1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Ý kiến của cá nhân bác thì đề nghị "in nghiêng" hoặc bôi vàng nhé,kô độc giả lại hiểu lầm.
    Còn theo em ấy,thằng nào xây tường bít cổng nhà em thì em cho cả nhà nó đi luôn(tất nhiên là phải có lực),chứ kô,doạ xuông đâu
  2. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Hải quân Hoàng gia Anh vừa công bố một số hình ảnh mới nhất của tên lửa tấn công mặt đất tầm xa ?othông minh? sử dụng công nghệ cao Block IV Tomahawk trong một cuộc tập trận phóng xuống bờ biển nước Mỹ. Cuộc thử nghiệm thành công đã chỉ ra một cách rõ ràng khả năng ngày càng tăng của loại vũ khí này.


    Tàu ngầm tấn công HMS Trenchant nặng 5.200 tấn sử dụng một trong những ống ngư lôi của mình để phóng tên lửa tầm xa tiên tiến mới nhằm tấn công các mục tiêu ở cách hàng trăm dặm một cách chính xác.
    Trong suốt 60 phút thử nghiệm, tên lửa đã đạt độ cao 10.000 ft và tốc độ 500 dặm/giờ.
    Loại vũ khí được tăng cường này sẽ cải thiện khả năng bắn mục tiêu ở tầm xa một cách chính xác của Hải quân Hoàng gia Anh vì nó được liên kết với các hệ thống truyền thông. Với tầm phóng gấp 3 lần những tên lửa hiện tại, chúng có thể đánh trúng những mục tiêu ở khoảng cách trên 1.000 dặm và thậm chí gửi lại những hình ảnh về trận chiến để tăng cường tập hợp tin tức tình báo.
    Hôm qua (16/7), ông Lord Drayson, Bộ trưởng phụ trách trang thiết bị và hậu cần - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: ?oTôi vui mừng thông báo rằng cuộc thử nghiệm tên lửa tấn công mặt đất tầm xa Block IV Tomahawk mới đã thành công lớn. Những tên lửa tấn công mặt đất được vũ trang theo quy ước này là loại tiên tiến nhất trên thế giới - có khả năng bay xa hơn và tấn công các mục tiêu với độ chính xác cao hơn. Chúng cũng kết hợp một cách chặt chẽ với công nghệ vi tính mới nhất, đem lại cho chúng khả năng tấn công lại mục tiêu hoặc hủy bỏ nhiệm vụ trong khi bay và thu nhận hình ảnh của cuộc chiến?.

    [​IMG]
  3. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Tuần trước, các quan chức quốc phòng Đài Loan đã đến Washington để thuyết phục Washington bán cho Đài Bắc máy bay chiến đấu F-16 mới. Lí lẽ mà Đài Loan đưa ra là Mỹ cần quốc đảo này như một ?omiếng bơ chiến lược? nhằm chống lại cường quốc quân sự đang lên Trung Quốc.


    Các nguồn tin quốc phòng của Đài Bắc cho biết: Đài Loan sẽ viết một lá thư chính thức yêu cầu Mỹ cung cấp giá cả và những thông tin cần thiết về gói hàng bao gồm 66 chiếc F-16C/D Block 50/52.
    Hồi tháng 6, cơ quan lập pháp của Đài Loan đã thông qua bản ngân sách quốc phòng đề nghị chi 450 triệu USD trong những nguồn quỹ bị ?ođóng băng? cho chương trình.
    Nhiều nguồn tin cho hay rằng hiện Đài Loan phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn nhằm đạt được thỏa thuận.
    Đài Bắc tỏ ra lo ngại rằng một số quan chức cấp cao ở Washington cảm thấy vô cùng tức giận do những lời chào hàng trước đó bị thất bại - và rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với các vấn đề khu vực - chẳng hạn như CHDCND Triều Tiên, cùng với mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, có thể gây ảnh hưởng đến việc bán F-16.
    Năm 2001, chính quyền Bush cung cấp cho Đài Loan 8 tàu ngầm chạy bằng diesel, 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển P-3 Orion và 6 hệ thống phòng thủ tiên tiến Patriot (PAC-3).

  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Ngày hôm nay (13/7), binh sĩ Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga cho biết: vào cuối năm nay, họ sẽ được trang bị 48 máy phóng tên lửa Topol-M đặt trên silo.

    Từ năm 1997, quân đội Nga đã triển khai 40 hệ thống tên lửa Topol-M đặt trên silo. Tên lửa Topol-M có thể đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 10.000 km và hi vọng sẽ hình thành nên hạt nhân của Lực lượng Tên lửa Chiến lược.
    Năm nay, đơn vị tên lửa Tatishchevo sẽ hoàn thành việc triển khai thêm 4 máy phóng silo. Vì vậy, nhóm hệ thống tên lửa Topol-M tĩnh sẽ có 48 bệ phóng vào cuối năm 2007.
    Trước đó, Phó Thủ tướng thứ nhất Sergei Ivanov cho hay rằng quân đội Nga có kế hoạch ?ođưa vào tình trạng báo động chiến đấu hàng chục bệ phóng silo và các điểm chỉ huy, cũng như trên 50 hệ thống tên lửa Topol-M di động trên mặt đất? theo một chương trình vũ trang quốc gia đầy tham vọng.

  5. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Theo một bài viết đăng trên GlobalResearch.ca (GR) mới đây, hiện Trung Quốc có một kho dự trữ gồm ít nhất 400 vũ khí hạt nhân và một kho gồm 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cùng những hệ thống phóng khác.

    GR cho biết: ?oỞ thời điểm hiện tại, những báo cáo đánh giá số vũ khí hạt nhân có khả năng triển khai mà Trung Quốc có là 400. Trong số này, có khoảng 20 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa?.
    Ước tính về con số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc được phóng mà GR đưa ra thấp hơn một số đánh giá đã công bố. Nhưng bài viết cũng cảnh báo rằng Bắc Kinh có nhiều vũ khí hạt nhân hơn - có thể được triển khai theo những con đường khác.
    ?oTheo báo cáo, gần 220 vũ khí hạt nhân được triển khai theo các cách khác nhau, chẳng hạn bằng máy bay, tàu ngầm, và những hệ thống tên lửa từ tầm ngắn đến tầm trung. Hầu như tất cả số vũ khí này đều có khả năng chiến thuật?.
    GR cho biết thêm: Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chính trong kho dự trữ chiến lược của Trung Quốc là Đông Phong 5. Tên lửa này sử dụng nhiên liệu lỏng và có tầm phóng khoảng 7.800 dặm.

    trên hình là Đông phong 5 của BC[​IMG]
  6. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    một quan chức Lầu Năm Góc cho biết: CHDCND Triều Tiên sẽ ?otrình làng? một tên lửa tầm ngắn tiên tiến mới - đã được thử nghiệm thành công - và sẽ gây ra một mối đe dọa mới đối với Hàn Quốc.


    Trong buổi họp báo cuối cùng - sau gần 5 năm phục vụ ở vị trí Thứ trưởng Quốc phòng, Trợ lí phụ trách vấn đề chính sách châu Á - Thái Bình Dương - ông Richard Lawless cho hay rằng tên lửa mới (của CHDCND Triều Tiên) có khả năng di động và độ chính xác cao hơn tên lửa Scud được triển khai để bắn phá mục tiêu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, mối lo ngại khác là tên lửa mới này có thể được bán trên toàn cầu.
    Vài năm gần đây, cộng đồng quốc tế hướng sự quan tâm về phía CHDCND Triều Tiên, cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng ngưng chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
    Hôm qua, CHDCND Triều Tiên cho biết sẽ ngừng hoạt động tại các lò phản ứng hạt nhân sản xuất plutonium ngay khi nhận được chuyến viện trợ năng lượng đầu tiên - một ?ophần thưởng? cho việc đóng cơ sở làm giàu nhiên liệu hạt nhân.
    Ông Lawless nói: nếu như CHDCND Triều Tiên tuân thủ những gì đã đưa ra đúng cam thời gian và cam kết, ?ođó sẽ là một dấu hiệu chỉ cho chính quyền Mỹ thấy rằng chúng tôi có ai đó mà chúng tôi có thể giải quyết?. Thậm chí sau đó CHDCND Triều Tiên cần phải ?otrình bày? những mối quan ngại quốc tế khiến nước này phải phát triển tên lửa mới.
    Đặc biệt ông nhắc đến vụ thử nghiệm 3 tên lửa tầm ngắn hồi tuần trước của CHDCND Triều Tiên. Những tên lửa này có tầm phóng từ 120 - 140 km và đã được thử nghiệm thành công.
    Ông Lawless cho hay rằng các quan chức Mỹ sẽ thảo luận vấn đề tên lửa tầm ngắn mới này với chính quyền Seoul.

  7. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo: 6 thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ tiến hành một cuộc tập trận chống chủ nghĩa khủng bố chung từ ngày 09/8 - 17/8/2007.


    Cuộc diễn tập - có tên ?oNhiệm vụ hòa bình 2007? - sẽ diễn ra ở Chelyabinsk (thuộc khu vực miền núi Ural của Nga) và ở Urumqi (thủ phủ Khu tự trị Tây Tạng).
    Tất cả 6 thành viên SCO - Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan - sẽ tham gia đợt tập trận này.
    Trong một thông cáo báo chí, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: tất cả 1.600 binh sĩ thuộc Lực lượng Lục quân và Không quân Trung Quốc - bao gồm các đơn vị không vận và hậu cần - sẽ tham gia cuộc diễn tập.
    Ou Yangwei, Giáo sư trường Đại học Quân sự Quốc gia cho hay: ?oTrong quá khức, Trung Quốc chỉ chủ yếu gửi các Lực lượng Hải quân tham gia các cuộc diễn tập song phương và đa phương?.
    Ông nói thêm: ?oĐây là lần đầu tiên Trung Quốc gửi các đơn vị không vận tới cuộc tập trận ở nước ngoài. Sẽ có nhiều đơn vị tham gia các cuộc diễn tập hơn trong tương lai?.
    Đợt diễn tập này sẽ thử các cách chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa li khai.
    Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, những người đứng đầu các nước thành viên SCO và các Bộ trưởng Quốc phòng sẽ giám sát cuộc tập trận.
    Chuyên gia quân sự Peng Guangqian - nhà nghiên cứu thuộc Học việc Khoa học Quân sự Trung Quốc - khẳng định: ?oCuộc tập trận không nhằm mục tiêu vào các nước khác và không ảnh hưởng đến lợi ích những quốc gia bên ngoài SCO?.

  8. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Mục đích của nước Nga là giành quyền sử dụng vũ trụ để phóng tên lửa mà không phụ thuộc vào bất kì nước nào khác. Quốc gia này sẽ nhanh chóng thực hiện điều này với sự trợ giúp của tên lửa đa chức năng Angara được phóng từ các cơ sở có khả năng thay thế cho nhau tại Trung tâm vũ trụ Plesetsk.


    Ngày 15/7/1957, Liên bang Xô Viết bắt đầu xây dựng một căn cứ tên lửa đạn đạo ở khu vực Arkhangelsk, miền bắc nước Nga. Đơn vị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-7 đầu tiên được triển khai tại căn cứ - ban đầu do Đại tá Mikhail Grigoryev chỉ huy.
    Đây là cách Trung tâm vũ trụ Plesetsk hình thành; và quyết định đặt nó ở miền bắc nước Nga đã bị chi phối bởi các đặc điểm kĩ thuật của R-7. Vào cuối năm 1963, căn cứ có 15 bệ phóng - trong đó bao gồm 1 silo tên lửa - cho R-7A, R-9A, R-16 và R-16A. Vụ thử nghiệm đầu tiên của tên lửa từ silo này diễn ra vào tháng 9/1963.
    Tháng 3/1966, tên lửa Vostok đã phóng vệ tinh Kosmos-112 vào quỹ đạo. Đây là vụ phóng tàu vũ trụ đầu tiên từ Plesetsk. Vệ tinh quốc tế đầu tiên - Kosmos-261 - được phóng vào tháng 12/1968 đánh dấu sự khởi đầu của chương trình nghiên cứu vũ trụ Interkosmos - chương trình liên quan đến Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Đông Đức, Cuba, Mongolia, Ba Lan, Romania và Czechoslovakia.
    Bắt đầu từ năm 1972, Plesetsk thường phóng tàu vũ trụ của nước ngoài.
    Tháng 11/1994, Tổng thống Nga Boris Yeltsin kí sắc lệnh thành lập Trạm thử nghiệm quốc gia Plesetsk - một phần của Lực lượng Vũ trụ quốc gia. Tổng cộng có khoảng 1.600 tên lửa đã được phóng từ Plesetsk, đưa vào quỹ đạo gần 2.000 tàu vũ trụ.
    Gần đây, trung tâm vũ trụ này chỉ phóng tên lửa đẩy hạng nhẹ Rokot, và Kosmos-3M và Tsiklon-3 do Ukraine sản xuất, cũng như tên lửa hạng trung Soyuz-U và Molnia-M.
    Một cơ sở lắp ráp, chế tạo và phóng tên lửa hạng nặng Angara vào quỹ đạo sẽ sớm được hoàn thành. Trong một vài năm tới, Nga sẽ sử dụng tên lửa thế hệ mới để phóng hầu hết tàu vũ trụ dân sự và quân sự của mình từ Plesetsk.
    Nga - đã phóng tất cả tên lửa loại Tsiklon-3M - không có ý định đặt mua (Tsiklon-3M) thêm từ Ukraine mà sẽ nâng cấp máy phóng Tsiklon-3M.
    Hiện Nga chỉ có một số tên lửa Kosmos-M, và không có kế hoạch khôi phục lại việc sản xuất loại tên lửa này.
    Nga có ý định phóng 3 tên lửa Rokot mỗi năm. Rokot là phiên bản nâng cấp từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa UR-100N UTTKH (NATO gọi là SS-19 Stiletto). Tổng thống Vladimir Putin đánh giá SS-19 là một trong những hệ thống vũ khí chính sẽ đảm bảo sự bình đẳng về hạt nhân chiến lược giữa Ng - Mỹ trong 30 năm nữa. Tuy nhiên, những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này sẽ được sử dụng làm phương tiện phóng sau khi hết hạn phục vụ.
    Còn Trung tâm vũ trụ Svobodny ở vùng Viễn Đông nước Nga - đã phóng tên lửa đạn đạo Strela và Start được cải tiến - hiện bị đóng cửa. Một số cơ sở thuộc trung tâm này có thể sẽ sáp nhập vào Plesetsk.



  9. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Ngày hôm qua (11/7), Mỹ bắt đầu giao máy bay chiến đấu F-16 cho Lực lượng Không quân Pakistan. Hai chiếc F-16 đầu tiên đã được đưa tới sân bay Sargodha.


    Tại đây, một buổi lễ long trọng ?ochào đón? F-16 diễn ra trước sự chứng kiến của Tư lệnh Không quân Marshal Tanvir Mehmood Ahmed, Đại sứ Mỹ Anne W. Peterson, các tướng lĩnh, cùng nhiều quan chức khác. Ông Mehmood Ahmed cho hay: đến giữa năm 2008, Pakistan sẽ nhận thêm 10 chiếc F-16 nữa.
    Theo báo giới, Pakistan có ý định mua tới 40 chiếc máy bay chiến đấu F-16. Tháng 4/2005, chính quyền Mỹ đã thông qua quyết định bán F-16 cho Pakistan - chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài gần 20 năm xung quanh những chiếc máy bay này.
    Cuộc tranh cãi bùng nổ từ cuối những năm 1980. Nguyên nhân là vì chính quyền Mỹ đã đơn phương ngừng cung cấp lô máy bay tiếp theo cho Pakistan với lý do Islamabad đang tích cực phát triển chương trình hạt nhân, và những chiếc máy bay này có thể được sử dụng để mang vũ khí nguyên tử. Islamabad nhiều năm cố gắng thuyết phục Washington bán tiếp máy bay cho họ, nhưng phải đến năm 2005 Mỹ mới đồng ý tiếp tục hợp đồng. Các nhà bình luận cho rằng hành động này là sự ?otrả ơn? của Mỹ đối với Pakistan vì đã ủng hộ cuộc chiến ở Afganishtan.

  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Thời gian qua, mối quan hệ giữa hai cựu thù của cuộc Chiến tranh lạnh - Nga và Mỹ - giảm sút một cách nghiêm trọng. Lãnh đạo hai nước đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ, thương thảo. ?oÂn cần?, rồi chỉ trích... nhưng kết quả thế nào và thực trạng ra sao? Dưới đây là hai ý kiến của hai nhà chuyên gia quân sự của hai phía.


    Tờ "Christian Science Monitor" (Mỹ) số ra ngày 09/7/2007 đã đăng bài viết của Peter Grier với tựa đề ?oNhững chướng ngại vật trên đường hiện thực hoá lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu?. Theo tác giả, việc triển khai hệ thống này ở Đông Âu là công việc của một tương lai xa, không phụ thuộc vào việc có bao nhiêu sự quan tâm từ phía các nhà lãnh đạo cũng như công chúng đã dành cho nó trong những tháng qua.
    Nếu dựa vào những gì mà Tổng thống Nga và Mỹ đang tranh cãi, ta có thể nghĩ rằng kế hoạch triển khai hệ thống này ở Đông Âu sẽ sớm được khởi động trong thời gian tới. Thế nhưng, trên thực tế, hệ thống phòng thủ tên lửa này còn phải trải qua một chặn đường dài, gập ghềnh đất đá châu Âu, giành được sự đồng tình từ Nga - Và đó chưa phải là tất cả chướng ngại vật. Không chỉ có vậy, Mỹ còn phải ký kết thoả thuận với chính phủ CH Szech và Ba Lan về việc đặt các bộ phận của hệ thống lá chắn. Còn ở Washington, nghị viện - được điều hành bởi đa số thành viên Đảng Dân chủ - lại tỏ ra không mấy ?omặn mà? với việc tài trợ ngân sách cho kế hoạch đó.
    Giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, ông Wade Boese, đánh giá: "Tôi nhận thấy rằng, tiền ?orót? cho dự án này chảy nhỏ giọt như thuốc men được cấp cho phòng cấp cứu - mà chỉ để cứu sống?.
    Nhiều cuộc tranh cãi xảy ra xung quanh việc lắp đặt trạm radar tại CH Szech và một trạm 10 tên lửa đánh chặn tại Ba Lan. Washington một mực khăng khăng rằng lá chắn này chỉ nhằm chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ những đối thủ tiềm ẩn, chẳng hạn như Iran và CHDCND Triều Tiên. Nhưng Moscow lại tuyên bố rằng hệ thống này nhằm chống lại Nga. Theo lời của giới chuyên gia Mỹ, chính quyền Nga lo ngại những ảnh hưởng mà hệ thống lá chắn có thể mang lại, lo ngại về tiềm năng hạt nhân, về sự ảnh hưởng của mình ở Đông Âu.
    Các nhà chức trách Nga tiếp tục đe dọa có các biện pháp ?otrả đũa? Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa tại CH Szech và Ba Lan. Hôm 04/6 vừa qua, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Ivanov tuyên bố rằng Kremlin có thể sẽ triển khai tên lửa của mình tại phía tây lãnh thổ của Nga - Kaleningrat - để chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu.
    Mặc dù không bỏ ngoài tai những lời đe doạ đó, nhưng giới chức Mỹ cũng đang cố gắng giảm thiểu chúng:
    Ngày 05/6, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Sean McCormack tuyên bố: "Mặc dù chúng tôi không đạt được những thoả thuận cần thiết về việc triển khai hệ thống, nhưng tôi nghĩ rằng, bây giờ đang diễn ra những cuộc thảo luận có tính xây dựng".
    Tất nhiên Nga không phải là quốc gia duy nhất tranh cãi với Mỹ về việc này. Những thoả thuận giữa Mỹ và CH Szech, Ba Lan cũng chỉ có kết quả vào cuối năm nay. Và kể cả khi có kết quả thì mọi thoả thuận giữa chính phủ các nước đều phải được cơ quan hiến pháp thông qua. Theo dự đoán, điều này chưa thể có trước năm 2009.
    Nghị viện Mỹ là một trở ngại đối với lá chắn mà Washington định triển khai. Câu hỏi đặt ra là tại sao nghị viện phải chi tiền nếu chưa chuẩn bị song các cơ sở pháp lí?
    Trong bản ngân sách quốc phòng 2008 vừa được phê chuẩn tháng trước, chi phí chính quyền Bush giành cho hệ thống lá chắn đã bị cắt giảm một nửa. Trong tuần này, thượng nghị viện sẽ bỏ phiếu cho bản ngân sách đó và nguy cơ bị cắt giảm còn 85 triệu USD sẽ là thực tế hơn cả. (trong phiên bản đầu tiên con số này là 310 triệu USD)
    Tên lửa đánh chặn hai tầng mà Mỹ định triển khai ở Đông Âu hiện tại chưa được chế tạo. Theo các báo cáo, việc thử nghiệm các tên lửa này sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2010.
    Còn chính quyền thì nguỵ biện rằng họ sẽ cố gắng triển khai hệ thống, sau đó sẽ dần dần hoàn thiện nó.
    Còn người Nga nói gì về việc này?
    Trả lời phỏng vấn báo Sao Đỏ của Bộ Quốc phòng Nga, chuyên gia quân sự Sergey Kortunov cho biết:
    Trong vấn đề này không thể có bất kỳ một quyết định nhượng bộ nào. Người Mỹ đã thông qua quyết định chính trị về việc bố trí các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, họ đã có những thỏa thuận tương ứng với Czech và Ba Lan. Hơn thế nữa, nhiều nước khác cũng đã đề xuất việc dành lãnh thổ của mình để bố trí những thiết bị đó. Trên thực tế không thể ngăn chặn được tiến trình đó. Còn về đề nghị Nga và Mỹ cùng sử dụng trạm radar ở Gabala mà Tổng thống Putin đưa ra thì Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tuyên bố "đề nghị đó không thể ảnh hưởng đến các kế hoạch của Mỹ bố trí NMD tại Đông Âu".
    Vì sao? Trước hết vì, người Mỹ đã thông qua quyết định chính trị, đã đầu tư vào đó vốn liếng chính trị và họ không thể lùi bước được nữa. Với ông Bush, lùi bước trong vấn đề này đồng nghĩa với mất uy tín chính trị. Nhân tố thứ hai cũng rất quan trọng. Đằng sau kế hoạch triển khai NMD là lợi ích kinh tế của những tập đoàn Mỹ rất hùng mạnh. Theo tính toán, toàn bộ hệ thống NMD sẽ ?ongốn? của người dân Mỹ ít nhất 100 tỷ USD. Những đánh giá bước đầu cho thấy chi phí vào khoảng 60 tỷ USD, nhưng hiện nay người ta nêu con số 100 tỷ (có lẽ con số đó sẽ còn tăng thêm). Chúng ta biết chính sách đối ngoại của Mỹ thể hiện quyền lợi của các công ty xuyên quốc gia ở một mức độ đáng kể.
    Việc bố trí các cơ sở của hệ thống chiến lược NMD ở Đông Âu chứa đựng những nguy hiểm như thế nào? Trạm radar dự kiến xây dựng ở Szech có thể trở thành một mắt xích quan trọng của toàn bộ hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ. Bởi vì một trong những nhiệm vụ của hệ thống chiến lược NMD là phát hiện chính xác nhất và hiệu quả nhất những vụ phóng tên lửa đạn đạo của Nga, đặc biệt là các tên lửa cơ động kiểu "Topol - M". Người Mỹ không thể làm được việc đó từ lãnh thổ của mình, nhưng nếu có một trạm radar mạnh ở gần biên giới Nga thì, theo tính toán của các chuyên gia, nó có thể "nhìn thấu" lãnh thổ Nga tới tận dãy núi Ural - tức là tên lửa của Nga sẽ dễ dàng bị phát hiện ngay khi xuất phát. Mà chuyện này đã thuộc phạm trù cơ chế răn đe hạt nhân lẫn nhau. Một trạm radar như vậy- khi được kết nối với hệ thống chiến lược NMD của Mỹ - sẽ có khả năng phát hiện những vụ phóng tên lửa của Nga và ngay lập tức truyền thông tin đó qua các hệ thống liên lạc vũ trụ tới trung tâm chỉ huy ở Mỹ. Trong điều kiện đó, Mỹ có thể gia tăng một cách rõ rệt khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga ngay khi phóng đi. Điều đó sẽ phá vỡ cơ chế răn đe hạt nhân lẫn nhau, bởi vì khả năng đánh trả của Nga có thể bị vô hiệu hóa. Toàn bộ những điều kiện đó sẽ thúc đẩy Mỹ thực hiện đòn đánh đầu tiên và đây là nhân tố làm cho tình hình chiến lược mất ổn định nghiêm trọng.
    Đương nhiên khi đó Nga sẽ có những biện pháp tương xứng để chống trả. Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo gồm ba hoặc bốn giai đoạn; điều cơ bản nhất là đánh chặn tên lửa ở giai đoạn đầu, khi đang lấy đà. Nhưng phía Nga có một loạt biện pháp đối phó. Trước hết, đó là biện pháp rút ngắn thời gian lấy đà để tăng tốc độ: hiện nay, đối với tên lửa dùng nhiên liệu lỏng là 300 m, tên lửa dùng nhiên liệu rắn là 200 m, những tên lửa hiện đại hơn là khoảng 100 m. Đó là biện pháp ứng phó đầu tiên và ngành chế tạo tên lửa của Nga đang xử lý theo hướng đó. Biện pháp thứ hai là sử dụng tên lửa bay sát mặt đất, biện pháp thứ ba là các đầu đạn "khôn ngoan".
    Nói tóm lại, toàn bộ những vấn đề liên quan hệ thống chiến lược NMD nói trên gây ra mối nguy hiểm về chính trị trước hết vì nó tạo thêm một nhân tố kích động hoàn toàn không cần thiết trong quan hệ Mỹ - Nga. Mà người ta đều biết, việc trêu chọc "gấu Nga" thường dẫn đến cái gì!?

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này