1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức làng văn (Cập nhật: Kỷ niệm 400 năm ngày xuất bản Don Quixote)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Julian, 30/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Anna Funder đoạt giải văn học Samuel Johnson của Anh​

    Tác giả chỉ mới gia nhập làng văn Anna Funder đã đoạt giải văn học phi tiểu thuyết mang tên Samuel Johnson lần thứ sáu của Anh với quyển sách Stasiland: Stories From Behind the Berlin Wall.
    Hội đồng chấm giải đã khen ngợi Stasiland là tác phẩm đầy tay được viết rất tốt, vẽ nên một bức tranh cụ thể vừa cảm động vừa khôi hài về những con người cố tồn tại giữa những ước vọng cần phải quên và những nhu cầu phải nhớ trong tình cảnh khổ nạn thời Đông Đức.
    Anna Funder sinh tại Australia vào năm 1966 và lớn lên tại Melbourne và Paris, làm nghề luật sư và sản xuất chương trình phát thanh truyền hình trước khi trở thành nhà văn cư trú tại trung tâm Australia ở Potsdam, Đức vào năm 1997.
    Stasiland cũng từng lọt vào vòng chung khảo giải thưởng Guardian First Book.
    Trong 6 tác phẩm được chọn sâu vào giải từ 120 tác phẩm, có tác phẩm của nhà văn Bill Bryson và Anne Applebaum. Bill Bryson cũng vừa đoạt giải thưởng uy tín Aventis với những quyển sách khoa học rất được yêu thích của ông vào đầu tuần này.
    Michael Burleigh với quyển sách về đế chế Đức thứ 3 và TJ Binyon với tiểu sử về nhà thơ Nga Alexander Pushkin là những tác giả từng thắng giải thưởng Samuel Johnson trị giá 30.000 bảng Anh này.
  2. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Ma rốc đoạt giải tiểu thuyết trị giá lớn nhất thế giới​

    Cuốn tiểu thuyết This Blinding Absence of Light đã vượt qua hơn 300 tác phẩm trên thế giới để thắng giải thưởng văn học quốc tế IMPAC Dublin. Giải thưởng dành cho tiểu thuyết tiếng Anh có trị giá lớn nhất thế giới này đã thuộc về tiểu thuyết gia, nhà thơ người Marocco Tahar Ben Jelloun.
    Ngoài tiền thưởng 120.000 USD, trong đó trích ra 1/4 cho Linda Coverdale - người chuyển ngữ quyển sách sang tiếng Anh, Ben Jelloun, 59 tuổi, còn nhận được cúp Waterford Crystal trong lễ trao tại thành phố Dublin .
    This Blinding Absence of Light là bức tranh kinh hoành về sự tàn bạo ở các doanh trại nhốt các tù nhân chính trị Ma rốc diễn ra từ thời vua Hassan II cho đến khi mọi chuyện kết thúc dưới áp lực quốc tế năm 1991. Các nhà tổ chức giải IMPAC nhận xét đây là "một tiểu thuyết gây sửng sốt về tính vô độ của sự tàn bạo và sự chịu đựng có giới hạn của ý chí con người".
    Tác phẩm mang tên gốc Cette Aveuglante Absence de Lumiere vừa tung ra đã trở thành sách best seller tại Pháp vào năm 2001.
    Ben Jelloun hiện sống ở Paris, ông sinh tại Marocco năm 1944 và di cư sang Pháp năm 1971, đã đạt học vị tiến sĩ tâm thần học tại trường Đại học Paris.
    Ông đã xuất bản trên 12 tác phẩm tiểu thuyết và phi tiểu thuyết, từng đoạt giải thưởng văn chương hàng đầu của Pháp - giải Prix Goncourt vào năm 1987 với tiểu thuyết The Sacred Night. Ông cũng đã in một vài tuyển tập thơ, 4 tác phẩm kịch và là cộng tác viên thường xuyên cho các tờ báo Pháp.
    tbj.bmp
  3. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Thương tiếc nhà thơ Ðoàn Văn Cừ - một hồn quê thắm thiết​

    Nhà thơ Đoàn Văn Cừ - Giải thưởng Nhà nước về VHNT - vừa ra đi ngày 27.6, hưởng đại thọ ở tuổi 92. Nói về mình về thơ ca, Ðoàn Văn Cừ tâm sự: "Ngót 60 năm cầm bút, tôi chỉ có một ước mơ khiêm tốn: Trong thơ góp một đường cày/ Nước non gieo hạt mong ngày nở hoa.
    Có một sự trùng hợp chăng, khi tác giả thứ hai của Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình Hoài Chân (Nguyễn Đức Phiên) - em ruột nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh - cũng đã chia tay cuộc đời trước Đoàn Văn Cừ có 3 ngày. Đọc lại những lời viết về Đoàn Văn Cừ hôm nay lại thấy mình cũng có tâm trạng như Hoài Thanh (tháng 10.1941): "Mắt ta không thấy gì nữa nhưng lòng ta bỗng bâng khuâng".
    Bâng khuâng không chỉ vì chúng ta phải vĩnh biệt Đoàn Văn Cừ mà giống như dòng mở đầu của Hoài Thanh khi bình thơ ông: "Những hình ảnh cuộc đời VN xưa còn lưu lại trong thời nay chẳng bao lâu sẽ mất hết. Nếu ta không gấp gấp ghi chép thì rồi chẳng còn biết tìm kiếm vào đâu"; cách đây hơn 60 năm mà Hoài Thanh còn đã tiên định như thế thì nay còn đáng lo đến đâu khi những "ghi chép" hiếm hoi như Đoàn Văn Cừ lần lượt rời bỏ chúng ta?
    Trong dòng thơ đồng quê VN, Hoài Thanh đã chọn Đoàn Văn Cừ 4 bài, bằng với Anh Thơ và hơn Bàng Bá Lân 2 bài với lời nhận xét tinh tế và chính xác: "Nhưng đời sống ở đồng quê có một nhịp nhàng riêng, thể văn tiểu thuyết không diễn ra được. Phải có thơ. Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ...".
    Không chỉ là người yêu quê hương một cách mênh mông chung chung, Đoàn Văn Cừ có những khát vọng khác hẳn thế hệ "ông đồ già" (thơ Vũ Đình Liên), ông tâm niệm: "Trước cách mạng, tôi làm thơ nhằm mục đích tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống người nông dân lao động thời Pháp thuộc còn mang đậm dấu vết sinh hoạt người Việt cổ. Sau cách mạng, có hoài bão xây dựng trên trang thơ mô hình một làng quê VN kiểu mới, văn minh, giàu đẹp hiện đại".
    Tất nhiên cái khát vọng thứ hai của Đoàn Văn Cừ chưa thành cũng là điều dễ hiểu, bởi ước mơ ấy còn là của dân tộc, phải phấn đấu gian khó và rất dài lâu. Một đời thơ được như ông cũng quá là thành công và có vị thế riêng không chỉ trong thơ ca VN.
    Nói như Hoài Thanh - một người có tiếng là nghiêm khắc và công bằng - "Đoàn Văn Cừ trước sau chỉ có sáu bảy bài thơ. Bài nào cũng hay", bởi lúc đó Đoàn Văn Cừ chưa xuất bản "Thôn ca I" (1944) và sau này ông có nhiều tập thơ, diễn ca nữa, nhưng quả thật "Thôn ca I" với những bài được con mắt xanh của Hoài Thanh để ý vẫn là những viên ngọc trong sáng tác của Đoàn Văn Cừ.
    Đoàn Văn Cừ từng dạy học, tham gia phong trào công nhân Nhà máy sợi Nam Định, rồi tòng quân, làm công tác biên tập Nhà xuất bản... một đảng viên có gần 50 năm tuổi Đảng nhưng suốt đời ông vẫn là người gắn bó máu thịt với nông thôn, vẫn là một nhà thơ "chân đất", xứng đáng với điều nguyện ước của mình là một "Kẻ sĩ thời đại Bác Hồ". Trở về công tác tại quê hương Nam Định từ những năm 60 của thế kỷ trước, ông "ở ẩn", trước mọi thứ bon chen danh lợi và suốt đời sống và làm việc với ước mơ khiêm tốn: "Trong thơ góp một đường cày/Nước non gieo hạt mong ngày nở hoa".
    Hoài Thanh bảo "nghĩ đến Đoàn Văn Cừ là tôi lại nghĩ đến Tết...". Hỡi ôi, Tết bây giờ đã khác và sẽ khác dù cũng như Hoài Thanh, "ta đành chờ mùa xuân khác", nhưng mãi mãi không bao giờ còn có những bài thơ níu giữ những mùa xuân của làng quê Bắc Việt hay như thế của Đoàn Văn Cừ. Những mùa xuân ấy đã xa xưa và Đoàn Văn Cừ cũng đã vào cõi xa xưa...
    df.bmp
  4. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Văn Cừ​
    Đường Về Quê Mẹ
    U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,
    Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,
    Lại dẫn chúng tôi về nhận họ
    Bên miền quê ngoại của hai thân.
    Tôi nhớ đi qua những rặng đề,
    Những dòng sông trắng lượn ven đê .
    Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,
    Người xới cà, ngô rộn bốn bề .
    Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
    Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu
    Trông u chẳng khác thời con gái
    Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au .
    Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,
    Đoàn người về ấp gánh khoai lang,
    Trời xanh cò trắng bay từng lớp,
    Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.
    Tà áo nâu in giữa cánh đồng,
    Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.
    Bóng u hay bóng người thôn nữ
    Cúi nón mang đi cặp má hồng.
    Tới đường làng gặp những người quen.
    Ai cũng khen u nết thảo hiền,
    Dẫu phải theo chồng thân phận gái
    Đường về quê mẹ vẫn không quên.
    Chơi Xuân
    Ngày xuân trẻ bức tranh gà,
    Cụ già quần nhiễu đỏ lòa sang nhau .
    Đàn ông khăn nhiễu đội đầu,
    Đôi giày da láng, khăn trầu đỏ loe .
    Đàn bà yếm đậu vàng hoe,
    Hàm răng đen nhức, váy lê thẹn thùng .
    Đám "quay đất" họp đang đông,
    Tiếng cười nắc nẻ vang trong góc lều
    Hiu hiu trời tắt nắng chiều,
    Chõ xôi trong bếp phì phèo lên hơi .
    Bàn thờ hương cháy tỏa mùi,
    Từng tràng pháo chuột nổ dài trong khuya .
    1941
    Tết Quê Bà
    Bà tôi ở một túp nhà tre .
    Có một hàng cau chạy trước hè,
    Một mảnh vườn bên rào giậu nứa .
    Xuân về hoa cải nở vàng hoe .
    Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,
    Cả đêm cuối chạp nướng than hồng .
    Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,
    Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông .
    1941 ​
    Chợ Tết
    Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
    Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
    Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
    Người các ấp tưng bừng ra chợ tết .
    Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc ;
    Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
    Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
    Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ .
    Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ ,
    Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu ,
    Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau .
    Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
    Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa ,
    Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh ,
    Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh .
    Người mua bán ra vào đầy cổng chợ .
    Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ ,
    Để lắng nghe người khách nói bô bô .
    Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ ,
    Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán .
    Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản ,
    Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân .
    Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm ,
    Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ .
    Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ ,
    Nước thời gian gội tóc trắng phau phau .
    Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu ,
    Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu .
    Áo cụ lý bị người chen sấn kéo ,
    Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra .
    Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà ,
    Quên cả chị bên đường đang đứng gọi .
    Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi ,
    Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa .
    Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha .
    Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết ,
    Con gà trống mào thâm như cục tiết ,
    Một người mua cầm cẳng dốc lên xem .
    Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm ,
    Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh ,
    Trên con đường đi các làng hẻo lánh ,
    Những người quê lũ lượt trở ra về .
    Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê ,
    Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ .
    Tết
    Sáng hôm mồng một tết,
    Đèn nến thắp xong rồi,
    Bà tôi ngồi trong ổ,
    Mặc áo đỏ cho tôi .
    Ông tôi vừa thức dậy,
    Nằm ngó cổ trông ra .
    Trên ngọn cây đèn bóng,
    Trời lất phất mưa sa .
    Giờ lâu tràng pháo chuột,
    Đì đẹt nổ trên hè,
    Con gà mào đỏ chót,
    Sợ hãi chạy le te .
    Cây nêu trồng ngoài ngõ,
    Soi bóng dưới lòng ao .
    Chùm khánh sành gặp gió
    Kêu lính kính trên cao,
    Từ khi ông tôi mất,
    Bà tôi đã qua đời,
    Tôi mỗi ngày mỗi lớn,
    Nên chẳng thấy gì vui .
    Tết đến tôi càng khổ,
    Tôi nhớ bức tranh gà,
    Chiếc phong bao giấy đỏ,
    Bánh pháo tép ba xu .
    1939
    Đám Hội
    Mùa xuân ấy, ông tôi lên tận tỉnh
    Đón tôi về xem hội ở làng bên.
    Suốt ngày đêm chuông trống đánh vang rền,
    Người lớn, bé mê man về hát bội .
    Những thằng cu tha hồ khoe áo mới
    Và tha hồ nô nức kéo đi xem.
    Các cụ già uống rượu mãi gần đêm.
    Tổ tôm điếm chơi đều không biết chán.
    Những con bé áo xanh đòi chị ẵm
    Để đi theo đám rước lượn quanh làng.
    Các bà đồng khăn đỏ chạy loăng quăng
    Đón các khách thập phương về dự hội .
    Một chiếc kiệu đương đi dừng bước lại .
    Rồi thình lình quay tít mãi như bay .
    Một bà già kính cẩn chắp hai tay
    Đứng vái mãi theo đám người bí mật.
    Trên bãi cỏ dưới trời xuân bát ngát,
    Một chị đương đu ngửa tít trên không.
    Cụ lí già đứng lại ngửng đầu trông,
    Mắt hấp háy nhìn qua đôi mục kính.
    Mấy cô gái nép gần hai chú lính,
    Má đỏ nhừ bẽn lẽn đứng ôm nhau .
    Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu,
    Tìm đến chiếc san màu bay trước gió .
    Bác nhà quê kiễng chân nhìn ngấp ngó,
    Rồi reo lên cho ai nấy cùng trông
    Đoàn trải dài vùn vụt giữa dòng sông,
    Người lố nhố chèo trên làn nước lạnh.
    Bọn đô vật trước đình thi sức mạnh,
    Mình cởi trần gân cốt nổi như lươn;
    Tiếng reo hò khuyến khích dậy từng cơn
    Lấn tiếng trống bên đường khua rộn rã .
    Bên mấy chiếc khăn vuông hình mỏ quạ,
    Đứng chen vào chiếc mũ trắng nghênh ngang.
    Bọn trai quê bá cổ cạnh cô hàng
    Vờ mua bán để tìm câu chuyện gẫu .
    Một chú xẩm dạo đàn bên chiếc chậu,
    Mắt lờ mờ nghe ngóng tiếng gieo tiền.
    Thằng bé em đòi mẹ bế lên đền
    Xem các cụ trong làng ra cử tế;
    Tiếng chiêng trống chen từng hồi lặng lẽ,
    Những bóng người trịnh trọng khẽ đi lên,
    Những cánh tay áo thụng vái mơ huyền,
    Đang diễn lại cả một thời quá khứ
    Mà đất nước, non sông cùng cây cỏ
    Còn thuộc quyền sở hữu của Linh thiêng.
    Khi tế xong, một cụ đứng trên thềm
    Giơ bánh pháo cho người kia lại đốt.
    Bọn trai gái đứng xem đều chạy rạt,
    Một thằng cu sợ hãi khóc bi be .
    Người đi xem nhiều kẻ đã ra về ...
    Trên đường vắng lá đề rơi lác đác.
    Ốc xa rúc từng hồi trong xóm mạc,
    Trời đỏ hồng sau những trái đồi xanh,
    Đàn chim hôm nhớn nhác gọi trên cành.
    Vệt tháp trắng in dài trên đồng vắng.
    Tiếng chuông tối nhặt khoan rong yên lặng,
    Lẫn trống chèo văng vẳng phía làng xa
    Của đám dân nô nức dưới trăng tà ...
  5. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    VN kỷ niệm 100 năm ngày mất của Anton Tchekhov ​
    100 năm ngày mất của Anton Tchekhov đã được kỷ niệm không ồn ào nhưng đầy ý nghĩa ở VN. Ngày 1-7-2004, một cuộc hội thảo khoa học do Viện Văn học và Nhà Văn hóa khoa học Nga tổ chức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều dịch giả và nhà nghiên cứu Việt - Nga.
    Các tham luận đã nêu rõ ảnh hưởng của A. Tchekhov đối với các nhà văn VN.
    Chương trình phim Nga dựa theo tác phẩm văn học của Tchekhov cũng sẽ được diễn ra tại Nhà Văn hóa - khoa học Nga từ 1 đến 15-7.
    Các phim được chiếu là: Huân chương hoàng hậu Anna, Bông hoa nở muộn, Người đàn bà và con chó nhỏ, Người đàn bà phù phiếm, Con thú dịu dàng và đáng yêu của tôi. Tất cả phim đều mở cửa cho khách vào tự do.
    Đọc truyện ngắn của Anton P. Tchekhov:
    http://www.ttvnol.com/tacphamvanhoc/343684.ttvn
  6. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Nhà văn Nguyễn Khải: "Tôi không có gan đứng một mình"​

    Thượng đế thì cười, hồi ký của nhà văn Nguyễn Khải cuối cùng cũng đã đến tay bạn đọc. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông xung quanh cuốn sách này.
    * Xin chúc mừng ông vì cuốn sách đã được phát hành, nhưng phải chăng là đã có sự nhượng bộ về phía ông để cho NXB "cắt cúp" những đoạn có vấn đề?
    - Tác phẩm này đã được in trọn vẹn trên tạp chí Nhà văn (của hội Nhà văn) trong ba số liên tiếp năm 2002-2003. Bạn yêu văn chương và bạn bè trong nghề đọc chỉ thấy vui, một đời người nghĩ lại cũng đến lắm chuyện buồn cười. Chả có gì đáng gọi là mới mẻ, là chưa từng được nói đến cả. Mà cũng chỉ nói nhiều những chuyện của nghề cũng như bất cập của mình. Nói rất thật.
    Một đời của tôi chỉ có những trang viết là thành công, còn bỏ viết để làm việc khác cho nó sang là hỏng hết, là thân bại danh liệt ngay, kể cả là đại biểu Quốc hội. Ngồi họp mà ngủ gật là chuyện có thật chứ không phải bịa. Ai lại tự bêu xấu mình bằng một chuyện bịa! Khi cuốn sách bị trục trặc trong việc cho phát hành, tôi cũng muốn các cơ quan quản lý có thời gian nghĩ lại. Nhưng sau một năm NXB vẫn khuyên tôi nên cắt bỏ một vài trang, vì sách đã lỡ in rồi.
    Tôi thấy đoạn kể chuyện ngủ gật ở Quốc hội cũng chỉ là chuyện nói vui, còn nhiều chuyện khác có ý nghĩa hơn, chỉ vì đoạn này mà cuốn sách không thể tới được tay bạn đọc thì cũng tiếc nên tôi đồng ý cắt một trang. Anh em bảo thế là không hay, cái ông Khải này lúc nào cũng nhân nhượng. Thật sự tôi thấy điều ấy cũng không phải là quan trọng nhất, cắt bỏ đi cũng chả ảnh hưởng gì đến quyển sách.
    * Sự nhượng bộ ấy phải chăng một lần nữa lại là "vấn đề" của ông?

    - Đúng, đấy là vấn đề của tôi. Tôi không muốn gây phiền hà cho người khác. Độc giả đánh giá tôi đầu hàng, nhân nhượng thì cũng đành chịu. Tôi không thích gây sự. Mình chẳng là gì để gây sự. Trong suốt thời gian cuốn sách bị ách lại, tôi cũng không phát biểu để bày tỏ điều này điều nọ. Tôi im lặng. Cũng không phải lần đầu tôi im lặng như thế. Sách của tôi in ra cũng hay có chuyện, nhưng bao giờ tôi cũng im lặng. Không cãi. Có lúc một đảng bộ địa phương còn cho tôi là hậu "Nhân văn giai phẩm", tôi cũng im lặng. Một số bài báo của tôi viết năm 1974 cũng bị xem là xỏ xiên tiêu cực, tôi cũng không lên tiếng. Mọi chuyện cừ để thời gian trả lời.
    Nhà văn là người sống trực tiếp với cái bình thường, cái mỗi ngày nên dễ nhạy cảm nhiều vấn đề quan trọng của xã hội mà nhà quản lý chưa quan tâm, hoặc quan tâm không đúng mức. Họ cho rằng nhà văn đã viết không đúng và ngăn cấm. Đấy là một khoảng cách không bao giờ rút ngắn được giữa nhà văn và nhà quản lý.
    * Ông có nghĩ đây là thỏa hiệp cuối cùng của mình?
    - Chả biết là cuối cùng chưa. Tôi không thích làm người hùng. Tôi không thích chuyện phiền phức để ảnh hưởng đến nghề chính của mình.
    * Điều ấy có nghĩa là ông thường viết trong tâm trạng cho vừa lòng người khác?
    - Cũng không hẳn là như thế. Vì viết như thế thì không thành văn. Tôi viết theo sự mong muốn của tôi, đôi khi cũng vượt quá cái giới hạn phải dừng lại, vì thế thường có vấn đề này nọ. Thật ra, cũng không viết hay hơn được bao nhiêu, tôi chỉ có tài đến thế.
    Nhiều nhà phê bình bảo tôi chỉ có thể là nhà văn trung bình vì cái tính tuyên huấn và bị bó trong các quan niệm của người đương thời. Nhà văn mà bị bó thì không thể mang tới sự cách tân trong tư duy nghệ thuật. Viết mà không tạo ra được sự ngỡ ngàng cho người đọc thì chán lắm. Tôi cũng không có dũng cảm để thoát ra. Tôi không có gan đứng một mình.
    * Một số nhà văn VN khi về già thường nhận ra những gì đã làm dường như chỉ mang một giá tri ảo, còn chính người vợ và những gì các bà ấy làm cho họ mới là giá tri thật?
    - Sự nhất quán trong tác phẩm của tôi từ Xung đột đến nay là không quá tin vào sự vững chắc của bất cứ điều gì. Trong các tác phẩm của tôi luôn có tính đối lập, để sự vật được biến hóa và phát triển đúng như trong cuộc sống. Thời nào cũng có cái lãng mạn của nó. Những năm 1960-1970 tôi nghĩ lại vẫn nhớ lắm, có rất nhiều điều để tin, để vui. Đời luôn luôn có những cái ảo, tỉnh táo quá thì còn gì là đẹp. Người nào cũng có dịp để nghĩ ngợi lại. Về già nó khác lúc trẻ, việc nhìn lại là tự nhiên.
    Có nhà phê bình bảo tôi chưa bao giờ là con phượng hoàng bay lên, tôi chỉ là con gà. Tuy thế những tác phẩm cũ của tôi được in lại, đọc vẫn thấy còn thích.
    * Đây đã là tác phẩm cuối cùng của ông chưa?
    - Tôi cũng muốn là cuối cùng. Nên là cuối cùng. Chẳng còn gì nói thêm. Nếu giời cho còn sức khỏe, có viết thêm cũng chỉ là lặp lại. Tuổi ngoài 70 rồi, chỉ có cái cũ dần đi, làm gì có cái mới lạ.
    Nguồn: Thể thao & Văn hoá
  7. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Agatha Christie số một vê? trinh thám ​
    Nha? văn truyện trinh thám Agatha Christie đaf đứng đâ?u trong một cuộc thăm do? ti?m kiếm nha? văn trinh thám được nước Anh ưa chuộng nhất.
    Ba? Christie, qua đơ?i năm 1976, đaf tạo ra nhân vật thám tư? Hercule Poirot va? ba? Marple. Ba? đaf bán được hơn hai ti? cuốn sách trên toa?n thế giới.
    Các tựa đê? kinh điê?n như Death on the Nile va? Evil Under the Sun đaf gợI hứng cho ha?ng loạt các phim nhựa va? truyê?n hi?nh.
    Đứng thứ nhi? la? ngươ?i tạo nên Sherlock Holmes, nha? văn Sir Arthur Conan Doyle. Va? tiếp theo la? nha? văn Myf Patricia Cornwell.
    Đây la? một kha?o sát ơ? Anh, ho?i ý kiến 1500 ngươ?i, nhă?m cha?o mư?ng việc phát ha?nh đifa DVD va? video phim The Singing Detective, dựa trên tiê?u thuyết kinh điê?n cu?a Dennis Potter.
    Nhưfng ngươ?i được ho?i cufng được yêu câ?u chọn la? một khoa?nh khắc được ưa chuộng nhất tư? một phim trinh thám. Họ đaf chọn giây phút khi Brad Pitt ti?m thấy chiếc đâ?u máu me cu?a vợ trong phim Seven.
    Đứng thứ hai la? khoa?nh khắc khi thám tư? Morse tiết lệ tên mi?nh la? Endeavour.
    Nhân vật thám tư? Morse, do Colin Dexter sáng tạo nên va? được John Thaw bất tư? hóa trên ma?n a?nh, cufng được chọn la? nhân vật thám tư? tiê?u thuyết được nước Anh thích nhất, đánh bại Colombo va? Sherlock Holmes.

  8. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Cần có một cơ quan môi giới về bản quyền​

    Trong khi đồng hồ chỉ thời gian công ước Berne có hiệu lực đang khởi động đếm lùi và trong khi Cục bản quyền đang lo sốt vó lên; thì có vẻ như các NXB và nhiều dịch giả vẫn chưa lường hết những tác động của Công ước đến công việc của họ trong ngày một ngày hai nữa. Dịch giả Thúy Toàn (Chủ tịch Hội đồng văn học dịch VN, Hội nhà văn VN) chia sẻ nỗi lo lắng này.
    - Trong đề dẫn hội thảo văn học dịch toàn quốc tổ chức tại Phú Yên vừa qua, tôi đã đưa vấn đề bản quyền văn học dịch vào 1 trong 6 vấn đề khẩn cấp. Nhưng vì hội thảo nhiều vấn đề quá nên chưa "báo động" hết được.
    Khi tham gia Công ước Berne, chúng ta phải có bản quyền mới được phép mang sách về dịch, sau đó mới có chuyện xuất bản. Có những cái mà cứ mua bán thẳng thừng thì không thể nào "chơi" được.
    Trung tâm Đông Tây chúng tôi đang làm tuyển tập thơ Mỹ hiện đại, tuyển thơ của năm mươi mấy tác giả, phải xin phép từng người một. Có người chỉ tuyển 2 bài thôi nhưng giá bản quyền là 2.000 USD, mà phải giao dịch qua trung gian...
    * Có nghĩa là giá bản quyền văn học nước ngoài đang ở mức "trên trời" đối với VN, và chúng ta sẽ khó lòng mà "mua" được để dịch?
    - Tất nhiên, tính ra là 1.000 USD/bài thơ, nhưng cuối cùng thì chúng tôi không mất xu nào nhờ tài giao dịch của dịch giả Hoàng Hưng. Điều tôi muốn nói ở đây là bản quyền văn học dịch vừa khó mà lại vừa dễ. Sẽ rất khó đối với những người không hiểu biết, nhưng lại mở ra nhiều cơ hội nếu như chúng ta năng động trong giao dịch, tận dụng được các mối quan hệ. Đặc biệt là tổ chức được một cơ quan chuyên môn (hay một trung tâm) làm môi giới về vấn đề bản quyền. Chứ để cá nhân từng người thì không xoay xở được.
    * Các NXB, rồi Trung tâm bản quyền văn học của Hội nhà văn không làm được vấn đề này sao?
    - Trung tâm bản quyền của hội nhà văn rục rịch từ khá lâu, đợi đủ 100 người đăng ký mới thành lập nhưng đến giờ vẫn chưa đủ. Còn NXB thì sao? Trước đây, khi tôi ở NXB Văn học thì hằng năm, NXB lập một kế hoạch các tác phẩm văn học nước ngoài để các dịch giả đến, ai thích dịch quyển nào thì chọn.
    Bây giờ thì sao? Dịch giả phải tự xoay xở kiếm cuốn này cuốn nọ mang đến "tán" các ông NXB để xin in. Nếu ông NXB không in thì bán cho đầu nậu làm...Có nghĩa là nguồn sách dịch chủ yếu là do cá nhân từng dịch giả lo liệu. Như vậy tới đây, làm sao họ thực hiện được những giao dịch bản quyền với đối tác ở tận nước ngoài. Mà có phải ai cũng có nhiều quan hệ, cũng biết vào Internet đâu.
    * Ông Vũ Mạnh Chu - cục trưởng cục bản quyền nói rằng ông rất ngạc nhiên khi thấy có NXB đón thời điểm gia nhập công ước Berne mà còn không có cả máy fax. E rằng cứ sự trì trệ này thì tới đây nguồn sách văn học dịch vào VN sẽ giảm, còn số vụ kiện tụng thì tăng lên?
    - Khi ta ký hợp đồng song phương liên quan đến bản quyền với Mỹ và Thụy Sĩ, thì lượng sách dịch từ hai nước này giảm rất rõ rệt. Từ năm 1999 đến nay, lượng sách văn học dịch của ta khoảng 500-700 đầu sách/năm (kể cả tái bản). Khi ta chưa ký công ước Berne thì người ta cũng đã nhắc nhỏm mình mấy bận rồi đấy.
    Ví dụ, tác giả Báu vật của đời - Mạc Ngôn trong bản in mới đây, ông này có liệt kê ra bìa sách là: sách này đã được xuất bản ở nước A, nước B, trong đó tất nhiên có ở VN. Nhưng người ta lại chua thêm bên cạnh chữ "đạo" gì đó, ý rằng in không thực hiện đầy đủ quy trình và nghĩa vụ bản quyền. Mặc dù như chúng ta đều biết, dịch giả và tác giả đã thư từ qua lại với nhau khá thân thiện, nhưng tại mình thôi, mình in xong rồi mới báo cho người ta...
    Nguồn: Thể Thao & Văn Hóa
    Công văn "khẩn" của Cục bản quyền tác giả​
    Cuối tuần qua, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT) đã có công văn "khẩn" gửi đến các cơ quan văn hóa Trung ương và địa phương, cùng các NXB đề xuất "những việc cần làm ngay" sau khi VN gia nhập Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật.
    Theo thông lệ thì thời điểm phát sinh hiệu lực của Công ước Berne có khả năng sẽ vào qúy IV năm nay. Khi chúng ta là thành viên của Công ước này thì Nhà nước phải bảo hộ quyền tác giả cho các tác giả và chủ sở hữu tác phẩm của các quốc gia thành viên của công ước (hiện có trên 155 nước), đồng thời các quốc gia thành viên cũng có nghĩa vụ bảo hộ cho các tác giả VN. Từ nay đến khi công ước có hiệu lực là thời kỳ chuyển tiếp rất nhạy cảm. Để tránh các thiệt hại không đáng có, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho Công ước có hiệu lực, Cục đề nghị:
    - Các cơ quan văn hóa Trung ương và địa phương cần chủ động xem xét điều chỉnh kế hoạch hoạt động của mình trong việc quản lý việc sử dụng tác phẩm của các tổ chức cá nhân nước ngoài. Đồng thời tổ chức thông báo cho các đơn vị thuộc quyền quản lý biết để có biện pháp thực hiện.
    - Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm của các tổ chức và cá nhân nước ngoài phải liên hệ với các đối tác để thỏa thuận về vấn đề bản quyền.
    Để tránh tình trạng hẫng hụt các tác phẩm VHNT sau thời điểm công ước có hiệu lực, nhất là các tác phẩm VH dịch, Cục Bản quyền đề nghị các cơ quan, tổ chức, và doanh nghiệp cần có kế hoạch khai thác triệt để các tác phẩm của thế giới đã kết thúc thời hạn bảo hộ, và các loại hình tác phẩm trong nước để kịp thời "lấp đầy chỗ trống".

    Nguồn: Tuổi trẻ online
  9. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Bà? JK Rowling mang thai​

    Tàc già? truyẶn Harry Potter, JK Rowling, cho hay bà? 'ang mang thai em bè thứ ba, sèf chà?o 'ơ?i nfm sau.
    Nhà? vfn, nfm nay 38 tuĂ?i, cĂng bẮ tin nà?y tài web site cù?a mì?nh. Bà? hiẶn cò mẶt con gài Jessica và? con trai David, mới sinh nfm ngoài.
    Bà? Rowling nòi: â?oTĂi 'àf luĂn muẮn cò ba con, vì? thẮ thẶt vĂ cù?ng hành phùc.â?
    Bà? cùfng cho hay viẶc mang thai sèf khĂng à?nh hươ?ng sự ra mf́t tẶp sàch mới vĂ? Potter: â?oTĂi bà?o 'à?m với càc bàn là? tẶp thứ sàu vĂfn 'ang viẮt 'ùng tiẮn 'Ặ.â?
    â?oTĂi khĂng thĂ? nòi chf́c khi nà?o sàch hoà?n thà?nh, nhưng tĂi 'àf viẮt nhiĂ?u và? rẮt thìch nò.â?
    Tựa tẶp sàch mới sèf là? Harry Potter and the Half Blood Prince.
    Rowling 'àf bàn hơn 260 triẶu cuẮn sàch vĂ? Harry Potter.
    BẶ phim dựa trĂn tẶp thứ ba, Harry Potter and the Prisoner of Azkaban, phàt hà?nh thàng trước.


    Ngu"n: BBC
    Được julian sửa chữa / chuyển vào 07:45 ngày 25/07/2004
  10. Julian

    Julian Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2002
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    0
    Tchekhov là một người đam mê sắc dục? ​
    Trong tháng 7/2004 này, nhiều tổ chức trên thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại văn hào Nga Anton Tchekhov. Nhưng một tiết lộ mới nhất - chưa rõ đúng sai - về những cuộc tình vụng trộm của nhà văn đã gây nên vụ xì-căng-đan làm ảnh hưởng đến chuyện tổ chức kỷ niệm ngay tại nước Nga quê hương ông.
    Dưới thời Xô-viết, những chuyện tình ái của Tchekhov đều bị kiểm duyệt, nhà nước muốn duy trì hình ảnh một nhà văn không tì vết, "đạo cao đức trọng", toàn tâm toàn ý chống lại xã hội Sa hoàng.
    Hình ảnh ấy đã bị lung lay khi ông Yuri Bychkov, cựu giám đốc Viện bảo tàng Tchekhov ở thị trấn Melikhovo, ngoại ô Mátxcơva - nơi Tchekhov đã viết tác phẩm bất hủ Chim hải âu - vừa cho xuất bản một cuốn sách viết về đời tư của Tchekhov mang tựa đề Những bí ẩn về những cuộc tình vụng trộm (Mysterious Secrets of Mysterious Love) dựa trên những bức thư tình chưa được công bố của nhà văn.
    Trong cuốn sách của mình, Yuri Bychkov kết luận rằng Tchekhov là một người đam mê sắc dục. Theo Bychkov, mỗi lần Tchekhov đến bất kỳ một thành phố nào, hành trình của ông bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đến cầu nguyện ở nhà thờ rồi kết thúc bằng một cuộc tình trong nhà chứa địa phương. Dựa trên các bức thư, cuốn sách của Yuri Bychkov kể lại chuyện dan díu giữa Tchekhov với hai người tình là ?ohoa lạ phương xa?, một người Nhật và một người Ấn Độ.
    Sau khi cuốn sách của Yuri Bychkov ra mắt công chúng, giới nhà văn Mátxcơva lập tức kịch liệt phê phán Yuri Bychkov. Họ cùng viết một bức thư ngỏ tỏ ý nghi ngờ kết quả nghiên cứu của Yuri Bychkov; và thế là Yuri Bychkov bị cách chức giám đốc Viện bảo tàng Tchekhov.
    Bà Irina Gitovich, thư ký Ủy ban Tchekhov thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, là một trong những người kịch liệt phê phán tác phẩm của Yuri Bychkov.
    Bà nói: ?oAi mà tưởng tượng nổi?! Học sinh Nga đến Viện bảo tàng Tchekhov ở Melikhovo và đề nghị chúng ta kể cho họ nghe về những cuộc phiêu lưu tình ái của Tchekhov trong nhà chứa! Rõ ràng Bychkov là kẻ chẳng ra gì. Ông ta chỉ muốn tạo tiếng tăm cho riêng mình bằng tên tuổi của Tchekhov?.
    Vừa rồi, Yuri Bychkov lại cho xuất bản thêm một cuốn sách nữa kể về bảy năm cuộc đời của Tchekhov ở Melikhovo và lại một lần nữa gây nên cuộc tranh cãi ầm ĩ ở Nga.
    Bà Irina Gitovich nói: ?oĐáng tiếc là cuốn sách của Yuri Bychkov sẽ bán rất chạy. Nó được viết với một giọng phù hợp với công chúng bình dân. Giống như Pushkin từng viết trong một bức thư gửi bạn: ?oNhững kẻ phàm phu tục tử bao giờ cũng khoái trá khi được biết về những khiếm khuyết của những người nổi tiếng, vì những khiếm khuyết đó làm họ cảm thấy các vĩ nhân chẳng lấy gì làm cao xa so với họ?.
    Nhưng rồi các chuyên gia nghiên cứu về Tchekhov muốn gạt sang bên mọi bất đồng để cùng nhau kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại văn hào. Các báo ở Nga đồng loạt đăng bài viết kỷ niệm với những tựa lớn như: ?oTchekhov - con người, nhà văn và công dân Nga vĩ đại?.
    Nhạc viện Mátxcơva đã tổ chức biểu diễn một tác phẩm âm nhạc vừa được phát hiện mới đây của Sergei Rachmaninov, sáng tác vào năm 1891, là năm nhạc sĩ thiên tài kết bạn với Tchekhov. Một nhà hát rối nổi tiếng của Mátxcơva biểu diễn một số tác phẩm dựa trên truyện ngắn của Tchekhov.
    Tuy nhiên, dù có những tình cảm nhiệt tình trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn, ở Nga hiện nay số người hâm mộ Tchekhov không còn đông như trước.
    Trong khi các tác phẩm nổi tiếng của Tchekhov như Vườn anh đào, Chim hải âu, Cậu Vania, Ba chị em rất được ưa chuộng và phổ biến ở phương Tây thì chính ở nước Nga, quê hương của nhà văn, Tchekhov lại giống như một ngôi sao đang lụi tàn.
    Gần đây, vở Chim hải âu do đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Andron Konchalovsky dàn dựng đã thất bại, mặc dù sân khấu và phục trang rất công phu và tốn kém.
    Ngôi mộ của nhà văn trên nghĩa trang Novodevits ở Mátxcơva trước đây lúc nào cũng có hoa tươi, giờ đây lâm vào cảnh hoang tàn.
    Tất cả những người nghiên cứu về Tchekhov đều thống nhất ở một điểm: thời kỳ vàng son của Tchekhov đã không còn nữa.
    Bà Irina Gitovich cho rằng các trường học ở Liên Xô trước đây, mặc dù có rất nhiều khiếm khuyết, nhưng vẫn duy trì được một trình độ giáo dục có chất lượng cao nhất định. Còn hiện nay, nhiều học sinh lớp trên ở Nga có thể biết nhà văn Lev Tolstoy là tác giả Chiến tranh và hòa bình nhưng không biết rằng cũng chính ông đã viết Anna Karenina.
    ?oKhông biết điều đó thì cũng chẳng chết ai, nhưng quan trọng là lớp trẻ ngày nay đang mất dần khả năng cảm nhận bản thân mình và thế giới. Ngày nay tất cả chỉ còn là những khẩu hiệu quảng cáo cũ rích và sáo rỗng tuyên xưng cho các giá trị phương Tây.?
    Nguồn: vnexpress

Chia sẻ trang này