1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức làng văn (Cập nhật: Kỷ niệm 400 năm ngày xuất bản Don Quixote)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 30/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tin tức làng văn (Cập nhật: Kỷ niệm 400 năm ngày xuất bản Don Quixote)

    TIN TỨC LÀNG VĂN là nơi cập nhật các tin tức mới nhất liên quan đến đời sống văn học. Mời bà con tham khảo và gửi bài.

    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đình Tú gây tiếng vang với "Hồ sơ một tử tù"
    Anh là cây bút viết tiểu thuyết trẻ nhất được trao giải trong cuộc thi tiểu thuyết 1998-2002 do Hội nhà văn và Bộ Công an tổ chức. Cuốn sách viết về con đường dẫn đến phạm tội của một sinh viên, gióng lên hồi chuông về sự tha hóa trong lối sống của một bộ phận thanh niên trí thức.
    - Vì sao anh lại chọn tên truyện là "Hồ sơ một tử tù"?
    - Đó không phải là tên gọi ban đầu của cuốn tiểu thuyết. Khi đem in, NXB chọn cái tên đó, chắc là để bán chạy hơn.
    - Tiểu thuyết là thể loại văn học đầy thách đố đối với một nhà văn còn trẻ về tuổi đời, anh nghĩ gì về điều này?
    - Tôi không chỉ nghĩ thế mà còn phân biệt ra hai loại thách đố. Một là thách đố để hoàn thành cuốn tiểu thuyết (thách đố khi viết), hai là thách đố để cuốn tiểu thuyết ra mắt được với bạn đọc (thách đố khi in).
    - Theo anh, cái dễ và cái khó khi cầm bút viết tiểu thuyết là ở chỗ nào?
    - Các cây bút trẻ thường bị coi là thiếu vốn sống. Nhưng tôi nghĩ rằng, vốn sống không phải là yếu tố quyết định làm nên tác phẩm. Cái quyết định là tài năng. Rất nhiều bạn trẻ e dè về chuyện này. Tôi cũng từng e dè, nhưng tôi nghĩ bên Nga có ông Sôlôkhôp và ở VN có ông Vũ Trọng Phụng, ông Nguyên Hồng đều viết tiểu thuyết khi còn rất trẻ. Với tôi, cái dễ khi viết tiểu thuyết là được viết dài, và cái khó là viết sao cho... hay!
    - Quá trình tha hóa của Đàn, một sinh viên triết giỏi giang, thông minh thành một kẻ tử tội trong cuốn sách của anh khiến cho bạn đọc giật mình. Khi viết cuốn tiểu thuyết này, anh có dựa vào một vụ án, một nguyên mẫu có thật?
    - Tôi có thời gian khá dài làm trong một cơ quan bảo vệ pháp luật nên thường xuyên được tiếp xúc với hồ sơ của các tử tội. Rồi đọc báo thấy đưa tin nhiều án tử hình mà phạm nhân là những sinh viên bị tha hòa. Tôi bị ám ảnh bởi những vụ hành quyết ấy. Tôi viết cuốn sách lúc đầu chỉ để giải tỏa nỗi ám ảnh ấy thôi. Nhân vật của tôi có thể giống người này, người kia ở ngoài đời, nhưng dẫu sao thì nhân vật cũng chỉ là con đẻ của trí tưởng tượng chủ quan của người viết mà thôi.
    - Anh nghĩ gì khi có ý kiến nói rằng cách viết của anh khá truyền thống?
    - Trong khi đó Ban giám khảo lại đánh giá là tôi có cách viết mới. Tôi kể chuyện từ một điểm nhìn hiện tại, mỗi chương tương ứng với một bước chân của kẻ tử tội trên đường đến cọc bắn.
    - Anh quan niệm thế nào là cách viết hiện đại?
    - Một cuốn tiểu thuyết hay ngoài cách viết ra còn nhiều đòi hỏi khác. Mỗi một nội dung câu chuyện sẽ có cách thể hiện phù hợp. Cái khó của người viết là tìm phương thức thể hiện sao cho phù hợp nhất với nội dung cần chuyển tải. Cách viết hiện đại là làm người đọc đương thời thấy hay.
    - Khi viết xong một tác phẩm, cảm giác của anh thế nào?
    - Tất nhiên là mệt mỏi và trống rỗng. Nhưng trên tất cả vẫn là nghĩ ngay đến việc nó sẽ ra mắt bạn đọc như thế nào.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Nhật Ánh: 'Tạng tôi hợp với văn học thiếu nhi'
    Bộ sách "Kính Vạn Hoa" của anh đã lập kỷ lục hiếm thấy: 45 tập truyện, mỗi tập phát hành tới 23.000 bản, số tiền nhuận bút cũng gần 400 triệu. Nguyễn Nhật Ánh thuộc số ít nhà văn thành công trong cả mảng truyện thiếu nhi và sách cho tuổi mới lớn. Dưới đây là cuộc trò chuyện với anh.
    - Bí quyết nào giúp anh viết cho thiếu nhi thành công?
    - Tôi chỉ biết làm việc đều đặn. Cứ ngồi vào bàn viết rồi ý tưởng sẽ phát sinh. Tôi tin kỷ luật lao động sẽ giúp người viết làm chủ được cảm hứng. Còn viết truyện cho thiếu nhi hay sáng tác cho người lớn, tôi nghĩ điều đó tuỳ thuộc vào tạng của mỗi người. Hình như tôi chỉ viết được những cái gì trong sáng, nhẹ nhàng... mà không đủ bình tĩnh để viết về những cái dữ dội, những mảng tối của cuộc đời.
    - Là một nhà thơ, con đường nào đã đưa anh đến với văn học thiếu nhi?
    - Chuyện nhà văn nhảy sang làm thơ, hay chuyện thi sĩ quay sang viết truyện là điều vẫn thường thấy trong văn học. Mãi đến năm 1983, khi cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng phát động, tôi mới bắt đầu chuyên tâm đi vào sáng tác văn học cho thiếu nhi. Hai năm sau đó, những truyện ngắn của tôi được NXB Kim Đồng tập hợp lại in thành tập Cú phạt đền. Khi đó nhà văn Thi Ngọc ở chi nhánh phía Nam, chị Lê Hồng Phấn, biên tập viên và bác Văn Hồng, Tổng biên tập NXB Kim Đồng luôn động viên, khuyến khích tôi. Người thì bảo văn tôi có phong cách hóm hỉnh vui nhộn, người thì bảo tạng tôi hợp với văn học thiếu nhi... Thế rồi từ đó, nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của tôi lần lượt ra đời.
    - Theo anh, điều hạnh phúc nhất khi sáng tác cho thiếu nhi là gì?
    - Được sống lại lần thứ hai với tuổi thơ của mình. Khi ngồi vào bàn viết, có những chuyện, những kỷ niệm từ thuở bé tưởng đã quên rồi nhưng lại vọng về, sống dậy và nó cứ tuôn trào theo ngòi bút.
    - Anh có thể nói đôi chút về quá trình viết bộ sách "Kính vạn hoa"?
    - Đấy là 7 năm (1995-2002) dài dằng dặc đầy hào hứng nhưng cũng lắm vất vả. Có những lúc do sức khoẻ sa sút, nhìn cuộc đời toàn màu xám hay do căng thẳng chuyện này, chuyện nọ... tôi định kết thúc bộ sách, nhưng cuối cùng tôi đã vượt qua được.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nga xuất bản cuốn sách phỏng theo Harry Potter
    Bộ Tanya Grotter của tác giả Dmitry Yemets đang bị lên án là nhại hoàn toàn tác phẩm về cậu bé phù thuỷ của J.K. Rowling. Nội dung hai truyện có quá nhiều điểm tương đồng: nhân vật chính mang một vết lạ trên mặt, có quyền năng siêu phàm và cũng đấu tranh với những thế lực đen tối.
    Trước lời buộc tội của dư luận, Yemets giải thích: ?oTôi không phải là kẻ đạo văn, mà chỉ muốn thể hiện sự hài hước qua việc nhắc lại một vài ý trong Harry Potter. Điểm đặc biệt là các diễn biến đặt hoàn toàn trong bối cảnh nước Nga. Việc tôi cho thiết kế bìa sách giống tác phẩm của Rowling cũng chỉ rõ, tôi không hề giấu giếm ý tưởng "chơi" lại cuốn sách đó. Tôi muốn chứng minh rằng, văn học Nga cũng như văn học Anh, thừa khả năng tạo nên những cuốn bestseller?.
    Neil Blair, luật sư riêng của J.K. Rowling cho biết, họ quyết làm chuyện này cho ra ngô ra khoai. Hiện tại, 3 tập truyện Tanya Grotter The Magic Double Bass, The Disappearing Floor và The Golden Leech được bày bán ngay dưới giá để bộ truyện Harry Potter và được các thiếu nhi Nga rất say mê. Một cô bé hồ hởi nói: ?oTanya Grotter hay hơn vì nó rất hài hước. Cô bé trong truyệt thật hấp dẫn và rất giống cháu?.
    Tác giả Yemets từng đưa ra giải thưởng cho người tìm được sự khác biệt cơ bản giữa Harry Potter và Tanya Grotter, nhưng món quà đó đến nay vẫn chưa có chủ nhân.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lê Minh Khuê ra tập truyện ngắn mới
    Chị vừa trình làng một tuyển tập gồm 31 truyện, với tựa "Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa". Truyện của Lê Minh Khuê thường có văn phong đẹp, nghiêm trang cùng với sự châm biếm tinh tường, đồng thời có những nhận xét đầy khơi gợi. Sau đây là cuộc trò chuyện với chị.
    - Nhiều người rất ngưỡng mộ Lê Minh Khuê của "Những ngôi sao xa xôi", "Cao điểm mùa hạ"... nhưng sau này lại "không chịu được" Lê Minh Khuê của "Bi kịch nhỏ", "Đồng đô la vĩ đại", "Làn nước dịu dàng"... Chị nghĩ gì về điều này?
    - Khác chăng là cách chọn cốt truyện, đề tài. Chữ nghĩa không khác nhau. Cách nghĩ cũng vậy. Chỉ có một người trẻ và một người tuổi xê xế. Tuổi trẻ thì vui tươi ngu dại. Đứng tuổi rồi ai chả hoài nghi tuyệt vọng. Tôi thích cái phần hoài nghi trong tôi. Nó đúng với cuộc sống mà tôi đang trải.
    - Chị nghĩ sao khi nhà văn Bảo Ninh khen chị có lối hành văn "hiểm nghèo" (Bi kịch nhỏ, Chiều thật muộn...) nhưng lại "chê" Khuê viết không đúng về đàn ông (Cơn mưa cuối mùa, Mong manh như là tia nắng...)?
    - Trong những truyện lãng mạn, đàn ông là cái sự mơ ước viển vông trên trời dưới biển của người viết. Mơ cho xứ mình có những người đàn ông hay ho để đàn bà con gái đỡ tội. Nhưng nhìn chung chẳng hiểu gì về đàn ông cả. Viết để cho mình thì cứ viết.
    Thỉnh thoảng tôi nhận được thư của các cô gái trẻ, những người đàn bà chưa quen. Toàn là những tiếng thở dài khi người đàn ông không xứng đáng với tình cảm của họ. Chỉ biết khuyên họ phải chấp nhận là chính - vì bỏ cái này tìm cái khác thì cũng thế. Nói cho cùng, đàn bà không cần gì ngoài sự đối xử với tình yêu của họ cho công bằng. Họ cần văn hoá trong tình yêu. Tôi không thích những mối tình trong đó chỉ có cho mà không được lại cái gì.
    - "Mỗi người có một bí mật, một nỗi buồn. Người ta sống được là nhờ những bí mật, nỗi buồn và niềm khao khát ấy", chị đã viết thế trong một truyện. Chị có nhiều bí mật lắm sao?
    - Đối với người thân cũng chẳng có thời gian mà kể hết những điều tỉ mỉ, nghĩa là nó không giúp ích cho ai. Còn với người không phải bạn bè thì rõ rồi, kể làm gì. Nói bí mật thì không đúng, có lẽ là những khúc quanh mà số phận vấp phải. Ngay chuyện mình yêu ai đó mà không được đoái hoài, có cho kẹo cũng chẳng kể. Tội gì nhỉ?
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Hội Doanh nghiệp trẻ VN phối hợp với Hội Nhà văn VN, Đài PT-TH Hà Nội và TPHCM tổ chức cuộc vận động sáng tác văn học về hình ảnh doanh nhân trẻ trong thời kỳ đổi mới bắt đầu từ 24.11.2002 đến cuối 2005, giải nhất trị giá 50 triệu đồng
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Khải và cuốn tiểu thuyết cuối cùng
    Ông vừa hoàn thành cuốn "Thượng đế... thì cười" và tự nhận đây là tác phẩm cuối cùng của đời mình vì sức khoẻ ngày càng giảm sút. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhà văn về sáng tác mới của ông.
    - Ông bắt đầu viết "Thượng đế... thì cười" từ khi nào?
    - Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9, tôi cặm cụi viết và đến nay đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết dày hơn 200 trang đánh máy. Từ giờ trở đi, chắc tôi chẳng còn sức, còn vốn để viết nổi một cái gì như thế nữa, có chăng thi thoảng làm thêm được dăm ba bài ký, tạp văn, còn tiểu thuyết thì chịu rồi.
    - Bao giờ thì ông công bố tác phẩm cuối cùng?
    - Khi viết xong một cái gì, trừ phi báo chí giục giã gấp gáp thì tôi mới phải công bố, còn không thì cứ xếp lại, để đó ít lâu, nghỉ ngơi, thoát ra khỏi cái không khí tác phẩm mà mình ngập vào đó, để tỉnh táo trở lại, rồi mới đọc lại, sửa chữa hoàn chỉnh. Tôi luôn có thói quen tự mình biên tập, đánh giá kiểm duyệt kỹ lưỡng bản thảo chỉn chu đâu đấy rồi mới tính đến việc gửi cho nơi này, nơi nọ. Nhất là với tác phẩm cuối cùng này, càng thận trọng hơn.
    - Ông hãy nói đôi chút về nội dung cuốn tiểu thuyết của mình?
    - Tác phẩm mang dáng dấp của một hồi ký về cuộc đời viết văn của tôi. Tuy nhiên, tôi chọn cách diễn tả hơi khác những hồi ký thông thường. Tôi không trực tiếp nhớ lại những gì xảy ra trong quá trình sáng tác, nghĩa là không xưng tôi rồi để cái tôi đó trong hồi ức mà tạo ra một nhân vật, xưng danh theo ngôi hắn, để anh chàng này tự vấn, tự kể, tự nhớ về cuộc đời mình. Hắn kỳ thực cũng là tôi, mà cũng có thể có chút gì đó khác tôi. Vì thế mà cuốn tiểu thuyết này rất phóng túng tự do. Cách viết này dung nạp được nhiều thể văn khác nhau vào trong cuốn tiểu thuyết, cần thể hiện theo lối nào là dùng ngay, ký sự có, bình luận, phân tích cũng có, miêu tả những nhân vật có tính cách, có số phận gặp trắc trở... tuỳ theo dòng hồi ức của nhân vật hắn...
    - Vài năm trước, ông bày tỏ dự định viết một tiểu thuyết về thế hệ trẻ hôm nay, tại sao ông không quay lại đề tài đó?
    - Quả là tôi đã nghiền ngẫm ý tứ, nội dung đi tìm hiểu những nguyên mẫu nhân vật tuổi còn trẻ đã sớm thành đạt trong làm ăn kinh tế, nhưng loay hoay mãi, không tiến triển thêm được gì. Tôi thấy càng tiếp xúc với giới doanh nhân trẻ, kẻ phất to, người trắng tay giữa bối cảnh kinh tế thị trường, càng thấy bất lực, không sao hiểu rõ về họ. Những gì mình biết chỉ chờn vờn bên ngoài, hoặc hôm nay thấy thế này, ít lâu sau, tiếp xúc kỹ hơn đã thấy những cái biết về họ hôm trước chẳng còn đúng nữa, nên đành bỏ dở.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Miền yêu thương là tập thơ thứ 6 trong 13 tập sách (thơ, văn xuôi) của Vương Tâm xuất bản trong một giáp vừa qua. Xuất thân từ anh cán bộ khí tượng, rồi chuyển sang làm báo (hiện ở Báo "Hà Nội Mới"), thơ Vương Tâm cũng giống như con người anh, lành hiền chân thật, đến nỗi khi anh có "điệu đàng" một chút vẫn không che được sự chất phác. Nhưng là thơ, biết thế nào là cũ, mới nếu cứ nhăm nhăm xét đến tính thực dụng? Đúng như Vương Tâm viết: "Tôi là chiếc cầu cũ kỹ/Chẳng khoe niềm vui, chẳng kể nỗi buồn/... Nào tôi có đòi hỏi gì đâu/Chỉ cần đôi bờ đất...". Bằng chất liệu gì cũng được, đời người ta muốn làm một chiếc cầu - dù bé nhỏ - cũng là khát vọng lớn lao lắm rồi...
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Kiên: 'Văn chương đem hạnh phúc cho con người'
    Tác giả của "Những mảnh vỡ", "Một cảnh đời", "Nhìn dưới mặt trời" và "Những hạt cỏ" vừa được trao giải thưởng văn học Đông Nam Á. 12 tuổi, ông tham gia cách mạng và 27 tuổi thì trở thành người viết văn chuyện nghiệp. Dưới đây là tâm sự của ông.
    - Ai là người thầy đầu tiên trong chuyện văn chương của ông?
    - Người thầy đầu tiên về nghệ thuật là nghệ sĩ Trần Hoạt, hồi ở Việt Bắc, ông đã kể cho tôi nghe về Lôi Vũ, đã vỡ vạc cho tôi về nghệ thuật.
    Còn thầy văn thì là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Ông quý anh em trẻ lắm nhưng cũng là người đại khó tính. Hồi ở NXB Kim Đồng, cứ viết được truyện tôi lại nộp cho ông xem, nhưng truyện nào cũng bị chê. Chê nhiều đến mức xấu hổ, tôi nghĩ mình là thằng vô tích sự. Và đó cũng là lúc tôi cảm thấy sự khổ ải trong việc đánh vật với chữ nghĩa chứ không vô tư, hồn nhiên như lúc viết ban đầu. Tôi đã ngầm chuẩn bị một cuộc đào tẩu khỏi lĩnh vực văn học... Thế rồi đến một truyện, Những đứa con, tôi sợ quá không dám đưa cho ông Tưởng xem nữa mà gửi luôn cho tờ Văn học (báo Văn Nghệ bây giờ). Báo in. Ông Tưởng tìm đến. Tôi cũng hơi hốt nhưng khi nghe ông nói: Đây mới là một cái truyện. Và ông rủ đi chơi, khi ấy tôi mới nhẹ người và lại tự tin vào mình hơn.
    - Vì sao ông đến với nghiệp văn?
    - Tôi thích khám phá. Tôi quan niệm văn chương cũng là một cuộc khám phá đi tìm ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc đi tìm này không có điểm dừng vì mỗi người đi tìm đúng ý nghĩa đó trong hoàn cảnh cụ thể, trong thời đại cụ thể của anh ta. Những nhà tư tưởng, nhà văn, nghệ sĩ giải thích ý nghĩa cuộc sống theo cách khác nhau nhưng không loại bỏ nhau.
    Tôi tin là văn chương mang đến hạnh phúc cho con người, mặc dù nghề viết văn là một nghề rất khổ cực, không ít nhục nhã. Nó luôn đòi hỏi hy sinh, hy sinh càng nhiều dục vọng và quyền lợi bình thường thì mới có thể đi lâu dài với văn chương được.
    - Ông nghĩ gì về văn chương hiện nay?
    - Văn chương đối với chúng tôi ngày trước như một ngôi đền thiêng, người ta đến đó rất chân thành, rụt rè, sợ hãi. Ngày nay, văn chương là một cái chợ, bề ngoài sầm uất, lắm hàng hóa nhưng cũng có nhiều hàng giả. Người nào cũng ra vào chợ được. Nó được cái tự do hơn nhưng cũng nhốn nháo hơn... Có hàng thật nhưng nhiều hàng giả, nhiều sự ngụy trá thì bạn đọc là người chịu thiệt thòi lớn nhất. Và nếu một thế hệ bạn đọc hỏng thì có thể khiến cả nền văn học hỏng, chứ không phải chỉ vì thiếu nhà văn vĩ đại mà nền văn học đó sa sút.
    - Ông nghĩ vì sao tập truyện "Chim khách kêu" của ông được giải thưởng quốc tế?
    - Tôi chỉ muốn bạn đọc chú ý chùm truyện Những hạt cỏ. Nó gồm 30 hồi ức của tuổi thơ tôi nhưng cũng là 30 truyện ngắn hoàn chỉnh vì có cảm hứng và tư tưởng của thời đại. Đó cũng là cách nhìn đời vừa của một đứa trẻ, vừa của một nhà văn già. Đó là cái mới mẻ của tôi.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tác giả truyện Harry Potter mang bầu
    Sau 9 tháng kết hôn với ông chồng làm bác sĩ, nhà văn được giới trẻ yêu thích đang chờ ngày lâm bồn. Cô mới có mang khoảng 3 tháng và rất hạnh phúc vì sẽ được làm mẹ vào mùa xuân tới, mùa của năm mới, của mọi cảnh sắc hồi sinh. Có lẽ, đó chính là lý do Rowling tạm nghỉ sáng tác truyện để tạo nên tuyệt tác của đời mình.
    Rowling đã có một con gái 9 tuổi với người chồng cũ, vì vậy, cô hy vọng lần này, thượng đế sẽ ban cho cô một chàng hoàng tử đẹp trai, để có thêm cảm hứng viết nên bộ truyện hấp dẫn với những cô cậu bé hiếu động và thông minh.
    Năm ngoái, Rowling đã chọn ngày khai mạc lễ hội đấm bốc để lên xe hoa. Đám cưới được tổ chức đầm ấm tại chính nhà cô ở Perthshire, Scotland. Cuộc hôn nhân đầu tiên của cô là với Jorges Arantes, một phóng viên người Bồ Đào Nha.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này