1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.511
    Công nhận bài này hay thật!
  2. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc: Sự "ngẫu nhiên" cố ý
    Mới đây, một chuyên gia hạt nhân thuộc Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ đã công bố những hình ảnh đầu tiên của chiếc tàu ngầm mới nhất do Trung Quốc chế tạo có khả năng mang tên lửa đạn đạo mà vệ tinh thương mại Mỹ chụp được.


    Theo ông Hans Kristensen - Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS), vệ tinh chụp được chiếc tàu ngầm loại Jin này vào cuối năm 2006 ở phía nam của thành phố Đại Liên, phía đông bắc Trung Quốc.
    Ông Kristensen cho biết: có lẽ thiết kế của Jin dựa trên mẫu chiếc Victor-3 do Nga chế tạo. Ảnh chụp không rõ nhưng nó có vẻ giống loại tàu ngầm Xia mà Trung Quốc sản xuất đầu những năm 1980.

    Jin có kích thước 133m, và có khả năng mang tên lửa đạn đạo Julang-2. Nó được thả neo ở Căn cứ tàu ngầm Xiaopingdao, khu vực trước kia được dùng để thử nghiệm.
    Ông Kristensen cho biết thêm: ?oTàu ngầm của Trung Quốc thường không đậu ở đó. Chúng thường thả neo ở phía nam, gần Thanh Đảo?.
    Trong bản báo cáo chiến lược quân sự công bố ngày hôm qua (05/7), Australia cũng nhắc tới các tài liệu trước đó của Mỹ và Nhật. Bản báo cáo bày tỏ sự quan ngại đối với việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và thiếu minh bạch trong chính sách cũng như chiến lược quân sự.
    Tháng 12/2006, Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ ước tính Trung Quốc có thể đang phát triển 5 tàu ngầm mới loại Jin. Tuy nhiên, ước tính trên không được nhắc tới trong bản báo cáo hàng năm về sức mạnh quân sự của Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
    Kristensen nhận định: ?oChương trình tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc cho đến nay vẫn tiến triển rất chậm. Họ rất cố gắng để hoàn thành loại tàu ngầm này, nhưng nó đã được phát triển trong nhiều năm nay rồi?.
    Và theo ông, không phải ngẫu nhiên mà vệ tinh của Mỹ chụp được hình ảnh về loại tàu ngầm này. ?oSự thật là họ đã có loại tàu ngầm đó và sự thật là nó đã di chuyển. Tôi đoán chắc rằng họ muốn cả thế giới biết về nó

    Được ngond sửa chữa / chuyển vào 21:04 ngày 07/07/2007
  3. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    NLOS-C - Hệ thống Chiến đấu Tương lai

    Hệ thống vũ khí mới Non-Line-of-Sight Cannon (súng NLOS-C) là loại súng đại bác tự hành. Đây là một phần dự án hiện đại hóa các Hệ thống Chiến đấu Tương lai (FSC) của Mỹ. Nó hoạt động hoàn toàn tự động và có thể bắn 6 loạt đạn/1 phút.


    Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, California, đang tiến hành chương trình nâng cấp hệ thống súng đại bác tự động cỡ lớn và có khối lượng nhẹ nhằm thiết kế một loại súng đạt trình độ kĩ thuật cao cho quân đội Mỹ.
    Hiện nay, lính Mỹ sử dụng hơn 20 loại súng đại bác tự động, chủ yếu là súng bắn máy bay hoặc hỗ trợ bộ binh và các đơn vị cơ giới hoá. Súng đại bác tự hành 203 mm là loại súng bắn đạn trái phá tự động lớn nhất.
    Hệ thống vũ khí mới đang được chế tạo có tên Non-Line-of-Sight Cannon (NLOS-C). Nó hoạt động hoàn toàn tự động và có thể bắn 6 loạt đạn mỗi phút.
    Quân đội Mỹ mong muốn loại phương tiện mới này hoạt động nhanh và có trọng lượng nhẹ để có thể vận chuyển 3 chiếc trên một máy bay chở hàng loại C-17 chuyên dụng trong chiến trường. Sandia đang nghiên cứu điều chỉnh nghiêm ngặt hệ thống đánh lửa bằng laze, một hệ thống mấu chốt của súng NLOS-Cannon.
    NLOS-Cannon là một phần của Hệ thống Chiến đấu Tương lai, một chương trình hiện đại hoá cho quân đội Mỹ. Loại súng đại bác này sẽ là sản phẩm của sự hợp tác giữa BAE Systems - một bộ phận của Công ty Boeing và phòng thí nghiệm Ban An ninh Hạt nhân Quốc gia Sandia.

    [​IMG]
  4. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    CHDCND Triều Tiên "trình làng" tên lửa mới

    Ngày hôm qua (06/7), một quan chức Lầu Năm Góc cho biết: CHDCND Triều Tiên sẽ ?otrình làng? một tên lửa tầm ngắn tiên tiến mới - đã được thử nghiệm thành công - và sẽ gây ra một mối đe dọa mới đối với Hàn Quốc.


    Trong buổi họp báo cuối cùng - sau gần 5 năm phục vụ ở vị trí Thứ trưởng Quốc phòng, Trợ lí phụ trách vấn đề chính sách châu Á - Thái Bình Dương - ông Richard Lawless cho hay rằng tên lửa mới (của CHDCND Triều Tiên) có khả năng di động và độ chính xác cao hơn tên lửa Scud được triển khai để bắn phá mục tiêu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, mối lo ngại khác là tên lửa mới này có thể được bán trên toàn cầu.
    Vài năm gần đây, cộng đồng quốc tế hướng sự quan tâm về phía CHDCND Triều Tiên, cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng ngưng chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
    Hôm qua, CHDCND Triều Tiên cho biết sẽ ngừng hoạt động tại các lò phản ứng hạt nhân sản xuất plutonium ngay khi nhận được chuyến viện trợ năng lượng đầu tiên - một ?ophần thưởng? cho việc đóng cơ sở làm giàu nhiên liệu hạt nhân.
    Ông Lawless nói: nếu như CHDCND Triều Tiên tuân thủ những gì đã đưa ra đúng cam thời gian và cam kết, ?ođó sẽ là một dấu hiệu chỉ cho chính quyền Mỹ thấy rằng chúng tôi có ai đó mà chúng tôi có thể giải quyết?. Thậm chí sau đó CHDCND Triều Tiên cần phải ?otrình bày? những mối quan ngại quốc tế khiến nước này phải phát triển tên lửa mới.
    Đặc biệt ông nhắc đến vụ thử nghiệm 3 tên lửa tầm ngắn hồi tuần trước của CHDCND Triều Tiên. Những tên lửa này có tầm phóng từ 120 - 140 km và đã được thử nghiệm thành công.
    Ông Lawless cho hay rằng các quan chức Mỹ sẽ thảo luận vấn đề tên lửa tầm ngắn mới này với chính quyền Seoul.

  5. tunghpvn

    tunghpvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    401
    Đài Loan muốn mua phi cơ tiếp tế nhiên liệu trên không của Mỹ
    Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận ý định mua phi cơ tiếp tế nhiên liệu trên không của Mỹ. Việc này nằm trong kế hoạch tăng cường quốc phòng Đài Loan trứơc sự đe doạ của Trung Quốc.
    Một chủ tịch ủy ban quốc phòng của quốc hội Đài Loan, ông Ho Min Hau, thuộc đảng thân chính quyền, tiết lộ tin này.
    Ngân sách quốc phòng Đài Loan có kế hoạch mua 6 hệ thống Patriot đánh chặn hoả tiễn, 8 tàu ngầm và 12 máy bay chống tàu ngầm.
    Dự luật ngân sách này bị phe đối lập chống đối, phải giảm từ 16 tỉ xuống còn 10 tỉ đô la, đã được quốc hội thông qua tại Ủy ban thủ tục sau 70 lần thảo luận. Tuy nhiên dự luật còn phải qua Uỷ ban quốc phòng trước khi được đưa ra khoáng đại.
  6. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nga - Mỹ: Cuộc chạy đua ?otrên trời - dưới biển?

    Việc phóng thành công Bulava hôm 27/6 vừa qua không chỉ phá vỡ sự may rủi vốn ?ođeo bám? tên lửa, mà còn đem lại hi vọng về sự hồi sinh thiết bị dưới biển trong bộ ba hạt nhân của Nga - bao gồm Hải quân, Lục quân và Không quân.


    Mới đây, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Anatoly Perminov đã chúc mừng trưởng nhóm thiết kế Viện Công nghệ Nhiệt Moscow - ông Yury Solomonov - về việc phóng thành công một tên lửa chiến lược trên biển mới - Bulava - từ tàu ngầm.
    Thực ra đây một trong số nhiều cuộc thử nghiệm khác của Viện. Vì thế, việc công khai một sự kiện rất bình thường này có thể được xem là một hành động kì lạ. Nhưng đó chỉ là cái nhìn thoáng qua! Việc phóng thành công Bulava hôm 27/6 vừa qua không chỉ phá vỡ sự may rủi vốn ?ođeo bám? tên lửa, mà còn đem lại hi vọng về sự hồi sinh thiết bị dưới biển trong bộ ba hạt nhân của Nga - bao gồm Hải quân, Lục quân và Không quân.
    Về phương diện lịch sử, Liên bang Xô Viết và nước Nga sau này có vẻ ?oưu ái? lực lượng hạt nhân chiến lược trên mặt đất hơn. Vị trí thứ hai dành cho Lực lượng Không quân Chiến lược và các tàu ngầm mang tên lửa.
    Tại sao lại có sự ?ophân biệt đối xử? như vậy? Thứ nhất, Lực lượng Lục quân luôn phát triển nhanh hơn Lực lượng Hải quân. Thứ hai, nghe có vẻ hơi buồn, lực lượng ném bom chiến lược của Liên bang Xô Viết lại đứng sau các đối thủ tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cả loại hình vận tải trên biển và trên không (vốn sử dụng máy móc công nghệ cao) cần một mức độ hỗ trợ hậu cần cao - trong khi các lực lượng vũ trang chỉ được cung cấp khi có nguồn quỹ thừa ra từ những dự án khác.
    Mặt khác, thật sai lầm khi cho rằng những nhà lãnh đạo Xô Viết ít quan tâm đến tên lửa phóng từ biển. Trái lại, trong một thời gian ngắn, bằng các nỗ lực ?osiêu nhân? và khoản chi phí không thể tưởng tượng được, Liên bang Xô Viết có khả năng nhiều hơn Mỹ về số tàu ngầm mang tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân và số lượng tên lửa. Phải thừa nhận rằng có nhiều lí do tiến hành các biện pháp chính trị và mang tính hăm dọa hơn là giành những thuận lợi về quân sự và khoa học kĩ thuật.
    Dưới đây là một phần trích từ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược năm 1979 (SALT-II):
    ?oNhững tên lửa đạn đạo hiện đại phóng từ tàu ngầm là: đối với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tên lửa được triên khai trên tất cả các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân; đối với Liên bang Xô Viết, những tên lửa loại được lắp đặt trên tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đi vào hoạt động từ năm 1965?.
    Những người Mỹ ?ohào hiệp? đã quyết định một cách cao thượng ?okhông tính đến số vũ khí hạt nhân phóng từ biển thuộc thế hệ vũ thứ nhất của Xô Viết? với lí do chúng không gây ra mối đe dọa nào. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo Liên Xô lại hoàn toàn nhận thức được điều đó. Vì thế, đầu tháng 4/1962, Liên bang Xô Viết đã cố gắng nhằm cải thiện các vấn đề của quốc gia bằng cách phát triển loại tên lửa mới - R-27 - tại Cục Thiết kế Vladimir Makeyev. Một dự án hợp tác đã được tiến hành để phát triển tàu ngầm thế hệ Navaga mới.
    Tên lửa mới được phóng từ tàu ngầm vào đầu tháng 9/1967. Tiếp đó, tháng 12/1969, chiếc đầu tiên trong số 8 tên lửa R-27 trên thế giới đã được phóng. Tàu ngầm mang tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ Navaga trở thành loại tàu ngầm Xô Viết lớn nhất được trang bị vũ khí chiến lược. Và trong năm 1975, Liên Xô đã bỏ xa Mỹ về số tàu ngầm mang tên lửa và tên lửa.

    [​IMG]
  7. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nga: Có thể tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu vào năm 2020

    Ngày hôm qua (08/7), Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga - ông Sergei Ivanov - tuyên bố: Một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu theo đề xuất của Nga có thể được tạo ra vào năm 2020.


    Trả lời phỏng vấn chương trình Vesti Nedeli trên kênh truyền hình Rossiya, ông Sergei Ivanov cho biết: ?oChúng tôi đang đề nghị tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa riêng cho tất cả các thành viên tham gia với quyền kiểm soát hệ thống bình đẳng?.
    Ông nói thêm rằng kiến nghị trên ứng dụng cho cả Mỹ và các nước châu Âu - bao gồm những quốc gia trung lập như Áo, Phần Lan, và Thụy Điển.
    Theo ông Ivanov, đề xuất bao gồm các nỗ lực nhằm tạo ra các trung tâm trao đổi dữ liệu phòng vệ tên lửa ở Moscow và Brussels - nơi đặt trụ sở Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).
    Ông Ivanov cũng đề cập sáng kiến mới đây của Tổng thống Vladimir Putin - Nga và Mỹ có thể sử dụng cơ sở cảnh báo sớm ở Gabala, Azerbaijan - nếu Mỹ từ bỏ kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa ở Ba Lan và CH Czech.
    Ông cho hay: ?oHơn nữa, trong tương lai, Nga sẵn sàng cung cấp một radar mới đang được xây dựng ở lãnh thổ Krasnodar (miền nam nước Nga) cho hệ thống dữ liệu chung?.
    Việc Mỹ có kế hoạch đặt các thiết bị của một lá chắn tên lửa ở Ba Lan và CH Czech đã trở t hành một trong những vấn đề tranh chấp chính trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ. Cộng đồng quốc tế lo ngại rằng Nga - Mỹ có nguy cơ trở lại thời kì Chiến tranh lạnh.
    Đáp lại động thái của Mỹ, đầu tiên Moscow đe dọa sẽ đặt đầu đạn hạt nhân của Nga ở châu Âu và rút khỏi Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược và Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thương (CFE). Nhưng tình trạng căng thẳng có vẻ giảm xuống khi tại Hội nghị Thượng đỉnh G8, Tổng thống Putin đã đề nghị Mỹ sử dụng một trạm radar ở Azerbaijan.

  8. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nga: Tên lửa đẩy Proton-M phóng thành công vệ tinh của Mỹ vào quỹ đạo

    Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga thông báo: Ngày 07/7 vừa qua, tên lửa đẩy Proton-M của Nga đã phóng thành công một vệ tinh viễn thông do Mỹ sản xuất, DirecTV-10, vào quỹ đạo.


    Proton-M - được vận hành bằng thiết bị đẩy Briz-M - phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur vào lúc 01h16 (GMT).
    Vệ tinh viễn thông Direct TV-8 đã được đăng kí tại Hội thông tin liên lạc quốc tế. Đây là thiết bị vũ trụ thế hệ mới, mở ra triển vọng mới phát triển hoạt động truyền thanh, truyền hình bằng vệ tinh. Vệ tinh này cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số cho các nước Mỹ, Canada và Jamaica.
    Hiện tổ hợp Direct-TV có khả năng chuyển tiếp thông tin cho 500 kênh truyền hình trên toàn nước Mỹ.

    [​IMG]
  9. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nga: Tàu sân bay - sức mạnh tương lai

    Ngày hôm nay (09/7), Tham mưu trưởng Hải quân Nga, đô đốc Vladimir Masorin, cho biết: sau năm 2015, Nga có thể bắt tay vào việc đóng một tàu sân bay mới.


    Hiện nay, Nga chỉ có một tàu sân bay đang hoạt động - Nikolai Kuznetsov. Chiếc tàu này bắt đầu nhận nhiệm vụ hồi đầu những năm 1990 và gần đây trở lại phục vụ trong Binh chủng Hải quân Nga sau thời gian dài đại tu.
    Theo ông Vladimir Masorin: ?oTàu sân bay Kuznetsov đã được đại tu toàn bộ và sẽ trở lại phục vụ binh chủng Hải quân trong một thời gian dài, nhưng không phải là mãi mãi. Đó là lí do vì sao chúng tôi có kế hoạch thiết kế và chế tạo một chiếc tàu sân bay mới hiện đại hơn?.
    Ông Vladimir Masorin cho biết: Nikolai Kuznetsov hiện phục vụ tại Hạm đội Biển Bắc. Nó sẵn sàng ?ođón? 12 chiếc máy bay chiến đấu Su-33 Flanker D, máy bay huấn luyện chiến đấu Su-25UBP, và trên 20 chiếc máy bay trực thăng.
    Ông Masorin tiết lộ rằng tất cả những đặc điểm chủ yếu của chiếc tàu sân bay mới này sẽ được phác thảo vào cuối năm nay để có thể khởi động việc thiết kế tàu.
    Hiện tại, Nga có khoảng 300 tàu, nhưng chủ yếu là tàu hộ tống tên lửa, tàu tuần tra, và tàu dò mìn. Ông Masorin cho biết: ?oChúng tôi có một tàu sân bay, 2 tàu hành trình chiến đấu chạy bằng năng lượng hạt nhân, 3 tàu hành trình tên lửa, các lực lượng hải quân chiến lược?.
    Vị Tham mưu trưởng Hải quân Nga cũng nói rằng trong 20 - 30 năm nữa, Nga sẽ có khả năng kinh tế để triển khai một đội tàu sân bay ở Hạm đội Biển Bắc, và có thể cả một đội tương tự ở Hạm đội Thái Bình Dương.

    [​IMG]
  10. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc có kế hoạch đóng tàu sân bay đầu tiên

    Trung Quốc đang bắt đầu tiến hành đóng chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình để tăng cường các khả năng hoạt động và chiến lược của Lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN).


    KANWA News trích các nguồn tin từ Bộ Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc cho hay: một số công ty đã nhận được hợp đồng phát triển các hệ thống và thiết bị đóng tàu sân bay tương lai.
    Nguồn tin trên cũng cho biết: ?oĐiều này chỉ ra rằng Trung Quốc đã đưa ra quyết định đóng tàu, và những đặc điểm của nó cũng đã được phác họa?. Rất có thể một xưởng đóng tàu ở Thượng Hải sẽ được chọn là nhà thầu chính trong dự án này.
    Bên cạnh đó, các xưởng đóng tàu Trung Quốc đang đóng tàu tuần tra tên lửa tấn công nhanh, tàu đổ bộ, tàu khu trục loại nhỏ, tàu phá hủy với nhiều đặc tính do thám và công nghệ cao mà các con tàu phương Tây sử dụng.
    Mặc dù Bắc Kinh một mực phủ nhận những thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng Trung Quốc có thể đóng con tàu sân bay đầu tiên của mình vào năm 2010, nhưng hồi tháng 3 vừa qua các quan chức Trung Quốc lại thừa nhận nước này đang tiến hành nghiên cứu công nghệ đóng tàu sân bay.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này