1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 1

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi chiangshan, 01/07/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Vụ này cũng thú vị chứ nhỉ!
    US hails laser as weapons milestone
    October 28, 2006 - 10:04AM
    The head of the Pentagon''s Missile Defence Agency hailed a high-energy laser aboard a modified Boeing 747 to zap ballistic missiles that could be fired by North Korea and Iran.
    But the Pentagon''s former top weapons tester poured doubt on the project, saying it faced major technical hurdles and might be defeated by a simple countermeasure.
    The Airborne Laser has been developed at a cost so far of about $US3.5 billion ($A4.59 billion) with the aim of destroying, at the speed of light, all classes of ballistic missiles shortly after their launch.
    If successful in flight testing and deployed, it would become part of an emerging US anti-missile shield that also includes land- and sea-based interceptor missiles.
    "You''ve demonstrated capability on the ground," Air Force Lieutenant General Henry Obering said at a ceremony at which the aircraft was rolled out of a Wichita, Kansas, hangar where it has been undergoing modifications.
    "Not since that time nearly twenty-two hundred years ago, when Archimedes reflected the sun''s rays to set the Roman fleet on fire off Syracuse, has the world seen a weapon that puts fresh meaning into the phrase ''in real time''."
    "Let''s do it now in flight," Obering told employees of Boeing, the prime contractor, and chief subcontractors Lockheed Martin and Northrop Grumman at the event.
    Philip Coyle, the Pentagon''s chief weapons tester under former president Bill Clinton and now at the private Centre for Defence Information, said the ABL''s effectiveness appeared doubtful.
    "If a laser can be developed with enough power to penetrate the atmosphere and still be lethal once it reaches a target, an enemy would only need to put a reflective coating on the outside of its missiles to bounce off the laser beam, making it harmless," he said.
    Missile Defence Agency spokesman Richard Lehner said that "abrasion" during the early stage of a missile''s launch would erase the reflective capabilities of any such coating.
    He added that the project currently involved a single "developmental" aircraft, with no others to be purchased until officials were satisfied the system would be successful.
    Engineers are to start installing a high-energy chemical oxygen iodine laser on the modified jumbo jet next year, with the first missile intercept test to take place in late 2008.
    Pat Shanahan, vice president and general manager of Boeing Missile Defence Systems, said engineers had demonstrated "enormous progress toward ushering in a new age of technology, namely directed energy weapons."
    Obering said the technology had the potential to change the nature of warfare.
    "The news from North Korea and Iran has been consistently bleak," he said, referring to programs to "arm ballistic missiles of increasingly long range with lethal payloads."
    (The Age)
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 08:52 ngày 28/10/2006
  2. anhaidong

    anhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ mua 330 xe tăng của Nga
    Ấn Độ đã kí hợp đồng mới với Nga cho phép mua 330 xe tăng chiến đấu loại T-90S (MBTs) nguyên chiếc do địa phương lắp ráp.

    Năm 2001, Ấn Độ đã mua 310 xe tăng T-90S trị giá 800 triệu đôla, trong đó 124 chiếc đã hoàn thành và vẫn còn 186 chiếc đang trong giai đoạn lắp ráp ở Avadi. Đây được coi là hành động nhằm đáp lại việc Pakistan đưa ra xe tăng chiến đấu T-80 do Ukraine sản xuất năm 1997.
    Kể từ giữa những năm 1990, quân đội Ấn Độ là nhà tiêu dùng đầu tiên loại tăng T-90S do Nga sản xuất. Việc cho ra lò 124 tăng T-90S bắt đầu từ tháng 12/2002 và hoàn thành trong vòng 12 - 14 tháng, trong khi 180 chiếc MBT khác vẫn đang trong quá trình lắp ráp ở Avadi và phần đầu của đơn đặt hàng chuẩn bị hoàn thành. Tăng T-90S đã được cung cấp cho 6 trung đoàn vũ trang miền Nam và Trung Ấn Độ.
    Hợp đồng liên doanh cung cấp dây chuyền của 1.000 tăng T-90S cho Ấn Độ sẽ bắt đầu được sản xuất theo kế hoạch vào năm 2007. Tuy nhiên, có thể điều này sẽ dẫn đến việc tăng dần việc chia sẻ các bộ phận được sản xuất ở địa phương trong nỗ lực nâng cao chất lượng tăng T-90S.
    Nhưng hợp đồng 330 xe tăng nói trên cho thấy sự thực rằng quân đội Ấn Độ cần nhiều MBT hiện đại do sự chậm trễ kéo dài của kế hoạch sản xuất tăng chiến đấu Arjun trong nước.
    Việc cung cấp tăng T-90S từ Nga có thể ?ođẩy nhanh tốc độ? tiêu thụ tăng chiến đấu mới với dây chuyền sản xuất cho phép sử dụng các thành phần do Ấn Độ sản xuất.


    CK (Theo Mosnews)
    Xe tăng T-90S
    [​IMG]
  3. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Năm 2008 Nga sẽ giảm thời gian nghĩa vụ quân sự ( quân dịch ) xuống còn 1 năm tròn . Vũ khí hiện đại ngày một tinh xảo vấn đề hành quân phối hợp ngày càng phát triễn phức tạp . Liệu 1 năm có đủ cho lính có tí kinh nghiệm không ? Ngày nay nhiều nước muốn xây dựng quân đội chuyên nghiệp đều phải dùng chế độ lính tình nguyện . Nhưng muốn thanh niên tình nguyện thì cần có cái gì đó hấp dẫn như lương bổng , tiền thưởng , giáp dục chuyên nghiệp ....Những cái này vựt quá khả năng của một quân đội có ngân sách QP chỉ trên 10 tỷ USD nhưng phải nuôi dưỡng một lực lượng hạt nhân khổng lồ . Quân đội Nga dự tính sẽ giảm quân thêm 100 nghìn nữa từ nay đến 2015 nhằm tập trung tiền cho các mủi nhọn .
    Được AndrewTran sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 28/10/2006
  4. tokalep

    tokalep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Hàn nó cho nổ cái gì mà ghê thế?
    Giờ vứt Mỹ sang một bên, Nam Hàn đánh với Nam Cực thì ai thắng hở các bác? Thằng Xơ Gan này nó mới làm được mấy cục tên lửa hành trình cũng chiến lắm. Không biết nó tự làm hay Mỹ hỗ trợ. Thực ra với kỹ thuật của nó thì dư sức. Vấn đề là nó muốn làm mấy thứ đồ chơi đó chắc cũng phải xin phép cha của nó trước.
    Được hello_Vietnam sửa chữa / chuyển vào 23:14 ngày 28/10/2006
  6. alzaqawi

    alzaqawi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    8
    Lính Hàn dùng súng gì vậy các bác?
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Daewoo K2
    Nghe đâu bộ tổng chỉ huy quân đội Hàn xẻng vẫn do Mẽo đứng đầu
  8. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Châu Á đề cử Việt Nam làm thành viên HĐBA LHQ
    Nhóm các nước châu Á tại LHQ vừa nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử duy nhất của châu lục vào ghế Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh nhận định, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành thành viên của HĐBA.
    Sự ủng hộ này là một bước quyết định để Việt Nam có thể bảo đảm được bầu làm thành viên Hội đồng bảo an (HĐBA), thay Ca-ta trong nhiệm kỳ tới. Để được bầu làm thành viên HĐBA, ứng cử viên phải giành được ít nhất 2/3 số phiếu của Đại hội đồng (tức là từ 125 đến 128 phiếu).
    HĐBA gồm 15 thành viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực có quyền phủ quyết và 10 thành viên không thường trực nhiệm kỳ hai năm, không được quyền tái cử ngay sau đó và được phân bố theo khu vực. Theo thông lệ, hầu hết các quyết định quan trọng liên quan đến các vấn đề khủng hoảng quốc tế đều được thông qua tại HĐBA.
    Việc tham gia cơ quan này không những góp phần nâng cao vị thế của nước thành viên trên trường quốc tế, mà tạo điều kiên cho việc đề xuất, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến khu vực và thế giới. Cũng chính vì vậy, khi tham gia HĐBA, các nước thành viên sẽ phải hoạt động ngoại giao tích cực hơn, tham vấn nhiều hơn để có thể đưa ra những quyết sách kịp thời. Theo quy định, các tuyên bố của HĐBA cần sự thông qua nhất trí của các nước thành viên, trong khi các nghị quyết của HĐBA phải được sự tán thành của ít nhất 9 thành viên và không có phiếu phủ quyết. Theo Hiến chương LHQ, tất cả các nước thành viên đều có nghĩa vụ chấp nhận và thi hành các nghị quyết của HĐBA. Chức Chủ tịch HĐBA được thực hiện theo chế độ luân phiên, theo thứ tự ABC, nhiệm kỳ 1 tháng. Trong lịch sử Liên Hợp Quốc, có hơn 74 nước chưa từng tham gia HĐBA. Những nước tham gia HĐBA nhiều nhất là: Nhật Bản, Bra-xin (9 nhiệm kỳ), Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Cô-lôm-bi-a, I-ta-li-a (6 nhiệm kỳ).
    (Theo dantri.com)
    Vào hdbalhq thì ta có thể gởi quân theo cầu của LHQ phải không các bác?
  9. anhaidong

    anhaidong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Nga, Pháp là các nước cung cấp vũ khí hàng đầu
    Mỹ đã nhường vị trí quán quân xuất khẩu vũ khí sang các nước đang phát triển cho Nga và Pháp trong năm 2005. Nguyên nhân là Mỹ đã không tận dụng được hết các thị trường đang nổi và cơ hội do giá dầu cao tạo ra.
    Báo cáo thường niên của Ban nghiên cứu của Quốc hội Mỹ cho thấy thị phần chuyển giao vũ khí của Mỹ đã giảm từ 35,4% xuống 20,5% trong giai đoạn 2004-2005. Về mặt tiền tệ, giá trị của các giao dịch này giảm từ 9,4 tỷ đôla xuống còn khoảng 6,2 tỷ đôla Mỹ.
    Trái lại, năm ngoái Nga đã thu về 7 tỷ đôla nhờ vào việc bán vũ khí cho châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh - một sự gia tăng đáng kể so với 5,4 tỷ đôla trong năm 2004. Thành công này đã đẩy Nga lên vị trí nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho các nước đang phát triển.
    Pháp đã vươn lên vị trí thứ hai với 6,3 tỷ đôla thu được vào năm ngoái từ việc bán vũ khí, tăng chỉ khoảng 1 tỷ đôla so với năm 2004. Thành công của Pháp là do một thỏa thuận bán 6 tàu ngầm tấn công Scorpene chạy bằng diesel cho Ấn Độ với tổng trị giá 3,5 tỷ đôla.
    Năm ngoái Nga đã thỏa thuận bán cho Ấn Độ 24 hệ thống phòng không SA-19 với tổng trị giá 400 triệu đôla cũng như hệ thống tên lửa Smerch 500 triệu đôla. Moscow cũng sẽ đại tu một tàu ngầm chạy bằng diesel cho Ấn Độ với giá 100 triệu đôla và cung cấp các tên lửa chống tàu thủy BrahMos.
    Ngoài việc hoàn thành thỏa thuận bán hàng dài hạn với Trung Quốc - cung cấp máy bay chiến đấu phản lực Su-27 và tàu ngầm, Nga còn thỏa thuận vào năm ngoái bán cho Trung Quốc 30 máy bay vận tải quân sự IL-76TD và 8 máy bay tiếp nhiên liệu trên không với tổng trị giá hơn 1 tỷ đôla. Các thỏa thuận mới giữa Moscow và Beijing cũng bao gồm việc bán nhiều động cơ máy bay quân sự với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ đôla.
    Trong khi đó, lo ngại các cơ sở hạt nhân bị không kích, Iran đang mua của Nga 29 hệ thống phòng không SA-15 Gauntlet với giá hơn 700 triệu đôla. Moscow cũng nhất trí nâng cấp máy bay Su-24, Mig-29 và xe tăng chiến trường T-72 cho Iran vào năm ngoái.
    Mỹ tụt xuống vị trí thứ ba do ít có được các hợp đồng giá trị cao. Hợp đồng lớn nhất trong năm 2005 của Mỹ liên quan tới việc nâng cấp các trực thăng AH-64A Apache cho Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với tổng trị giá trên 740 triệu đôla. Trong khi đó, tổng doanh thu bán vũ khí trong năm 2005 của Trung Quốc là 2,1 tỷ đôla.
    Minh Sơn (Theo AFP)
  10. Phudongthienvuong

    Phudongthienvuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    1.442
    Đã được thích:
    0
    Đây là bản báo cáo của FAS copy từ báo cáo về Arm sale ở QH mỹ
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này