu việt và hiệu quả sử dụng thực tiễn trên chiến trường. Ra-đa AN/TPQ-36 được chế tạo lần đầu cách đây gần 30 năm song chúng vẫn được xem là phương tiện có tính tự động hoá cao, nhanh và định vị chính xác trận địa pháo, cối và rốc-két. Còn ra-đa AN/TPQ-37 có khả năng định vị pháo và rốc-két tầm xa ngay cả khi ở ngoài tầm hiệu quả của chúng. Ra-đa AN/TPQ-37 có an-ten cố định quét tuần tự rất nhanh các búp sóng theo phương ngang tạo thành một màn ra-đa điện tử với trường quét 90 độ nên chúng chỉ cần bám theo viên đạn trong vài giây là có thể xác định được điểm bắn ban đầu. Hiện nay, các loại ra-đa này đang là đối tượng của nhiều chương trình nâng cấp, hiện đại hoá.
    Những năm qua, các nước trong khối SNG đã nỗ lực nghiên cứu phát triển và cải tiến các hệ thống ra-đa định vị mục tiêu hoả lực để trang bị cho nhu cầu của quân đội và rút ngắn khoảng cách về trình độ với các nước có nền công nghiệp quân sự phát triển như Mỹ, NATO, Nhật Bản? U-crai-na đã phát triển và trang bị cho quân đội hệ thống ra-đa định vị mục tiêu tiên tiến iskra IL-220U đầu tiên vào năm 1999. Về mặt tính năng, ra-đa Iskra IL-220U tương đương với các loại ra-đa cùng loại thế hệ mới của NATO và được thiết kế để hoạt động cùng với pháo tự hành. Tầm hoạt động của ra-đa Iskra IL-220U tới 80 km. Quân đội Nga cũng đã trang bị nhiều loại ra-đa định vị mục tiêu hoả lực mà tính năng không thua kém nhiều nước khác như ra-đa Zoopark-1 có khả năng định vị pháo ngay từ phát đạn đầu đầu tiên với xác xuất rất cao. Hiện nay, Nga đang tiến hành cải tiến ra-đa Zoopark-1 nhằm tăng hiệu quả hoạt động, với cự ly phát hiện mục tiêu xa hơn.
    Từ đầu những năm 1990, công ty công nghiệp Hoa Bắc (Trung Quốc) đã chế tạo thành công và đưa vào trang bị hệ thống ra-đa định vị mục tiêu và hiệu chỉnh pháo kiểu 704. Đây là loại ra-đa có dải quét rộng, dạng hình quạt, định vị chính xác các trận địa pháo, rốc-két ở cự ly 60 km. Ra-đa biên chế kíp trắc thủ 3 người, bố trí trên 2 xe cơ sở và sử dụng các thiết bị bảo vệ điện tử, kết cấu đơn giản, dễ vận hành, bảo dưỡng.
    Một hệ thống ra-đa định vị mục tiêu hoả lực mới được phát triển là ra-đa arthur do hãng Ê-rích-xơn chế tạo. Ra-đa Arthur sử dụng xung đốp-lơ hoạt động ở dải băng C, an-ten mạng pha. Toàn bộ hệ thống bao gồm cả các trạm làm việc của trắc thủ, khối xử lý tín hiệu, truyền tin, dẫn đường và máy phát điện đều được lắp trên một xe. Ra-đa Arthur phát hiện được tới 100 mục tiêu trong thời gian khoảng một phút và có khả năng phân loại các mục tiêu hoả lực là cối, pháo hay rốc-két. Ra-đa Arthur đã được trang bị cho quân đội Thuỵ Điển và Na-Uy.
    Những năm gần đây, ba nước Pháp, Đức và Anh cùng chung triển khai chương trình phát triển ra-đa phản pháo Cobra. Đây là hệ ra-đa đã chiến kết hợp với an-ten mạng pha chủ động, phát hiện và định vị 40 trận địa pháo ổ cự ly tối đa 40 km, trong thời gian dưới 120 giây, đồng thời cung cấp đầy đủ các số liệu để hiệu chỉnh hoả lực cho pháo binh phản pháo đối phương. Ra-đa Cobra còn có khả năng tích hợp với các hệ thống chỉ huy-kiểm soát-truyền thông-tình báo và máy tính (C3IC), do đó, nó tích hợp được với hệ thống tự động hoá chỉ huy Atlas của Pháp, Adler của Đức và Bates của Anh. Ra-đa Cobra còn được thiết kế để mang trong các con-ten-nơ, lắp trên các khung xe khác nhau và có hệ thống bảo vệ điện tử tiên tiến cùng với hệ thống phòng hộ NBC (hạt nhân, sinh học, hoá học).
    Để tránh sự phát hiện và định vị nguồn phát của đối phương, các ra-đa định vị mục tiêu ho lực đã được nghiên cứu thiết kế rất nhỏ, gọn và khả năng cơ động cao. Ra-đa thường đặt trên các khung gầm xe cơ sở nên hoạt động tốt trên nhiều loại địa hình, triển khai tác chiến nhanh và dải chuyển mau lẹ. Phần lớn các ra-đa định vị mục tiêu hoả lực tiên tiến đều lắp an-ten mạng pha nên khi ra-đa hoạt động đối phương rất khó phát hiện?

    [​IMG]
  7. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Ra-đa xung Đốp-lơ tiên tiến
    Hãng công nghiệp điện tử quân sự Mê-tơ-rích (Thụy Điển) đã phát triển hoàn thiện và xuất khẩu cho quân đội một số nước trên thế giới các loại ra-đa tiên tiến, chất lượng cao. Các ra-đa mới được thiết kế trên cơ sở nguyên lý hoạt động 3 chiều, sử dụng xung đốp-lơ và lắp các phần mềm kiểm soát hiện đại.
    Điển hình trong việc phát triển ra-đa của hãng Mê-tơ-rích là ra-đa ba chiều AN/FPQ-11.Thực chất, đây là ra-đa phát triển trên cơ sở các ra-đa phát hiện mục tiêu tầm xa sản xuất từ những năm 1960. Tuy nhiên, ra-đa AN/FPQ-11 đã được lắp đặt các phần mềm tích hợp và qua hoạt động thử nghiệm cho thấy khả năng tác chiến của ra-đa rất cao.
    Hãng Mê-tơ-rích cũng mới chuyển giao cho quân đội Thụy Điển thế hệ ra-đa giám sát không-biển đa chức năng xung đốp-lơ có tần số thay đổi Peregrine. Ra-đa này có khả năng theo dõi đồng thời hơn 100 mục tiêu trên không và trên biển. Ra-đa Peregrine sử dụng bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao (DSP) cho bộ chỉ thị mục tiêu di động (MTI) và có thiết bị nén xung số. Ra-đa có khả năng kháng nhiễu cao, đối phó hiệu quả với lực lượng tác chiến điện tử đối phương.
    Các ra-đa mới nằm trong chương trình phát triển của hãng Mê-tơ-rích còn có ra-đa cho pháo phòng không, ra-đa cho tên lửa phòng không, ra-đa báo động sớm, ra-đa kiểm soát-đánh chặn lắp trên máy bay và ra-đa sục sạo mục tiêu tầm cao. Hãng Mê-tơ-rích còn phát triển các thiết bị đồng bộ cho ra-đa thế hệ mới và thiết bị mô phỏng đa năng phục vụ huấn luyện trắc thủ thao tác, điều khiển, nhất là trong các tình huống đối phó tác chiến điển tử.

    [​IMG]
  8. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Tên lửa đối không của các nước
    [​IMG]
    AIM-120 AMRAAM Slammer

    AIM-120 là loại tên lửa tầm xa nổi tiếng của Mỹ thường lắp trên máy bay F16 đang cải tiến sẽ có giá 300 ngàn USD/quả. AIM-120 khiến đối phương lo ngại tuy nhiên nó đã phải đứng sau loại METEOR do nhiều hãng hợp tác chế tạo. Nó có hệ thống dẫn đường nhiều giai đoạn, tốc độ 4M, tầm xa trên 100km. Hiện loại tên lửa đối không tầm trung của châu Âu là MBĐA Mica-'''', có trọng lượng 112kg, sử dụng động cơ véc-tơ đẩy có đầu tìm ảnh hồng ngoại bước sóng đốp-le, một đầu ra-đa tích cực, tầm tối đa 50km, gần chục nước đã sử dụng loại tên lửa này.
    Quân đội I-xra-en có loại DERBY trọng lượng 18kg, có đầu tìm ra-đa tích cực, có khả năng khóa mục tiêu trước và cả sau khi bắn.
    Quân đội Nga có tên lửa tầm trung thông dụng lắp trên máy bay SU-30MKL, Mig-29, Su-37... Có trọng lượng 175kg, tầm tối đa 100km, sử dụng phương thức dẫn đường 3 giai đoạn. Giai đoạn cuốn dẫn bằng ra-đa tích cực. Hiện loại tên lửa lực đẩy phản lực dòng thẳng RVV-EA-DD trọng lượng 225kg đang được phát triển để đạt cự ly bắn xa 160km.
    Tên lửa không chiến tầm gần thế hệ 3 có tên AIM-9L/M bắn mục tiêu từ luồng phụt máy bay đối phương (hồng ngoại) cho phép bắn mọi góc độ. Mỹ và một số nước sử dụng loại này bởi nó có đầu tìm ảnh, có thể phân biệt được pháo sáng, tiến công vào phần chọn trước của mục tiêu.
    Nga có loại tầm ngắm R-37 (tên NATO AA-11) có trọng lượng 105kg tầm tối đa 30km, hạng xuất khẩu (có ngòi nổ la-de, có khả năng bắn mục tiêu ngoài trục 120 độ, tầm 40km. Nó còn được sử dụng bắn ở bán cầu sau trong từng trường hợp bị máy bay đối phương bám đuôi.
    Tên lửa trên không bắn hồng la-de siêu tốc của Nga RBP-9M. 121 VIKHR được sử dụng bắn máy bay (và cả xe tăng). Nó được lắp trên trực thăng họ ML và KA.
    37 quân binh chủng (tính chung các nước) trên thế giới đã mua tên lửa MBDA Mistral trọng lượng 19kg, lắp trên máy bay trực thăng TIGER và GAZELLES nhằm tác chiến trên không, hỗ trợ bộ binh.
    Lục quân Anh trang bị tên lửa đối không STARSTREAL trang bị cho máy bay trực thăng WAH-64D. Tên lửa có tốc độ siêu âm tung ra 3 đầu đạn xuyên giáp dẫn bằng la-de.

    [​IMG]
  9. fugaka

    fugaka Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    3
    Trinh sát chiến lược và chiến thuật của Mỹ trong chiến tranh chống I-rắc

    Để triệt phá các cơ sở của I-rắc, Mỹ đã sử dụng lực lượng trinh sát chiến lược đa dạng. Trong thời gian chiến tranh có 3 vệ tinh trinh sát chụp ảnh quang học KEYHOLE và 3 vệ tinh LACROSSE mỗi ngày bay trên bầu trời I-rắc 12 lần.
    Trong chiến tranh, tại đây, mỗi ngày đội quân kỹ thuật có 33.500 người thường trực trên 36 trạm thông tin bố trí trên khắp các quốc gia có căn cứ Mỹ.
    Chín ngày trước khi nổ ra chiến tranh, Mỹ đã phóng thêm vệ tinh trị giá 200 triệu USD tăng cường cho hệ GPS. Các thông số về tọa độ mục tiêu được tích hợp, phân luồng cho tới từng xe tăng, máy bay và các sở chỉ huy để chỉ dẫn hành quân tới các mục tiêu, phòng tránh và đánh trả ở thế có lợi.
    Trinh sát chiến thuật trên chiến trường, suốt thời gian chiến tranh Mỹ-Anh đã sử dụng các máy bay trinh sát chiến thuật như EC-130J, Hercule chiến trường. Đặc biệt máy bay không người lái được Mỹ sử dụng, nhằm giảm tổn thất về người. Có tới 60 máy bay không người lái H U NTER đã cải tiến mang tên lửa Stinger và HellFire, điều khiển bằng la-de, nhằm trinh sát và tiêu diệt mục tiêu.

    [​IMG]
  10. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Phiến quân Chechnya dùng tên lửa hạ trực thăng Nga
    Chiếc Mi-8 của quân đội đã bị bắn rơi hôm qua, trong khi nó đang chuẩn bị hạ cánh tại một khu vực đồi núi hiểm trở gần làng Dyshne-Vedeno, phía đông nam nước cộng hoà ly khai. 3 binh sĩ trên khoang thiệt mạng.
    [​IMG]
    Trực thăng quân đội Nga thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công của lực lượng phiến quân kể từ khi cuộc xung đột giữa lính liên bang và chiến binh đòi ly khai bùng nổ tháng 10/1999.
    Được RandomWalker sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 08/08/2003

Chia sẻ trang này