1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức - lượm lặt từ các báo

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi causedfrom3stars, 17/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Tin tức - lượm lặt từ các báo

    Cả nhà ai đọc được tin gì thì post lên nhé, nhớ cho biết cái source.

    Không hút được TS, ĐH dân lập đóng cửa ngành ngoại ngữ

    07:17'' 17/10/2006 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Một loạt các trường ĐH dân lập đã đóng cửa ngành ngoại ngữ vì thiếu thí sinh. Có phải đây một tín hiệu khả quan trong việc chọn ngành của HS và cũng là lúc để các trường xem lại việc xác định chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo?


    Trường ĐHDL Văn Hiến chỉ tuyển sinh các ngành ngoại ngữ vào những năm 1999, 2000, 2001. Nhưng càng ngày lượng thí sinh càng giảm.

    Cho đến năm nay, trường đóng cửa hết 4 ngành ngoại ngữ.

    Ths Nguyễn Quốc Hợp phân tích: "Số thí sinh giảm do cả khách quan và chủ quan: nhu cầu xã hội không còn và chương trình đào tạo chưa phù hợp."

    Khi mới ra đời, ngành tiếng Anh của Trường ĐHDL Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM được xem là ngành mũi nhọn có nhiều thế mạnh. Nhưng đến mùa tuyển sinh năm nay, ngành ngoại ngữ duy nhất của trường cũng đóng cửa.

    Ông Hợp cho rằng, ngoại ngữ bây giờ đã trở nên quá thông dụng. Các nhà tuyển dụng muốn tuyển những nhân sự nắm vững chuyên môn và biết ngoại ngữ. Học sinh cũng đã nhận ra điều đó, họ không còn chạy theo xu thế nữa.

    Tuy nhiên, các trường công lập vẫn còn nguồn tuyển. "Điều đó chứng tỏ những trường phải đóng cửa ngành học có một phần do chủ quan. Có nghĩa là chất lượng đầu vào khá thấp cộng với phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả nên khó đào tạo để SV có một trình độ khá, giỏi. Chính vì đào tạo không tốt nên làm ngành ngoại ngữ ở các trường dân lập mai một đi", ông Hợp nhận xét.

    Các ngành ngoại ngữ không chỉ thất sủng ở những trường ngoài công lập. Năm 2005, ĐH Huế chỉ có 2 thí sinh trúng tuyển NV1 ngành tiếng Nga. Năm nay, ĐH Sư phạm Hà Nội chỉ có 1 thí sinh trúng tuyển NV2 ngành tiếng Pháp.

    Bà Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng phòng Đào tạo, phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐHDL Hùng Vương nhận xét: "Ngoại ngữ chỉ được xem là một công cụ nên hầu hết thí sinh đã chọn học một ngành nào đó và trang bị thêm ngoại ngữ bằng nhiều cách. Chỉ tiêu đào tạo của các trường đưa ra đã nhiều năm nay nên có phần lạc hậu."

    Ngành nghề của ngoại ngữ khá hạn hẹp (phiên dịch, biên dịch, giảng dạy), chưa kể tới lực lượng cạnh tranh đáng kể khác là các trung tâm ngoại ngữ với chất lượng cao, trang thiết bị hỗ trợ cho việc dạy - học ngoại ngữ khá tốt.

    Vì thế, trong xu thế phát triển chung, các trường ngoài công lập đều đang muốn chuyển đổi việc đào tạo ngành ngoại ngữ theo hướng kết hợp với các ngành chuyên môn mà ngoại ngữ là công cụ bổ trợ như Đông phương học, Song ngữ, Tiếng Anh thương mại...


    Trong khi các trường ngoài công lập chật vật với việc tìm kiếm thí sinh cho ngành đào tạo cử nhân ngoại ngữ thì ở một số trường công lập, như Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM còn mở thêm các ngành ngoại ngữ ở chương trình ngoài sư phạm.

    TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM nhận xét: "Nói rằng nhu cầu nhân lực trình độ ĐH của các ngành này bão hoà thì chưa phải. Có lẽ, do học sinh đã đánh giá được chất lượng đào tạo của các trường. Qua nhiều năm giảng dạy, học sinh thấy rằng học những trường đó ra không được chất lượng. Tiếng tăm đào tạo của các trường đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn của thí sinh. Người học đã lựa chọn nơi học với thái độ bình tĩnh hơn."

    Cũng theo TSNghĩa, hiện nay rất ít SV ra trường làm đúng ngành nghề.

    Bởi vậy, sự hơn nhau giữa các trường là việc cung cấp cho học sinh vốn kiến thức cơ bản và tư duy làm việc.

    Đoan Trúc

    Bình một tí: mình cũng học tại trường dân lập nhưng khoa ngoại ngữ thì luôn quá tải
  2. buidoi_miennam

    buidoi_miennam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    1.541
    Đã được thích:
    0
    Spam topic trắng trợn đáng tội chết
  3. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam: top 10 châu Á về FDI, nhưng đáng lo ngại
    01:45'' 18/10/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Đêm 16/10, Liên hợp quốc mới công bố bản Báo cáo Đầu tư Thế giới 2006, trong đó Việt Nam vẫn nằm trong trong top 10 châu Á về thu hút vốn FDI, tương tự như năm 2004. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu cho thấy thứ hạng của Việt Nam trên thế giới đang giảm dần.

    [​IMG]
    10 nước thu hút FDI cao nhất châu Á trong hai năm 2004 và 2005. Đơn vị tính là tỉ USD (nguồn: UNCTAD)

    Theo cách tính của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD), dòng vốn FDI vào Việt Nam là 1,61 tỉ USD năm 2004 và 2,02 tỉ USD năm 2005.
    Bản báo cáo dài 366 trang phân tích chi tiết các xu hướng đầu tư nước ngoài của các quốc gia và vùng lãnh thổ, các khu vực, các ngành nghề. Tuy báo cáo không phân tích nhiều về Việt Nam, một vài số liệu của UNCTAD cũng đáng để chúng ta phải lưu ý.
    [​IMG]Bản báo cáo của Liên hợp quốc mới công bố ngày 16/10
    Thứ nhất, tuy dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng 25,5% từ năm 2004 sang năm 2005, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn của toàn khu vực Đông Nam Á (tăng 28,8% từ 19,9 tỉ lên 25,7 tỉ USD), cũng thấp hơn mức tăng trưởng của toàn thế giới (tăng 28,9% từ 710,6 tỉ lên 916,3 tỉ USD).
    Thứ hai, trong năm 2005 dòng vốn FDI Việt Nam thu hút được chỉ chiếm 7,9% tổng vốn FDI chảy vào các nước Đông Nam Á, chỉ chiếm 0,6% tổng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển, và chỉ bằng 0,22% tổng vốn FDI toàn cầu trong năm 2005.
    Thứ ba, xét về tổng lượng vốn FDI tính đến hết năm 2005, Việt Nam chỉ chiếm 8,3% tổng vốn đã thu hút được của Đông Nam Á, 1,13% tổng lượng vốn đã chảy vào các nước đang phát triển, và bằng 0,3% tổng lượng vốn FDI đã đầu tư trên toàn thế giới.
    Thứ tư, điểm tiến bộ là Việt Nam đã lọt vào danh sách top 50 nước có các hiệp định đầu tư song phương (đã ký 48 hiệp định) và hiệp định tránh đánh thuế hai lần (đã ký 45 hiệp định). Trong danh sách này, Trung Quốc đã ký 117 hiệp định đầu tư song phương và 95 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước khác.
    Thứ năm, khi xếp hạng 141 nền kinh tế về hiệu quả đầu tư của vốn FDI (trên cơ sở lấy số liệu của 3 năm liên tiếp), thứ hạng của Việt Nam tuy khá cao nhưng đang tụt dần: hạng 46 (năm 2003), hạng 52 (năm 2004) và hạng 53 (năm 2005). Về tiêu chí này, một số nền kinh tế quanh Việt Nam có thứ hạng rất cao như Singapore (hạng 6, 7, và 5 trong ba năm liên tiếp), Hồng Kông (hạng 8, 6, và 3 trong các năm từ 2003 đến 2005)
    Thứ sáu, cũng theo xếp hạng của Liên hợp quốc, triển vọng thu hút vốn FDI của Việt Nam đang tụt hạng dần qua các năm: hạng 66 trong năm 2002, hạng 68 trong năm 2003, và hạng 74 trong năm 2004 (UNCTAD chưa xếp hạng cho năm 2005).
    Trong vài tháng qua, đã có những thông tin về sự tụt hạng của Việt Nam trong năng lực cạnh tranh (đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới), trong môi trường kinh doanh (đánh giá của Ngân hàng Thế giới). Hôm nay lại có thêm một báo cáo của Liên hợp quốc. Tuy mỗi tổ chức quốc tế sử dụng những tiêu chí khác nhau, nhưng đều thể hiện sự đánh giá nhất quán và đáng lo ngại: chúng ta hiện chưa theo kịp tốc độ của thế giới.
    Bùi Văn
    @buidoi: ku câm mỏ lại, không đọc thì để ng khác đọc. Ở SG mà không có thói quen đọc báo thì vứt đi ku nhé
  4. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong tin này phẫn nộ hết sức:
    17 nghi phạm giết hại Vũ Anh Tuấn được tuyên trắng án
    14:02'' 18/10/2006 (GMT+7)
    Tòa án St. Petersburg hôm 17/10 tuyên bố vô tội cho toàn bộ 17 nghi phạm trong vụ giết hại sinh viên Việt Nam Vũ Anh Tuấn hồi tháng 10/2004. Quyết định này đã khiến cộng đồng người nước ngoài tại Nga bất ngờ và phẫn nộ.
    Toàn cảnh vụ Vũ Anh Tuấn bị giết ở Saint Petersburg
    Ban hội thẩm tuyên bố không có bằng chứng khẳng định những bị cáo trên đã giết hại Tuấn.
    [​IMG]
    Vũ Anh Tuấn lúc sinh thời. Vụ giết hại Vũ Anh Tuấn đã khiến cộng đồng nước ngoài ở Nga bị sốc và gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh về nạn thù hằn sắc tộc ở Nga.

    8 bị cáo được tuyên trắng án hoàn toàn và 9 người còn lại bị buộc tội liên quan đến các vụ tấn công khác nhằm vào người nước ngoài, trong đó có công dân Ghana, Azerbaijan, Palestine và Trung Quốc.
    Trong số 9 bị cáo kể trên, chỉ có hai người bị buộc tội hằn thù dân tộc. Những tên còn lại bị buộc tội côn đồ và cướp của.
    Hàng chục sinh viên Việt Nam đã tập trung trước tòa án. Họ mang theo ảnh của Vũ Anh Tuấn.
    "Tại sao không ai bị trừng phạt? Tôi sẽ nhanh chóng kết thúc khóa học của mình ở đây và về nước. Và tôi sẽ không bao giờ, không bao giờ để con cái mình đến đây", một sinh viên cho biết.
    Khalid Dellekhkus, luật sư của gia đình Tuấn, cho biết: "Đây là một đòn mạnh giáng vào luật hình sự và là đòn kép vào công chúng. Nước Nga vẫn chưa sẵn sàng cho một hệ thống công lý".
    Mặc dù chủ tọa phiên tòa chưa chính thức tuyên án, nhưng với phán quyết trên của Hội đồng bồi thẩm, tất cả bị cáo trong vụ án hình sự này đều được trắng án. Dự kiến, ngày mai tại tòa sẽ diễn ra cuộc tranh tụng liên quan những biện pháp tiếp sau phán quyết này.
    Trong số 17 bị cáo có 2 người trên 18 tuổi, trong đó có tên nguy hiểm nhất là Deberdeeva, một kẻ đàn đúm ăn chơi. Lúc đầu, Deberdeeva ra đầu thú nhưng sau đó lại phản cung. Cảnh sát đã khám xét nhà của Deberdeeva và phát hiện mẫu máu trên áo của bị cáo này trùng với mẫu máu của Tuấn.
    Vũ Anh Tuấn, sinh viên năm thứ nhất Đại học Bách khoa, đã bị một nhóm thanh niên đâm nhiều nhát và chết ngay tại chỗ gần ký túc xá trường Y ở thành phố St Petersburg ngày 13/10/2004, sau khi đi sinh nhật bạn về.
    Cộng đồng nước ngoài tại Nga phẫn nộ
    Quyết định trắng án cho toàn bộ các bị cáo vụ giết hại sinh viên Việt Nam Vũ Anh Tuấn của tòa án thành phố Saint Petersburg khiến cộng đồng người nước ngoài tại Nga bất ngờ và phẫn nộ.
    Ngay chiều 17/10, đại diện bên bị hại tuyên bố sẽ kháng cáo phán quyết của Hội đồng bồi thẩm. Tuyên án này trái ngược với kết luận của cơ quan điều tra và cáo trạng của công tố nhà nước.
    Quyết định của tòa án thành phố Saint Petersburg khiến cộng đồng người nước ngoài tại Nga bất ngờ và phẫn nộ. Trong khi vụ án Vũ Anh Tuấn đã làm dấy lên chỉ trích chính quyền thành phố Saint Petersburg chưa có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ công dân nước ngoài, thì với phán quyết trên của tòa án, dư luận đặt câu hỏi về tính công minh của hệ thống pháp luật tại đây.
    Cái chết thương tâm của Vũ Anh Tuấn đã khiến dư luận phẫn nộ và dấy lên nhiều cuộc biểu tình của sinh viên nước ngoài tại St Petersburg năm 2004.
    Hai ngày qua, vào thời điểm quyết định của phiên tòa, hàng chục sinh viên Việt Nam đã mang theo di ảnh của Vũ Anh Tuấn đến tập trung ngoài tòa án, trông đợi tòa sẽ đưa ra một bán án nghiêm khắc đối với những kẻ đã giết Tuấn và phạm nhiều tội ác đối với nhiều người khác.
    Các kênh truyền hình, các hãng tin, mạng tin Nga cũng phản ánh đậm nét hai ngày làm việc của tòa, cho rằng đây là một vụ án lớn, thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận.
    Các phương tiện truyền thông Nga cũng liên hệ đến một thực trạng là vừa qua Hội đồng bồi thẩm tòa án Saint Petersburg hầu như xóa án cho những bị cáo trong hai vụ án giết người nước ngoài, gồm một bé gái Tajikistan và một sinh viên Congo.
    (Theo TTXVN, SGGP, Itar Tass, IHT)

  5. Ti_a_mo

    Ti_a_mo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng vừa đọc tin này sáng nay trên Vietnamnet. Thật là không thể tin nổi. Mình nghĩ đến những sinh viên VN hiện đang còn theo học ở S.Petersburg, nguy hiểm có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Tại sao người ta có thể vô cảm đến thế với một mạng người chỉ vì lòng hận thù sắc tộc?
    Chúng ta có thể làm được gì không nhỉ?
  6. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Bị tâm thần vì Internet
    Rất yêu mến một cô bạn gái nhưng mỗi khi gặp mặt, Thành không thể nào nói được điều gì ra hồn. Cậu gần như mất khả năng chuyện trò trực tiếp do lâu nay chỉ quen "nói" qua chat. Rồi một ngày, chán nản, tuyệt vọng, Thành uống thuốc ngủ tự tử.
    Nhờ có Internet, trẻ em ngày nay thông minh, hiểu biết hơn do tiếp cận được nhiều thông tin bổ ích một cách nhanh chóng. Nhưng khi bị lạm dụng hoặc sử dụng một cách sai lệch, phương tiện này lại mang đến tai họa. Trường hợp của Thành, một thiếu niên 17 tuổi, là ví dụ điển hình.
    Thành sống trong một gia đình dư giả về vật chất, với người bố nghiêm khắc, hơi lạnh lùng và người mẹ yêu chiều con nhưng quá bận rộn. Là người có địa vị, mẹ Thành rất ít có thời gian dành cho con trai. Và thế là tuổi thơ của cậu bé cứ "yên ả" trôi qua với việc đến trường và về nhà với đám đồ chơi dưới sự trông nom của người giúp việc.
    Do đó, khi làm quen với Internet, Thành sung sướng tìm thấy ở đó một phương tiện giao tiếp tuyệt vời với mẹ mình. Hằng ngày, cậu và mẹ thủ thỉ tâm tình với nhau qua "chat". Ngày nọ qua ngày kia, rồi đến lúc hai mẹ con cảm thấy lúng túng khi ngồi đối diện với nhau, họ cảm thấy thiếu tự nhiên và không thể nói chuyện. Thế là lại ai về phòng nấy, mỗi người một máy chat tiếp.
    Bi kịch xảy ra khi Thành thấy yêu mến một cô bạn gái. Cứ đứng trước mặt cô là cậu bé lại bối rối, khổ sở, hai tay xoắn vào nhau, mắt nhìn xuống đất mà không thể nói chuyện được bình thường. Trong khi đó, cô bé kia lại rất hoạt bát, hồn nhiên. Mỗi lần gặp mặt là một lần tâm hồn cậu bị đè nặng bởi sự tự ti, mặc cảm. Càng ngày cậu càng thấy lo âu, khổ sở, thu mình với bạn bè và cả người thân, học tập giảm sút. Rồi một lần trong cơn chán nản, tuyệt vọng cực điểm, Thành uống thuốc ngủ tự tử, may được cứu sống.
    Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám sàng lọc, tư vấn, điều trị và dự phòng các rối nhiễu tâm trí Phòng khám TuNa - Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng (số 26, ngõ 259/5 Phố Vọng, Hà Nội) cho biết, không ít trường hợp thanh thiếu niên đến phòng khám có vấn đề về tâm thần liên quan đến việc sử dụng Internet. Lạm dụng Net là một nguy cơ dẫn đến rối loạn liên quan đến sức khoẻ tâm thần ở tuổi vị thành niên.
    Việc vùi đầu vào máy tính, vào những giao tiếp ảo như cậu bé trên đã làm cho thế giới trẻ thu hẹp lại. Ngay cả khi những thông tin và quan hệ mà trẻ có qua mạng đều tốt thì việc dành quá nhiều thời gian cho nó sẽ khiến cho thời gian hòa vào thế giới thật bị cắt xén đi. Và nếu như thế giới thật không được như ý, trẻ càng xa lánh nó để đắm chìm vào thế giới ảo.
    Qua mạng, người ta có thể nói chuyện mà không phải nhìn vào mắt nhau, việc bộc lộ tâm tư rất dễ dàng. Với những trẻ ít giao tiếp mà lại chat nhiều như Thành, việc giao tiếp ngoài đời thực sẽ trở nên khó khăn. Càng khó khăn càng né tránh, kỹ năng giao tiếp sẽ dần thui chột, kéo theo sự thu mình, thiếu hòa nhập và cô đơn. Và khi có một sự cố nào đó về mặt tình cảm, những trẻ này thường khó tìm được cách giải tỏa, dễ dẫn đến rối nhiễu tâm trí.
    Tai họa cũng đến từ việc trẻ tiếp xúc với thông tin ngoài luồng từ Internet. Minh, 18 tuổi, là một nạn nhân. Chàng sinh viên này học rất giỏi và cũng sớm tiếp cận với Internet. Với sự tò mò của lứa tuổi và hiểu biết về tin học, cậu không khó khăn gì để tiếp cận với các thông tin về ********, trong và ngoài luồng đều có. Sự hấp dẫn của chúng khiến cậu càng tìm kiếm nhiều hơn, ngày càng lao vào các hình ảnh, đoạn phim không lành mạnh. *** luôn ám ảnh Minh, cậu thủ dâm nhiều lần.
    Một lần, Minh quen một phụ nữ khá nhiều tuổi qua mạng và quan hệ ******** với chị ta. Sự đòi hỏi thái quá của người đàn bà từng trải này làm cậu trai mới lớn không đáp ứng được, cảm thấy sợ hãi và mặc cảm. Sau "cú sốc" này, các biểu hiện "lệch chuẩn" của Minh thể hiện rõ đến mức gia đình và bạn bè cũng đều nhận ra. Cậu luôn nói về ***, thích gần phụ nữ, hay cười vô cớ và nói những câu chẳng ăn nhập gì với hoàn cảnh. Gia đình phải đưa cậu đến chuyên gia để trị liệu.
    Theo tiến sĩ Bưởi, tuổi vị thành niên là giai đoạn tăng các nội tiết tố sinh dục làm cơ thể phát triển nhanh với các đặc điểm giới tính bộc lộ rõ rệt, đồng thời cũng là thời kỳ khủng hoảng về tâm lý ở mức độ từ ít đến nhiều đối với mỗi cá nhân. Nhân cách đã hình thành nhưng chưa ổn định, trẻ thiếu bản lĩnh, thiếu kinh nghiệm sống nên nhận thức còn xa rời thực tế, cảm xúc dễ dao động, rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài. Trong đó, các thông tin về ******** là một yếu tố gây kích thích mạnh, nó đánh vào trí tò mò và ham muốn tự nhiên của tuổi mới lớn. Các thông tin loại này rất dễ tìm thấy trên mạng.
    Phòng riêng, tiệm Internet... đều là nơi trẻ đọc, xem về *** mà không bị ngăn cản. Nhiều tiệm còn có các phòng VIP, nơi mọi người thoải mái mở các trang "nóng", chat ***, khoe và ngắm "hàng" qua webcam mà không sợ ai nhòm ngó. Đối với những trẻ có phòng riêng và bố mẹ ít quan tâm, việc này cũng có thể làm tại nhà chỉ với vài trăm nghìn đồng tiền mua webcam. Trẻ bị đắm chìm vào đó ít nhiều sẽ bị ám ảnh. Những em nhân cách yếu dễ bị rối nhiễu tâm trí do không kiểm soát được bản thân.
    Theo các chuyên gia, việc trẻ em sử dụng Internet là một điều tất yếu. Tuy nhiên, để tránh những mặt trái của nó, cha mẹ không thể thả lỏng, cho con tự do hoàn toàn trong việc này. Cần kiểm soát thời gian sử dụng mạng và cả nội dung.
    Nhưng phần lớn phụ huynh rất bận, không thể ở suốt ngày bên cạnh con, làm sao kiểm soát chúng? Theo tiến sĩ Bưởi, ngoài việc quy định giờ giấc online, cha mẹ cần để ý đến các mối quan hệ của con, đặc biệt là những người bạn thân của trẻ. Nếu trẻ ít hoà nhập hoặc không thích chơi với bạn bè cùng lứa, có nhiều bạn bè lớn tuổi hơn, đặc biệt có bạn bè qua mạng, kết quả học tập sút kém thì nên nghi ngờ. Trẻ có thể cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý và tâm thần.
    Dù sao, khi có các biểu hiện trên nghĩa là trẻ đã "có vấn đề". Còn để ngăn ngừa nó, cha mẹ thực sự phải luôn luôn dành thời gian trò chuyện với con cái, lắng nghe con, làm người bạn tâm tình để hiểu trẻ. Làm vậy, họ sẽ nhận ra ngay những thay đổi nhỏ trong tâm hồn con, biết những mối quan tâm của trẻ để kịp thời điều chỉnh khi có sự lệch lạc.
    - Nguồn VnExpress
  7. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Cái nền giáo dục ngày nay nó thế này đấy. Bác nào làm ở Sở, ở Bộ Giáo Dục sáng mắt chưa?
    Một học sinh tự tử vì áp lực học tập (?)
    09:32'' 21/10/2006 (GMT+7)

    Tiếng xe cấp cứu hụ còi inh ỏi vào trưa ngày 18-10, đưa nữ sinh Đ.T.K.N, học sinh lớp 11A4 Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu huyện Hóc Môn, TP.HCM, đến trung tâm y tế huyện, rồi sau đó do quá nặng phải chuyển đến Bệnh viện (BV) Cấp cứu Trưng Vương, làm nhiều người bàng hoàng. Vì sao một học sinh giỏi nhiều năm liền phải uống thuốc chuột tự tử ngay tại lớp học để giải tỏa sự bế tắc?
    [​IMG]
    Phòng học nơi nữ sinh đã uống thuốc tự tử
    Chiều 20/10, chúng tôi gặp em Đ.T.K.N trong BV. K.N, vẫn còn nằm ở phòng cấp cứu, vẻ mặt xanh xao.
    Từ cõi chết trở về, K.N cho biết: ?oLúc uống thì em thấy đơn giản, nhưng sau khi súc ruột và truyền dịch, em mới thấy sợ và hối hận. Em sẽ không làm chuyện dại dột tự tử nữa đâu. Nhưng việc học hành ở trường căng thẳng quá làm chúng em không chịu nổi, một đêm chỉ ngủ được 3 tiếng đồng hồ?.
    K.N cho biết, môn toán có 50 bài tập trong SGK và trong đề cương; môn lý, hóa có hơn 20 bài tập, chưa kể phải học thuộc lòng nhiều bài của các môn khác; một tuần tăng 12 tiết các môn toán, lý, hóa, Anh.
    Bạn P.G là HS giỏi của lớp cũng ?ođuối? quá, dự tính làm đơn xin tạm nghỉ học. Không chỉ riêng P.G thấy căng thẳng, mệt mỏi mà đó là tâm trạng chung của lớp.
    Do vậy, vào chiều ngày 17-10, tập thể lớp 11A4 làm đơn kiến nghị gửi ban giám hiệu trường xin giảm bớt bài tập môn toán của thầy T.V.M, bỏ sưu tầm hình ở môn địa?
    Lớp cũng có nhờ Phó chi hội PHHS của lớp phản ánh tâm trạng của HS đến ban giám hiệu. Ngày hôm sau, 18-10, có tiết của thầy T.V.M.
    Đầu giờ lớp bàn kế hoạch, nếu có một bạn nào bị thầy cho điểm 0 thì K.N hoặc bạn P.G, 2 người có khả năng diễn đạt nhất lớp, sẽ đứng lên xin thầy.
    Đúng như dự đoán, bạn H.A bị thầy khảo bài và thầy cho điểm 0 vì chép bài và làm bài không đủ. P.G đứng lên xin thầy, thầy bác bỏ.
    Sau đó cả lớp đồng loạt đứng lên. K.N cũng phát biểu: ?oThưa thầy, hôm nay lớp em không có ai làm đủ bài tập hết?. Khi ấy, thầy tức giận đuổi em ra ngoài vì xách động lớp. Em đứng trước cửa một hồi lâu, sợ vì mình mà lớp bị mất điểm thi đua. Lớp trưởng dắt bạn H.A đi xuống phòng ban giám hiệu, em đi theo và trình bày với thầy Bửu, hiệu phó của trường. Gặp em ở phòng ban giám hiệu, thầy T.V.M. la: ?oTôi không có đuổi em xuống phòng ban giám hiệu, em tự ý đi xuống?. Còn thầy Bửu nói em tường trình gian dối và nếu chưa nhận ra sai lầm thì thầy sẽ xử lý em. ?oEm hoảng sợ và thấy mình không còn lối thoát. Ba em lại khó tính. Nếu bị đuổi học, 11 năm học hành của em hóa thành công cốc. Chỉ có cái chết mới giải quyết vấn đề. Em quyết định uống trong lớp để về nhà kịp chết, không làm phiền đến ai hết và không ai cứu kịp em?.
    Nhà trường còn quá... thờ ơ!

    Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM:
    Ngay sau khi có thông tin về vụ HS tự tử, Sở GD-ĐT đã yêu cầu Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu sớm báo cáo sự việc. Hiện giờ sở đang đợi báo cáo của trường. Nếu lỗi ở phía nhà trường, tức là HS tự tử vì nguyên nhân học hành quá tải, căng thẳng, Sở GD-ĐT sẽ có biện pháp chấn chỉnh lại.

    Bức xúc về chuyện tự tử của em K.N., chúng tôi đến gặp ban giám hiệu trường Nguyễn Hữu Cầu. Ông Đặng Công Vinh Bửu, Hiệu phó của trường, nói: Nhà trường chưa xác định được nguyên nhân vì sao nữ sinh Đ.T.K.N tự tử. Bởi trường chỉ mới xác minh, tìm hiểu từ phía giáo viên, học sinh, nhưng chưa tìm hiểu phía gia đình vì gia đình vào BV hết. Trường có cử người đến BV nhưng không tìm được phòng HS nằm cấp cứu nên phải ra về (?!)?.
    Mọi thắc mắc của chúng tôi: Bài tập cho HS có quá nhiều? Một tuần trường cho HS tăng bao nhiêu tiết? Ngoài áp lực về bài vở, có tác động nào từ các xử sự của thầy cô giáo đến nỗi em K.N phải tự tử?... đều bị ông Bửu thoái thác rằng không thuộc thẩm quyền và phải chờ kết luận của ông Phạm Văn Hùng, hiệu trưởng của trường. Chúng tôi liên hệ với Hiệu trưởng Phạm Văn Hùng, nhưng ông nói rằng ông đang bận họp bên huyện ủy, không thể tiếp được. Trước đó, ông Hùng đã chỉ đạo cho ông Bửu không được nói gì với báo chí...
    Lâu nay, dư luận kêu ca rất nhiều về tình trạng HS học tập quá căng thẳng, dẫn đến việc bị cong vẹo cột sống, cận thị? Nghiệm trọng hơn, nhiều em phải vào bệnh viện tâm thần. Thế nhưng, vấn đề này vẫn chưa được xem xét giải quyết nghiêm túc.
    (Theo Sài Gòn Giải Phóng)

Chia sẻ trang này