1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức làng văn (Cập nhật: Kỷ niệm 400 năm ngày xuất bản Don Quixote)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 30/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và niềm vui làm mẹ
    Tác giả của tập truyện ngắn "Ngọn đèn không tắt" được giải thưởng văn học năm 2001 đang tràn ngập hạnh phúc bên cậu con trai kháu khỉnh mới 3 tháng tuổi. Chị nói rằng sinh con chính là viết một tác phẩm dài hết đời mình. Dưới đây là cuộc trò chuyện với nhà văn.
    - Cuộc sống của chị có thay đổi gì so với trước đây?
    - Tôi vẫn giữ nhịp sống tương đối bình thường, tất nhiên là có bận rộn hơn, sáng vẫn đến cơ quan, chiều về nhà đọc sách báo. Tôi để máy tính ở bên nhà ngoại, mỗi khi về đó lại ngồi vào vị trí quen thuộc để viết như ngày nào.
    - Lập gia đình rồi làm mẹ, liệu phong cách viết của chị có bị già đi?
    - Tạng tôi nuôi tới Tết Lào cũng không già được, mấy người đồng nghiệp của tôi nói như vậy. Cho nên, tôi vẫn viết với giọng điệu vốn có trước đây.
    - Chị nghĩ sao khi nhiều độc giả chọn chị là thế hệ kế tục Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam?
    - Tôi nghĩ, sau hai tác giả này không chỉ có riêng tôi nối tiếp giọng văn Nam Bộ, nên đừng chất lên lưng tôi gánh nặng kế thừa. Tôi chỉ là hạt bụi mà bác Nam, cụ Chánh là non cao.
    - Chị hãy nói một chút về ông xã?
    - Anh ấy là thợ kim hoàn và là bạn thân của anh trai tôi. Dường như tôi có quý nhân phù trợ nên thường gặp nhiều chuyện tốt lành.
    Lovetolive[/size=18]
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Thu Trân tâm huyết với đề tài thiếu nhi
    ?oVừa viết tôi vừa hình dung lại tuổi thơ của mình, để các em đọc hiểu được. Truyện của tôi viết cho trẻ em nhưng đồng thời cũng dành cho cả người lớn vì mỗi vấn đề đặt ra trong đó rất cần thiết trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái họ?. Đó là tâm sự của nhà văn vừa nhận giải B cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi ?oVì tương lai đất nước? với tập truyện ?oÔng thầy cũ kỹ?.
    - Chị đã 4 lần nhận giải thưởng văn học về đề tài thiếu nhi với các tập truyện "Hoa trên đường phố", "Đường bong bóng bay", "Con mèo lửa"..., vậy sau mỗi lần đăng quang, chị thấy tâm trạng của mình như thế nào?
    - Tôi thấy hạnh phúc vì mình đã góp phần vun đắp những điều tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Thú thật, lúc đầu, tôi đến với văn chương như một cuộc dạo chơi, nhưng càng ngày, tôi càng say mê và tự tin trước thế giới đẹp đẽ và sáng tạo của các em. Mỗi lần tác phẩm được viết ra là tôi lại có thêm động lực mới cho những trang viết tiếp theo của mình.
    - Khi gửi tác phẩm đi dự thi, chị có tin rằng nó sẽ đoạt giải?
    - Tôi gửi đi thi trước hết là mong được các nhà xuất bản ấn hành. Hơn nữa, tác phẩm mình viết ra chưa chắc có ai đọc, nhưng khi dự thi thì bắt buộc phải có người đọc là ban giám khảo.
    - Điều gì làm cho những trang viết của chị luôn gắn bó với thiếu nhi?
    - Khi mới bước vào con đường văn chương, tôi viết truyện người lớn nhưng kể từ khi thành công với tác phẩm Đường bong bóng bay, tôi thấy mình có khiếu viết cho thiếu nhi hơn nên chuyển hẳn sang đề tài này. Tôi luôn yêu thích thế giới trẻ thơ, thích quan sát chúng chơi, sống với đời sống của chúng. Chẳng hạn như truyện Đường bong bóng bay, tôi khai thác về các em bé có hoàn cảnh đặc biệt, sống ở trong chùa, một đề tài dường như ít nhà văn đề cập tới. Lúc đầu tôi định viết phóng sự nhưng thấy không hợp nên chuyển sang viết thành văn xuôi.
    - Là một phụ nữ có nhan sắc và thành công trong sự nghiệp, nhưng nếu phải chọn giữa sắc đẹp văn chương thì chị chọn cái nào?
    - Thật khó để quyết định điều ấy vì người phụ nữ nào cũng muốn mình xinh đẹp, còn văn chương đối với tôi là định mệnh và nếu không viết thì tôi chẳng biết làm gì khác.
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    "Cua đi lùi", di chúc của Gunter Grass
    Tiểu thuyết "Im Krebsgang" (tạm dịch: "Cua đi lùi" - bản tiếng Pháp "En crabe" nghĩa là "Làm cua") của Gunter Grass, nhà văn Đức đoạt giải thưởng Nobel Văn học năm 1999, vừa xuất bản ngay lập tức đã gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, hơn 450 nghìn bản sách đã bán hết.


    Trong Cua đi lùi, Grass đã mô tả sự kiện con tàu "Wilhelm-Gustloff" của phátxít Đức với hơn 10 nghìn hành khách bị quân đội Xôviết đánh đắm. Với Grass, đó còn hơn là một Titanic đau xót của nước Đức. Nhà văn một lần nữa lại lấy cảm hứng từ những năm phátxít như trong Cái trống thiếc, Những năm chó má... Những tác phẩm mà ông đã viết như người ta cào xé. Người kể chuyện thiện nghệ đã dùng những chó, những mèo, ốc sên, chuột, cá thờn bơn để khám phá căn nhà dị hợm của lịch sử nước Đức. Grass có một cái nhìn chủ quan và thiên tài để biến sự vật trở thành ma quái, kệch cỡm... và quen thuộc.
    Cua đi lùi kể chủ yếu về vụ đắm tàu Gustloff. Con tàu đắm vào ngày 30 tháng giêng 1945 khi chạy trốn quân đội Xôviết đã kéo theo cùng với nó hơn 9 nghìn người trong đó có 4 nghìn phụ nữ và trẻ em xuống dòng nước lạnh lẽo của vùng Baltique. Grass đã lấy một nhà báo bình thường làm nhân vật kể chuyện. Paul Pokriefke, con trai một phụ nữ sống sót sau vụ đắm tàu: Tulla Pokriefke - một nhân vật cũ trong cuốn Mèo và chuột mà Grass đã làm sống lại theo kiểu nhân vật xâu chuỗi của Balzac. Đó là một "sinh vật nhỏ nhắn với cặp đùi mảnh mai", "giàu nhục cảm và tò mò", có một quá khứ phóng đãng với những bạn trai thời trung học trên bờ biển Baltique. Baltique! Grass không bao giờ quên! Đó chính là quê hương đã mất của ông, là thiên đường không bao giờ thấy lại. Grass tả Tulla bằng con mắt của người con trai, và cả một thế hệ nữa, Konny, đứa cháu nội. Một kẻ mới lớn gặm nhấm vụ đắm tàu theo kiểu bọn phátxít mới, kẻ ở cuối truyện đã giết một người bạn Do Thái vì người bạn này đã quyết giữ tập hồi ký của David Frankfurter, người Do Thái đã ám sát Wilhelm Gustloff, quan chức phátxít cao cấp mà con tàu đã mang tên. Với Grass, sự lầm lẫn lịch sử của nước Đức chưa bao giờ ở mức tồi tệ đến thế. Lịch sử, theo ông, cũng bi đát, khủng khiếp như trong các tiểu thuyết của Faulkner.
    Điều đáng buồn trong cuốn sách này, có thể là chủ đề sàng sảy lịch sử cũng chỉ dừng lại ở mức như vậy. Hơi buồn chán. Với Cua đi lùi, văn xuôi của Grass đã mất đi tính hài hước, sự hoang dã, huyền hoặc, chất điền dã, sự giàu có đậm phong cách hội hoạ Breughel, vẻ kiêu kỳ, tinh nghịch...
    Thế nhưng, không nghi ngờ gì, điều tuyệt diệu nhất của Cua đi lùi chính là hoài niệm về dòng nước mặn muối quê hương, vùng Baltique hiện ra như một sự nuối tiếc, một niềm hy vọng. Có gì đó như là một thứ ánh sáng nhợt nhạt, một buổi rạng ngày chạng vạng, một nỗi buồn mênh mang hiện ra, đau đớn... Một giọng hát khe khẽ, tinh tế, hoàn toàn mới ở Grass, về ký ức của những năm đã xa, một tuổi thơ đã được kể đâu đó và bí mật trở thành nguồn cảm hứng. Thấm đẫm trong Cua đi lùi chính là khu Langfuhr bình dân, quê hương Grass, nơi đó, có một bãi biển im lặng, như e thẹn, rầu rĩ, một bãi biển nơi vẫn sáng lên những tia sáng chênh chếch và lạ lùng theo kiểu Marcel Proust.
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    ?oCơ hội của Chúa? được dịch sang tiếng Pháp
    Tác giả Nguyễn Việt Hà vừa ký hợp đồng với Nhà Xuất bản L?TAube về việc chuyển thể tác phẩm của anh sang tiếng Pháp. Cuốn sách do Tiến sĩ Việt kiều Tam Langlais của Đại học Paris 7 chuyển ngữ.
    Theo hợp đồng, tác giả được hưởng 5% giá bán và có khoản hoa hồng 9% nếu Cơ hội của chúa xuất bản được trên 5.000 cuốn. Cách đây vài tháng, nhà văn này cũng có cuộc thoả thuận với Quỹ Văn hóa Toyota để dịch tác phẩm trên sang tiếng Nhật.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bùi Anh Tấn khốn khổ vì "Một thế giới không có đàn bà"
    Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam viết về người đồng tính đã nhận giải A cuộc thi viết tiểu thuyết và ký "Vì an ninh Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên". Tác giả Bùi Anh Tấn là đại úy công an và mới sáng tác văn học cách đây 2 năm. Dưới đây là tâm sự của anh.
    - Nguyên do nào khiến anh quyết định chọn đề tài đồng tính luyến ái?
    - Là một nhà văn, tôi quan tâm đến số phận của con người, trong đó có cả những người đồng tính. Tôi không có ý định tìm đề tài lạ, chơi nổi..., mà sau một thời gian dài nghiên cứu về hiện tượng này trên tư cách nhà báo, tôi phát hiện ra đây là một thế giới có nhiều màu sắc bi lẫn hài và không thể chuyển tải chỉ bằng vài bài báo. Tôi cũng hiểu đây là một đề tài nhạy cảm, khó viết, nếu không cẩn thận thì rất dễ bị bạn đọc hiểu sai.

    Tác phẩm của Bùi Anh Tấn.
    - Đoạn kết của "Một thế giới không có đàn bà" quá nhẹ khi để hai nhân vật đồng tính, sau khi đấu tranh tinh thần để yêu nhau, lại quay về cuộc sống bình thường quá dễ dàng. Anh giải thích sao về điều này?
    - Thật ra đoạn kết không phải là của tôi, NXB đã cắt mất. Họ có lý do riêng của họ, tôi không thể phàn nàn hay nhận xét gì. Tuy nhiên, tôi cho rằng kết thúc thật của tôi sẽ thuyết phục bạn đọc hơn. Hiện nay, để tri ân với bạn đọc, tôi đã viết xong cuốn ký Tâm sự với người đồng tính, trong đó có phần kết thực của tôi, tôi hy vọng nó sẽ được xuất bản và bạn đọc sẽ cảm nhận được trọn vẹn Một thế giới không có đàn bà.
    Thú thật, tôi cũng mong muốn những nhân vật đó được trở về đời sống bình thường, bởi là một người đồng tính không sung sướng gì. Những điều trái với quy luật tự nhiên và không hòa hợp với cộng đồng thì đều đáng buồn cả. Tôi tin chẳng ai sinh ra muốn mình là người đồng tính, đó là một sự bất hạnh.
    - Anh có thể kể những kỷ niệm ấn tượng khi thâm nhập thực tế để viết truyện này?
    - Kỷ niệm thì nhiều lắm. Một lần tôi đã đóng giả làm sinh viên để xâm nhập thế giới "gay", bị công an đuổi, thậm chí tí nữa là bị bắt. Không hiểu nếu chuyện đó xảy ra thì tôi sẽ thanh minh thế nào với bạn bè, người yêu và gia đình đây.
    - Sau khi tác phẩm gây tiếng vang, người thân, đặc biệt là người yêu của anh có ý kiến như thế nào?
    - Đến tận bây giờ, xung quanh tôi vẫn có những lời đàm tiếu nghi ngờ, áp lực mạnh đến nỗi nhiều lúc, tôi hoang mang tự hỏi "mình là ai?", bởi từ bạn đọc bình thường cho đến những bạn đọc đồng tính đều cho rằng tôi có gì gì... đó. Giải thích mệt mỏi lắm và giờ thì tôi tỉnh bơ về chuyện này, không thanh minh nữa. Riêng người bạn gái thì hành hạ tôi nhiều và giờ cũng quen rồi.
    - Anh nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng đa số tiểu thuyết hình sự VN chưa hấp dẫn bạn đọc vì nhân vật chính thường là các chiến sĩ công an hoặc ban chuyên án, trong khi với tiểu thuyết hình sự nước ngoài, nhân vật chính rất đa dạng: luật sư, thám tử tư, bác sĩ chuyên phân tích tâm lý tội phạm...?
    - Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến này. Thể loại văn học trinh thám - hình sự rất hiếm ở VN và thường viết chưa được hay cũng như chưa có những nhân vật đinh in đậm trong trí nhớ của bạn đọc. Theo tôi, có lẽ là do VN không có tiền lệ một công dân bình thường điều tra các vụ án hình sự, mà việc này được giao cho cơ quan điều tra thực hiện, vì thế tiểu thuyết trinh thám - hình sự khi viết cũng phải theo khuôn mẫu đó. Rất hiếm nguyên mẫu như Nguyễn Thành Luân (trong Ván bài lật ngửa), Vũ Ngọc Nhạ (Ông cố vấn)... để nhà văn dựa vào đó viết truyện.
    - Công tác trong ngành công an, công việc luôn đòi hỏi sự chính xác, khô khan nhưng lại viết văn, một việc rất lãng mạn, bay bổng, vậy anh có cảm thấy mâu thuẫn không?
    - Không có mâu thuẫn hay xung khắc mà đôi lúc còn giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Nhà văn giúp người công an trong công việc ngày càng mềm và có tình hơn. Còn công việc của người công an chính là đề tài của nhà văn. Tôi luôn phân chia nghề công an và viết văn thành hai lĩnh vực cụ thể, không chồng lấn và cố gắng điều tiết cả hai.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Lê Lựu: 'Viết văn như đi hôi cá ao làng'
    Nếu chỉ biết ông qua những giai thoại tức cười như "thói quen ngửi tất" mà thiên hạ đồn thổi thì rất dễ lầm Lê Lựu với một bác nhà quê lập dị đáng yêu. Thực tế thì nhà văn rất có duyên nói chuyện. Ông lôi cuốn người đối thoại không chỉ ở thái độ cởi mở mà còn bởi tình yêu da diết một ngôi làng nhỏ bé nằm bên ngoài đê bối sông Hồng.
    Làng tôi nghèo lắm. Nghèo đến mức tôi được coi là người giàu nhất làng. Người làng tôi mỗi năm phải lội trên đường mất 6 tháng mùa mưa nên họ đâm ra quen với việc lội bùn. Bây giờ đường làng tôi được bê tông hóa nhưng cứ cách một quãng ngắn là họ lại phá ra một chỗ lội để bắc cầu thu tiền mãi lộ cho đỡ nhớ cái thời xa vắng ấy. Những lần sang Mỹ, bao giờ tôi cũng đèo thêm đủ thứ sản vật của quê mình từ gói mì tôm, bọc thuốc lào Vĩnh Bảo đến viên thuốc đau dạ dày. Vừa đỡ tốn vừa hợp khẩu vị.
    Làng tôi nằm ngoài con đê bối sông Hồng, có hơn 60 nóc nhà nhưng không có nổi một ngôi đình để hương khói. Đã bao nhiêu lần dân làng phải đi thờ cúng nhờ ở đình làng bên cạnh. Được cái dân làng tôi bất khuất lắm, suốt 10 năm liền, năm nào cũng đóng góp, người 2.000 đồng, người 5.000 đồng và cuối cùng thì làng tôi sẽ có một ngôi đình ra dáng. Tôi đã chán cái cảnh tù cẳng ở thành phố rồi. Sống quá lâu ở một thành phố, tôi có thể thuộc từng ngôi nhà, từng cái cây nhưng không nhớ nổi một người nào đó cụ thể. Sống ở làng thì khác, mọi thứ đều có hồn có vía, thậm chí tôi nhớ rất rõ ai là người chửi hay nhất làng khi bị mất con gà hay buồng chuối. Nhớ quê tôi lại đánh đường về quê, nhưng quê tôi bây giờ đã khác xưa lắm rồi, đã bị đô thị hóa cả rồi. Xót ruột quá, tiếc cái phong vị cải ngồng cá rô quá nên tôi viết Sóng ở đáy sông cho bõ nhớ.
    Giời cho chúng ta một chút tài nhưng nếu thiếu lòng can đảm thì cái tài ấy cũng vô ích. Nghĩ đến cảnh đi hôi cá ao làng là tôi vừa muốn cười vừa muốn khóc: bao nhiêu người lớn và trẻ con ngồi chực trên bờ, hễ chủ nhà quay đi là ào ào chạy xuống bùn vồ được con cá nào thì biết chắc con cá ấy là của mình. Chủ nhà ngoái lại, ném cho một hòn đất, thế là cả đám đông chạy nháo nhào lên bờ ngồi chờ, đợi khi chủ nhà quay đi thì lại ào xuống hôi tiếp.
    Nhiều tác phẩm nhà văn phải khổ công tìm tòi sáng tạo nhưng khi in ra thì độc giả lại thờ ơ, lạnh nhạt. Thế là các nhà văn quay ra viết những gì độc giả thích, chiều lòng thị hiếu nghĩa là nhà văn đã mất cái bản lĩnh chân chính, cái tài giời cho mình rồi. Nói thật ra thì chúng tôi đã già và cũng hơi hèn nữa nên khó viết, văn khó hay. Mà thế nào là hay mới được chứ. Cái hay cái đúng của một thời đã trở thành không hay và bị quên lãng thời bây giờ.Tôi vẫn đang viết và viết sắp xong một cuốn tiểu thuyết mới về cái làng nhỏ không yên bình quê tôi.
    Chưa bao giờ các nhà văn của chúng ta sống được bằng nhuận bút. Viết mà người ta chịu in cho mà mình không phải bỏ tiền vào đó là may mắn rồi. Thường thì tôi phải xuất tiền túi ra mua thêm sách của chính mình để tặng bạn bè làm kỷ niệm. Bây giờ chỉ có Chu Lai và Nguyễn Khắc Phục là sống được bằng nhuận bút thôi. Số đông còn lại phải hành nghề viết báo kiếm cơm. Tôi không viết báo được vì sự nhạy cảm của tôi hơi kém. Tôi chơi với dân doanh nghiệp thấy dễ thở hơn nhiều: họ không hiểu lắm về chuyện tôi viết cái gì nhưng họ thương tôi nghèo mà vẫn hì hụi viết lách như một gã khờ nên đi đâu cũng gọi tôi đi theo. Viết văn cũng như hôi cá làng là thế.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Lê Lựu nói về tiểu thuyết Việt Nam
    Hiện nay, tiểu thuyết được ưu ái nhiều, vừa viết xong có nơi "vồ vập" in ngay, thế nhưng nhiều độc giả vẫn cho là không có tác phẩm hay, lời văn sống sượng, nghèo nàn. Dưới đây là cuộc trao đổi với nhà văn Lê Lựu, tác giả của tiểu thuyết "Thời xa vắng", "Hai nhà", "Đại tá không biết đùa".
    - Tiểu thuyết Việt Nam suy giảm, theo anh, nguyên nhân là từ đâu?
    - Đầu tiên là người viết già, vốn liếng cũ, nói được nhiều điều nhưng tốc độ chậm không đúng với nhịp sống quay đến chóng mặt hiện nay. Họ chỉ mê mải với một thông tin là quá khứ, ấn tượng của quá khứ. Lớp người này từ 50 tuổi trở lên.
    - Anh nghĩ gì về các nhà văn trẻ viết tiểu thuyết?
    - Người viết trẻ tiếp cận đời sống nhanh, quan hệ giao lưu rộng, phóng khoáng, nhiều thông tin. Họ dễ bắt nhập với cái mới, đồng hành được với người đọc. Nhưng khuyết điểm lại chính là do nhanh quá. Nhanh đến mức làm trơn chuội tất cả mọi thứ: ấn tượng, nhân vật, tính cách, không khí xã hội và kể cả những chi tiết nhỏ để làm nên nhà văn lớn cũng không có dấu ấn riêng biệt của người viết. Đọc các nhà văn trẻ hiện nay, người ta không thấy có sự dừng lại, đọng lại những gì da diết, khắc khoải. Phần khác do họ quá thông minh, quá hiểu biết trên mọi lĩnh vực, nên cái gì cũng như là biết rồi để không tìm hiểu, khám phá và không đủ kiên nhẫn để truy tìm tận gốc những nguyên nhân tạo nên quan niệm, tính cách của nhân vật. Cũng chính vì hiểu biết quá nhiều nên không nhất nghệ tinh như các cụ đã dạy. Một điều cũng đáng lưu ý, là ngày xưa ông bà cha mẹ chúng ta rất trân trọng nghề cầm bút, còn bây giờ, kể cả thế hệ đàn anh và bản thân tôi coi văn như một nghề chơi, đùa giỡn, bỡn cợt, đôi khi sàm sỡ với việc viết và in, sàm sỡ hội thảo, đàm luận, sàm sỡ tâng bốc nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt trong hoàn cảnh đời sống hiện nay, mục tiêu viết để kiếm sống cũng không phải không có.
    - Anh nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng tiểu thuyết suy giảm cũng bắt nguồn từ nguyên nhân bạn đọc?
    - Đó là nguyên nhân quyết định làm tiểu thuyết chững lại và suy giảm. Không phải tất cả nhưng có một bộ phận bạn đọc vừa không rộng lượng với sự kiếm tìm phám khá của nhà văn, lại vừa không chấp nhận sự khác biệt, sáng tạo nghệ thuật. Hiện nay, có tình trạng cái hay bạn đọc không chấp nhận, cái dở lại tâng bốc, bất chấp giá trị thực của nó ra sao. Không ít truyện lúc mới in người ta bảo nó bậy bạ, lếu láo nhưng vài ba chục năm sau lại bảo là nó hay quá, đưa cả vào sách giáo khoa. Rất ít khi có sự bình đẳng giữa người đọc và người viết, tức là tạo điều kiện cho người viết trình bày và bảo vệ quan điểm của mình đến cùng.
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tản mạn đầu ô" (tập bút ký NXB Văn học 2002, 254 trang) là cuốn bút ký thứ 3 của GS Hà Minh Đức trong vòng 5 năm qua. Có lẽ do những năm phụ trách khoa Báo chí nên GS Hà bớt "kinh viện, tháp ngà" chăng? Văn xuôi của ông đọc dễ chịu, nó vẫn có cái chi tiết, cụ thể kỹ càng (thói quen của người làm nghiên cứu) lại vừa có chất thơ... khá thế sự (ông cũng là tác giả của 3 tập thơ). Tôi cứ trộm nghĩ rằng, nếu ông tuyển lại các bút ký và thơ có khi làm bạn đọc (không chỉ là sinh viên) nhớ đến ông nhiều hơn.
    GS Hà đã có nhiều tập phê bình, nghiên cứu những giáo trình của một thời tuy không ít cuốn đã bị thời gian phủ khuất. "Tản mạn đầu ô" đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời sáng tác của ông
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Một nhà văn Mỹ với Việt Nam
    Hồ Anh Thái
    Trong khoảng 10 năm qua, ông là một trong những người đã nỗ lực đưa văn học VN vào thị trường sách Mỹ, cùng lúc đem dạy cho sinh viên của mình ở Trường Đại học St Mary-Maryland. Dần dần những cuốn sách này đã trở thành sách giảng dạy trong hàng chục trường đại học trên toàn nước Mỹ.
    Sách VN ở "phía bên kia..."
    Người đứng tên chủ biên bộ sách "Những tiếng nói từ Việt Nam" của Nhà xuất bản Curbstone Press là nhà văn Wayne Karlin. Ông tham gia dịch, hiệu đính và trau chuốt tất cả các bản dịch: Hợp tuyển truyện ngắn hậu chiến của các nhà văn VN và Mỹ mang tên "Phía bên kia góc trời" (The Other Side of Heaven). Nhân tiện xin nói, chữ heaven ở đây không phải là thiên đường như có người dịch, mà có nghĩa là bầu trời. VN và Mỹ ở tận hai góc trời, giờ đây cần bắc một nhịp cầu hoà giải bằng văn học nối liền hai góc trời xa xôi ấy. Đó là ý tưởng của Wayne Karlin khi làm cuốn sách được Hội Các nhà phê bình văn học Mỹ bầu chọn là cuốn hợp tuyển hay nhất của năm 1995. Ông đã cộng tác với nhiều dịch giả người Việt và người Mỹ để cho ra những bản dịch "Ngược dòng nước lũ" của Ma Văn Kháng, "Những ngôi sao, trái đất, dòng sông" của Lê Minh Khuê, "Thời gian của người" của Nguyễn Khải, "Trong sương hồng hiện ra" và "Người đàn bà trên đảo" của Hồ Anh Thái. Sắp tới sẽ là tập thơ Thư mùa đông của Hữu Thỉnh và những tập truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Thu Huệ...
    Tôi được trực tiếp làm việc với Wayne Karlin trong cuốn hợp tuyển sẽ ấn hành vào đầu năm 2003 mang tên "Tình yêu sau chiến tranh" - Hợp tuyển tác phẩm Việt Nam đương đại (Love after War: An Anthology of Contemporary Fiction from Vietnam). 45 truyện ngắn này có lẽ tạo thành bộ hợp tuyển truyện ngắn Việt Nam dày dặn nhất xuất bản ở Âu - Mỹ từ trước tới nay.
    Trước khi kể về Wayne Karlin ở khía cạnh một người dịch sách và hiệu đính có nghề, xin giới thiệu đôi nét về sự nghiệp văn chương của ông. Tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết như "Đường cắt", "Cho chúng ta", "Vai phụ", "Những người tù", "Tiếng đồn và bia mộ"...., Wayne Karlin là nhà văn có văn phong đẹp, ngôn ngữ chắt lọc và giàu nhạc điệu. Thời báo New York, một tờ báo có tiếng "kênh kiệu" ít khen ai, đã phải hạ một lời khen những cuốn sách VN kể trên "được dịch bằng một thứ ngôn ngữ tiếng Anh hạng nhất" (first-rate English language). Công này chủ yếu là của Wayne Karlin.
    Đưa sách VN vào giáo trình đại học
    Hệ thống giáo dục Mỹ vẫn thường để ngỏ một phần giáo trình cho các trường tự tìm thêm sách giảng dạy. Nhà văn Wayne Karlin là giáo sư Đại học St.Mary ở Maryland, ông cùng với NXB Curbstone quảng bá bộ sách VN tới các trường đại học.
    Cũng nhờ công quảng bá của Wayne Karlin và NXB Curbstone, các trường đại học Mỹ còn mở rộng giáo trình sang những cuốn sách xuất bản ở nhiều nơi khác như "Thời xa vắng" của Lê Lựu, tập thơ "Những người đàn bà gánh nước sông" của Nguyễn Quang Thiều (Đại học Massachusetts), "Tướng về hưu" (Đại học Oxford ở Malaysia), "Người đàn bà trên đảo" (Đại học Washington), "Thiên sứ" của Phạm Thị Hoài, "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, tập thơ "Đường xa" của Nguyễn Duy...
    Người Mỹ ít đọc sách dịch. Hàng nghìn nhà xuất bản chỉ quan tâm đến việc in ra có bán được hay không. Họ không có nghĩa vụ tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. Wayne Karlin đã tìm ra NXB Cusbstone nhận in sách VN và đưa sách hiện diện chính thức trên thị trường sách toàn quốc, có mặt trong hệ thống hiệu sách và bán cả trên mạng (hãng Amazon.com).
    Curbstone Press là một nhà xuất bản nhỏ bé, không lợi nhuận. Tính chất không lợi nhuận khiến thu nhập của người làm xuất bản và nhuận bút cho tác giả, dịch giả là rất hạn chế. Không lợi nhuận có nghĩa là nhà xuất bản không phải nộp thuế thu nhập. Để đáp lại việc không phải đóng thuế, họ phải làm nghĩa vụ phát triển văn hoá xã hội bằng cách tặng sách cho các thư viện trên toàn quốc, cho các trường học... Lợi nhuận là quan trọng, nhưng với nhà văn có thêm người đọc cũng là điều quan trọng không kém.
    May mắn cho văn học VN trong bước đầu ở Mỹ đã có một NXB Curbstone. Cũng may mắn có Wayne Karlin là người đã tìm ra NXB đó, đã tận tâm và chu đáo với bản dịch những cuốn sách của một đất nước ông yêu quý và trân trọng.
    Lovetolive[/size=18]
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiểu Việt Nam nhờ văn học Việt Nam
    20 cân toàn sách văn học Việt Nam (dĩ nhiên là bằng tiếng Việt) là hành trang của ông Kato Norio, hiện là trưởng ban tiếng Việt - Đài phát thanh và Truyền hình Nhật Bản NHK khi trở về Nhật Bản. Lật mấy cuốn sách vừa mua, bằng giọng tiếng Việt lơ lớ, người đàn ông Nhật Bản giản dị với mái tóc hoa râm tự hào nói: "Chắc là tôi đọc và có nhiều sách văn học VN hơn khối người VN. Tôi hiểu VN hơn qua những trang sách của các bạn".
    * Chắc chuyến sang VN lần này của ông không phải chỉ để mua sách?
    - Ồ không. Tôi sang VN lần này để thực hiện một chương trình đặc biệt sẽ được phát sóng trên NHK vào trung tuần tháng 8. Chủ đề của chương trình là sự giao lưu văn hoá, giáo dục giữa hai nước. Chúng tôi đã tìm gặp và phỏng vấn một số những nhân vật ở Việt Nam từng có thời kỳ học tập sinh sống tại Nhật, hiện đang ở TP.HCM như các ông Võ Tòng Xuân, Nguyễn Xuân Oánh, bà Nakamura - vợ ông Lương Định Của và con trai cả của ông bà; hay tại Hà Nội là đạo diễn Đặng Nhật Minh - con trai ông Đặng Văn Ngữ, hoạ sĩ Lương Xuân Nhị, một học trò của ông Ngữ là Nguyễn Lân Dũng và sử gia Dương Trung Quốc. Thực hiện chương trình phát sóng đặc biệt này, chúng tôi muốn góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác, giao lưu về văn hoá và giáo dục giữa hai nước vốn có truyền thống tốt đẹp từ trước. Còn việc mua sách ở VN, thì đó là thú say mê riêng của vợ chồng tôi.
    * Ông có thể chia sẻ một chút về thú say mê riêng này được không?
    - Tôi vào học khoa tiếng Việt trường ĐH Ngoại ngữ Tokyo năm 1967, lúc đó khoa mới thành lập 3 năm. Tại sao lại chọn tiếng Việt ư? Đơn giản lắm: Khi đó, cuộc chiến tranh ở VN là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi ở Nhật, nhưng lại có rất ít người biết tiếng Việt. Tôi chọn học tiếng Việt để có thể hiểu đất nước này. Lúc đó việc học tiếng Việt của chúng tôi rất khó khăn, thành ra đến khi tốt nghiệp đại học rồi mà tiếng Việt của tôi vẫn tồi lắm. Tôi chỉ còn biết học bằng đọc sách, rồi tìm hiểu văn học Việt Nam từ ngày đó. Vợ tôi cũng tốt nghiệp khoa tiếng Việt, nhưng không làm nhà báo như tôi mà dạy học (tiếng Việt) và dịch sách văn học VN sang tiếng Nhật. Tôi cũng có dịch một ít, không nhiều bằng cô ấy.
    * Ông bà đã dịch những tác phẩm nào của chúng tôi?
    - Tôi mới dịch 2 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp - Tướng về hưu và Không có vua, in trên tạp chí của Đài NHK. Hiện tôi đang dịch Cơ Hội của chúa của Nguyễn Việt Hà. Còn vợ tôi đã dịch các tập truyện ngắn: Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Truyện ngắn giải thưởng báo Văn nghệ, Tập truyện ngắn của các cây bút nữ...
    * Nhà văn Việt Nam nào ông yêu thích nhất?
    - Thích nhất à? Một là Nam Cao. Hai là Vũ Trọng Phụng. Còn một người nữa tôi rất mê là Thạch Lam, đó là người duy nhất của nhóm Tự lực văn đoàn tôi yêu thích. Lại còn Vũ Bằng nữa chứ, ông ấy viết Thương nhớ mười hai hay tuyệt, xúc động lắm!
    * Các nhà văn ông kể tên đều thuộc thời kỳ văn học trước đây của chúng tôi. Thế còn các nhà văn đương đại, ông không thích họ sao?
    - Có chứ. Tôi đọc Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp..., và mới đây là Nguyễn Việt Hà. Trong tác phẩm của họ thấy rõ sự chuyển động trong đời sống ở VN từ chế độ bao cấp sang thời kỳ mở cửa. Nhưng vì bạn hỏi tôi "thích nhất", tôi không đặt tác giả mình yêu thích trong các dòng hay thời kỳ văn học.
    * Một người nước ngoài cảm nhận về sự chuyển động của đời sống VN trong giai đoạn rất nhạy cảm vừa qua như thế nào?
    - Tôi không chỉ cảm nhận điều đó qua các sáng tác văn học, qua các phim VN mà tôi được xem, mà bằng cả chính sự trải nghiệm của bản thân, trong những lần tôi đến sống ở đây. Tôi nhớ mãi chuyến sang VN lần đầu tiên, chính xác là chỉ đến TP.HCM và Vũng Tàu vào năm 1977, trong một đoàn của Hội hữu nghị Nhật - Việt. Vì muốn thăm gia đình một số bạn bè người Việt và tìm hiểu đời sống, con người ở đây, tôi có tách đoàn ra đi riêng, và bị trưởng đoàn nhắc nhở. Sau này tôi đã từng sống và làm việc 6 tháng tại Hà Nội thời kỳ trước đổi mới - năm 1984. Vì thế tôi cảm nhận thấy được rất rõ sự thay đổi ở đây trong những năm 90 đến nay, từ đó hầu như năm nào cũng sang ít nhất một lần. Hà Nội là một thành phố kỳ lạ: Đằng sau sự thay đổi trông thấy rõ như sự xuất hiện của những building, công ty, cửa hàng, cửa hiệu .v.v... là những cuộc sống phía sâu bên trong, vẫn bền bỉ một cái gì đó không dễ gì đổi thay. Có lẽ vì thế, Hà Nội là thành phố tôi yêu thích nhất.
    * Ngoại trừ ông, người Nhật hiện có quan tâm đến văn hoá, đặc biệt là văn học VN hay không?
    - Thực tế thì phần đông người Nhật hiện nay mới chỉ chú ý đến VN bởi 3 thứ: du lịch, nghệ thuật ẩm thực, hàng mỹ nghệ và gần đây nữa là kinh doanh. Sự hiện diện của văn hoá Việt Nam ở Nhật còn ít ỏi vô cùng, nhiều người Nhật không biết Tam ca áo trắng là ai vì nhóm này có sang Nhật biểu diễn nhưng ở khu vực rất nhỏ; một vài bộ phim VN chiếu 1 - 2 buổi tại LHP Fukuoka với lượng người xem nhất định, một vài phim được công ty Nhật Bản mua vì lý do cá nhân. Thực ra điều này không riêng đối với văn hoá VN mà đối với các nước châu Á nói chung. Thị trường Nhật Bản hiện nay mới chỉ quan tâm đến 2 địa chỉ ở Châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc. Bạn đọc và khán giả thiên về xu hướng giải trí thì nhiều, nên việc dịch, giới thiệu những tác phẩm văn học nghiêm túc khá khó khăn. Công việc của Ban tiếng Việt đài NHK chúng tôi chính là cố gắng phần nào làm thay đổi điều đó.
    * Cám ơn ông và chúc ông thành công.
    Lovetolive[/size=18]

Chia sẻ trang này