1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Nga: Kiểm tra mức độ phóng xạ nơi tàu ngầm K-159 đắm
    Một quan chức Lực lượng Hải quân Nga cho biết: Ngày hôm qua (28/6), nhóm chuyên gia Nga và nước ngoài bắt đầu kiểm tra mức độ phóng xạ tại điểm xảy ra sự cố năm 2003 liên quan đến một tàu ngầm hạt nhân của Nga tại Biển Barents.


    Vào năm 2003, K-159 - tàu ngầm hạt nhân thế hệ November - chở 800 kg nhiên liệu hạt nhân dự trữ đã bị đắm trong khi đang hướng về phía Polyarny, tây bắc nước Nga. Chín thành viên trong số thủy thủ đoàn gồm 10 người đã thiệt mạng.
    Một phát ngôn viên của Hạm đội Biển Bắc cho biết: ?oMục đích của hoạt động này là kiểm tra mức độ phóng xạ trên chiếc tàu ngầm bị đắm và khu vực xung quanh để phát triển các kế hoạch cho hoạt động cứu hộ trong tương lai?.
    Nga cam kết sẽ khôi phục lại K-159 và sắp xếp một cách an toàn những lò phản ứng hạt nhân của mình theo một thỏa thuận quốc tế được thiết lập nhằm hỗ trợ việc loại bỏ an toàn nhiên liệu hạt nhân thừa.
    Hoạt động này sẽ được tiến hành theo một dự án chung giữa Nga, Anh, Mỹ và Nauy trong khung Thỏa thuận Hợp tác Môi trường Quân sự Bắc Cực kí kết hồi tháng 9/1996.

  2. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Mới đây, công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh độc quyền của Nga - Rosoboronexport - cho biết: Trong vòng 7 năm rưỡi năm nữa, Nga có thể bán tới 40 chiếc tàu ngầm diesel thế hệ thứ tư cho các khách hàng nước ngoài.
    Trên website của công ty có đăng thông báo: ?oNhững phân tích về nhu cầu thị trường nước ngoài chỉ ra rằng: vào năm 2015, Nga sẽ xuất khẩu được khoảng 30 - 40 tàu ngầm mới?.
    Nga đảm bảo tiềm năng xuất khẩu cao trong thị trường tàu ngầm bằng cách phát triển loại tàu ngầm hiện đại chạy bằng diesel Project 636 và Project 677.
    Tàu ngầm Project 636 lớp Kilo được đánh giá là một trong những thế hệ tàu ngầm chạy tĩnh nhất trên thế giới. Nó được thiết kế dành riêng cho các hoạt động chống tàu (nổi trên mặt biển) và tàu ngầm ở những vùng nước tương đối nông.
    Nga đã đóng tàu ngầm thế hệ Kilo cho Ấn Độ, Trung Quốc và Iran.
    Tàu ngầm diesel Project-677 hay thế hệ Lada do Cục Thiết kế Rubin phát triển. Đặc điểm của Project-677 là thân tàu được ?okhoác? một lớp chống thiết bị định vị dưới nước; được trang bị vũ khí tiên tiến chống tàu và chống tàu ngầm.
    Cả hai loại tàu ngầm Project 636 và Project 677 đều được trang bị hệ thống tên lửa kết hợp thế hệ Club-S.
    Gia đình tên lửa tuần tra tàu ngầm Club-S bao gồm tên lửa chống tàu 3M-54E1 và phiên bản chống mặt đất 3M-14E, với tầm bay 275 km. Tên lửa này có thể được phóng từ các ống ngư lôi tiêu chuẩn ở độ sâu 35 - 40 m.
    Năm ngoái, Indonesia có kế hoạch mua 4 tàu ngầm thế hệ Kilo và 2 chiếc thế hệ Amur 950 (một phiên bản nhỏ hơn thế hệ Lada).

  3. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    [​IMG]
  4. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nghe vậy có vẻ như Mẽo công nhận tên lửa hành trình siêu âm mạnh hơn loại sub sonic truyền thống rồi, lại phát triển đầu dò chủ động chứ ko thèm chơi dẫn đường vệ tinh nữa. Tiên sư bọn Ngố dám ăn cắp công nghệ và ý tưởng của Mẽo, lại còn dám thực hiện trước chứ
    Nói giỡn vậy thôi, chế tạo được cái động cơ đủ mạnh và nhỏ cỡ quả Hốc bi h cũng là vấn đề, thiết kế lại tên lửa để giwũ cho trọng lượng nhỏ mà vẫn chính xác ở siêu âm cũng phiền tập 2.
    Loại HARM có thành được tên lửa hành trình giống Kh31 ko nhỉ?
  5. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Quân đội Mỹ sẽ kết hợp 2 chương trình vệ tinh viễn thông

    Phát ngôn viên Lực lượng Lục quân Mỹ Tim Rider cho biết: binh chủng này sẽ kết hợp 2 chương trình vệ tinh viễn thông nhằm giảm chi phí và thu được hiệu quả cao hơn.


    Bản ghi nhớ về việc kết hợp Nút Mạng lưới chung (JNN) và Mạng lưới Thông tin Chiến thuật cho Binh sĩ (WIN-T) được ông Kenneth Krieg, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách hậu cần và kĩ thuật gửi lên những người đứng đầu Lực lượng Lục quân hồi giữa tháng 6.
    JNN sẽ được xem như giai đoạn đầu của nỗ lực WIN-T - nhằm sản xuất thiết bị vệ tinh viễn thông di động nhỏ hơn vào năm 2009 theo dự kiến. JNN là thiết bị đầu cuối thu nhận các dữ liệu âm thanh hình ảnh, và hiện đang được các đơn vị Lực lượng Lục quân Mỹ sử dụng.
    Ông Rider cho biết: ?oJNN cũ cung cấp khả năng cho các tiểu đoàn ở vị trí chỉ huy kết hợp nhằm gây dựng trong vòng 30 phút và bắt đầu truyền phát - thu nhận thông tin?.

  6. horiron

    horiron Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    6
    ngày 3tháng 7 , hội nghị điều tra cải quân phục khai mạc tiến hành tại bẵc kinh, hội nghị báo cáo cải cách , và ban hành quân phục và nghi lễ mới . Đợt thay đổi quân phục lần này có quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội trung quốc , bao gồm lễ phục , thường phục , chiến phục , và các vật đính kèm , bao gồm có 644 loại , lần thay đổi này toàn diện nhất , hệ thống nhất và thuận lợi nhất
    theo xinhuanet
    [​IMG]
    lục hải không quân
    [​IMG]
    thường phục của nữ binh
    [​IMG]
    quân phục mùa thu của nữ binh
    [​IMG]
    quân phục mùa hè
    Được horiron sửa chữa / chuyển vào 16:20 ngày 03/07/2007
  7. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    RS-24: "Cái gai" trong mắt Mỹ và phương Tây

    Việc Mỹ phóng thành công loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới RS-24 - được đánh giá là có thể xuyên qua bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới - đã làm dấy lên mối lo ngại thực sự cho Mỹ và phương Tây.


    RS-24 có thể xuyên qua các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa
    Tên lửa RS-24 có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, sau một quãng đường bay nó có thể bắn trúng mục tiêu cách nơi bắn khoảng 5.500km nằm trên bán đảo Kamchatka, ở vùng Viễn Đông của Nga.
    Sau sự kiện này, Phó thủ tướng thứ nhất của Nga Sergei Ivanov đã đánh giá rất cao về tính năng và công năng của loại tên lửa mới này: ?oTên lửa này có thể được sử dụng ở tầm xa, với độ chính xác tuyệt đối. Nga cần loại vũ khí như thế này để duy trì thế cân bằng chiến lược với Mỹ.
    Loại tên lửa này sẽ thay thế loại tên lửa RS-18 và RS-20 hiện nay và nó sẽ kết hợp với tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân Bạch Dương, trở thành vũ khí tấn công chiến lược thế hệ mới chủ yếu nhất của Nga và các nước đồng minh. RS-24 sẽ nâng cao rất nhiều khả năng của các đơn vị tên lửa chiến lược Nga để xuyên phá các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở hiện tại và trong tương lai".
    Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận thông tin trên của ông Sergei Ivanov. Các hãng thông tấn lớn của Nga còn khẳng định thêm rằng loại tên lửa này có khả năng đem theo 10 đầu đạn hạt nhân.
    Tổng thống Nga cho biết loại tên lửa đạn đạo kiểu mới trên có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, Nga cũng đã thử thành công một tên lửa hành trình mới và tất cả những việc này đều nằm trong một phần kế hoạch đối phó của Nga với việc triển khai các căn cứ quân sự cũng như bố trí các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở các nước thuộc Liên Xô (cũ).
    Trong buổi gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha tại điện Kremlin, ông Putin còn nói thêm rằng, việc Mỹ bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu sẽ biến châu Âu trở thành thùng thuốc súng và sẽ gây uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh của châu lục này, Nga buộc phải ra tay ứng phó.
    Bộ Tư lệnh Tên lửa chiến lược của Nga trong tuyên bố của mình với báo giới cũng khẳng định rằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu mới RS-24 sẽ xuyên qua bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay và nó sẽ giúp tăng cường rất nhiều tiềm lực và sức mạnh hiện thực của lực lượng tên lửa chiến lược Nga.
    Còn một số chuyên gia phân tích quốc phòng của Nga cho biết loại tên lửa mới này sẽ tăng cường sức mạnh hạt nhân chiến lược của Nga trên các hệ thống vũ khí hạt nhân của Lục, Hải và Không quân.
    Ngày 29/5 vừa qua, Quốc hội Mỹ cũng đã đưa ra phản ứng trước các tuyên bố hùng hồn của ông Ivanov và đưa ra đề xuất muốn Nga hợp tác với Mỹ trên phương diện hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa.
    Người phát ngôn Quốc hội Mỹ đã nói rằng, hiện nay ông ta chưa có bằng chứng chứng minh việc ông Ivanov nói đã thử nghiệm thành công loại tên lửa có thể xuyên qua bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới. Lầu Năm Góc cũng đang kiểm tra về độ xác thực của các thông tin này.
    Ngoài ra, Nga còn thử một tên lửa hành trình loại mới, loại tên lửa phát triển từ tên lửa tầm ngắn Iskander, cũng đang gây quan ngại thực sự đối với ý đồ của Mỹ muốn triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược tầm xa tại châu Âu để răn đe Nga.
    Tình báo Mỹ, Anh quan tâm đến loại tên lửa này ra sao?
    Các nước Mỹ và Anh từ lâu đã rất quan tâm đến những loại tên lửa kiểu mới mà Nga tập trung nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt trong những năm gần đây.
    Để có được những bí mật về những loại tên lửa mới RS -24 nói trên, thời gian qua các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã tìm mọi biện pháp, thủ đoạn để thu thập thông tin tình báo. Theo lời của một chuyên gia tên lửa của Nga cho biết, cách đây không lâu trong một lần tham gia hội nghị giao lưu kỹ thuật quốc tế, anh ta đã bị một nữ đặc vụ xinh đẹp chủ động làm quen và trao đổi thông tin.
    Lúc đầu, nữ điệp viên này còn tỏ ra kín đáo, nhưng sau đó đã không úp mở mà nói rằng, nếu anh cung cấp cho cô ta những thông tin liên quan đến các tài liệu về tên lửa, bảo đảm anh ta sẽ trở thành người giàu có và có thể di cư đến Mỹ và châu Âu, sẽ có thân phận và cuộc sống hoàn toàn mới. Thậm chí nữ đặc vụ này còn hứa sẽ chung sống suốt đời với anh ta.
    Phía tình báo Mỹ và Anh cũng đã cử các nhân viên tình báo trà trộn trong các nhóm học giả giao lưu để bí mật đến Nga với ý đồ tìm hiểu các bí mật về loại tên lửa kiểu mới RS-24 của Nga, trong số này điệp viên của tình báo Mỹ là nhiều nhất.
    Theo người phụ trách công tác bảo đảm bí mật cho tên lửa RS-24 thì dường như cứ cách 2 đến 3 tuần họ lại nhận được báo cáo của các chuyên gia kỹ thuật Nga trình bày về việc có người định tiếp cận họ. Thậm chí các cơ quan tình báo Mỹ còn tiết lộ cả cái giá để các chuyên gia Nga bán cho họ các tin tức tình báo và tiết lộ ở mức độ nào thì có thể được nhận bao nhiêu tiền.
    Khi Nga tiến hành bắn thử loại tên lửa này, các vệ tinh gián điệp, máy bay trinh sát, các tàu thuyền của Mỹ đã tập trung ở khu vực gần đó, luôn theo sát và tìm mọi cách thu thập các thông số kỹ thuật của loại tên lửa mới này. Có điều, rõ ràng tình báo Mỹ và Anh cho đến nay vẫn không đạt được tiến triển mang tính đột phá gì, vì vậy lãnh đạo của họ mới tỏ ra quan ngại về loại tên lửa này.

    [​IMG]
    Được ngond sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 03/07/2007
  8. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ: Gói thầu máy bay chiến đấu 7 tỉ, ?oai? sẽ là người chiến thắng?

    Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: nước này hoàn tất các thủ tục của hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu đa chức năng - một gói thầu quốc phòng quốc tế lớn chưa từng có - với chi phí lên tới 7 tỉ USD.


    Cuộc họp của Ủy ban Mua bán Quốc phòng (DAC) do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony điều khiển diễn ra ngày 29/6 đã thông qua tiêu chuẩn cho việc lựa chọn loại máy bay tốt nhất mà các nhà thầu nước ngoài đưa ra.
    Trong một báo cáo, ông A.K. Antony cho biết: ?oXem xét tầm quan trọng và giá trị của thỏa thuận trong tương lai, Ủy ban đã hoàn tất các tiêu chuẩn để lựa chọn một loại máy bay chiến đấu đa năng trong số những mẫu mà các công ty của Mỹ, Nga và châu Âu giới thiệu?.
    Theo tiêu chuẩn của gói thầu, máy bay được chọn phải có khả năng phục vụ 40 năm, được các nhà thầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và một số dịch vụ khác.
    Gói thầu này cũng quy định rằng các nhà cung cấp máy bay sẽ phải chuyển giao cho Ấn Độ giấy phép và các công nghệ để Ấn Độ có thể sản xuất máy bay chiến đấu trong nước với số lượng lớn.
    Gói thầu bao gồm 3 giai đoạn, trong đó có việc tiến hành các chuyến bay thử nghiệm và đánh giá những kế hoạch mang tính thương mại trong tương lai.
    Trong số những máy bay tham gia cạnh tranh có Mig-35 của Nga, hãng Dassault Rafale của Pháp, Gripen của Thụy Điển, Eurofighter Typhoon của châu Âu, và một số mẫu của Boeing và Lockheed Martin (Mỹ).
    Ấn Độ cần cải tiến phi đội máy bay chiến đấu của mình - chủ yếu chỉ có các mẫu ?olỗi thời? do Nga chế tạo, trong đó có MiG-21 Fishbed và MiG-23 Flogger.
    Mặc dù Ấn Độ đã thiết kế và thử nghiệm loại máy bay chiến đấu hiện đại được sản xuất trong nước - Tejas, nhưng việc đưa chúng vào phục vụ vẫn bị trì hoãn ít nhất là 4 năm nữa.
    Thủ tướng thứ nhất của Nga, ông Sergei Ivanov - người trước đây giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng - hồi tháng 1 đã nói rằng Moscow có cơ hội chiến thắng gói thầu máy bay chiến đấu của Ấn Độ bằng việc giới thiệu MiG-35.
    [​IMG]
  9. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Theo chiến lược quốc phòng mới của Australia được công bố ngày hôm qua (05/7), căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn xảy ra trong vài thập kỉ tới, và Đài Loan chính là ?ođiểm bốc cháy? tiềm ẩn trong khu vực.


    Chiến lược này được Thủ tướng John Howard công bố trong hội nghị tại Canberra, Thủ đô Australia. Báo cáo cho biết: Mỹ và Trung Quốc đã ?ođiều chỉnh? mối quan hệ rất tốt, nhưng căng thẳng sẽ nổ ra khi cân bằng quyền lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thay đổi.
    Theo báo cáo: ?oMối quan hệ Mỹ - Trung Quốc được củng cố bằng mức tăng trưởng đáng kể của khu vực, sự tương tác kinh tế giữa hai nước, và lợi nhuận mà hai nước thu được trong sự ổn định khu vực. Với bất kì một mối quan hệ quốc tế nào, căng thẳng sẽ dần xảy ra, nhưng chúng tôi tin rằng quan hệ ?ochín muồi? sẽ có khả năng làm cho hai nước giải quyết được những sự khác biệt nhau một cách ?odễ chịu?. Chúng tôi không có lí do gì để phải chọn một trong hai nước. Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc, cũng như với các nước khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và quan hệ đồng minh với Mỹ là không thể loại trừ?.
    Bản báo cáo cũng đánh giá rằng liên minh Australia - Mỹ là mối quan hệ chiến lược quan trọng nhất giữa; và dự đoán rằng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì vị thế cường quốc có nhiều ưu thế trong khu vực ít nhất là trong ?omột thế hệ?.
    Về phía Trung Quốc, báo cáo khẳng định: Trung Quốc có một lợi ích hợp pháp trong việc bảo vệ an ninh quốc gia; nhưng việc mở rộng quân sự của cường quốc châu Á này là một nguồn bất ổn tiềm ẩn trongkhu vực. ?oĐường lối và mục tiêu hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh, đặc biệt là việc phát triển các khả năng mới - chẳng hạn như tên lửa chống vệ tinh (ASAT) thử nghiệm hồi tháng 1/2007 - có t hể tạo ra sự hiểu lầm và bất ổn trong khu vực?.
    Đối với Đài Loan - bị Bắc Kinh gọi là ?okẻ phản bội?, báo cáo cho đây sẽ là ?ođiểm bốc cháy? tiềm ẩn.

  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Boeing có thể xây dựng căn cứ tên lửa ở Ba Lan
    Ngày hôm qua (05/7), quan chức dẫn đầu đoàn đàm phán Ba Lan cho biết: Hãng hàng không khổng lồ của Mỹ - Boeing - sẽ xây dựng một căn cứ tên lửa ở Ba Lan nếu Warsaw và Washington tiếp tục thực hiện dự án lá chắn tên lửa ?ođầy tranh cãi? ở châu Âu.
    Phó Thủ tướng Ba Lan Witold Waszczykowski phát biểu trước Ủy ban Quốc hội: ?oNếu Quốc hội Mỹ thông qua ngân sách xây dựng các bộ phận của lá chắn tên lửa ở Ba Lan và CH Czeh, chúng tôi có thể thừa nhận rằng Boeing sẽ nhận được 400 - 600 triệu USD để xây dựng một căn cứ ở Ba Lan?.
    Hãng thông tấn PAP (Ba Lan) dẫn lời ông Waszczykowski: Việc sửa sang một căn cứ như vậy sẽ tiêu tốn của Mỹ khoảng 30 triệu USD mỗi năm.
    Ông Waszczykowski - chịu trách nhiệm đàm phán với Mỹ về kế hoạch lá chắn tên lửa - hồi tuần trước đã nói rằng Warsaw và Washington có thể đạt được một thỏa thuận vào tháng 9 hoặc tháng 10 tới.
    Washington muốn đặt 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và một trạm radar trinh sát ở CH Czech. Đây là một phần trong kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu của Mỹ.
    Tuy nhiên, Nga đã kịch liệt phản đối kế hoạch nói trên và đe dọa sẽ ?ocó các biện pháp trả đũa? nếu hệ thống này được lắp trên lãnh thổ các nước thuộc Liên Xô cũ.
    Moscow không chấp nhận lời biện hộ của Washington rằng hệ thống này hoàn toàn nhằm mục đích phòng vệ và chống lại các cuộc tấn công tiềm ẩn từ những nước mà Mỹ cho là ?othù địch?, chẳng hạn như Iran.
    Hôm qua, Phó Thủ tướng thứ nhất Sergei Ivanov đã đe dọa Moscow sẽ ?ođáp trả? kế hoạch của Mỹ bằng việc triển khai hệ thống tên lửa ở Kaliningrad, gần biên giới Ba Lan.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này