1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    NASA bỏ 19 triệu $ ra mua hệ thống toilet vũ trụ của Nga.
    http://www.iht.com/articles/ap/2007/07/06/america/NA-GEN-US-Toilet-in-Space.php
    CAPE CANAVERAL, Florida: In space, a loo costs a lot.
    NASA has agreed to pay $19 million (,13.93 million) for a Russian-built toilet system for the international space station. The figure may sound astronomical for a toilet in space, but NASA officials said it was cheaper than building their own.
    "It''s akin to building a municipal treatment center on Earth," NASA spokeswoman Lynnette Madison said Thursday, explaining the cost of the new toilet system.
    Also, astronauts are familiar with how it works since it is similar to one already in use at the space station. The new system will be able to transfer urine to a device that can produce drinking water.
    The new system is scheduled to be delivered to the U.S. side of the space station in 2008. It will offer more privacy than the old toilet system, which will definitely be needed: The space station crew is expected to grow from three to six people by 2009.
    The system will be installed on the American side, and the current toilet system on the Russian side will remain in place.
    The space station toilet physically resembles those used on Earth, except it has leg restraints and thigh bars to keep astronauts and cosmonauts in place. Fans suck waste into the commode. Crew members also have individual urine funnels which are attached to hoses, and the urine is deposited into a wastewater tank.
    Crew members using the current toilet system on the Russian side must transfer tanks of their urine to a cargo ship, which burns up in Earth''s atmosphere once undocked from the station.
    The $19 million (,13.93 million) toilet system was part of a larger contract valued at $46 million (,33.72 million) that NASA signed this week with RSC Energia, a Russian aerospace company. The extra equipment includes software updates for the station''s inventory management system, a spare air pump and engineering support for a mechanism which allows space shuttles to dock with the space station.
  2. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Mỹ đang tiến hành điều tra những trường hợp gian lận trong việc mua bán vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự có trị giá hàng tỷ USD cho Iraq.


    New York Times trích lời những quan chức cấp cao của Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp và Ban thường vụ nghiên cứu Liên bang Mỹ cho biết như vậy.
    Trong quá trình điều tra đã phát hiện ra những sai lệch rất nghiêm trọng trong hồ sơ tư liệu. Thực tế, có hàng nghìn loại vũ khí cung cấp cho Lực lượng An ninh Iraq đã không cánh mà bay. Các chuyên gia của Cơ quan liên bang Mỹ không xác minh được là những loại vũ khí đã biến mất này được bán hay chuyển cho binh sĩ Iraq.
    Itar-Tass cho hay: căn cứ theo kết quả thu được, có 20 công dân Mỹ bị buộc tội, trong đó có cả dân thường và quân nhân. Cuộc điều tra cũng phát hiện ra những trường hợp gian lận của hai kế toán. Hai người này bị buộc tội câu kết, ăn hối lộ và đánh tráo các kết quả.
    Năm 2004 và 2005 chính quyền Mỹ cấp thiếu 190.000 súng ống cho Lực lượng an ninh Iraq. Cục Kiểm kê Liên bang - đang tiến hành cuộc điều tra này - đã công bố về những mất mát nêu trên. Căn cứ theo số liệu của cơ quan này, Lầu Năm Góc không thể lí giải được tại sao toàn bộ 110.000 súng tiểu liên AK-47, 80.000 khẩu súng lục, 135.000 ca nô bọc thép, và 115.000 chiếc mũ sắt mà họ cấp cho Lực lượng An ninh Iraq được ghi trong tài liệu lại ?okhông cánh mà bay?.

  3. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Năm 2006, lợi nhuận từ xuất khẩu hàng hóa quốc phòng mang về cho ngân sách Liên bang Nga 8 tỉ USD. Theo ước tính, năm 2007, con số này có thể tăng lên 30 tỉ USD.
    Hệ thống tên lửa Topol-M của Nga

    Triển lãm hàng không MAKS-2007 vừa kết thúc cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng của LB Nga đã tiến bộ vượt bậc sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết.
    Không chỉ dầu mỏ, công nghiệp quốc phòng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc mang về cho đất nước này nguồn thu khổng lồ từ xuất khẩu.
    Các chuyên gia phương Tây vẫn cho rằng nền công nghiệp quốc phòng chưa có khả năng cung cấp đủ số vũ khí chiến lược để Nga có thể có được sức mạnh quân sự như Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế nó đã giúp Nga có thể tiến hành những hành động quân sự cần thiết trên toàn thế giới.
    Tướng Nikolai Artyukhin cho biết: Tính đến năm 2006, Nga có hơn 900 ?ocỗ máy chiến tranh? chuyên sử dụng vũ khí chiến lược và gần 4.300 đầu đạn hạt nhân cung cấp cho chúng; trong khi Mỹ có hơn 1.200 ?ocỗ máy chiến tranh? và gần 6.000 đầu đạn hạt nhân.
    Cùng với Mỹ, Nga đã tiến hành phá hủy hàng loạt đầu đạn hạt nhân theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, nhưng sức mạnh quân sự của Nga vẫn ngày càng tăng. Nga vừa tiến hành thử loại tên lửa đạn đạo mới RS-24 để chuẩn bị thay thế cho thế hệ tên lửa RS-18 và RS-20.
    Nga cũng bắt đầu chế tạo máy bay thế hệ mới phục vụ cho những chuyến hành trình dài. Dự án chế tạo thế hệ tàu ngầm Borei, máy bay ném bom chiến lược mới cũng đã được khởi động?

    mig-35 của Gấu
    [​IMG]
  4. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    ?oChim săn mồi? thứ 100 bay về ?otổ? Không lực Mỹ

    Ngày hôm qua (29/8), Lockheed Martin đã làm lễ bàn giao chiếc máy bay ?oChim săn mồi? F-22 Raptor cho Lực lượng Không quân Mỹ tại nhà máy của công ty ở Marietta, Georgia.
    Chim săn mồi F-22

    Theo một thông cáo báo chí của Lockheed Martin, chiếc máy bay - mang số hiệu 05-0100 - sẽ gia nhập phi đội máy bay chiến đấu số 90 tại căn cứ không quân Elmendorf, Alaska.
    Trong lễ bàn giao, thay mặt chính phủ Mỹ, tướng Michael W. Wynne đã kí quyết định mẫu DD-250 công nhận chiếc máy bay này.
    Phi đội máy bay chiến đấu 90 dự kiến sẽ nhận thêm 20 chiếc F-22 vào mùa thu năm 2008.
    Phó Chủ tịch điều hành Lockheed Martin Larry Lawson đánh giá: ?oRaptor sẽ cung cấp khả năng cao nhất cho Mỹ và các nước đồng minh của chúng ta. Chúng ta đã phát triển loại máy bay chiến đấu có tiềm năng nhất thế giới?.
    Lockheed Martin cũng cho biết để sản xuất được một chiếc Raptor mất khoảng 30 tháng, và 12 tháng cho việc hoàn thành giai đoạn lắp ráp cuối cùng.

    CK (Theo DefenseNews)
    Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/25958/default.aspx
    Ực...
    Được tekute1976 sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 30/08/2007
  5. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Trung Quốc thử nghiệm phiên bản cải tiến của ?oCon voi sắt? Type 99

    Trung Quốc đang tiến hành kiểm tra phiên bản mẫu của loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Type 99. Các quan chức quân sự cho biết nó sẽ nhanh chóng đi vào sản xuất để có thể trang bị cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong một ngày gần nhất vào năm 2008/2009.


    Chi tiết về Type 99A2 được công bố trong một ấn phẩm mới đây - ?oVũ khí hiện đại? - do Viện số 201 thuộc Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc (NORINCO) phát hành.
    Type 99A2 đã được gọi là ?oXe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 của Trung Quốc?. Viện số 201 được đánh giá là một tổ chức tình báo có nhiệm vụ thu thập thông tin về các hệ thống chiến đấu trên mặt đất của nước ngoài.
    Một số điểm trọng yếu của Type 99A2 MBT được cải tiến. Chiếc xe tăng này được trang bị thêm ?oáo giáp? phản ứng với thiết bị gây nổ (ERA), tháp pháo trước và các bên.
    CK (Theo JANE)
    Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/25861/default.aspx
    Không bít con này có gì hay ho k anh em nhỉ?
  6. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    F-35 sẽ làm máy bay Nga ?obốc khói??

    Trong khi máy bay tiêm kích F-35 được đánh giá khá cao so với một số máy bay chiến đấu mới nhất của châu Âu, thì như một lẽ tự nhiên người ta đặt ra câu hỏi: Nó sẽ ra sao khi đối đầu với một vài chiếc máy bay tốt nhất của Nga, đặc biệt là Su-27, Su-30, Su-33, Su-35 và những phiên bản mới của MiG-29?
    [​IMG]
    f-35

    Khả năng của Su-27 tương đương với F-15. Giống như F-15, nó được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên không. Tuy nhiên, nhiều năm qua, nó cũng chứng tỏ được khả năng tấn công mặt đất của mình. Cho đến nay, có rất ít cuộc thử nghiệm chiến đấu của Su-27. Người ta chỉ biết đến Su-27 trong lần ?oxuất trận? duy nhất - cuộc xung đột sắc tộc Ethiopia - Eritrea năm 1999 - 2000 - với ?ochiến tích? tiêu diệt ít nhất 5 ?omạng?. Gia đình Su-27 thường được trang bị 10 tháp vũ khí, một súng 30 mm, và có phạm vi chiến đấu 1.500 km.
    [​IMG]
    su-27
    Còn Su -30 tương đương với F-15E, và có 12 tháp vũ khí. Su-30 được xuất khẩu cho một số nước, bao gồm Venezuela, Ấn Độ, Trung Quốc, và Malaysia. Nhiều ý kiến cho rằng đó là chiếc máy bay tốt nhất mà người Nga đang xuất khẩu, và là một trong những chiếc máy bay tốt nhất trên thế giới. Algeria hiện đang sở hữu 28 chiếc máy bay loại này.
    [​IMG]
    su-30
    MiG-29 là chiếc máy bay chiến đấu tầm ngắn hơn, trang bị 6 tháp vũ khí, một súng 30 mm, và có phạm vi chiến đấu 700 km. Giống như gia đình Su-27, nó được thiết kế để làm nhiệm vụ chiến đấu/đánh chặn trên không. Nhưng sau đó, MiG-29 đã chứng minh được khả năng mang theo nhiều đồ tiếp tế và vật liệu quân sự từ mặt đất đến không trung. MiG-29 hiện có mặt ở một số nước, bao gồm Ba Lan, Nga, Ấn Độ, CHDCND Triều Tiên, Cuba, và Iran.
    [​IMG]
    mig-29
    USA and RUSSIA
    Điều khiến cho cả hai loại máy bay này được quan tâm là việc chúng sử dụng hệ thống theo dõi bằng tia hồng ngoại. Nó thường được dùng với tên lửa không đối không R-73/AA-11 Archer. Archer có tầm phóng 20 - 40 km, tùy theo từng phiên bản, và mang đầu đạn hạt nhân nặng 16 pound (7,264 kg). Đây là những hệ thống mạnh, làm cho MiG-29 hoặc Su-27 có khả năng nhắm trúng mục tiêu mà không cần sử dụng radar. Một ý kiến được đưa ra là liệu chúng sẽ có ?otrên cơ? so với F-35 trong cuộc chiến một mất một còn?
    Nhưng so với những "gia đình" máy bay chiến đấu của Nga, F-35 lại có một ưu thế lớn hơn. MiG-29 và Su-27 dễ bị radar phát hiện hơn. Còn F-35 lại có khả năng nhìn thấy mục tiêu của mình trước khi bị mục tiêu ?otóm? được. Và vì thế F-35 có thể nhắm trúng mục tiêu ở những loạt đạn đầu tiên. Được trang bị tên lửa như AMRAAM và AIM-9X, F-35 có thể phá mục tiêu thậm chí trước khi chúng nhận ra F-35 đang trong tầm ngắm. Như vậy, có thể đánh giá F-35 tốt hơn những chiếc máy bay tốt nhất của Nga? Và người ta cho rằng sẽ thật tồi tệ khi biết rằng Lực lượng Không quân, Hải quân, và Thủy quân Lục chiến của Mỹ được trang bị F-35 hơn là Flanker và Fulcrum.






    Được ngond sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 30/08/2007
  7. SSX

    SSX Guest

    Bảo F22, F35 dùng để đối chọi với Su-27, Su-35 hay Mig xem ra hơi quá. Tham vọng của Mỹ đối với những chiếc G5 này là làm chủ bầu trời thì đúng hơn.
    Chưa thấy phía Nga đưa ra biện pháp cụ thể để đối phó: tăng cường tên lửa và phòng không? tích cực phát triển hồng ngoại và radar bước sóng dài? đẩy nhanh chương trình G5 của mình?
    Nhiều ý kiến cho rằng Nga không có khái niệm steelth mà chỉ có khái niệm low-observable.
     
    Cũng liên quan đến F-22, F35 nhưng ở một khía cạnh khác, có mấy bài khá hay đã đăng trên
    http://www.thanhnien.com.vn post luôn lên đây để tiện theo dõi.
     

    Không lực Mỹ với chương trình đại tốn kém F-22

    Được xem là chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới hiện nay, F-22 "Raptor" được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của không lực Mỹ. Tuy nhiên, tương lai của chương trình sản xuất máy bay bạc tỉ này hiện phụ thuộc vào lựa chọn của người Nhật.
    Chim ăn thịt

    F-22 "Raptor" ban đầu được thiết kế để trở thành máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không trước không quân Liên Xô. Sau quá trình phát triển dài hơi, F-22 với biệt danh "Chim ăn thịt" (Raptor) không còn là một máy bay tiêm kích đơn thuần nữa. Ngoài các phương tiện không chiến, nó còn được trang bị để thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và do thám.
    Chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ cho ra đời chiếc YF-22, bay thử nghiệm vào năm 1990. Mục tiêu của chương trình là tìm giải pháp thay thế chiến đấu cơ F-15 Eagle và nhằm đối chọi với các loại máy bay chiến đấu tân tiến của Liên Xô thời bấy giờ như Su-27. Sau hàng loạt thử nghiệm, cuối cùng người Mỹ đã tìm được sản phẩm ưng ý, đó là chiếc F-22 "Raptor", bay thử lần đầu vào năm 1997. Đến tháng 12.2005, chiếc F-22 đầu tiên được giao cho không lực Mỹ, đánh dấu sự xuất hiện chính thức của thế hệ chiến đấu cơ thứ năm. Theo website quân sự AirForceLink.com thì tính đến giữa năm 2007, 91 chiếc F-22 đã được không quân Mỹ đưa vào sử dụng.
    Chính sách bảo mật thông tin của Mỹ khiến việc so sánh F-22 với các loại máy bay khác rất khó nhưng nhiều nguồn tin khẳng định "Chim ăn thịt" là máy bay chiến đấu hiệu quả nhất thế giới. Năm 2004, trong báo cáo của Viện Chính sách chiến lược Úc, tướng Không quân Angus Houston tuyên bố rằng "F-22 sẽ trở thành máy bay chiến đấu nổi bật nhất". Còn theo website quân sự GlobalSecurity.com, vào tháng 3.2005, Tham mưu trưởng Không lực Mỹ John Jumper, khi ấy là người duy nhất từng lái cả Eurofighter Typhoon của châu Âu và F-22, đã nói rằng: "Chiếc Eurofighter Typhoon vừa nhanh nhẹn, vừa tinh vi, nhưng vẫn khó sánh với F-22".
    Sau một cuộc diễn tập với 8 chiếc F-22 tại Nevada vào tháng 11.2005, trung tá Jim Hecker, chỉ huy phi đội máy bay chiến đấu số 27 tại Căn cứ Không quân Langley, Virginia, bình luận: "Chúng tôi đã tiêu diệt 33 chiếc F-15C mà không hề chịu một thiệt hại nào. Họ không hề nhìn thấy chúng tôi". Tuyên bố của Hecker cho thấy phần nào khả năng qua mặt radar đối phương của F-22. Tháng 6.2006, trong một cuộc tập trận ở Alaska, một chiếc F-22A đã đạt tỷ lệ tiêu diệt 144/0 trước những chiếc F-15, F-16 và F/A-18 đóng giả Mig-29, Su-30 và các loại máy bay chiến đấu khác của Nga.
    Chịu trách nhiệm phát triển F-22 là Lockheed Martin, tập đoàn rất nổi tiếng với các loại máy bay quân sự như C-130, F-117, F-16, C-5... Boeing tham gia với vai trò đối tác chính; ngoài ra còn có một số nhà thầu phụ khác.
    Chương trình đại tốn kém
    Toàn bộ chương trình phát triển F-22 đến nay đã ngốn khoảng 70 tỉ USD. Vào thời điểm giữa năm 2006, chi phí sản xuất một chiếc F-22 vào khoảng 120 triệu USD. Nếu cộng thêm cả chi phí nghiên cứu thì con số sẽ lớn hơn nhiều. Tháng 4.2006, chi phí toàn bộ cho mỗi chiếc F-22 được Văn phòng kiểm toán Chính phủ Mỹ ước tính là 361 triệu USD. Chi phí này phản ánh tổng chi phí cho chương trình F-22 chia cho số lượng những chiếc mà không quân Mỹ dự định mua. Điều này có nghĩa nếu số lượng mà không quân Mỹ đặt mua càng nhiều thì giá mỗi chiếc F-22 sẽ càng giảm. Đây cũng là vấn đề đau đầu.
    Khi chương trình F-22 mới khởi động vào thập niên 80 của thế kỷ trước, không quân Mỹ dự định mua 750 chiếc. Việc quân đội Mỹ muốn có nhiều máy bay tối tân là điều dễ hiểu trong thời Chiến tranh lạnh, khi mà không quân Liên Xô không ngừng hiện đại hóa. Tuy nhiên, cùng với sự tan rã của Liên Xô, người Mỹ đã mất đi đối thủ chính trong cuộc chạy đua vũ trang. Nhu cầu sắm máy bay hiện đại vì thế cũng giảm. Thế là con số dự mua 750 chiếc nhanh chóng trở thành dĩ vãng.
    Năm 1990, một cuộc điều tra về máy bay của Chính phủ Mỹ đã dẫn tới việc thay đổi kế hoạch, con số dự mua 750 chiếc giảm còn 648. Năm 1994, quân đội Mỹ lại giảm số lượng dự mua còn 442 chiếc. Sau đó, một báo cáo trong năm 1997 của Lầu Năm Góc cho biết sẽ chỉ mua 339 chiếc. Năm 2003, không quân Mỹ lại "lùi" thêm lần nữa với việc công bố chỉ mua 277 chiếc. Năm 2006, Lầu Năm Góc nói rằng họ sẽ mua 183 chiếc để tiết kiệm ngân sách 15 tỉ USD. Kế hoạch này trên thực tế đã được Quốc hội Mỹ thông qua và quân đội vẫn để ngỏ khả năng mua thêm.
    Từ đó có thể thấy rằng dù Lầu Năm Góc để ngỏ khả năng mua thêm, chứ không dừng lại ở con số 183, nhưng khả năng đó vẫn rất mơ hồ. Trong khi Công ty Lockheed Martin lại cần một lời đảm bảo chắc chắn để lên kế hoạch sản xuất, bởi làm ra một chiếc máy bay không phải là công việc của ngày một ngày hai. Còn trong trường hợp Lầu Năm Góc chỉ mua 183 chiếc F-22 thôi thì người ta phải tính đến phương án xuất khẩu. Bởi dừng lại ở con số 183 cũng có nghĩa là chương trình trị giá 70 tỉ USD kết thúc trong thất bại. Hàng ngàn nhân viên kỹ thuật cao làm việc cho dự án này tại các tiểu bang Georgia, Texas, California có nguy cơ thất nghiệp.
    Vị cứu tinh Nhật Bản
    Trong hoàn cảnh quân đội Mỹ chần chừ thì xuất khẩu được xem là lối thoát cho chương trình F-22. Tuy nhiên, giống như nhiều loại chiến đấu cơ chiến thuật khác trong quá khứ, việc xuất khẩu F-22 đã bị chặn lại. Quốc hội Mỹ nhiều lần phản đối việc bán "Chim ăn thịt" ra nước ngoài. Mới đây nhất, đề xuất về xuất khẩu
    F-22 đã bị Thượng viện bác vào đầu năm nay. Tuy nhiên, viễn cảnh hàng ngàn nhân viên kỹ thuật cao thất nghiệp đã được những người ủng hộ xuất khẩu sử dụng làm áp lực đối với Quốc hội. Người ta hy vọng rằng sớm muộn gì giới nghị sĩ cũng sẽ mở đường cho F-22 "bay" ra nước ngoài.
    Tới đây, thêm một vấn đề nữa được đặt ra: bán F-22 cho ai? Với khả năng tàng hình và hàng loạt tính năng cao cấp khác, F-22 là loại vũ khí trong mơ của bất cứ nước nào. Một chiếc F-22 có giá bán khoảng 130 triệu USD vào cuối năm 2006, cách xa một trời một vực so với nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại của Nga và châu Âu. Mua khoảng 10 chiếc này sẽ ngốn một tỷ lệ phần trăm lớn trong GDP của các quốc gia có nền kinh tế hạng trung. Tất nhiên, thế giới rộng lớn này cũng có nhiều nước đủ tiền để mua một số lượng lớn
    F-22, chẳng hạn như Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Úc... Tuy nhiên, ngay cả khi có nhiều nước đủ tiền mua F-22 thì việc chọn khách hàng cũng là bài toán đau đầu. Mỹ sẽ không bán loại máy bay siêu hiện đại này cho một quốc gia không phải là đồng minh đặc biệt thân thiết. Vì lý do này mà Nhật Bản, Anh, Úc... trở thành khách hàng tiềm năng hiếm hoi của F-22. Đây là những nước hội đủ các yếu tố: đồng minh thân cận và nhiều tiền. Tuy nhiên, khả năng bán F-22 cho một đồng minh ở châu Âu đã bị loại trừ bởi nhân tố Eurofighter Typhoon, loại máy bay chiến đấu hiện đại do một nhóm cường quốc châu Âu liên kết sản xuất. Eurofighter Typhoon hiện là lựa chọn hiển nhiên của Đức, Anh... và vì thế không lý do gì các nước này để mắt tới "món đồ xa xỉ" của Mỹ.
    Thế nên, trong thế giới rộng lớn này, xem ra chỉ có Nhật và Úc là khách hàng tiềm năng của F-22. Hãng tin AP cho biết trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống George Bush hồi tháng 4.2007, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đưa vấn đề mua F-22 ra bàn. Quả thực, sau khi nâng Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng, Nhật đang có nhu cầu hiện đại hóa quân đội rất lớn. Đội ngũ máy bay "có tuổi" của họ cần được thay thế và F-22 là món hàng mà họ muốn. Mỹ cũng rất hứng thú với việc bán
    F-22 cho Nhật mà việc điều F-22 tới các căn cứ tại Nhật mới đây được xem là chiêu tiếp thị của Mỹ. Đầu năm nay, người Nhật đã được dịp mãn nhãn khi 2 chiếc F-22 cùng 2 chiếc F-15 của Mỹ chơi trò đánh trận giả với một đàn F-4 và F-15 của Nhật trên bầu trời tại căn cứ Okinawa. Đến đây thì vấn đề đã rõ: người Mỹ muốn bán F-22 cho Nhật và phía Nhật cũng rất thích đồng thời có dư tiền để mua. Khúc mắc còn lại là làm sao việc xuất khẩu này được Quốc hội Mỹ cho phép. Điều này đang khiến nhiều người lên ruột, bởi chậm chân một chút thì Nhật có thể đổi qua mua Eurofighter Typhoon.
    Về trường hợp của Úc, có một số đề xuất mua F-22 thay vì F-35. Đề xuất này đã được Công đảng ủng hộ trong bối cảnh chiếc F-22 đã chứng minh được những khả năng vượt trội trong khi F-35 vẫn đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ Úc đã loại trừ việc mua F-22 bởi có lẽ nó sẽ không được phép xuất khẩu và không đáp ứng các yêu cầu của Úc. Viện chính sách chiến lược Úc cho rằng F-22 "không đủ khả năng đa dụng và có giá quá cao". Vì thế, Nhật Bản được xem là "vị cứu tinh" duy nhất cho F-22 "Raptor".
  8. SSX

    SSX Guest

    F-35, máy bay tiêm kích nhiều tiền lắm tiếng
    Nằm trong chương trình JSF (Joint Strike Fighter) nhằm xây dựng, hiện đại hóa máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, chiếc F-35 được giới quân sự Mỹ đặt nhiều kỳ vọng. Thế nhưng những nỗ lực trong nhiều năm qua khiến Mỹ tiêu tốn không ít tiền của và thời gian mà vẫn không đạt mong muốn. Vì sao vậy?
    Sai lầm 5 tỉ USD

    Kế hoạch JSF của Bộ Quốc phòng Mỹ là nhằm thiết kế hàng loạt máy bay tiêm kích có công nghệ thiết kế tiêu chuẩn cao nhằm rút ngắn thời gian và giá thành sản xuất đối với từng loại. Vào năm 2001, Hội đồng phê duyệt đã xem xét kế hoạch phác thảo của hãng Boeing và hãng Lockheed Martin cũng như đánh giá kết quả bay thử của máy bay thử nghiệm X-32 và X-35 thuộc hai hãng này. Cuối cùng hội đồng đã chọn mẫu X-35 của Lockheed Martin - với tên gọi mới là F-35.
    Tuy các thử nghiệm kỹ thuật của F-35 trong giai đoạn đầu hầu như đều suôn sẻ, nhưng sau đó khi hiện thực hóa chúng thì lại gặp nhiều khó khăn. Vào giữa năm 2003, các phân tích cho thấy trọng lượng F-35 như tính toán ban đầu đã cho ra đáp án sai. Đây như là tiếng sấm giữa trời quang mây tạnh. Bởi lúc đầu những người thiết kế kỹ thuật chiếc tiêm kích này tin tưởng tuyên bố: Máy bay còn nhiều chỗ dự phòng để tăng cường thêm cũng như mở rộng thành phần vũ khí. Nhưng thực tế thì hoàn toàn không có bất cứ chỗ dự phòng nào khi ngay cả trọng lượng F-35 cũng vượt chuẩn thiết kế ban đầu 35%: F-35A vượt 680 kg, còn F-35B vượt 1.130 kg.
    Cần nhắc lại rằng, khi thiết kế trọng lượng F-35, các chuyên gia của Lockheed Martin đã nghiên cứu và dựa vào thiết kế của nhiều thế hệ tiêm kích từ F-16 đến F-22. Đáng ra trọng lượng cũng như thiết kế của F-35 phải gọn nhẹ, mang tính hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy nó chưa đáp ứng với chuẩn của thế hệ thứ 5.
    Để tháo gỡ tình huống khủng hoảng này, lãnh đạo Lockheed Martin thành lập nhóm hành động "Blue Ribbon Action Team". Từ năm 2001 - 2005, nhóm này đưa ra 5 phương án thiết kế chi tiết F-35. Mỗi phương án lại đưa ra 3 loại máy bay (F-35A cất cánh và hạ cánh bình thường, F-35B cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng;
    F-35C cho hàng không mẫu hạm). Mỗi phương án tiêu tốn 1 tỉ USD, tính chung 5 tỉ USD được chi cho những phương án "mang tính khả thi" này. Đây cũng là cái giá phải trả cho những tính toán sai lầm về trọng lượng của F-35.
    Chi phí tăng, thời gian kéo dài

    Thời gian và tài chính để sản xuất máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 hiện không chỉ là mối quan tâm của Nhà Trắng mà còn của Lầu Năm Góc, Thượng viện, giới kinh doanh Mỹ cũng như những người đặt hàng và thiết kế các loại máy tương tự của các nước khác.
    Sản xuất F-35 được coi như giai đoạn đầu của chương trình JSF với 2 công đoạn: Thiết kế khả thi nhóm máy bay tiêm kích và hiện thực hóa chúng. Thời hạn và nguồn tài chính của JSF được đưa ra từ năm 1995, trong đó tính rằng, thiết kế khả thi phải mất 6 năm (từ đầu 1994 đến hết 1999) với chi phí 3,24 tỉ USD, còn thời gian hiện thực hóa mất 8 năm (đầu 2000 ?" hết 2007) với chi phí 16 - 18 tỉ USD.
    Tuy nhiên tính toán trên là sai lệch, thay vì 6 năm thì giai đoạn thiết kế kéo dài 7 năm và tiêu tốn 3,6 tỉ USD. Còn thời gian và tiền để hiện thực hóa chương trình thì ngay từ năm 2001, lãnh đạo JSF dự đoán sẽ mất 13 năm (đầu 2001 ?" hết 2012) với chi phí 31 tỉ USD, trong đó 17 tỉ USD để hiện thực hóa chương trình, còn 14 tỉ USD là để sản xuất máy bay thử nghiệm.
    Thế nhưng, vào năm 2007 này, các dự báo trên đã trở nên lạc hậu. Theo tính toán, giai đoạn 2 của F-35 kéo dài từ đầu năm 2001 đến hết 2014, còn chi phí sản xuất lên đến 38 tỉ USD. 17 tỉ để hiện thực hóa chương trình nêu trên giờ đã là 22 tỉ USD bởi phải cộng thêm 5 tỉ USD khi tính toán sai trọng lượng. Có thể nói, F-35 đã tiêu tốn của bên đặt hàng (Lầu Năm Góc và các đồng minh của Mỹ) 41 tỉ USD thay vì 20 tỉ USD theo như tính toán ban đầu.
    Vào đầu thập niên 90, lãnh đạo JSF tính toán rằng mỗi loại tiêm kích thế hệ thứ 5 từ thiết kế đến sản xuất tiêu tốn cùng lắm là 27 tỉ USD (tính theo đồng USD trong giai đoạn 1995 - 2015). Tuy nhiên, chiếc tiêm kích đầu tiên của thế hệ thứ 5 là F-22 theo một số nguồn tin đã tiêu tốn không phải 30 tỉ USD mà là 40 tỉ USD.
    Còn nhiều khó khăn

    Chương trình JSF đã có gần 25 năm lịch sử, được thử thách qua những kiểm nghiệm từ thực tế. Tuy nhiên, với chiếc F-35 thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Tom Burbidge, lãnh đạo nhóm thiết kế F-22 thuộc Lockheed Martin, đánh giá: "Chúng tôi đảm bảo cho máy bay tiêm kích F-22 những động tác siêu việt khi cận chiến ở góc 60 độ với vận tốc 150 km/giờ". Còn F-35A và F-35C khi cận chiến như thế có một số tính năng còn thua kém những máy bay tiêm kích hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc F-35 chưa thể được xem là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.
    Khi soạn thảo JSF, phía Mỹ rất chú trọng đến tính "phổ biến của phương tiện" nhằm giảm giá thành sản xuất một cách hiệu quả, đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn trong và ngoài nước. Nghĩa là sản xuất đại trà với nhiều đơn đặt hàng để giảm chi phí.
    Ngay lúc đầu, JSF dự tính một chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 (cất cánh và hạ cánh bình thường) có giá 30 triệu USD, còn loại dành cho hàng không mẫu hạm là 50 triệu USD. Tuy thế, so với tính toán từ năm 1994 thì giá tương ứng của hai loại F-35 vào năm 2005 đã tăng lên lần lượt là 47 và 78 triệu USD.
    F-35 vẫn trong quá trình hoàn thiện và không loại trừ giá thành của nó sẽ tăng gấp đôi so với tính toán ban đầu. Nhưng nếu sản xuất không đạt 1.000 chiếc (sau đó thêm 1.000 ?" 2.000 chiếc nữa) như ý định ban đầu thì giá thành của nó sẽ còn tăng cao hơn nữa. Trên lý thuyết, người ta tính bù đắp chi phí thiết kế F-35 sẽ là 18%, nhưng nếu lấy F-22 để so sánh thì ban đầu con số này gần 20%, nhưng sau đó tăng lên 87% do lúc đầu chương trình định sẽ sản xuất 648 chiếc, nhưng con số sản xuất thực chỉ là 183 chiếc. Với tình hình như trên thì chi phí bù đắp cho F-35 có thể còn cao hơn so với F-22.
    Chiếc F-35 trong chương trình JSF có tên gọi chính thức là "Lightning II" (Tia chớp II). Trước đây, Lightning là tên gọi của chiếc P-38 của không lực Mỹ trong Thế chiến II và cũng là tên gọi của một loại máy bay thuộc không lực Anh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mỹ và Anh là những quốc gia chính tham gia dự án F-35, với 3 phương án sản xuất: Loại dành cho các sân bay thông thường, loại dành cho hàng không mẫu hạm và loại hạ cánh thẳng đứng. Anh đầu tư 2 tỉ USD vào chương trình JSF và có kế hoạch mua 150 chiếc trị giá 8,6 tỉ USD. Ngoài ra, còn có 8 quốc gia khác tham gia dự án. Đầu năm 2006, những chiếc F-35 đầu tiên đã được sản xuất tại nhà máy của Lockheed Martin. Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến mua 2.400 chiếc F-35. Tính chung, tổng đơn đặt hàng F-35 trên toàn thế giới dao động từ 2.000 đến 3.500 chiếc.
  9. SSX

    SSX Guest

    Bị kẹt trong máy bay F-22 tại Japan
    [​IMG]
     
    Capt. Brad bi ket trong buồng lái (Canopy)
    [​IMG]
    Vì lý do computer trên máy bay shut down, nắp kính phòng lái không hoạt động.Phải mất 5 tiếng đồng hồ sau mới cứu được người phi công nàyra khỏi máy bay , bằng cách cưa kính phòng lái.
    Thiệt hại cho chiếc máy bay này là $2.28 million.Riêng kính phòng lái trị giá $286.000 dollar
    [​IMG]
  10. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    trước đây Ấn bảo T-90 phải mang hàng Pháp Ta mới mua , Nga làm theo . hôm nay T-90 Nga cũng mang thiết bị quan sát Pháp luôn . Dùng ơn cứu độ như thế mới giống con người chứ như vụ Toshiba thì tởm quá đi mất .
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này