1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức làng văn (Cập nhật: Kỷ niệm 400 năm ngày xuất bản Don Quixote)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 30/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    bạn thật dày công post lên đây. Mấy cái bài này, mình đã đọc nhiều ở mấy cái trang web văn học rùi!!!!Nhưng bạn post lên đây, cũng vui thôi, rất cảm ơn bạn!!!
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà thơ Tố Hữu qua đời
    Sau một thời gian bệnh nặng, ông đã tạ thế vào 9h15' ngày 9/12 tại Bệnh viện 108. Tang lễ dự kiến sẽ cử hành vào sáng 13/12. Tố Hữu được coi là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thi ca Việt Nam hiện đại. Có những giai đoạn, thơ ông đã trở thành chỗ dựa tâm hồn cho mọi người.
    Ông từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
    Nhà thơ Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, gần cố đô Huế. Tố Hữu đến với thi ca khá sớm, từ năm 18 tuổi. Cùng năm đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị quân Pháp bắt. Tháng 3/1942, ông vượt ngục Đác Glây, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Thanh Hóa. Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế.
    Năm 1946, tập thơ đầu tay Từ ấy ra đời, tập hợp các tác phẩm viết từ 1937 đến 1946, chia làm ba phần Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài). Ba phần thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là cái nhìn hiện thực, tố cáo xã hội đương thời, gắn với lòng say mê lý tưởng xóa áp bức bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhân ái. Chặng thứ hai là thơ trong tù, với những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ đa cảm. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa và cách mạng thành công - những bài thơ say đắm, sôi sục và hào hùng. Với Từ ấy, Tố Hữu lấy lại lòng tin vào đường lối văn học cách mạng cho cả nhà văn lẫn bạn đọc, khẳng định phẩm chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam.
    Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, thơ Tố Hữu với các bài Phá đường, Bầm ơi... cùng với thơ ca của phong trào quần chúng đã trở thành một gợi ý có sức thuyết phục về phương pháp sáng tác hiện thực - lấy cuộc sống thực tế làm cốt lõi của thơ, hướng cảm xúc của công chúng vào những tình cảm cao cả đánh giặc cứu nước. Tập thơ Việt Bắc là tiếng hát của toàn dân kháng chiến. Với lời thơ bình dị, Tố Hữu đã đi từ tâm tình cá thể đến tâm tình của cộng đồng, phát hiện và biểu dương những tình cảm cao cả. Từ Việt Bắc, hình ảnh người dân yêu nước được khắc họa và trở thành biểu tượng mỹ học cho một giai đoạn thơ ca.
    Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời". Thời kỳ này, thơ Tố Hữu cũng lộng gió, đó là gió của tâm hồn với Em ơi Ba Lan, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Tiếng chổi tre...
    Ra trận là tập thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đề tài mở rộng như đánh dấu những sự kiện chính trị, quân sự của đất nước, trong đó có Lá thư Bến Tre, có lời dặn của anh Trỗi, có kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du, có nước mắt khóc Hồ Chủ Tịch... Mỗi bài thơ cho thấy Tố Hữu có khuynh hướng khái quát thời đại. Ông hướng tới những tình cảm phổ quát, cộng hưởng được với lòng người. Đề tài trong thơ ông rất thời sự mà ý thơ thấm thía, sâu, bền.
    Tập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là Một tiếng đàn. Ông vẫn thủy chung với nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Đôi khi tưởng chạm tới một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại: "Đêm cuối nằm riêng một ngọn đèn". Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy. Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh: "Mới bảy mươi sao đã gọi là già". Bút pháp không tung hoành hào sảng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm. Trong cái bình đạm của giọng thơ, có sức rắn lại của ý chí: "Ta lại đi, như từ ấy ra đi /Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại".
    Lovetolive[/size=18]
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Gặp gỡ quốc tế lần thứ nhất những người dịch văn học VN:
    "Vừa "nhắm mắt" vừa mở cửa sổ"
    Trổ một cửa sổ để không chỉ nhìn ra thế giới mà còn để thế giới nhìn vào - đó là ý nghĩa lớn nhất của việc dịch văn học VN ra tiếng nước ngoài. Để mở được cánh cửa này, cần thiết có cùng lúc một lực đẩy từ bên trong lẫn một lực kéo từ bên ngoài. "Gặp gỡ quốc tế lần thứ nhất những người dịch văn học VN" (do Hội Nhà văn VN và Bộ VHTT tổ chức, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 - 21.12) chính là góp phần thúc đẩy lực tương tác ấy.
    Với kinh phí chỉ gần 300 triệu được bỏ ra, cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, cuộc gặp, đương nhiên không thể hội đủ hết những gương mặt dịch giả nước ngoài từng có nhiều nỗ lực nhất trong việc dịch văn học VN. Nhưng, với 9 dịch giả đến từ các nước: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Thuỵ Điển, Hàn Quốc cùng hơn 10 vị khách nước ngoài hiện đang công tác tại VN, chúng ta cũng đã tạm có được một cái nhìn khá toàn cảnh về những chuyển động gần đây của văn học VN - trong việc dịch ra tiếng nước ngoài.
    Các "thị trường" truyền thống: Khó hơn xưa
    Từ giã cơ chế bao cấp, bước vào nền kinh tế thị trường, việc dịch và in ấn các tác phẩm văn học VN tại nhiều nước XHCN anh em cũ của chúng ta giờ đây đang trở nên khó khăn hơn. Đến từ Trường ĐH Bắc Kinh, dịch giả Lý Tú Chương - người hiện đang ôm quyết tâm làm bộ "Từ điển văn học VN" gồm 200 nhà văn (và từng nổi tiếng ở Trung Quốc lẫn VN với bản dịch gây ảnh hưởng: "Từ tuyến đầu Tổ quốc", "Con gái VN" ) cho biết: "ở Trung Quốc, văn học VN đã sớm được dịch từ lâu nhưng mạnh nhất là thời kỳ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Chính qua những tác phẩm này mà mối cảm tình của nhân dân Trung Quốc đối với VN đã trở nên sâu sắc hơn. Nhưng hiện nay, quả thực, công việc này đã trở nên khó khăn hơn dù đối với chúng tôi, công cuộc đổi mới hiện nay ở VN cùng những nét tương đồng văn hoá giữa hai đất nước chúng ta là luôn luôn cần được tìm hiểu và cập nhật". Tình hình cũng tương tự với các nước: Nga, Mông Cổ... Tiến sĩ lịch sử S.Dashtsevel - Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông Cổ - VN - người từng dịch: Dế mèn phiêu lưu ký, Máu và hoa, Nhật ký trong tù... và hiện đang được xem là dịch giả duy nhất có khả năng dịch văn học VN ra tiếng Mông Cổ từ nguyên bản tiếng Việt, cho biết: "Vào thời điểm VN đánh Mỹ, từng có lúc, Mông Cổ đã phải tiếp cận VN bằng con đường vòng: Dịch văn học VN thông qua một ngôn ngữ trung gian thứ 3 là: Nga, Anh, Pháp hoặc Trung Quốc... Từng thiết tha là thế, vậy mà giờ đây kinh tế thị trường đã làm cho công việc đó trở nên quá khó khăn". Một cách vui vẻ, dịch giả S.Dashtsevel đơn cử: Bản dịch văn học VN gần đây nhất của ông được thực hiện cách đây 3 năm đã phải chấp nhận lĩnh nhuận bút bằng... 30 cuốn sách biếu!
    Mỹ: Nhiều dịch giả là cựu binh
    Điều Một bề dày và những đứt gẫy, gián đoạn; một nỗ lực lớn nhưng thiếu quy hoạch và sự phối hợp cần thiết ở quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn... - đó là những gì đang nổi lên trong việc dịch văn học VN.
    đáng ngạc nhiên Mỹ hiện được đánh giá là nơi quan tâm nhiều nhất đến việc dịch văn học VN. Điều này biểu hiện không chỉ trong việc đoàn Mỹ có mặt đông nhất tại cuộc gặp này (bằng nguồn kinh phí tự túc) với nhiều dịch giả quen biết mà còn trong nỗ lực tìm "visa" đến Mỹ cho văn học VN trong khoảng 10 năm trở lại đây. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - người từng có nhiều cộng tác trong vai trò đồng dịch giả (ở chế độ... "phi nhuận bút") với nhiều dịch giả Mỹ trong công việc khó khăn này nhận xét: "Quả thật, tôi chưa thấy ở đâu mà lại có nhiều dịch giả quan tâm đến văn học VN một cách nặng nhọc, xăng xái và kiên quyết đến thế - cứ như là họ đang "chơi bóng rổ" vậy! Một tình yêu đẫm mồ hôi, với toàn những người dịch không công!". Chủ yếu những dịch giả này chính là những cựu chiến binh từng có mặt tại VN và điều đó thiết nghĩ đã có thể thay cho một trong những lý do của động lực. Nhà thơ cựu binh Mỹ Bruce Weigl - tác giả bản dịch độc đáo từng bán rất chạy ở Mỹ: "Thơ từ những tài liệu được thu giữ" (bao gồm những bài thơ lấy từ các sổ tay của những chiến sĩ VN từng bị rơi vào tay Mỹ) nói thêm: "Hai lợi ích hiển nhiên là việc dịch đó vừa giúp chúng tôi hiểu thêm văn hoá, ngôn ngữ của các bạn vừa giúp chúng tôi hiểu thêm văn hoá, ngôn ngữ của đất nước mình".
    Tuy nhiên, xung quanh mảng văn học đã được dịch ở Mỹ này, cũng có không ít ý kiến cho rằng: Nhiều tác giả được dịch tập trung nhiều khi còn nhờ quen biết và có quan hệ tốt với phía đối tác và do đó, đương nhiên là không tránh khỏi hiện tượng "bỏ sót", "kẻ... in không hết, người lần không ra".
    ***
    Một bề dày và những đứt gẫy, gián đoạn; một nỗ lực lớn nhưng thiếu quy hoạch và sự phối hợp cần thiết ở quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn... - đó là những gì đang nổi lên trong việc dịch văn học VN này mà một cuộc gặp lần thứ nhất lẽ dĩ nhiên không thể kham hết nổi. Thực trạng đáng bàn, theo như đánh giá của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Việc dịch văn học VN từ bên ngoài vào dù sao cũng dễ hơn việc dịch từ trong ra vì người đứng ngoài thường dễ đắm say hơn, dễ tìm được nguồn tài trợ hơn, trong khi chúng ta không có kế hoạch và luôn rất khó tìm kiếm được đầu ra". Trên đánh giá đó, chúng ta hiểu rằng: để mở được cánh cửa sổ cho thế giới nhìn vào và có ngày lại tiếp tục nói (bắt chước theo cách nói của K.Marx): "Tất cả những gì thuộc về... VN đều không xa lạ đối với tôi", xem ra, còn khó lắm thay!
    Lovetolive[/size=18]
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Thu Huệ: 'Tôi sẽ thắng kiện nhà xuất bản'
    Sau khi cuốn "Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Thị Thu Huệ" được tung ra thị trường, chị đã quyết định khởi kiện Nhà xuất bản Văn học, nơi cho in tuyển tập này mà không hề hỏi ý kiến tác giả.
    - Sách của chị đã nhiều lần bị in lậu, sao bây giờ chị mới lên tiếng?
    - Nhà xuất bản Văn học, Nhà sách Hà Phương, số 6 Tràng Thi đã in cuốn truyện ngắn của tôi và Vàng Anh mà không hỏi chúng tôi đến một câu. Trước đây, cũng có lần 1-2 truyện của tôi bị lấy in lại và tôi bỏ qua, nhưng lần này họ lấy tới 15 truyện của tôi và 10 truyện của Vàng Anh. Việc này, tôi đã biết trước và chủ động gọi điện cho chị Tuyên, một đầu nậu, làm ở Văn phòng Hội Nhà văn, đề nghị để chúng tôi chọn lại vì một số truyện quá cũ, nhưng rồi họ cứ in và cứ bán. Đến khi bạn bè gọi điện đòi tặng sách tôi mới biết.
    - Đã có những tấm gương đi trước như Trần Tiến, Lê Vinh kiện về bản quyền, khi thắng được kiện thì cũng "trầy da xước vẩy", chẳng còn tâm trí nào mà sáng tác. Lý do nào khiến chị tin rằng mình sẽ thắng?
    - Tại sao lại không thắng nhỉ? Truyện của tôi, không hề hỏi, không hề ký hợp đồng mà lại ngang nhiên in để bán. Đến khi biết tôi có ý định khởi kiện mới mang đến nhà 10 cuốn sách và một phong bì tiền. Tôi không mở phong bì ra, đợi đến khi ra toà đã. Rất nhiều luật sư muốn giúp tôi việc này và tôi đã chọn được một người nhưng chưa bàn bạc cụ thể. Vàng Anh sẽ cùng tôi giải quyết vụ kiện này.
    - Sắp tới, chị có phát hành cuốn nào mới không?
    - Tôi đã xin giấy phép cho cuốn Nào, ta cùng lãng quên từ đầu năm 2002 nhưng chán chẳng buồn in vì tình hình in lậu tràn lan. Tôi chỉ cảm thấy khổ thân độc giả vì tuyển tập truyện ngắn nào cũng thấy có tên tôi mà chẳng có gì mới cả, cứ nhai đi nhai lại mãi mấy cái truyện cũ. Chúng tôi không quan trọng chuyện tiền bạc hay mấy cuốn sách biếu mà điều quan trọng là nhà xuất bản phải tôn trọng nhà văn.
    Lovetolive[/size=18]
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Quang Thiều và cuốn tiểu thuyết về nhân bản người
    Thế giới đang xôn xao về việc ra đời của 2 đứa trẻ nhân bản đầu tiên. Và ở VN, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã ấp ủ cuốn tiểu thuyết về đề tài này suốt 2 năm qua. Anh cảm thấy lo sợ, bất ổn và mơ hồ về cuộc sống và thân phận của những con người được nhân bản.
    - Anh có thể tiết lộ một chút về nội dung cuốn tiểu thuyết này?
    - Nhân vật chính của tôi là 3 nhà khoa học trẻ, nghiên cứu về vấn đề nhân bản. Một người có mẹ mất sớm, anh ta phải sống với dì ghẻ và rồi, để giành lại tuổi thơ, sự âu yếm, yêu thương đã mất, anh quyết định nhân bản mẹ mình. Nhà khoa học thứ hai nhân bản người yêu vì quá đau đớn trước cái chết của cô gái ấy. Còn người thứ ba, căm hận thủ trưởng xưa đã hành hạ, trù úm nên nhân bản con người đó để trút lên những hận thù. Có mục đích của sự nhân bản rất tuyệt vời nhưng cũng có mục đích rất hèn hạ. Dù vậy, tất cả ý muốn tốt đẹp lẫn rồ dại đó đều thất bại. Đã có những con người có hình dạng giống hệt nhưng các nhà khoa học không tìm được hình bóng của người mẹ, người yêu, thủ trưởng cũ với tâm hồn, ký ức và nỗi đau lẫn niềm khát vọng của họ xưa kia. Người thủ trưởng nhân bản có thể có cả cái ho, xịt mũi giống y xì nguyên bản nhưng nhà khoa học kia không thể trả thù vào con người vô tội đó.
    - Bao giờ anh sẽ hoàn thành cuốn tiểu thuyết này?
    - Tôi đã viết được 2/3. Tôi viết chậm vì phải dừng lại làm việc khác. Viết tiểu thuyết rất khó, cần phải hoạch định và kiến trúc rất kỹ lưỡng. Vả lại, diễn biến tâm lý của những nhân vật này quá phức tạp. Có thể là trong năm nay sẽ xong.
    - Anh nghĩ gì khi nghe tin về 2 bé gái nhân bản vừa được sinh ra?
    - Tôi cho đó thật sự là bi kịch. Số phận của chúng cũng giống như những nhân vật được nhân bản trong tiểu thuyết của tôi. Tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của những con người vô cảm và không có ký ức đó ra sao? Nhân bản làm mất đi mối quan hệ thiêng liêng giữa cha và mẹ để sinh ra đứa trẻ, mối quan hệ tâm linh giữa cha mẹ và chính đứa con ấy. Khi vô tính tràn ngập thì con người chỉ là những giống đa bào tồn tại.
    - Nhưng anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, việc nhân bản là rất nhân đạo đối với những cặp vợ chồng đồng tính hay vô sinh?
    - Đồng tính là một sự kỳ dị của đời sống. Hai người đàn ông, hay hai người đàn bà lại sinh ra một đứa trẻ là sự biến dạng của tạo hóa. Tôi có linh cảm rằng điều này khủng khiếp như sự xuất hiện của quỷ sứ vậy, nó làm đánh mất đi sự cân bằng của xã hội.
    - Anh chưa hoàn thành cuốn tiểu thuyết này có phải do đắn đo chưa biết xử lý những số phận nhân bản ấy ra sao?
    - Cần phải nhìn một cách lạnh lùng vào những mối quan hệ đó. Các nhà khoa học không tìm được gì trong 3 nhân vật mà họ tạo nên. Anh ta sẽ làm gì trước một người mẹ không sinh ra mình, không có tình cảm yêu thương. Khi những người được nhân bản tìm về với ký ức, kỷ niệm, họ chỉ nhìn thấy nơi mình sinh ra là phòng thí nghiệm với những dụng cụ inox sáng choang, lạnh lẽo và mùi ete nồng nặc? Có thể là nhà thơ nên tôi ủy mị, nhưng đối với tôi, nguồn gốc là điều rất quan trọng. Những mối quan hệ ấy đổ vỡ bởi chẳng có sự ràng buộc nào giữa những con người sinh ra trong vô cảm. Họ không có sự tĩnh lặng, buồn, nhớ nhung và ký ức. Vấn đề tôi đang băn khoăn là 3 nhà khoa học sẽ xử lý ra sao với sản phẩm của mình, có lẽ họ sẽ rơi vào tuyệt vọng, hoảng hốt một lần nữa.
    Lovetolive[/size=18]
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    "Ngày thơ VN" sẽ được tổ chức hàng năm
    Hoạt động này sẽ diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, là ngày Bác Hồ viết bài thơ "Nguyên tiêu" trên chiến khu Việt Bắc. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã có cuộc trò chuyện về sự kiện văn hoá này.
    - Hội Nhà văn đã làm gì để chuẩn bị cho "Ngày thơ Việt Nam"?
    - Vừa qua, thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam, chúng tôi đã về miền Trung thắp hương tại mộ cụ Nguyễn Du, cụ Nguyễn Công Trứ để báo cáo với các cụ về việc tổ chức. Sắp tới, chúng tôi sẽ về Côn Sơn thắp hương viếng cụ Nguyễn Trãi để xin phép. Chúng tôi có thể sẽ tổ chức Đêm thơ tại Cung Văn hoá Thanh niên và một số ĐH.
    - "Ngày thơ Việt Nam" năm nay sẽ được tổ chức ra sao?
    - Sự kiện này sẽ được mở đầu bằng lễ kéo ''Lá cờ Thơ'', rồi ngâm đọc bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ. Chương trình còn tổ chức giao lưu thơ với công chúng, đọc những bài thơ hay nhất của đất nước, ngâm, bình thơ và hát các bài thơ được phổ nhạc, phát hành các tập thơ với chữ ký của các thi sĩ và các hoạt động phụ trợ khác như viết câu đối hay thư pháp...
    - Vậy mục đích của "Ngày thơ Việt Nam" là gì?
    - Tôn vinh thành tựu của nền thơ ca Việt Nam trong nhiều năm qua. Ngoài ra, cũng có mục đích là để các nhà thơ gắn bó với công chúng, gắn bó vói đời sống hôm nay. Sau nữa là tạo ra một mỹ tục mới, một sinh hoạt văn hoá lành mạnh, đề cao giá trị tinh thần của dân tộc và đất nước. Đây cũng là dịp để nâng cao chất lượng sáng tác thơ và phê bình thơ. Một ý nghĩa đặc biệt nữa của Ngày thơ Việt Nam là đưa thơ ca gắn bó với thế hệ trẻ.
    Lovetolive[/size=18]
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nữ sĩ Tùng Long xuất bản hồi ký
    Là một nhà văn nổi tiếng chuyên viết tiểu thuyết tâm lý xã hội ở miền Nam trước 1975, bà đã có 50 tiểu thuyết. Cuốn "Hồi ký bà Tùng Long" vừa được NXB Trẻ phát hành nhân dịp mừng thọ bà 88 tuổi.
    Bà Tùng Long tên thật là Lê Thị Bạch Vân, sinh năm 1915 tại Đà Nẵng. Từ năm 1953 đến năm 1972, bà vừa đi dạy học, vừa viết báo, viết văn để nuôi dạy 9 người con. Bà tâm sự: ?oTôi chưa bao giờ dám tự xưng là văn sĩ, nữ sĩ. Tôi chỉ nói tôi viết văn là để nuôi con?.
    Vào những năm 60 của thế kỷ 20, bà Tùng Long vừa đi dạy vừa viết truyện đăng báo, mỗi tháng kiếm được gần chục lượng vàng. Có người ghen tức với thu nhập của bà đã chê tiểu thuyết tâm lý xã hội của bà là bình dân. Bà trả lời: ?oMột nhà văn Pháp tuyên bố: Nếu tôi có một ngai vàng thì tôi sẵn sàng đổi nó để tìm hiểu tâm lý phụ nữ. Như thế thì tôi, một phụ nữ tại sao lại không viết để nói lên tâm lý phụ nữ?.
    Bà Tùng Long còn nổi tiếng là người khởi xướng mục Gỡ rối tơ lòng trên báo Sài Gòn Mới (1953) và giúp báo bán chạy. Sau năm 1975, nhiều báo cũng mời bà viết tiếp mục này với nhuận bút cao nhưng bà từ chối vì ?othời nào có người nấy?. Nghề chính của bà vẫn là dạy học
    Lovetolive[/size=18]
  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Nhà văn Nguyễn Đình Thi qua đời
    Sau một thời gian vật lộn với bệnh hiểm nghèo, hôm qua, nhà văn tài hoa này đã ra đi vào cõi vĩnh hằng ở tuổi 79. Ông để lại cho nền văn học nghệ thuật VN nhiều tác phẩm có giá trị. Những người yêu mến ông sẽ mãi nhớ đến một tâm hồn tinh tế, khoáng đạt, một nghệ sĩ lớn, luôn đòi hỏi sự hoàn thiện ở mình.
    Trên mọi lãnh địa văn, thơ, nhạc, kịch, Nguyễn Đình Thi đều có những cống hiến xuất sắc. Các tập Xung kích, Vào lửa, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ (tiểu thuyết); Người chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Sóng reo (thơ); Con nai đen, Hoa và Ngần, Giấc mơ, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sóng (kịch); Diệt phát xít, Người Hà Nội (ca khúc) đều được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật và giá trị tư tưởng.
    Nhà văn Tô Hoài, một người bạn thân thiết của ông xúc động nhớ lại: "Cuối năm 1946, tôi gặp Nguyễn Đình Thi ở mặt trận Hà Nội khi mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Nguyễn Đình Thi làm phóng viên báo Thủ Đô và báo Cứu Quốc nhỏ của mặt trận. Tôi vẫn là phóng viên báo Cứu Quốc hàng ngày của Tổng bộ *********. Chúng tôi dồn dập lấy tin và viết bài cho kịp liên lạc về tòa soạn. Những đêm ấy, chúng tôi trú vào một ổ rơm ven đường, trong ánh nến leo lắt, Nguyễn Đình Thi đọc lời và hát cho chúng tôi nghe ca khúc Người Hà Nội mà anh đang chữa lại đoạn cuối cho trầm hùng hơn, theo gợi ý của Thép Mới. Ngoài thơ, truyện, ca khúc, khu vực sáng tác kịch bản sân khấu của Nguyễn Đình Thi cũng rất đáng nể. Tinh thần và tinh hoa văn học dân tộc được anh thể hiện rõ trong Sự sống của dân tộc Việt Nam trong ca dao và cổ tích khi mới cầm bút cũng như Học thuyết Mác và triết học phương Tây mà anh đã giới thiệu thời kỳ còn là sinh viên. Mỗi vở kịch đều mang triết lý của một nhân vật lịch sử, một truyền thuyết hay huyền thoại, tất cả đều có tình người với tình huống xã hội của một trí tưởng".
    Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 tại Luang Prabang (Lào), quê gốc ở làng Vũ Thạch (Hà Tây). Thuở nhỏ, ông học ở Hà Nội và tham gia hoạt động yêu nước trong phong trào học sinh và bị thực dân Pháp bắt tạm giam ở Hà Nội và Nam Định.
    Năm 1945, ông được bầu là Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Sau kháng chiến chống Pháp, ông là Tổng thư ký Hội Nhà văn VN cho đến năm1990. Từ năm 1955 tới nay, Nguyễn Đình Thi là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc của Hội Văn học nghệ thuật VN.
    Nhà văn không kiêu căng và tự mãn với tất cả những gì đã có. Ông đã viết chân thành và khiêm tốn về bản thân như thế này:
    Tôi không nói được mình đã trải đời
    Không nói được mình đã hiểu người
    Không dám nói mình đã biết yêu
    Không dám nói mình đã biết sống.
    Lovetolive[/size=18]
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    The Known World đoạt Pulitzer tiểu thuyết
    Câu chuyện về chủ nhân một người nô lệ da đen của nhà văn Edward P Jones đã được tặng thưởng giải Pulitzer về tiểu thuyết. Đây cũng chính là tiểu thuyết đã đoạt giải của Hội các nhà phê bình sách quốc gia (The National Book Critics Circle - giải NBCC) năm nay.
    Jones đã mất 10 năm để hoàn thành tác phẩm The Known World vì phong cách viết chậm rãi. Sách của ông đến nay đã được tái bản lần thứ tám với 100.000 bản in.
    Sách của Steven Hahn về cuộc đấu tranh chính trị của người da đen tại Deep South đoạt giải ở hạng mục sách lịch sử.
    Giải thưởng Pulitzer dành cho thể lọai phi tiểu thuyết và tiểu sử đã thuộc về hai quyển sách về lịch sử Soviet - Gulag của Applebaum và tiểu sử Kruschev của William Taubaum.
    Giải thưởng Pulitzer về bi kịch đã được trao cho Doug Wright với vở I Am My Own Wife.
    Giải Pulitzer cũng đã trao một số giải cho báo chí và tờ Los Angeles Times đã ôm trọn năm giải cho việc đưa tin về vụ cháy rừng làm tàn phá miền nam California mùa thu năm rồi. Đây là số giải thưởng nhiều thứ nhì dành cho một tờ báo trong lịch sử giải Pulitzer.
    Joseph Pulitzer là một chủ báo người Hungari sống ở Mỹ trong suốt những năm về sau của thế kỷ 19. Những giải thưởng Pulitzer đầu tiên được trao vào năm 1917 và các giải dành cho văn học, âm nhạc, thơ ca được thêm vào sau này.
    Bờ cỏ dại lạnh lưng trần ngoan quáEm là ta , ta mãi là em.
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0

    Xuất bản quyển sách đầu tiên không có động từ

    Sách hiện có bán trên amazon.com
    TTO - Trước đây, đã từng có một quyển tiểu thuyết không hề dùng chữ "e" nào. Đến nay, một tác giả Pháp vừa tung ra một tác phẩm mà ông tuyên bố đó là quyển sách đầu tiên không có một động từ nào.
    Chắc rằng, các nhà phê bình sẽ có những lời bình luận không tốt đẹp gì cho sự thiếu hành động trong tác phẩm này của Michel Thaler - quyển The Train from Nowhere - với 233 trang sách. Thay vì dùng các động từ hành động, các đoạn văn dài dùng nhiều tính từ bóng bẩy diễn tả hàng loạt chân dung đầy vẻ cay cú của những hành khách khó ưa trên một chuyến tàu lửa.
    Trong một đoạn văn tiêu biểu, Thaler viết: "?Những người phụ nữ đó, có lẽ là những bà mẹ, những người mang quá nhiều ý tưởng to tát so với bộ não có sức chứa khiêm tốn của họ. Một bài điểm sách trên tạp chí uy tín Le Nouvel Observateur cho là quyển sách "không thú vị" và những miêu tả khinh miệt về những hành khách nữ cho thấy tính ghét kết hôn (a rare misogyny ) của tác giả.
    Nhưng tác giả cũng miệt thị cả những nhân vật nam tương đương như thế. Hãy xem ông miêu tả : "một chú lùn to con hoặc là một gã khổng lồ nhỏ bé - một gã công tử bột trẻ tuổi với gương mặt nhăn nhó chứa những ý tưởng mà, chỉ một cái liếc nhìn qua, đã thấy ngắn hơn tóc trên đầu gã, và không dài hơn lông trên bàn chải đánh răng, có lẽ là ngắn hơn".
    Tác giả - một tiến sĩ văn chương thừa nhận rằng Thaler là một bút danh chưa bao giờ dùng cho những quyển sách trước đây và cho biết ông thật thoải mái khi viết mà không dùng động từ - từ loại mà ông miêu tả là "những kẻ xâm lược, những kẻ độc tài, và là những kẻ tước đoạt mất các tác phẩm văn học bóng bẩy của chúng ta".
    "Quyển sách của tôi là một cuộc cách mạng trong văn chương. Nó là quyển sách đầu tiên thuộc loại này. Nó táo bạo, hiện đại, và nó đi vào văn học như chủ nghĩa đađa và siêu thực đã đi vào nghệ thuật", Thaler - một người lập dị từ chối tiết lộ tên tuổi thật ngoại trừ thừa nhận ông đang ở độ tuổi 60 - phát biểu.
    "Động từ như cỏ dại trong một cánh đồng hoa", ông nói, "bạn phải diệt cỏ để giúp hoa lớn lên và phát triển"..."Tôi giống như một tài xế xe hơi đã đập vỡ kính chắn gió nên không thể nhìn về tương lai, đập vỡ luôn kính chiếu hậu nên không nhìn thấy quá khứ, và tôi chỉ biết là tôi đang đi trong hiện tại".
    Ông Thaler hi vọng rằng quyển Le Train de Nulle Part - giá 20 euro - sẽ được dịch sang tiếng Anh.
    Tại Pháp - đất nước có một di sản văn học ưu tú, công chúng độc giả đang tìm hiểu xem tác phẩm này có gì hơn một bài tập về ngữ nghĩa học và một bài ngữ pháp hay không. Mọi người vẫn muốn được xem tác phẩm của Thaler có gây ngạc nhiên như cuốn La Disparition (The Disappearance) của Georges Perec viết vào năm 1969 mà không dùng chữ cái "e'' nào.
    Chrystel Manfredi-Matringe của NXB Adcan - nơi ấn hành cuốn Le Train de Nulle Part, cho biết: "Ông Thaler tạo nên niềm vui thích bao la trong ngôn ngữ và ngôn từ, nhưng ông cũng thích trêu chọc. Một vài nhà phê bình đã nhận xét - một cách không công bằng - rằng ông là một người ghét kết hôn nhưng đó không phải là sự thật. Ông ấy là một người đàn ông rất quyến rũ, nhã nhặn và yêu mến phụ nữ...Sách của ông cuốn hút cả hai giới".
    L.TH. (Theo The Telegraph)
    Nguồn: Tuổi trẻ online

Chia sẻ trang này