1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Lạng Sơn: BỨC TƯỢNG LẠ TRÊN NÚI

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi anhtrainamcao, 26/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lotus_bg

    lotus_bg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0

    tbáo: Ngày mai 6h15 bắt đầu xuất phát đi HCanh - Hồ Đại Lải.

    Lotus đã tham gia với box LS được 1/2 năm rùi, nhưng có lẽ chưa có dịp nào đi off cùng, cho nên chưa biết mặt các memb LS ở hà nội này, để rủ đi chơi HCANH- HO DAI LAI , (kh: chủ nhật (22/05/05)) giao lưu với các memb bên box KBC _ quê gốc của lotus)

    hiihi Các memb tham gia cùng cho vui nha !!! ( ah ..lotus xin mạo muội làm "HDV" cho các bạn bên box LS nè.)
    http://webdulich.com/index.php?act=area_link&act2=article_detail&category_id=1&pro_id=61&category_sub_id=57&article_id=17003
    http://webdulich.com/index.php?act=area_link&act2=article_detail&category_id=1&pro_id=61&category_sub_id=57&article_id=17397

    go go go...bắc giang- hà nội- sài gòn- nha trang- dà lạt- pháp- ai cập-....và ton coeur???
  2. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    ui trùi, thế mà không nhắn cho shoneti một tiếng... chán quá
  3. shoneti

    shoneti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2004
    Bài viết:
    2.547
    Đã được thích:
    0
    ui trùi, thế mà không nhắn cho shoneti một tiếng... chán quá
  4. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Xét xử vụ buôn lậu lớn nhất miền Bắc
    Sáng 21/4, tại TAND tỉnh Lạng Sơn, 3 lãnh đạo trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt cùng 10 lái xe và 25 bị cáo khác đã hầu tòa. Các đối tượng buôn lậu đã công khai đưa hàng từ biên giới Trung Quốc về Việt Nam trước mặt lực lượng hải quan và bộ đội biên phòng quản lý địa bàn.

    Cuối năm 2001, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an mật phục, bắt quả tang 7 ôtô chất đầy linh kiện, phụ tùng xe máy Trung Quốc đang di chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội. Toàn bộ lô hàng không có hóa đơn chứng từ... Đêm 16 rạng sáng 17/6/2002, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện 23 ôtô vận chuyển hàng lậu.
    Các lái xe khai, hàng được lấy tại khu vực Hang Dơi (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) và người thuê chở là Đặng Xuân Thanh cùng Nguyễn Đình Tuấn... Đến mỗi khu vực lại có một "hoa tiêu" dẫn đường cho tài xế. Theo thỏa thuận, địa điểm dỡ hàng là một số điểm lắp ráp xe máy ở Hà Nội và Hưng Yên... Từ manh mối này, một đường dây buôn lậu quy mô lớn nhất miền Bắc đã bị phanh phui. Một trong những chủ hàng là anh em Nguyễn Văn Trường - Nguyễn Văn Chiến. Chỉ trong vòng 1 năm (4/2001 - 4/2002), họ đã tổ chức buôn lậu gần 2.400 điều hòa nhiệt độ, gần 4.500 đầu đĩa và nhiều mặt hàng khác. Tổng giá trị gần 11 tỷ đồng. Công việc vận chuyển, 2 anh em Trường giao phó cho Đặng Xuân Thanh tổ chức. Thanh phân công theo từng tổ với sự phân chia rất chuyên nghiệp: tổ nhận hàng tại Trung Quốc, tổ vận chuyển về Việt Nam tập kết tại kho bãi hoặc khu vực Hang Dơi, tổ ghi hàng, tổ trông coi - bốc xếp vào kho, tổ cảnh giới. Việc vận chuyển hàng của Thanh khi cao điểm có tới 20-30 ôtô di chuyển từ Hang Dơi về Lạng Sơn rồi tỏa đi các nơi khác. Thời gian hoạt động của tổ chức này chủ yếu vào ban đêm, bắt đầu từ 22h đến sáng hôm sau. Hàng cồng kềnh, đắt tiền thường được chuyển đi trước. Các đệ tử của Thanh còn được trang bị bộ đàm để liên lạc, chỉ đạo chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện.
    Để vận chuyển hàng trót lọt, các đối tượng bị bắt khai thường xuyên phải chi tiền lót tay cho nhân viên ở Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt đóng ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Tùy mỗi chuyến hàng, khi ít 200.000 đồng/xe, nhiều 1.000.000 đồng/xe. Đến trạm, ôtô dừng lại, nhân viên ra kiểm tra xem chở hàng gì rồi ghi vào mảnh giấy nhỏ đưa cho tài xế (hoặc chủ hàng) mang vào trạm đưa cho cán bộ trực. Lúc này, giá tiền "làm luật" được thông báo. Nộp xong, nhân viên thu tiền xé đôi mảnh giấy, giao một nửa cho tài xế để trình với nhân viên gác barie. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định đây là lời khai 1 phía, chưa đủ căn cứ kết luận. Nhưng trách nhiệm để lọt hàng lậu thuộc về cán bộ phụ trách trạm Dốc Quýt.

    Cơ quan điều tra đánh giá, về mặt hình thức, Thanh không phải là chủ hàng vì không bỏ tiền mà chỉ cầm đầu đường dây vận chuyển. Nhưng Thanh biết đó là hàng Trung Quốc nhập lậu nên đủ cơ sở kết luận đối tượng và những trường hợp khác là đồng phạm buôn lậu với vai trò chủ mưu tổ chức vận chuyển. Hành vi của Thanh diễn ra trong thời gian dài, đưa trái phép lượng lớn hàng hóa vào Việt Nam. Vì lẽ đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Đặng Xuân Thanh, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Văn Chiến và 24 người khác về tội buôn lậu. Trưởng trạm kiểm sát liên ngành Dốc Quýt Nguyễn Tiến Hảo cùng 2 cấp phó Lương Minh Huấn, Nguyễn Quang Minh và cán bộ quản lý thị trường Bùi Trí Vinh bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 7 đối tượng khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong 38 bị cáo hầu tòa có 10 người là lái xe.
    Liên quan trách nhiệm để xảy ra tình trạng buôn lậu ngang nghiên trên địa bàn, cơ quan điều tra cho rằng, chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự một số cán bộ Đội chống thất thu của tỉnh Lạng Sơn, Công an huyện Văn Lãng và cán bộ chi cục hải quan Cốc Nam... Theo lời khai của Đặng Xuân Thanh, để làm ăn trót lọt ở khu vực Hang Dơi, Thanh phải đưa hối lộ một số cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu Tân Thanh. Hằng ngày vẫn có chiến sĩ tuần tra tại khu vực Hang Dơi nhưng hoạt động buôn bán hàng hóa bất hợp pháp vẫn diễn ra tấp nập. Lực lượng biên phòng ở đây không hề có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
    Trong quá trình điều tra, Bộ Công an giao phần liên quan bộ đội biên phòng cho cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. Những trường hợp này sau đó đã bị xử lý hành chính nội bộ.
    Anh Thư(Vnexpress)
  5. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Xét xử vụ buôn lậu lớn nhất miền Bắc
    Sáng 21/4, tại TAND tỉnh Lạng Sơn, 3 lãnh đạo trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt cùng 10 lái xe và 25 bị cáo khác đã hầu tòa. Các đối tượng buôn lậu đã công khai đưa hàng từ biên giới Trung Quốc về Việt Nam trước mặt lực lượng hải quan và bộ đội biên phòng quản lý địa bàn.

    Cuối năm 2001, Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an mật phục, bắt quả tang 7 ôtô chất đầy linh kiện, phụ tùng xe máy Trung Quốc đang di chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội. Toàn bộ lô hàng không có hóa đơn chứng từ... Đêm 16 rạng sáng 17/6/2002, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện 23 ôtô vận chuyển hàng lậu.
    Các lái xe khai, hàng được lấy tại khu vực Hang Dơi (xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) và người thuê chở là Đặng Xuân Thanh cùng Nguyễn Đình Tuấn... Đến mỗi khu vực lại có một "hoa tiêu" dẫn đường cho tài xế. Theo thỏa thuận, địa điểm dỡ hàng là một số điểm lắp ráp xe máy ở Hà Nội và Hưng Yên... Từ manh mối này, một đường dây buôn lậu quy mô lớn nhất miền Bắc đã bị phanh phui. Một trong những chủ hàng là anh em Nguyễn Văn Trường - Nguyễn Văn Chiến. Chỉ trong vòng 1 năm (4/2001 - 4/2002), họ đã tổ chức buôn lậu gần 2.400 điều hòa nhiệt độ, gần 4.500 đầu đĩa và nhiều mặt hàng khác. Tổng giá trị gần 11 tỷ đồng. Công việc vận chuyển, 2 anh em Trường giao phó cho Đặng Xuân Thanh tổ chức. Thanh phân công theo từng tổ với sự phân chia rất chuyên nghiệp: tổ nhận hàng tại Trung Quốc, tổ vận chuyển về Việt Nam tập kết tại kho bãi hoặc khu vực Hang Dơi, tổ ghi hàng, tổ trông coi - bốc xếp vào kho, tổ cảnh giới. Việc vận chuyển hàng của Thanh khi cao điểm có tới 20-30 ôtô di chuyển từ Hang Dơi về Lạng Sơn rồi tỏa đi các nơi khác. Thời gian hoạt động của tổ chức này chủ yếu vào ban đêm, bắt đầu từ 22h đến sáng hôm sau. Hàng cồng kềnh, đắt tiền thường được chuyển đi trước. Các đệ tử của Thanh còn được trang bị bộ đàm để liên lạc, chỉ đạo chống đối lực lượng chức năng khi bị phát hiện.
    Để vận chuyển hàng trót lọt, các đối tượng bị bắt khai thường xuyên phải chi tiền lót tay cho nhân viên ở Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt đóng ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Tùy mỗi chuyến hàng, khi ít 200.000 đồng/xe, nhiều 1.000.000 đồng/xe. Đến trạm, ôtô dừng lại, nhân viên ra kiểm tra xem chở hàng gì rồi ghi vào mảnh giấy nhỏ đưa cho tài xế (hoặc chủ hàng) mang vào trạm đưa cho cán bộ trực. Lúc này, giá tiền "làm luật" được thông báo. Nộp xong, nhân viên thu tiền xé đôi mảnh giấy, giao một nửa cho tài xế để trình với nhân viên gác barie. Tuy nhiên, cơ quan điều tra xác định đây là lời khai 1 phía, chưa đủ căn cứ kết luận. Nhưng trách nhiệm để lọt hàng lậu thuộc về cán bộ phụ trách trạm Dốc Quýt.

    Cơ quan điều tra đánh giá, về mặt hình thức, Thanh không phải là chủ hàng vì không bỏ tiền mà chỉ cầm đầu đường dây vận chuyển. Nhưng Thanh biết đó là hàng Trung Quốc nhập lậu nên đủ cơ sở kết luận đối tượng và những trường hợp khác là đồng phạm buôn lậu với vai trò chủ mưu tổ chức vận chuyển. Hành vi của Thanh diễn ra trong thời gian dài, đưa trái phép lượng lớn hàng hóa vào Việt Nam. Vì lẽ đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Đặng Xuân Thanh, Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Văn Chiến và 24 người khác về tội buôn lậu. Trưởng trạm kiểm sát liên ngành Dốc Quýt Nguyễn Tiến Hảo cùng 2 cấp phó Lương Minh Huấn, Nguyễn Quang Minh và cán bộ quản lý thị trường Bùi Trí Vinh bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. 7 đối tượng khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong 38 bị cáo hầu tòa có 10 người là lái xe.
    Liên quan trách nhiệm để xảy ra tình trạng buôn lậu ngang nghiên trên địa bàn, cơ quan điều tra cho rằng, chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự một số cán bộ Đội chống thất thu của tỉnh Lạng Sơn, Công an huyện Văn Lãng và cán bộ chi cục hải quan Cốc Nam... Theo lời khai của Đặng Xuân Thanh, để làm ăn trót lọt ở khu vực Hang Dơi, Thanh phải đưa hối lộ một số cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu Tân Thanh. Hằng ngày vẫn có chiến sĩ tuần tra tại khu vực Hang Dơi nhưng hoạt động buôn bán hàng hóa bất hợp pháp vẫn diễn ra tấp nập. Lực lượng biên phòng ở đây không hề có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.
    Trong quá trình điều tra, Bộ Công an giao phần liên quan bộ đội biên phòng cho cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. Những trường hợp này sau đó đã bị xử lý hành chính nội bộ.
    Anh Thư(Vnexpress)
  6. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cán bộ tiếp tay vụ buôn lậu Hang Dơi được hưởng tù treo

    Sáng 20/5, kết thúc phiên xử vụ buôn lậu lớn nhất miền Bắc tại Hang Dơi (Lạng Sơn) với 24 bị cáo, TAND tỉnh tuyên mức án tù giam dành cho các cửu vạn bị kết tội buôn lậu. Còn chủ hàng, cán bộ Trạm kiểm soát Dốc Quýt được hưởng tù treo.
    Theo bản án, hai đầu nậu tổ chức vận chuyển hàng lậu là Đặng Xuân Thanh - Nguyễn Văn Trường mỗi người nhận hình phạt cao nhất - 17 năm tù. Cùng tội danh buôn lậu, Đặng Xuân Tín 13 năm, Đặng Xuân Kiệm 14 năm, Đặng Xuân Nhiệm 12 năm, Nguyễn Công Nguyên 12 năm, Nguyễn Văn Chiến 14 năm tù...
    Còn lại các chủ hàng và người chở hàng bằng ôtô chỉ bị phạt tù 2-3 năm nhưng cho hưởng án treo. Đó là Vũ Thị Giang, Đinh Thị Ngoan, Nghiêm Quang Minh, Nguyễn Thành Trung... Một số người khác nhận án tù đúng bằng thời hạn tạm giam nên được trả tự do. Đặc biệt, nhóm các quan chức ở Trạm Kiểm soát liên ngành Dốc Quýt phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều được tòa tuyên án tù treo từ 18 tháng đến 3 năm. Trong đó, trưởng trạm Nguyễn Tiến Hảo 3 năm, hai trạm phó Lương Minh Huấn - Nguyễn Quang Minh bị tuyên 18 và 24 tháng...
    Trong quá trình xét xử, luật sư tham gia tranh tụng đòi hỏi phải có sự công bằng trong xử lý pháp luật giữa một số đơn vị làm công tác chống buôn lậu ở Lạng Sơn với các công ty tham gia tiêu thụ hàng lậu mà các bị cáo đã khai. Nhưng TAND tỉnh Lạng Sơn không đề cập mà chỉ xem xét những vấn đề nêu trong cáo trạng.
    Trong 1 năm, đường dây đã tổ chức buôn lậu gần 2.400 điều hòa nhiệt độ, gần 4.500 đầu đĩa và nhiều mặt hàng khác. Tổng giá trị gần 11 tỷ đồng. Mỗi chuyến hàng trót lọt, chi tiền lót tay cho nhân viên ở Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt 200.000-1.000.000 đồng/ôtô.
    (Theo Tiền Phong, Thanh Niên)
  7. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Cán bộ tiếp tay vụ buôn lậu Hang Dơi được hưởng tù treo

    Sáng 20/5, kết thúc phiên xử vụ buôn lậu lớn nhất miền Bắc tại Hang Dơi (Lạng Sơn) với 24 bị cáo, TAND tỉnh tuyên mức án tù giam dành cho các cửu vạn bị kết tội buôn lậu. Còn chủ hàng, cán bộ Trạm kiểm soát Dốc Quýt được hưởng tù treo.
    Theo bản án, hai đầu nậu tổ chức vận chuyển hàng lậu là Đặng Xuân Thanh - Nguyễn Văn Trường mỗi người nhận hình phạt cao nhất - 17 năm tù. Cùng tội danh buôn lậu, Đặng Xuân Tín 13 năm, Đặng Xuân Kiệm 14 năm, Đặng Xuân Nhiệm 12 năm, Nguyễn Công Nguyên 12 năm, Nguyễn Văn Chiến 14 năm tù...
    Còn lại các chủ hàng và người chở hàng bằng ôtô chỉ bị phạt tù 2-3 năm nhưng cho hưởng án treo. Đó là Vũ Thị Giang, Đinh Thị Ngoan, Nghiêm Quang Minh, Nguyễn Thành Trung... Một số người khác nhận án tù đúng bằng thời hạn tạm giam nên được trả tự do. Đặc biệt, nhóm các quan chức ở Trạm Kiểm soát liên ngành Dốc Quýt phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đều được tòa tuyên án tù treo từ 18 tháng đến 3 năm. Trong đó, trưởng trạm Nguyễn Tiến Hảo 3 năm, hai trạm phó Lương Minh Huấn - Nguyễn Quang Minh bị tuyên 18 và 24 tháng...
    Trong quá trình xét xử, luật sư tham gia tranh tụng đòi hỏi phải có sự công bằng trong xử lý pháp luật giữa một số đơn vị làm công tác chống buôn lậu ở Lạng Sơn với các công ty tham gia tiêu thụ hàng lậu mà các bị cáo đã khai. Nhưng TAND tỉnh Lạng Sơn không đề cập mà chỉ xem xét những vấn đề nêu trong cáo trạng.
    Trong 1 năm, đường dây đã tổ chức buôn lậu gần 2.400 điều hòa nhiệt độ, gần 4.500 đầu đĩa và nhiều mặt hàng khác. Tổng giá trị gần 11 tỷ đồng. Mỗi chuyến hàng trót lọt, chi tiền lót tay cho nhân viên ở Trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt 200.000-1.000.000 đồng/ôtô.
    (Theo Tiền Phong, Thanh Niên)
  8. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thứ ba, 21/6/2005, 09:52 GMT+7

    Thẻ bảo hiểm y tế điện tử lần đầu thử nghiệm tại VN

    Lạng Sơn là địa phương thực hiện thí điểm dự án của Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam với số vốn 500 nghìn USD do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ.
    Có kích cỡ giống hệt với một một chiếc thẻ ATM hay Master card, thẻ bảo hiểm y tế được gắn thêm một chip điện tử với chức năng lưu giữ toàn bộ thông tin cá nhân của mỗi chủ thẻ như ảnh, vân tay, hồ sơ bệnh án... Còn trên bề mặt thẻ lưu giữ những thông tin như: số thẻ, họ và tên chủ thẻ, năm sinh, nơi cư trú, nơi đăng ký khám chữa bệnh, giới tính... giống hệt như một chiếc thẻ bảo hiểm y tế thông thường bằng giấy. Việc sản xuất thẻ do tập đoàn Marubenni (Nhật Bản) đảm nhận. Giá trị của mỗi chiếc thẻ bảo hiểm y tế điện tử là 1 USD.
    "Vì chương trình mới thực hiện thí điểm tại Lạng Sơn nên nếu người bệnh đi khám tại các địa phương khác, tính năng điện tử sẽ không thể phát huy được. Chúng tôi đã thiết kế để chiếc thẻ này có thể dùng song song cả hai chức năng là thẻ điện tử và thẻ giấy thông thường", ông Phạm Chương Dương, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin của Bảo hiểm Xã hội VN, giải thích.
    Theo ông Dương, việc lưu giữ đồng thời cả ảnh và vân tay của mỗi người là rất cần thiết để không bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm điện tử sẽ được sử dụng vĩnh viễn nên gương mặt mỗi người có thể thay đổi theo thời gian. Khi đó, người ta sẽ phải dùng đến đặc điểm nhận dạng sinh học là vân tay.
    "Việc làm giả thẻ cũng như xâm nhập vào hệ thống phần mềm quản lý là rất khó xảy ra", ông Phạm Chương Dương cho biết. "Trên mỗi chiếc thẻ có mật mã riêng của chủ thẻ. Nếu có làm giả được thẻ thì cũng không có mật mã để vào hệ thống. Mức độ an toàn của chiếc thẻ là rất cao".
    Trong các ngày mùng 7-8/6, đã có 700 cán bộ hưu trí của tỉnh Lạng Sơn được chụp ảnh và lấy dấu tay để làm thẻ. Hiện, Trung tâm công nghệ thông tin Bảo hiểm xã hội VN đang tiến hành trộn dữ liệu và ghép những thông tin về sức khoẻ hoặc bệnh án của mỗi người để nạp vào thẻ điện tử. Dự kiến, đến hết tháng 7 tới, các điều kiện kỹ thuật sẽ được thông qua để Lạng Sơn có thể "chạy" thử nghiệm hệ thống khám chữa bệnh với thẻ bảo hiểm y tế điện tử. "Dự án này sẽ kéo dài trong 2 năm. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ hoàn thành nó trước thời hạn", ông Dương khẳng định.
    Ông Dương cho biết việc chọn Lạng Sơn để thực hiện thí điểm là vì địa phương này có các yếu tố về dân số và mức chi tiêu phù hợp với các điều kiện của dự án. Hiện, trên thế giới có rất ít quốc gia có thể làm thẻ bảo hiểm y tế điện tử vì việc quản lý không tập trung, cơ quan bảo hiểm y tế có cả của nhà nước và tư nhân nên không thể thống nhất dùng một loại thẻ. Việt Nam thì đơn giản hơn vì chỉ có Nhà nước làm bảo hiểm. "Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của chúng ta là nhiều người lớn tuổi hoặc dân chúng ở vùng sâu chưa làm quen với các phương tiện hiện đại. Thậm chí, họ sẽ gặp nhiều phiền toái nếu làm mất thẻ", Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin Bảo hiểm Xã hội VN bày tỏ.
    Nguyễn Hằng

  9. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thứ ba, 21/6/2005, 17:15 GMT+7

    Thêm một cán bộ hải quan Tân Thanh bị phạt 3 năm tù
    Khi vụ án nhận hối lộ của lãnh đạo và nhân viên hải quan Tân Thanh bị phanh phui, Trần Xuân Mậu lập tức bỏ nhà, cơ quan đi trốn. Ngày 20/6, TAND tỉnh Lạng Sơn đã mở phiên sơ thẩm xét xử nguyên cán bộ hải quan Trịnh Xuân Mậu.
    Sau hơn 2 năm lẩn trốn, cuối tháng 11/2004 Trần Xuân Mậu đến trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đầu thú.
    TAND tỉnh Lạng Sơn kết luận, Trần Xuân Mậu được nhận trên 100 triệu đồng hối lộ của những người buôn lậu qua cửa khẩu Tân Thanh. Mậu còn trực tiếp tham gia đếm và chia tiền thu lời bất chính cho các nhân viên hải quan khác.
    Trước toà, bị cáo thành khẩn khai báo nhận tội; thông báo đã nộp 130 triệu đồng tiền bồi hoàn cho Nhà nước. HĐXX tuyên phạt Trần Xuân Mậu 3 năm tù giam và buộc nộp hơn 160 triệu đồng thu bất chính.
    Tháng 2-3/2004, vụ tiêu cực tại cửa khẩu Tân Thanh được đưa ra xét xử sơ thẩm với 36 bị cáo, trong đó có 27 người là cán bộ hải quan. Người từng giữ chức cao nhất là Bế Ngọc Trình (nguyên cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn) nhận 5 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
    (Theo Tiền Phong)
    Theo dòng sự kiện:

  10. pirimidin

    pirimidin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    thạt đáng tự hào về kết quả thi HSg cấp Qg của tỉnh mình năm nay,chúng ta đứng thứ 7 bảng B về số giải và thứ 2 về chất lưộng giải.năm nay đưọc 43 giải,trong đó có 2 giải Nhất môn Háo học và 1 giải Nhất môn vật Lý
    THPT chuyên chu văn an35 giải
    THPT hũu lũng 5 giải
    THPT chi lăng A 2 giải
    THPT việt bắc 1 giải
    còn các thông tin chi tiết ,có gì em sẽ cập nhật thêm

Chia sẻ trang này