1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songhongvnde

    songhongvnde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    1
    Hải quân Mỹ hiện nay có 3 loại tàu ngầm nguyên tử tác chiến: Los Angeles, Seawolf và Virginia. Ngoài ra, còn có 18 tàu ngầm nguyên tử loại Ohio lớn hơn mang tên lửa đạn đạo Trident với đầu đạn nguyên tử phóng đi từ dưới nước, 4 trong số các tàu này đã được cải biến để mang tên lửa đầu đạn thường...

    Đầu tháng 5 vừa qua, Hải quân Mỹ đã làm lễ đưa vào hoạt động chiếc tàu ngầm nguyên tử mới nhất, USS Hawaii, loại tàu ngầm tác chiến Virginia, tại căn cứ tàu ngầm New London Naval Base ở Groton, bang Connecticut.

    Đô đốc Gary Roughead, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, chủ tọa buổi lễ với sự tham dự của khoảng 2.500 người trong đó có Thống đốc Linda Lingle tiểu bang Hawaii, người đỡ đầu chiến hạm.

    Bộ trưởng Hải quân Donald C. Winter nói rằng, tàu ngầm USS Hawaii là một hệ thống vũ khí tân tiến của Mỹ có đủ khả năng đáp ứng với mọi thách thức và đe dọa trong mọi tình huống. Chiến hạm có thể hoạt động độc lập trong sứ mạng đơn lẻ hoặc thi hành công tác trong hải đội đặc nhiệm của một hàng không mẫu hạm.

    Chiếc USS Hawaii, mang mã hiệu SSN 776, là loại tàu ngầm tác chiến thế hệ mới, được Bộ Quốc phòng Mỹ chấp thuận chế tạo từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh.

    Hiện nay, mới có 6 chiếc được đóng theo hợp đồng chế tạo với General Dynamics tại xưởng Electric Boat và Northrop Grumman tại Newport News. Chiếc đầu tiên đã giao cho Hải quân Mỹ là USS Virginia, tiếp theo đến USS Texas và USS Hawaii; ba chiếc còn chưa hoàn thành là USS North Carolina, USS New Hampshire và USS New Mexico.

    Trị giá mỗi chiếc tàu này là 2,5 tỉ USD. Theo dự trù, khoảng 30 tàu ngầm loại Virginia sẽ được chế tạo. Hải quân Mỹ hy vọng từ năm 2012 sẽ có ngân sách để đóng 2 chiếc mỗi năm nghĩa là gấp đôi hiện nay và giá mỗi chiếc lúc ấy sẽ giảm xuống còn 2 tỉ USD.

    USS Hawaii sẽ đặt căn cứ ở Pearl Harbor, Hawaii, cùng với nhiều tàu ngầm khác. Tuy nhiên, khoảng 2 năm nữa tàu này mới về căn cứ. Trong vòng một năm tới, tàu này sẽ hoạt động với tính cách thử nghiệm và để thủy thủ đoàn tập dượt làm quen với nhiệm vụ, sau đó nó sẽ được đưa trở lại Groton để kiểm tra và cải tiến, theo một thủ tục thông thường kéo dài khoảng một năm.

    Mỗi tàu ngầm loại Virginia có chiều dài 115m, rộng 10m, lượng nước rẽ khi lặn 7.800 tấn, vận tốc trên 25 hải lý/giờ, lặn sâu hơn 245m, thủy thủ đoàn 134 người, Hạm trưởng USS Hawaii là Đại tá Hải quân David A. Solms.

    Vận hành bằng động cơ nguyên tử không tái nạp nhiên liệu với tuổi thọ 30 năm, USS Hawaii có thể hoạt động không giới hạn ngoài biển khơi cũng như vùng duyên hải với các sứ mạng từ chiến đấu viễn dương đến do thám thu thập tình báo hay tấn công vào đất liền.

    Vũ khí trang bị gồm ngư lôi Mk 48 chống chiến hạm, loại tàu ngầm mới này có thể mang tối đa 24 ngư lôi loại này và tên lửa Tomahawk bắn phá vào các mục tiêu trên đất liền.

    Tàu có thể mang theo 30 biệt kích người nhái và có hệ thống đặc biệt để đưa đi đón về. Ngoài ra còn có người máy và tàu hoạt động thám sát dưới nước. Phòng chỉ huy của chiến hạm sử dụng những máy móc và phương tiện điện tử hoàn toàn mới với các màn hình theo dõi và điều khiển.

    Cũng không còn kiểu kính tiềm vọng như các tàu ngầm cổ điển, thay vào đó loại tàu ngầm thế hệ mới của Mỹ được trang bị máy thu hình và các bộ phận nhạy cảm gắn trên đầu cột cao ở đài chỉ huy.

    Hải quân Mỹ hiện nay có 3 loại tàu ngầm nguyên tử tác chiến: Los Angeles, Seawolf và Virginia. Ngoài ra, còn có 18 tàu ngầm nguyên tử loại Ohio lớn hơn mang tên lửa đạn đạo Trident với đầu đạn nguyên tử phóng đi từ dưới nước, 4 trong số các tàu này đã được cải biến để mang tên lửa đầu đạn thường.

    Loại Los Angeles đến nay được coi là đã cũ. Loại tàu ngầm Seawolf lớn hơn và có khả năng lặn sâu hơn nhưng giá đắt hơn loại Virginia, chương trình sản xuất đã ngưng lại sau khi đóng xong 3 chiếc. Toàn bộ lực lượng tàu ngầm tác chiến hiện có 53 chiếc được triển khai, 28 chiếc ở Đại Tây Dương và 25 ở Thái Bình Dương. Tới 2010, Mỹ sẽ có 31 tàu ngầm nguyên tử tác chiến ở Hạm đội Thái Bình Dương và 21 ở Hạm đội Đại Tây Dương.
    (Theo ANTG)
  2. SSX

    SSX Guest

    MỸ là cái bánh xe thừa trong cỗ xe NGA-VENEZUELA
    [​IMG]
    http://en.rian.ru/analysis/20070625/67780116.html
    MOSCOW. (Military commentator Andrei Vasilyev) - Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đến Nga vào cuối tháng sáu trong cuộc viếng thăm chính thức.
    Các nhà bình luận đang dò hỏi khi nào thì ký hợp đồng cung cấp vũ khí mới, cụ thể là tầu ngầm. Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Vì một vài nguyên nhân người ta (Mỹ) nghĩ rằng ý kiến của họ phải được chú ý đến trong quá trình quyết định.
    Chính quyền Bush có lý do để mà lo lắng. Nga bước chân vào thị trường vũ khí đầy tự tin trong vài năm gần đây, rất nhiều người kể cả Mỹ cũng phải gọi ưu thế Hoa kỳ đang bị lung lay.
    Sau khi Xô viết sụp đổ, Mỹ thống trị thị trường vũ khí qui ước có tính cạnh tranh cao, nhà phân tích quân sự Richard Grimmet nói tháng 12-2006: Nay bối cảnh đã thay đổi. Moscow hành động ngày càng tự tin hơn.
    Nhiều quốc gia ưa dùng vũ khí Nga và không chỉ là những khách hàng quen. Hiện tại nhiều quân đội đã thay đổi nhà cung cấp và thấy rằng các thiết bị của Nga có nhiều tính năng hơn, tin cậy hơn và giá rẻ hơn. Quân đội Colombia đã đặt hàng 10 chiếc Mi-17, trực thăng vận tải quân sự, nó không chỉ hoạt động tốt hơn loại Black Hawk của Mỹ mà còn chỉ có giá 18 triệu USD - một trong những yếu tố quan trọng đối với những nước không phải là giàu có nhất châu lục.
    Sau đó, tháng 3-2005 Venezuela đặt riêng 3.4 tỉ để mua 100,000 súng trường tự động AK-103, 24 máy bay chiến đấu Su-30 MK2 và 38 máy bay trực thăng Mi-35, Washington giận sôi lên. Chavez khi đó phản đối rằng Venezuela không còn sự lựa chọn nào khác, khi mà Mỹ áp đặt lệnh cấm vận Venezuela với lý do Caracas không chịu hợp tác đầy đủ với Washington trong cuộc chiến chống khủng bố. Khi đó, không giống Hoa kỳ, Nga bán vũ khí cho Venezuela mà không kèm theo một ràng buộc chính trị nào và tôn trọng chủ quyền của họ.
    Mọi cố gắng của Mỹ để gây áp lực với Nga đều không thu được kết quả. Người phản đối đầu tiên là bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld, ông ta cũng chẳng hiểu tại sao Venezuela lại cần hàng trăm nghìn khẩu súng AK. Sau đó là bà ngoại trưởng Condoleezza Rice lên tiếng quan tâm đến hợp đồng này khi bà đến Moscow. Nhưng ngoại trưởng Sergei Lavrov nói rằng Nga hợp tác với Venezuela không vi phạm luật pháp quốc tế. Thứ trưởng Sergei Ivanov đặt dấu chấm hết cho vấn đề khi nói rằng ?o hợp đồng không thể bị xem xét lại? 24 máy bay không phải là quá nhiều để bảo vệ một đất nước rộng lớn như Venezuela? quốc gia này không phải là đối tượng của bất cứ một lệnh trừng phạt quốc tế nào, và không có bất cứ hạn chế nào để thực hiện hợp đồng.?
    Sự phá lệ của Venezuela chứng tỏ sự lây lan của chứng ?obất tuân thượng lệnh?, nó làm tổn hại nghiêm trọng ảnh hưởng của Mỹ trên châu lục Mỹ la tinh. Khi Argentina tìm kiếm đơn hàng thiết bị quân sự Nga cuối năm ngoái, ông bộ trưởng quốc phòng Nilda Garre nói rằng: Buenos Aires không lo ngại Mỹ có phản ứng tiêu cực. Việc đặt mua vũ khí là quyền tối cao của mọi quốc gia, và không gây ra bất kỳ mối hận thù nào.
    Trong năm 2005, Nga bán được tổng cộng 6.13 tỉ. Con số của Mỹ gần như cao gấp đôi: 12.3 tỉ. Mỹ vẫn giữ được 33% thị trường họ có trong năm 2004. Nhưng vẫn có mối lo ngại bởi vì năm ngoái Mỹ kiểm soát đến 50% thị trường. Cái cuối cùng mà Washington không có đó là vai trò đang gia tăng như của Nga.
    Đối với Nga, tăng trưởng xuất khẩu thiết bị quân sự cho họ cơ hội để phát triển hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế mà trong 2 năm vừa qua đã chứng tỏ là giữ vai trò động lực để tăng trưởng trong các lĩnh vực khác. Trước đó, không may là thời kỳ công nghiệp quốc phòng đang phải dò dẫm để chế tạo máy hút bụi hay chảo rán thịt chứ không phải là phát triển các thế hệ vũ khí mới. Nay họ lại hiểu rằng những quả bom thông minh và máy bay đánh chặn lại có thể mang lại nhiều tiền hơn. Một ví dụ là tổ hợp Irkut, ông chủ tịch Oleg Demchenko đã nói trong hội nghị gần đây tại triển làm hàng không Le Bourget rằng tổ hợp của ông sẽ xuất khẩu 242 máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MKI trị giá tổng cộng khoảng 7 tỉ cho các nước từ nay đến năm 2014.
    Không có một mâu thuẫn nào với học thuyết quốc phòng của Nga. Sau tất cả, công dân của mọi quốc gia đều mong muốn một cuộc sống hoà bình. Nhưng một cuộc sống như thế cần một lãnh thổ an toàn và trật tự. Và khi tổng thống Chavez nói ông có ý định xây dựng một hệ thống phòng không ?obao phủ cả vùng Caribbean? rằng có thể nhận diện mục tiêu xa 200 km và phá huỷ nó từ xa 100 km là ông đã đúng, chỉ khi nào mà một kế hoạch như thế không thể đe doạ đến an ninh nước Mỹ.
    Mọi người phỏng đoán chuyến viếng thăm sẽ đẻ thêm các hợp đồng vũ khí. Điều đó hoàn toàn có thể là không có thực đằng sau sự quảng cáo rùm beng của báo giới, và vấn đề tàu ngầm sẽ không có trong các cuộc đàm phán. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào mà họ tiến hành thì đó là công việc của Moscow và Caracas chứ không phải của Washington. Họ là cái bánh xe thừa.
    td Nga (quảng cáo tếu) trong một dịp hội chợ hàng không:
    Nếu có 30t thì bạn hãy đến mua lấy 1 chiếc (Su) mà bay thoả thích.
    Còn nếu không đủ thì hãy sắm lấy 1 ít tên lửa phòng không và không cho thằng hàng xóm nào bay cả.

    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 03:05 ngày 27/06/2007
  3. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    cái phân tích này bias quá! Vai trò đang gia tăng là như thế nào? 1 số nước chuyển từ xài hàng Tây Âu sang xài hàng Nga thì cũng có 1 số nước thuộc LX cũ chuyển sang xài hàng Tây Âu như Ba Lan, Rumani...
    còn quay lại từ active-duty mà bạn đề cập, active-duty nghĩa là số tàu trực chiến có khả năng lâm trận ngay lập tức, còn lại thì ko phải là active duty. Vd như nếu hỏi Mỹ hiện tại có bao nhiều tàu sân bay, câu trả lời là 12 nhưng trực chiến chỉ có 11 chiếc. 1 chiếc dự bị dùng để huấn luyện. Chiếc này bây giờ muốn active-duty chắc cũng mất cả tháng.
  4. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Tàu đổ bộ Navantia gia nhập Hải quân Hoàng gia Australia

    Cuối cùng, Hải quân Hoàng gia Australia đã quyết định lựa chọn một trong những thiết kế cạnh tranh cho hai tàu đổ bộ mới của mình. Chiến thắng thuộc về tàu đổ bộ (LHD) thế hệ Navantia của Tây Ban Nha.
    [​IMG]

    Con tàu này nặng 27.000 tấn. Hình dáng Navantia tương tự như tàu đổ bộ thế hệ San Antonio của Mỹ. Navantia dài 686 ft, có thể chở được khoảng 140 thủy thủ và 1.000 binh sĩ, 150 phương tiện vận tải, 2 tàu đổ bộ, và ít nhất 6 máy bay trực thăng.
    Navatia có kích thước gấp 2 lần hai con tàu đổ bộ mà Australia đang thay thế. Sàn tàu được thiết kế để máy bay chiến đấu có thể cất cánh theo phương thẳng đứng, chẳng hạn như Harrier or F-35B.
    Navantia có giá khoảng 1,2 tỉ USD mỗi chiếc. Australia sẽ nhận chiếc đầu tiên - tàu Canberra - trong số những tàu đổ bộ này trong 5 năm tới. Thân tàu sẽ được chế tạo tại Tây Ban Nha, sau đó xuất sang Australia để gia cố và trang bị tất cả các trang thiết bị cần thiết khác.

  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Trời, cái hình này là tàu đổ bộ đây à?
  6. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên con này làm sao đổ bộ được, nhưng tính năng của nó giúp nó có thể tiến sâu hơn vào vùng nước cạn và dùng máy bay trực thăng hay các loại tàu nhỏ cơ động khác để đổ bộ. Nó cũng mang theo một số ít máy bay yểm trợ cho quân đổ bộ như trực thăng chiến đấu, UAV, hay F-35 STOVL
  7. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Cái hình này nhầm rồi, hình này là một ku anh em với chiếc frigate Nansen của Na uy. Thông cảm cho phóng viên nhà ta, chuyện này thường gặp.
  8. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Một con tàu trị giá tới 1,2 tỷ đô mà lại chỉ đóng vai trò tàu đổ bộ thì nghe cứ khổng ổn thế nào ấy nhỉ
    Bác đăng bài này cho anh em biết nguồn tin cái
  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Có thể tác giả bài viết dịch dựa theo nguyên bản tiếng Anh này.
    In August of 2005, DID noted that the Australian government had approved the initial design & development funds for an A$ 2 billion Large Amphibious Ships project. The goal is to provide the Royal Australian Navy with two new Canberra Class multi-purpose ships that could serve as an amphibious operations nerve center, playing transport, command centre, humanitarian aid and even limited air support roles. These LHD type ships will replace the Navy''s two existing Kanimbla Class LPAs (HMAS Kanimbla and HMAS Manoora), significantly upgrading Australia''s force projection capabilities.
    Australia''s government has now announced the release of Requests for Tender, as well as ad***ional details regarding the envisioned ships and timelines.
    Each ship will have the ability to transport up to 1,000 personnel, have 6 helicopter landing spots, and be able to carry a mix of troop lift (S-70 Blackhawk) and armed reconnaissance (Eurocopter Tiger ARH) helicopters. In comparison, the Kanimbla Class carries 450 personnel and can accomodate only 4 helicopters. The new Canberra Class will also be able to transport up to 150 vehicles, including the new M1A1 Abrams tank and other elements of the "Hardened and Networked Army" such as the Bushmaster IMV and the forthcoming vehicles of Project Overlander. Like the ships they will replace, each ship will also be equipped with medical facilities; their size, however, will allow these facilities to include two operating theatres and a hospital ward.
    A Tenix-Navantia team will propose a variation of their Navantia 27,000 tonne LHD design, which is similar to the Strategic Projection Ship (Buque de Proyeccion Estrategica) under development for the Spanish Navy and due to be delivered in December 2008. The Thales ADI-Armaris team, meanwhile, will propose a variation of the Armaris 21,300-tonne Mistral Class being built for the French Navy. Both designs have undergone further development since August 2005, and have been adapted to meet specific Australian legislative and regulatory requirements.
    As Australia plans to order the F-35 Joint Strike Fighter, and may choose to make a handful of the F-35B STOVL versions capable of operating from an LHD Class ship, the issue of a ski jump arises. The Navantia design has a built-in ski-jump for use by the Spanish Navy''s EAV-8B Matador/Harrier IIs, and would immediately be capable of operating F-35B STOVLs. Since France doesn''t operate STOVL aircraft, it has not included a ski jump; lacking the size of the USA''s 42,000t LHD Wasp Class ships or the future 50,000t LHA-Rs, the Mistral Class would have to be modified to allow for similar F-35 options.
    The Winner: The Navantia-Tenix LHD
    The Tenix-Navantia team proposed a variation of their 27,000 tonne LHD design, which is similar to the Strategic Projection Ship (Buque de Proyeccion Estrategica) under development for the Spanish Navy. Tenix managed the RAN''s ANZAC Class frigate program, and their Canberra Class LHDs will share the same Saab 9LV combat system. Navantia, meanwhile, has just been declared the winner for Austraia''s $8 billion Hobart Class Air Warfare Destroyer (Frigate?) program.
    Australia''s Kinnaird report, undertaken after the Collins Class submarine program''s massive time and dollar overruns, emphasized the need to do more up-front work in order to improve cost and delivery estimates on defense projects. As a result approximately A$ 23 million was spent over 3 years on Canberra Class design studies.
    The outcome was a mixed blessing: the Government was told at 1st Pass Approval that the Project was likely to cost of the order of A$ 600 - $900 million more than the allocated budget. Hence the A$ 3 billion reference, instead of the original budget figure of $2 billion. A 50% cost increase is never palatable news, and without access to the formal bids it''s difficult to know if there was a significant difference between them on this score when "Australianization" and local industrial benefits requirements are included. What can be said is that knowing about the price hike before a contract is awarded, and planning accordingly, certainly beats the intense project gyrations and political fallout that would follow if the government had discovered the issues after construction was underway.
    Each Canberra Class LHD ship will have the ability to transport up to 1,000 personnel, with 6 helicopter landing spots and a mix of troop lift (S-70 Blackhawk or NH90 TTH), naval (NH90 NFH) and armed reconnaissance (Eurocopter Tiger ARH) helicopters carried inside. The "ski jump" deck is also suitable for launching fixed-wing UAVs, and may also prove suitable for vertical or short takeoff fighters should a future government decide that this is necessary. By comparison, the Kanimbla Class carries 450 personnel and can accommodate only 4 helicopters.
    The new Canberra Class will also be able to transport up to 150 vehicles, including the new M1A1 Abrams tank and other elements of the "Hardened and Networked Army" such as the Bushmaster IMV and the forthcoming vehicles of Project Overlander.
    Like the ships they will replace, each ship will be equipped with medical facilities; their size, however, will allow these facilities to include 2 operating theaters and a hospital ward.
  10. TokaToka

    TokaToka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Hình đây nè!
    http://www.defenseindustrydaily.com/images/SHIP_LHD_Navantia_lg.jpg
    @Soudlessman: không hiểu bạn đang nói gì? Chiếc trong hình là "Nansen Class anti-submarine warfare frigates for the Royal Norwegian Navy" nó chỉ có thể "The Nansen Class frigates can support one medium-sized helicopter, such as the NH90 naval helicopter."
    nguồn đây: http://www.naval-technology.com/projects/nansen/
    Tin tức mà lộn tùng phèo thế này thì chít con người ta rồi.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này