1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức Lạng Sơn: BỨC TƯỢNG LẠ TRÊN NÚI

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi anhtrainamcao, 26/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thứ tư, 20/7/2005, 15:17 GMT+7

    3 con bạc bị gãy chân khi trốn công an
    http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2005/07/3B9E04C4/

    Rạng sáng 19/7, Công an Lạng Sơn đồng loạt khám xét ngôi nhà số 82 khu Cốc Nam, huyện Văn Lãng. 20 người đang đánh bạc bị bắt với gần 400 triệu đồng tang vật (chủ yếu là nhân dân tệ). Đây là những tay sát phạt đỏ đen khét tiếng ở Hà Nội, Hưng Yên và Lạng Sơn.
    Chủ căn hộ là Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn Thiết) sinh năm 1968.
    Khi lực lượng chức năng khám xét phòng ở tầng 2, nhiều con bạc đã liều mình bu bám sang nhà bên cạnh hoặc nhảy xuống tầng một hòng thoát thân. 3 người bị thương nặng, gãy chân phải đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
    Theo cơ quan điều tra, số tiền mà con bạc vứt xuống đất hòng ?otẩu tán" rất nhiều, nhưng công an chỉ thu được 45 tờ tiền, mệnh giá 100 nhân dân tệ.
    (Theo Tiền Phong)

  2. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Thứ ba, 26/7/2005, 10:12 GMT+7

    Cửu vạn ''nhí''
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/07/3B9E0787/

    Còng tấm lưng nhỏ bé để vác hàng.
    Ngoài việc vác hàng lậu, những cửu vạn ?onhí? trên Lạng Sơn còn có nhiệm vụ ?ocản địa?, tức là lao vào ôm chân cán bộ quản lý thị trường để các cửu vạn khác tẩu tán hàng.
    Vừa thấy bóng ôtô mang biển xanh (cơ quan chức năng), các bộ đàm của đầu nậu hoạt động hết công suất. Những bao hàng đang được vận chuyển lên xe máy vội vã tháo xuống, loáng một cái đã mất tăm.
    Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2 bảo, bây giờ mình mà vào chân núi là "ăn" đá ngay. Tuy Hang Dơi hiểm trở với các mỏm núi chông chênh nguy hiểm, nhưng cửu vạn vẫn vác hàng thoăn thoắt như vận động viên leo núi. Vì là giữa trưa nên mọi hoạt động ở đây diễn ra khá nhộn nhịp và gấp gáp.
    Trong đám cửu vạn đứng tản mát ở bìa rừng, có nhiều trẻ em với gương mặt đen nhẻm, ngổ ngáo. Quay lại bìa rừng đã thấy 4-5 đứa trẻ ngồi trên xe đạp trực sẵn, chỉ đợi "hàng" xuống núi là chở đi ngay.
    Tuất, 15 tuổi, một cửu vạn "nhí" đã một lần bị tịch thu ***g gà ở huyện Cao Lộc, cho biết cả nhà kiếm sống bằng nghề cửu vạn ở vùng biên này. Khi thì Tuất vận chuyển gà, lúc thì vài cục hàng nhỏ lẻ. Tuất tham gia vào đội quân bốc vác ở đây đến nay là mùa hè thứ 3. Vào năm học, thỉnh thoảng Tuất vẫn tận dụng buổi nghỉ để đi đèo hàng. Tuất bảo, đi trên những dốc đá dựng đứng, chênh vênh, cong vẹo đối với em chẳng có gì khó.
    Bằng tuổi Tuất, đầy đứa đã sang bên kia vác hàng lậu về. Để được mang hàng đối với cửu vạn "nhí" không phải dễ, phải được người quen giới thiệu và phải có chữ "tín". Chủ hàng bắt cửu vạn đặt tiền bằng trị giá hàng, nếu mất hàng thì mất tiền đặt cọc.
    Tuất bảo, cả gia đình chỉ có vài trăm nghìn đồng để quay vòng, nếu bị bắt thì hết. Còn các cán bộ quản lý thị trường kể, mỗi khi bị vây bắt, đám cửu vạn "nhí" lao đến ôm chân cán bộ để đối tượng khác tẩu tán hàng. Có lúc một cán bộ mà 2 cửu vạn ?onhí? ôm mỗi đứa một chân, khiến các anh đi không được.
    Lúc quay về, thấy cửu vạn "nhí" Nông Văn Thanh ngồi lì ở trước cổng Đội Quản lý thị trường số 2 kêu gào rền rĩ để xin cục hàng. Đồng chí Hoàng Minh Trường, Chi Cục trưởng Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, cửu vạn vùng biên đa số là người nghèo, họ mất hàng dù chỉ 100-300 nghìn đồng là sợ lắm, cố xin cho bằng được.
    Nhìn đôi mắt sưng húp của Thanh, không khỏi chạnh lòng. Lẽ ra Thanh đã có một mùa hè tràn ngập niềm vui. Nhà Thanh nghèo, đông anh em. Theo bạn bè Thanh đi vận chuyển hàng lậu, mất hàng sợ về bị mẹ phạt nên cậu bé cứ khóc lóc thảm thiết. Trông cảnh tượng đó, cán bộ cũng thấy thương, nhưng nguyên tắc và trách nhiệm khiến các anh không thể chiều theo ý của thằng bé.
    Theo nhận định của Ban chỉ đạo 127 Lạng Sơn, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới 6 tháng đầu năm nay giảm 490 vụ, trị giá hàng tịch thu giảm gần 7,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2004. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu vẫn diễn ra khá phức tạp. Nhiều em học sinh đã bị đẩy vào cuộc mưu sinh với bao toan tính và cạm bẫy. Thậm chí có em bị sức hút của đồng tiền đã bỏ dở việc học.
    (Theo Công An Nhân Dân)

  3. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm gà sáu cựa trên đỉnh Mẫu Sơn
    18:49'' 12/08/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Vượt qua 40 km đường rừng, trèo đèo lội suối thêm chừng 2 ?" 3 giờ đồng hồ nữa mới tới được bản Đán Khao (xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn), nơi xuất hiện loại gà 6 cựa độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
    ừa nghe nói chuyện về gà quý, Phó bí thư xã Triệu Sáng Phúc đã niềm nở tiếp lời: ?oGà 6 cựa được dân bản ở đây gọi là gà lục trảo Đán Khao. Chẳng hiểu gà xuất hiện từ bao giờ chỉ biết ở bản này phải có tới vài chục con lớn nhỏ. Gà này hiếm lắm nhé! Những bản gần đây không bản nào nuôi được đâu??.
    Gà ?otiên? và 6 móng vuốt ?othần?
    Nhà ông Phó bí thư Triệu Sáng Phúc cũng có đàn gà 6 cựa gồm một con gà mái hoa và gần chục chú gà con nhỏ nhắn. Con mái hoa có bộ lông óng mượt, hai chân chắc như chì và bộ móng rất đặc biệt. Khác với những loại gà thông thường, nó có thể đứng vững trên cành cây thậm chí bám chắc và đu đưa trên đó một cách dễ dàng. Việc bới đất tìm kiếm thức ăn cũng nhanh nhẹn và hiệu quả
    Ông Phúc bảo, cả bản Đán Khao có 9 thôn thì chỉ 3 thôn nuôi loại gà này. Những thôn khác cũng nuôi gà nhưng họ toàn nuôi gà thường. Việc chăm sóc gà cũng không mấy khó khăn. Ban ngày, người dân Đán Khao thường thả gà lên rừng tự kiếm thức ăn, đến tối mới quây lại trong chuồng hoặc thả vào vườn. Thỉnh thoảng, người ta mới có chút thóc hay bột ngô dư dật để chăm chút cho gà. Ấy thế nhưng gà 6 cựa ở Đán Khao rất béo và chắc. Con nhỏ nhất cũng phải nặng trên 1kg, con lớn nhất nặng từ 4 đến 5kg.
    Không chỉ gia đình ông Phúc mà nhiều gia đình người dân tộc Dao khác cũng nuôi gà 6 cựa. Giống gà quý hiếm có một không hai đối với người Đán Khao chỉ là một loại gà quá đỗi bình thường. Ông Triệu Phúc Lỷ, thôn Đông Chắn cũng nuôi một cặp gà trống mái. Ông Lỷ kể, có thời gian ông đem gà tre từ nơi khác về để lai giống với gà 6 cựa nhưng không thành. Có lẽ, giống gà đặc biệt chỉ thích hợp với những ?o********? cùng loại.

    Mặc dù là gà nhà nhưng gà 6 cựa có sinh hoạt khá giống với gà rừng. Gà có tiếng gáy vang và nom rất lì lợm. ?oChúng bạo lắm, trông thấy người nhưng không chạy đâu. Loại gà này được cái thịt chắc và thơm. Bà con dân bản cũng đang định nhân giống để nuôi rộng đấy??, ông Lỷ hồ hởi.

    Người dân tộc Dao ở Đán Khao giải thích sự tồn tại của gà 6 cựa bằng câu chuyện truyền miệng về một giống gà thần. Theo lời kể của dân bản, đây vốn là giống gà tiên được trời ban cho 6 móng vuốt thần. Vì thế, những gia đình ở Đán Khao thường coi sự sinh nở của gà như một điềm may mắn.
    Gà 6 cựa có phải hiện tượng lạ?
    Gà 6 cựa được phát hiện khá tình cờ trong chuyến đi của đoàn cán bộ Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc. Kỹ sư Hoàng Lê Minh ?" giám đốc xí nghiệp là người trực tiếp đem gà về thành phố Lạng Sơn để nghiên cứu. Tuy nhiên, từ khi đưa gà ra khỏi bản thì gà bỗng nhiên sinh ra đau ốm và kém linh hoạt hẳn.
    ?oCó lẽ là do khí hậu dưới này không thích hợp với chúng. Thêm nữa, gà 6 cựa vốn quen được thả rông bây giờ anh em đưa về thì phải nhốt nên chuyện kém linh hoạt là chuyện đương nhiên. Nhưng có khi điều này lại càng chứng tỏ nó cũng không khác lắm so với gà thường.? - kỹ sư Minh tâm sự.
    Sau khi phát hiện ra loại gà quý, kỹ sư Minh gọi điện ngay tới Viện chăn nuôi Quốc gia để cung cấp thông tin. Lập tức, đoàn cán bộ Viện chăn nuôi đã xuống tận bản Đán Khao để tìm hiểu. Tuy nhiên theo đánh giá ban đầu của một số nhà khoa học thì loại gà này có đặc biệt nhưng cũng chỉ là hiện tượng nằm trong chuỗi sinh học bình thường. T.S Võ Văn Sự, trưởng bộ môn động vật quý hiếm và đa dạng sinh học - Viện chăn nuôi Quốc gia cho rằng, sự xuất hiện của gà 6 cựa chỉ là một nguyên lý của đa dạng sinh học mà thôi.
    Ông Sự cho hay, các vùng rừng núi ở Việt Nam có thể còn có nhiều loài gà quý hiếm khác chỉ có điều chúng ta chưa tìm ra. Theo dự đoán của ông Sự thì gà 6 cựa đã tồn tại từ lâu đời. Rất có khả năng, gà xuất hiện và tồn tại cùng với sự phát triển của dân tộc Dao ở bản Đán Khao.
    Không chỉ TS Võ Văn Sự mà một số nhà khoa học khác cũng cho rằng gà 6 cựa cần phải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng thì mới có thể khẳng định đây có phải là hiện tượng lạ hay chỉ là sự biến dị ngẫu nhiên. G.S Lê Viết Ly, nguyên phó viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia nhấn mạnh vào số lượng của gà 6 cựa.
    Ông Ly cho rằng với số lượng gà ít ỏi chỉ vài chục con lại chưa phổ biến ở vùng rộng lớn thì khả năng đây là biến dị ngẫu nhiên (không do di truyền) có thể xảy ra. Vấn đề là phải xác định các đời sau của loại gà này để tìm hiểu đặc tính di truyền của chúng.
    Theo thông tin từ nhiều nhà khoa học thì gà 6 cựa là loại gà có nhiều cựa nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này. Cách đây một vài năm người ta cũng đã tìm ra gà 5 cựa. Thậm chí, có người còn cho rằng đã nhìn thấy gà 9 cựa tại một vùng rừng núi ở Quảng Bình.
    Lê Tân
  4. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Lên Lạng Sơn xem dân "thuỷ chung" với gà làng
    07:33'' 05/11/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nhờ ý nghĩ son sắt "Gà làng nhiều sức đề kháng, chỉ gà Trung Quốc mới bị" của cả người bán, người mua lẫn người ăn, gà nhặt từ các vùng quê trong tỉnh vẫn đổ đầy các chợ, "lên đĩa" mỗi nhà đều như chưa từng có dịch cúm gia cầm.

    [​IMG]
    Nhiều xe gà lũ lượt "đổ" hàng cho chợ Bờ sông

    "Gà làng không bao giờ bị cúm" (?)
    Sáng 4/11, tại chợ Bờ Sông Kỳ Cùng, khu gia cầm vẫn tấp nập mua bán với hàng trăm ***g gà, vịt, ngan, ngỗng, chim. Thỉnh thoảng lại có một vài chiếc xe ngựa chở gia cầm từ các nơi vào chợ đổ hàng.

    Bà Hoàng Thị Lạc, thâm niên 30 năm bán gà tại chợ này hồn nhiên: ''''Tất cả gà ở đây là gà làng, chúng tôi nhặt từ các vùng quê trên tỉnh Lạng Sơn nên không việc gì. Cúm gia cầm chưa đến đây đâu! Chỉ có gà Trung Quốc mới bị thôi. Khách du lịch lên Lạng Sơn gà về ăn đầy ra đấy! Gà làng ngon, sức đề kháng tốt lắm...!''''. Bà nhấn thêm: ''''Cứ 3 ngày lại có thú y đến phun thuốc một lần, làm sao mà nhiễm bệnh được...!''''.

    [​IMG]
    Bán gà sống ở chợ Lạng Sơn
    Hệt như bà Lạc, khách hàng ở đây cũng "tín nhiệm" đặc biệt gà làng với lý do: ''''Gà nhập lậu mới là gà bị cúm, gà làng không thể bị cúm được!''''. Bà Lạc cho biết, khách ăn ở đây rất sành, chỉ nhìn sơ cũng biết đâu là gà Trung Quốc, đâu là gà làng. Gà Trung Quốc to, có lông chân, da thô hơn gà làng.
    Thế là hàng ngày người dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn thoải mái ăn thịt gà, chẳng quan tâm đến cơn bão đại dịch đang cận kề. Người bán thì vô tư vặt lông, làm thịt gà ngay tại chợ, không một chiếc khẩu trang hay găng tay. Người mua thì không thể bỏ được món ăn được cho là ''''nhiều sức đề kháng''''.
    PV VietNamNet tìm đến khu Dây Thép (Thị trấn Đồng Đăng) để tìm hiểu khu buôn bán chuyên cung cấp gà cho thị trấn. Chị Chu Thị Ngoan, dân tộc Nùng, bán gà tại chợ 10 năm nay hồn nhiên cho biết: ''''Cán bộ thú y báo tin dịch rồi; đài báo cũng nói. Nhưng chúng tôi mua bán toàn gà khoẻ. Gà làng lấy quanh năm rồi, không có cúm, không sợ cúm đâu!''''.
    Nhiều nhà hàng xóm của chị Ngoan cũng nghĩ vậy, nên vẫn phơi lông gà, lông vịt trắng xoá trên sân trước nhà. Trong bếp, gần chục ***g gà lớn chờ mang ra chợ.
    Tại Lạng Sơn, giống ''gà ''Hoa lông phượng'''' có xuất xứ từ bên kia biên giới được bày bán công khai.
    Một chủ hàng gà người dân tộc tên là Vi Thị Công (trú tại Bản Quắp, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình) cho biết, bà đã cùng một số dân bản sang đường mòn cánh gà cửa khẩu Chi Ma mua về được trên dưới 300 con gà ''''Hoa lông phượng''''.
    Bà Công tiết lộ, việc mua bán này không hề bị bất cứ trở ngại nào, không bị ai ngăn cấm; khách có nhu cầu thì bà cung cấp!

    Chủ các hàng ăn ở chợ đêm Kỳ Lừa cũng một mực lắc đầu khi được hỏi "Có sợ cúm gà?", bởi ''''Gà làng không thể dịch được!''''. Các cửa hàng ăn trên hè phố vẫn bày ngồn ngộn gà luộc. Một người bán hàng tại chợ Kỳ Lừa cho biết, khách ăn chưa tẩy chay nên chị và các hộ khác vẫn bán, mỗi đêm vẫn được tới 3 - 4 con gà/quán.
    Theo những chủ kinh doanh gà tại chợ bờ sông và chợ Kỳ Lừa, hầu hết gà ở Lạng Sơn là gà làng được mang về từ Thất Khê (Tràng Định), Điềm He, Tu Đồn, Ba Xá (huyện Văn Quan). Gà Trung Quốc thịt không ngon, khách ăn không thích.
    ''''Tất cả gà nhập lậu từ Trung Quốc đều được đưa về dưới xuôi hết...Thỉnh thoảng mới bị trộn vào hàng trong chợ''''- Một chủ hàng tiết lộ.
    Đại dịch cúm gia cầm cận kề; dân nhiều địa phương thấy hiểm họa từ dịch cúm gia cầm đã ''''rất gần'''' nhưng ở xứ được coi là "cửa khẩu nhập lậu gà từ Trung Quốc này, dịch còn... rất xa.
    Những ngày này, người đi các chợ lớn bé trên địa bàn TP Lạng Sơn, Thị trấn Đồng Đăng, Tam Thanh... vẫn hồ hởi với thịt gia cầm.


    Gà lậu lũ lượt về xuôi
    Đến khu vực Hang Dơi và trạm Kiểm soát liên hợp Dốc Quýt VietNamNet được ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng trạm, cho biết, vào lúc 4h sáng ngày 3/11, trong lúc đi tuần tra tại khu vực Kéo Khan (Cao Lộc), các lực lượng chuyên ngành đã phát hiện 2 cư dân vùng biên đang thồ 2 ***g gà.
    Gặp lực lượng chức năng, họ vứt cả gà và phương tiện bỏ chạy. 40 kg gà Tam Hoàng (từ Trung Quốc) bị thu giữ là con số rất nhỏ trong 2,3 tấn gà nhập lậu mà trạm Dốc Quýt đã thu giữ từ đầu năm đến nay.
    Tại khu vực Hang Dơi, lẫn trong hàng trăm xe minks thồ hàng buôn lậu là những ***g gà bịt kín chạy về xuôi. Dọc đường chúng tôi lên Lạng Sơn, nhiều xe tải chở gà được phủ bạt chạy về Bắc Giang và đưa đi tiêu thụ các nơi khác.

    Một thông tin chúng tôi nắm được, gà lậu từ biên giới Lạng Sơn về xuôi thường được bán ở khu vực xã Dĩnh Kế, ngã ba Quán Thành (TX Bắc Giang). Đây là khu vực chợ gia cầm nhập lậu thường hoạt động công khai...
    Trả lời câu hỏi của PV VietNamNet về việc kiểm soát gà nhập lậu từ biên giới tràn vào nội địa, ông Đoàn Bá Nhiên - Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: Sau thời gian các lực lượng chức năng ''''làm căng'''', tình hình vận chuyển gà lậu đã dịu đi nhiều. ''''Chúng tôi vẫn phải triển khai ngăn chặn một cách thường xuyên vì gia cầm nhập lậu không như các loại sản phẩm khác.
    Tại khu vực vùng biên, dân buôn gà lậu không chuyển hàng bằng ôtô với khối lượng lớn được nữa, chỉ đi nhỏ lẻ từng ***g một rồi tập kết ở một nơi để chuyển lên ôtô...''''.- Ông Nhiên nói.
    Kiên quyết... không đồng bộ?
    Ngày 3/11, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Bá Nhiên đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với các cơ quan chức năng trong tỉnh để bàn biện pháp cấp bách phòng chống đại dịch cúm gia cầm. Các Phó chủ tịch tỉnh cũng lên đường đến các cửa khẩu để cùng các lực lượng chức năng bàn cách chống gà Trung Quốc nhập lậu vào nội địa qua Lạng Sơn.

    [​IMG]Mổ gà trong chợ
    Trao đổi với VietNamNet, ông Đoàn Bá Nhiên cho biết, đối với địa bàn Lạng Sơn, các cơ quan chức năng phải đẩy mạnh cường độ hơn các nơi khác vì điều kiện địa lý giáp với Trung Quốc.
    ''''Đối mặt với đại dịch cúm gia cầm, chúng ta không thể xem thường! Chúng tôi đang thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn tại TP Lạng Sơn và các cửa khẩu'''' - ông Nhiên quả quyết.
    Ông Chủ tịch tỉnh tiết lộ, dù chưa được Chính phủ cho phép nhưng Lạng Sơn sẽ kiên quyết thu giữ phương tiện của các trường hợp vi phạm. Đối với những cơ sở đang chăn nuôi gia cầm, tỉnh đang đề nghị chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi khác và sẽ có chính sách hỗ trợ.
    Lãnh đạo các ban ngành tỉnh Lạng Sơn cũng khẳng định sẽ kiên quyết ngăn chặn đợt dịch cúm gia cầm này. Cơ quan thú y, Sở NN&PTNT, các cửa khẩu đang ráo riết thể hiện quyết tâm này, nhưng cảnh mua bán ở các chợ trên địa bàn Lạng Sơn lại cho thấy một thực tế ngược lại.
    Thái độ thờ ơ với dịch bệnh cận kề và chủ quan với ''''gà made in Việt Nam'''' đang đẩy người dân Lạng Sơn đối mặt với hiểm họa đại dịch truyền từ gà nhập lậu.
    Bài: Thế Lê Vinh
    Ảnh: Phạm Hải

    [​IMG]
  5. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1

    --------------------------------------​
    Bức tượng lạ trên núi Lạng Sơn​
    Dư luận tại Lạng Sơn đang nóng lên với tin có một bức tượng Phật mới được phát hiện trên núi đá ở khu di tích Thành nhà Mạc thuộc quần thể khu di tích Tam Thanh - Tô Thị, thành phố Lạng Sơn.
    Từ chân núi Thành nhà Mạc đến nơi có tượng khoảng 100 mét. Tượng bằng đá thạch anh, chiều rộng hơn một mét, chiều cao khoảng một mét rưỡi, mặt hướng về phía Đông - Nam.
    Một người được giao làm công tác bảo vệ bức tượng (thuộc Công ty Cổ phần Thương mại - Quảng cáo Hoàng Việt Anh) cho biết: ?oTrong quá trình đào tìm hang đá trên núi Thành nhà Mạc, ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng Bính Tuất) các nhân viên của Công ty đã phát hiện bức tượng Phật này.
    Ban đầu nó thô mộc nhưng họ đã dùng giấy ráp, làm bóng sáng khuôn mặt, đồng thời dùng dụng cụ đẽo đục vào phần ngực của khối tượng.
    Sáng ngày 12/2 tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ hội Văn hóa - du lịch năm 2006, tham gia lễ hội có hàng nghìn người trong và ngoài tỉnh. Thông tin về bức tượng lạ khiến số lượng người kéo lên núi Thành nhà Mạc ngày càng đông.
    Việc phát hiện bức tượng lạ đang là tâm điểm thu hút dư luận ở xứ Lạng. Rất mong các cơ quan chuyên môn ở tỉnh Lạng Sơn sớm vào cuộc, kết luận về giá trị của bức tượng này.
    [​IMG]
    Bức tượng lạ bằng đá thạch anh mới phát hiện trên núi Thành nhà Mạc.
    (Nguồn: http://www.ngoisao.net)
    Xin phép Baotrungvip tôi chuyển bài của bạn sang topic này như ý bạn nhé. Đây là topic cập nhật tin tức thờ sự của Box LS>
    Được Nguyenthiquynhnga sửa chữa / chuyển vào 20:48 ngày 27/02/2006
  6. bttdtt

    bttdtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Thật tiếc khi phải đưa lên tin này:
    Tượng lạ ở Lạng Sơn là giả cổ
    TP - Sau khi các ngành chức năng của tỉnh có báo cáo kết quả thẩm định, điều tra xuất xứ của bức tượng lạ trên núi thành nhà Mạc, UBND tỉnh Lạng Sơn đã kết luận về sự việc: Tượng đá hình người do nhân tạo giả cổ.
    Yêu cầu giám đốc Cty cổ phần TM-quảng cáo Hoàng Việt Anh (gọi tắt là Cty Hoàng Việt Anh) có bản kiểm điểm về vấn đề quản lý và có trách nhiệm san lấp trả lại cảnh quan nguyên trạng, đồng thời di dời cây đa mới trồng đến một địa điểm khác.
    Sở VH-TT tỉnh LS có trách nhiệm thông báo về tượng đá hình người là không có thật như lời đồn thổi.
    Căn cứ vào quy định Nhà nước về xử phạt hành chính đối với Cty Hoàng Việt Anh và nhóm công nhân đã thực hiện các ?ođiểm nhấn? cho bức tượng (cơ quan chức năng điều tra và có kết luận chưa đủ yếu tố để xử lý hình sự-PV).
    Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn cũng xem xét lại quy trình, thẩm định các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Thành nhà Mạc theo đúng quy định của Nhà nước.
    (nguồn:http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=39099&ChannelID=2)
  7. ChuyenDaQua

    ChuyenDaQua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Thông báo thêm một tin nữa là: Bức Tượng đã được phá bỏ. Tiếc quá định lên mục sở thị một cái thì nó đã ra đi rồi.
  8. domdomrung

    domdomrung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Ai có cái ảnh đưa lên xem phát nào?Xem có giống không?
  9. duongvenha1981

    duongvenha1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Không chỉ là chuyện tượng lạ trên núi mà cả cảnh quan ở đó cũng không còn nguyên sơ, mà nói thật một chút thì giường như mất đi chất lịch sử của những bức tường thành đó.... vấn đề này cả đài trung ương cũng nói rất nhiều rồi, và mình không biết nói gì hơn là đồng ý với họ.... thật buồn qúa....

Chia sẻ trang này