1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    không biết Radar của dàn tên lửa S-300 có phát hiện được máy chú F-xx không, chắc quân mình cũng đang nghiên cứu vụ này lắm đây
  2. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Nhật Bản có ý định triển khai máy bay phản lực chiến đấu F-15 do Mỹ chế tạo tới đảo Okinawa. Quan chức Bộ Quốc phòng nước này cho biết đây sẽ là động thái lần đầu tiên diễn ra nhằm tăng cường khả năng phòng không quốc gia chống lại Trung Quốc.

    Một nữ phát ngôn viên giấu tên Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho beiets: Khoảng 20 chiếc F-15 hiện triển khai tại căn cứ Hyakuri, phía đông bắc Tokyo, sẽ được gửi tới Okinawa vào ngày 31/3/2009 để thay thế 24 chiếc F-4 ?onhư một biện pháp nhằm chống các vụ xâm phạm không phận?.
    Những chiếc F-4 - đã gần 20 phục vụ trong quân ngũ - sẽ được chuyển tới căn cứ Hyakuri (tại đây 18 chiếc F-15 khác sẽ tiếp tục bảo vệ khu vực thủ đô quốc gia). Bà nói thêm rằng Bộ Quốc phòng vẫn chưa hoàn thành kế hoạch thay thế F-4.
    Báo Nikkei số ra ngày hôm nay (09/10) cho biết Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng có kế hoạch triển khai máy bay trực thăng chiến đấu AH64D ở đảo Kyushu (miền nam nước này) - một phần trong kế hoạch tái xây dựng phi đội để từng bước tự vệ trước Trung Quốc.
    Tổng số vụ báo động khẩn cấp do nghi Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản là 107 trong Năm Tài chính 2005 so với 0 vụ vào năm 2002 - mặc dù con số này đã giảm so với 22 năm trước đây. Hiện Nhật Bản vẫn tranh chấp chủ quyền một số hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc) với Trung Quốc và Đài Loan.
    Một số quan chức Nhật Bản gọi kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là một mối đe dọa đối với an ninh khu vực và kêu gọi Bắc Kinh cần minh bạch hơn.
    Quân đội Mỹ - chiếm đóng một phần lớn đảo Okinawa theo hiệp ước song phương - hiện có những chiếc F-15 tại các căn cứ của mình.

    [​IMG]
  3. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Ấn Độ sẽ nhanh chóng hoàn thành kế hoạch mua 6 chiếc máy bay chở hàng Hercules C-130J từ Mỹ.
    Phát biểu trong lễ kỉ niệm Ngày Không quân Ấn Độ tổ chức gần sân bay Hindon, Tư lệnh Marshal Fali Major cho biết: ?oCác hợp đồng mua 6 chiếc Hercules C-130J sẽ nhanh chóng được kí kết?.
    Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, hợp đồng với chính phủ Mỹ sẽ được kí sau khi Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Anthony trở về từ chuyến công du nước Nga vào cuối tháng này.
    http://www.defensenews.com/story.php?F=3094155&C=america
    [​IMG]
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Defencetalk thông báo: 16 máy bay tiêm kích F-16 hiện đại hóa đaf được gư?i đến căn cứ quân sự cu?a Myf ơ? Ha?n Quốc.


    Phi đội tiêm kích số 80 la? đơn vị đâ?u tiên được sư? dụng F-16 hiện đại hóa. Phi đội na?y nă?m ơ? căn cứ Kunsane. Nhưfng chiếc máy bay có sê ri 30 va? 40, sa?n xuất tư? giưfa thập niên 80 cu?a thế ky? trước, đaf được trang bị hệ thống số hóa, hệ thống ti?m kiếm, chi? điê?m. Ngoa?i ra, F-16 nâng cấp co?n được lắp đặt loại vuf khí điê?u khiê?n thế hệ mới, bao gô?m ca? tên lư?a không đối không AMRAAM.
    Nhưfng chiếc máy bay tiêm kích na?y được đưa đến Kunsane đê? hôf trợ cu?a quân đội Myf va? Ha?n Quốc trong trươ?ng hợp xa?y ra xung đột với CHDCND Triê?u Tiên hoặc Trung Quốc.
    F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công. Sự linh hoạt là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu, hiện nó hoạt động tại 24 quốc gia. F-16 là chương trình máy bay lớn nhất của phương Tây với hơn 4.000 chiếc đã được chế tạo từ khi bắt đầu sản xuất năm 1976. Dù không còn được tiếp tục chế tạo cho Không quân Mỹ, nó vẫn được sản xuất cho xuất khẩu.

    F-16 của Mẽo đag thả JDAM
    [​IMG]
  5. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Nga giới thiệu vuf khí mới ơ? Triê?n lafm Milipol Paris

    Phóng viên RIA đưa tin: Hơn 100 loại vuf khí va? máy móc chuyên dụng da?nh cho lực lượng đặc nhiệm cu?a Nga đaf được trưng ba?y tại Triê?n lafm vuf khí va? các hệ thống an ninh Milipol Paris 2007 diêfn ra tư? nga?y 09 - 12/10.


    Phó Tô?ng giám đốc Tập đoa?n Rosoboronexport Anatoly Isaikin cho biết: ?oMilipol Paris 2007 la? một trong nhưfng triê?n lafm lớn nhất thế giới vê? các loại vuf khí va? kyf thuật chuyên dụng. Nhưfng năm gâ?n đây, Triê?n lafm được coi la? đại diện cho Diêfn đa?n quốc tế vê? trao đô?i kinh nghiệm trong lifnh vực chế tạo va? hiện đại hóa nhưfng phương tiện chống các hoạt động khu?ng bố, buôn bán ma túy trái phép, buôn lậu va? bắt cóc con tin?.
    Theo lời ông Isaikin: ?oTriê?n lafm diêfn ra ha?ng năm với cu?ng một nội dung, nhưng luôn có nhưfng sa?n phâ?m hiện đại va? mâfu maf mới. Thơ?i gian đaf giúp cho công việc cu?a các lực lượng đặc nhiệm trơ? nên hiệu qua? hơn?.
    Vuf khí trang bị cho lực lượng đặc nhiệm cu?a Nga được nhiê?u nước sư? dụng la? do quốc gia na?y có nhiê?u kinh nghiệm thực tế vê? cách thức tiến ha?nh chiến dịch chống khu?ng bố. Tham gia Milipol Paris 2007 lâ?n na?y, Nga cho trưng bày một số vũ khí để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm trong hoạt động chống khủng bố, va?o loại hiện đại nhất. Trong đó, có một số loại đặc biệt như: súng ngắn liên thanh PP-2000 cỡ nòng 9mm, tiểu liên chuyên dụng AX cỡ nòng 9mm, súng trường bắn tỉa VXC-94 cỡ nòng 9mm kèm theo nhiều thiết bị hồng ngoại ngắm bắn ban đêm dùng cho số vũ khí này cũng như áo giáp chống đạn.
    Đặc biệt, Nga sef trưng ba?y loại súng trường bắn tỉa dưới nước APS cỡ 5,66 mm không gây tiếng nổ khi bắn - hiện chưa có ở bất kỳ một quốc gia nào khác. Đây cufng la? sa?n phâ?m thu hút rất nhiê?u khách tham quan. Ngoa?i ra, gian ha?ng cu?a Nga cufng sef giới thiệu các loại vuf khí khá nô?i tiếng ơ? nước ngoa?i. Đâ?u tiên pha?i kê? đến la? súng lục tự động XR-1 cơf no?ng 9 mm. Bên cạnh đó la? đạn XP-10 có thê? xuyên thu?ng áo chống đạn va? muf thép ơ? khoa?ng cách tối đa 100 m; hay súng lục liên thanh XR-2 cufng có nhiê?u tính năng tuyệt vơ?i.
    Khách tham qua cufng đặc biệt quan tâm đến loại tô? hợp phá bom, mi?n XV-1324. Tô? hợp na?y được chế tạo đê? phá hu?y các loại bom, mi?n cu?a bọn khu?ng bố trong nhưfng chiến dịch biệt kích. Phâ?n lớn các loại vuf khí cu?a Nga được giới thiệu tại triê?n lafm đê?u có thê? đáp ứng yêu câ?u sư? dụng trong các tha?nh phố: giới hạn kha? năng phá hu?y, tập trung tấn công va?o một điê?m nhất định, cho phép gia?m tối đa thiệt hại trong dân chúng, con tin, các nhân viên đặc nhiệm, cufng như các thiệt hại vật chất.
    Ngoa?i vuf khí, Đoa?n đại biê?u cu?a Cơ quan An ninh Liên bang Nga co?n trưng ba?y nhiều thiết bị chuyên dụng dành cho lực lượng đặc nhiệm như các thiết bị kiểm soát điện thoại, điện thoại di động, thiết bị tìm kiếm, bảo vệ, quan sát, chụp ảnh, theo dõi bí mật phục vụ đắc lực cho hoạt động chống khủng bố.
    Trong khuôn khô? Milipol Paris 2007 sef diêfn ra buô?i giới thiệu các thiết bị điện tư? đê? gơf bom tư? xa hay tô? hợp kiê?m soát hệ thống thông tin liên lạc cá nhân bă?ng vệ tinh. Các loại thiết bị ba?o vệ an ninh cho to?a nha? chính quyê?n như: hệ thống quang điện báo cháy ?oRaster?, hệ thống báo động ?oRebus? chắc chắn sef được nhiê?u chuyên gia quan tâm. Đa số các thiết bị na?y, đaf được đưa va?o sư? dung ơ? hai ba?o ta?ng nô?i tiếng - Ba?o ta?ng Lịch sư? Quốc gia va? Hermitage.
    Lafnh đạo tập đoa?n Rosoboronexport dự đoán lượng đơn đặt ha?ng vuf khí Nga năm nay sef tăng đáng kê? so với các năm trước.

  6. SSX

    SSX Guest

    Người Mỹ nói về người Mỹ
    Nhớ cụ Răm phêu (1)
    Sep. 2007 LTĐ-TLW
    [​IMG]
    Sau khi bị Tổng thống Bush bắt từ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Donald H. Rumsfeld dùng những ngày cuối cùng để thu dọn văn phòng và đi diễn thuyết. Trong buổi nói chuyện ở Kansas State University, Manhattan, tháng 11.2006, cụ tiết lộ một chuyện khó tin: cụ là người rất kính trọng lịch sử.
    Khi một khán giả hỏi: cụ tự đánh giá thế nào, cho điểm ra sao về sự hữu hiệu, tài lãnh đạo khi lèo lái con thuyền Ngũ giác Đài? cụ trả lời ngay: chuyện ấy để dành cho lịch sử phán xét.
    Chỗ này, tôi còn hơi nghi. Có thể cụ long trọng trao trách nhiệm phán xét, phê điểm cho lịch sử không phải vì tha thiết, tin tưởng nó, mà chỉ vì đa số dân Mỹ, và cả ông Tổng thống, đã lỡ cho cụ một điểm thấp tè, rất xấu, cụ cần dẹp bỏ cái lũ không có mắt tinh đời đi, để hướng về một vị phán quan đáng kính, nhìn xa trông rộng là Ngài Lịch Sử, hy vọng được tí điểm cao hơn. Hoặc vì Ngài Lịch Sử cần thời gian, rất chậm chạp trong nghĩa vụ phán xét, mai mốt Ngài có lên tiếng chê bai, nhiếc móc, thì cụ đã đi? xa ghê lắm rồi, khỏi sợ phải nghe chuyện nhân thế eo xèo.
    Nhưng chỉ ít phút sau, mối ngờ tan biến, khi tôi nghe cụ Rumsfeld trả lời một khán giả khác. Vị này hỏi:
    ?oCon gái tôi sẽ tốt nghiệp trong hai năm nữa, xin ông cho cháu một lời khuyên, lời khuyên chung cho lớp người trẻ bây giờ??
    ?oLời khuyên cho một người trẻ à. Hãy học lịch sử đi.?
    Rõ ràng là không những cụ thiết tha, tôn kính lịch sử mà còn muốn truyền sự quí trọng đặc biệt ấy cho các thế hệ tương lai. Trong lời khuyên gọn gàng, ngắn ngủi của cụ ?ohọc lịch sử? chính là chìa khoá vàng cho người bạn trẻ mở cánh cửa thành công, cho những người trẻ hôm nay có sự khôn ngoan cùng nhau tạo dựng một thế giới thanh bình, phong phú, đẹp đẽ hơn.
    Tôi kinh ngạc, bàng hoàng và tiếc hùi hụi. Nếu trong những năm dài trị vì Ngũ Giác Đài, cụ cũng đối xử đẹp đẽ với lịch sử như thế thì không những giới trẻ Mỹ mà cả giới trẻ, giới già, giới choai choai, giới con nít của Iraq cũng đã được nhờ.
    Nhưng suốt thời gian cụ ngồi ghế Bộ trưởng, lịch sử không may mắn chút nào. Cụ đã tỏ ra coi thường, rẻ rúng, chẳng thèm chú ý đến nó. Những đoạn lịch sử được cụ để mắt tới thì ôi thôi, cụ xuyên tạc, vo tròn, bóp méo thẳng tay.
    Đệ nhị Thế chiến to tát đến thế mà hình như cụ cũng không rành. Thế nên, cụ làm một chuyện dại dột, nguy hiểm là so sánh nó với cuộc chiến Iraq.
    Để tiếp sức Tổng thống Bush lên án những người chống chính sách của Mỹ ở Iraq là bọn chủ bại, làm lợi cho kẻ thù, cuối tháng 8/2006, diễn thuyết trước hàng ngàn cựu chiến binh trong một hội trường ở Salt Lake City, cụ kết tội những tay phản chiến là lũ đang nỗ lực chiều chuộng, làm vui lòng bọn khủng bố. Cụ bảo họ giống như những người trong thập niên 30 hùa nhau đi chiều chuộng bọn Đức Quốc xã. Cụ cũng mắng họ là bọn không chịu học bài học lịch sử.
    Thượng nghị sĩ Jack Reed của Rhode Island nghe chướng tai quá, quạt lại ngay: ?ono one has misread history more than Rumsfeld? (không có ai hiểu sai lịch sử hơn nhà ông Rumsfeld này.)
    Nói cụ chiếm chức quán quân hiểu sai lịch sử thì hơi quá, cứ vào toà Bạch ốc quơ tay một cái là thể nào cũng chộp được vài vị tài nghệ hiểu lầm, xuyên tạc lịch sử không thua kém cụ đâu. Nhưng hiểu sai, diễn dịch lịch sử bậy bạ đến cỡ này thì quả thực cũng xứng danh nhất, nhì thiên hạ.
    Đệ nhị thế chiến có Hitler xâm lăng chiếm đóng châu Âu, bây giờ có ông Bush tấn công chiếm đóng Iraq. Ông Bush khoe phát khởi chiến tranh vì cần tìm vũ khí tàn sát, và ?ochiếm đóng? vì muốn gieo rắc dân chủ, Hitler thì cứ lừ lừ ra tay đánh giết, không nói rõ là muốn gieo rắc cái gì. Mỹ có Đồng minh tiếp sức truyền bá dân chủ khắp thế giới thì hồi xưa Phe Trục Đức cũng có Nhật, Ý tiếp tay thực hiện mưu đồ làm chủ địa cầu. Ông Bush muốn nhân loại phải công nhận cuộc xâm lăng chiếm đóng của Mỹ rất đẹp, còn xâm lăng kiểu Hitler xấu ỉn. Nhưng ngoài những câu nói văn hoa đầy lý tưởng cứu rỗi nhân loại của ông, dung nhan hai cuộc chiến giống hệt nhau: cũng có một phe dùng vũ lực chiếm đóng và một phe vùng lên chống ngoại xâm.
    Bảo rằng bọn khủng bố giống Đức Quốc xã thì khó nghe. Khủng bố ở Iraq có ba nhóm chính: phái Sunni, nhóm al Queda, và lực lượng những người Shiite đệ tử của Giáo sĩ trẻ al-Sadr. Họ vừa đánh Mỹ vừa đánh lẫn nhau, tàn bạo lắm, nhưng không có anh nào kéo quân đi xâm lăng chiếm đóng nước khác.
    Trước đây, có một mình Saddam Hussein giống Hitler chút xíu khi xâm lăng chiếm đóng Kuwait, nhưng lại bị Mỹ và đồng minh đánh te tua, đuổi về, rồi bị phong toả ngất ngư. Và giờ cũng bị treo cổ rồi. Tất cả không giống Đức Quốc xã tí nào, mà lại rất giống những lực lượng chống? xâm lăng thời Đệ nhị Thế chiến.
    Giống hệt phát xít Đức về khoản xâm lăng, chiếm đóng thì chỉ có Mỹ và đồng minh thôi. Những người phản chiến, đòi Mỹ rút quân bây giờ chỉ có thể giống như thời Đệ nhị Thế chiến đòi đoàn quân xâm lăng Đức rút về, trả lại chủ quyền, độc lập cho những quốc gia bị chiếm đóng. Đòi như thế là chọc giận Hitler chứ chiều lòng hắn ta ở cái chỗ nào? Muốn biết Hitler bị chọc tức, có thể giận đến thế nào nếu bị yêu cầu rút quân thì cứ coi Tổng thống và phó Tổng thống Mỹ phùng mang, trợn mắt rủa xả những người đòi Mỹ ngưng chiếm đóng Iraq là biết liền.
    Cụ Rumsfeld so sánh cuộc chiến Iraq với Đệ nhị Thế chiến đã kỳ quái, vớ vẩn, cụ lại bắt thiên hạ phải thấy những con người vùng lên chống xâm lăng là bọn xấu xa như phát xít Đức, còn đoàn quân xâm lăng, đang chiếm đóng Iraq của cụ thì lại tốt đẹp, cao quí cứ như những chiến sĩ kháng chiến chống Hitler trước đây. Cụ lăng mạ khả năng so sánh, nhận định của bà con hơi nhiều. Chắc không vì có ý xấu, mà vì cụ là vua hiểu sai lịch sử, như Thượng nghị sĩ Jack Reed nhận xét.
    Đệ nhị Thế chiến cách đây sáu bảy chục năm, xưa quá rồi, cụ nhớ lộn, hiểu lầm, râu ông nọ cắm cằm bà kia, còn hiểu được. Cuộc chiến Việt Nam cách đây hơn ba mươi năm, hồi đó trung uý Donald Rumsfeld có tham dự, sau đó trung uý trở thành Bộ trưởng Quốc phòng (lần thứ nhất, và là vị Bộ trưởng Quốc phòng trẻ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ) khi cuộc chiến chấm dứt. Vậy mà khi được hỏi về cuộc chiến ấy, cụ cũng trình làng một mớ kiến thức nhảm nhí, sai lạc phát khiếp.
    Bà Hoàng Dược Thảo, một nhà báo cựu công dân VNCH, nêu rõ những sai lầm của cụ như sau:
    ?oNgày 29 tháng 4, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld xuất hiện trên chương trình hội luận Hardball của Chris Matthews. So sánh Việt Nam với Iraq, ông ta đưa ra nhận xét là bọn BC vào thời ấy có tinh thần quốc gia dân tộc rất cao còn chính phủ miền Nam thì chỉ là một thứ bù nhìn, miền Nam không có hiến pháp mà cũng chẳng có bầu cử gì hết. Nguyên văn đoạn đối thoại ấy như sau:
    RUMSFELD: Ở Việt Nam (hồi đó) anh thấy là có một thành phần tinh thần quốc gia dân tộc rất cao ở miền Bắc - rồi bọn VC cũng là một yếu tố (đáng kể) của tình thế... Rồi anh lại thấy ta có một chánh phủ không được lòng dân ở miền Nam. Họ không hề có, mà cũng chẳng tạo ra được một cái hiến pháp nào, chuyện bầu cử cũng chẳng có luôn. Đối với đại đa số người Việt, họ bị coi là một thứ chính phủ bù nhìn.
    MATTHEWS: Ông muốn nói là ông tin rằng tinh thần hăng say (chiến đấu) của đám tàn dư Đảng Baath thua xa VC và những người Việt miền Bắc?...
    RUMSFELD: Đúng thế.
    Nhận định của Bộ trưởng Rumsfeld, phản ảnh một kiến thức nghèo nàn kinh khủng về chiến tranh Việt Nam, làm tôi vừa giận vừa kinh hãi. Cuộc chiến ấy đâu đã lùi quá xa vào quá khứ đến độ chẳng còn nhằm nhò gì, cần phải quên phứt đi. Hơn nữa, những kinh nghiệm về chiến tranh Việt Nam là những bài học sinh tử cực kỳ quan trọng trong chiến sử Hoa Kỳ mà không một Bộ trưởng Quốc phòng nào có quyền bỏ qua, không thèm biết đến, nhất là vị Bộ trưởng đang đem xương máu của quốc gia này tuôn vào lò chiến tranh như cụ Bộ trưởng Rumsfeld.
    Vì số phận những người Mỹ bị gửi qua Iraq phục vụ cuộc chiến do chính phủ này phát khởi, tôi nguyện cầu cho nước Mỹ có được một ông Bộ trưởng Quốc phòng với trình độ hiểu biết cao hơn, và là một học sinh khá hơn về môn sử học.
    Chúng ta đã quá thừa khốn khổ vì có một ông Tổng thống không ưa đọc sách.? (H.D.T)
    Thấy cụ Rumsfeld nói chuyện Đệ nhị Thế chiến, chiến tranh Việt Nam để khoe khoang kiến thức lịch sử thì những cựu công dân Việt Nam Cộng hoà chúng tôi đành dài dòng thưa lại, gọi là cứu cấp lịch sử một tí. Trong tay cụ, nó bị méo mó, tội nghiệp lắm.
    Thực ra, nghe cụ Rumsfeld tuyên bố, đọc diễn văn, quan sát cách điều binh, khiển tướng của cụ, đã từ lâu tôi ngờ rằng cụ không hề nhìn thấy chính cái lịch sử cuộc chiến Iraq đang diễn ra trước mắt mình.
    Cụ không nhận diện được kẻ thù.
    Lúc khởi sự tấn công Iraq, địch thủ của quân đội Mỹ là quân đội Iraq. Một nhóm nhỏ kháng cự, bị tiêu diệt trong ba tuần lễ, phần lớn buông vũ khí, nghe theo lời khuyên nhủ của Tổng thống Mỹ là: ?oĐừng chiến đấu bảo vệ tên độc tài bạo chúa Saddam Hussein, hãy hợp tác với quân Mỹ giải phóng Iraq.?
    Thắng rồi, đoàn quân giải phóng bị triều đình ông Bush biến thành đoàn quân chiếm đóng, đô hộ. Binh sĩ Mỹ có nguy cơ sẽ phải đương đầu với một lực lượng kẻ thù đông hơn, gồm những công dân Iraq không thích bị ngoại nhân cai trị, sẵn sàng chống xâm lăng. Mới là nguy cơ thôi, vì lúc này đa số dân Iraq còn hoang mang, tin tưởng ở những lời hứa hẹn tự do, dân chủ của Mỹ. Họ chờ đợi và hy vọng Mỹ sẽ đem đến cho đất nước họ những điều tốt đẹp.
    Họ không phải chờ lâu. Cụ Rumsfeld và quan toàn quyền Paul Bremer thình lình phang vào mặt họ, nhất là dân Sunni, một cái búa tạ. Mỹ giải thể quân đội, cảnh sát, các lực lượng an ninh và công chức Iraq, tổng cộng hơn nửa triệu người. Tự do dân chủ hạnh phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy từ nay thất nghiệp, bị tước đoạt nguồn sống. Hơn hai ngàn sĩ quan, binh sĩ Iraq biểu tình phản đối bất bạo động, bị lính Mỹ bắn chết vài mạng. Cái đau mất việc, đói khổ không đáng sợ bằng cái nhục thấy đất nước mình bị quân xâm lăng giày xéo. Lực lượng chống xâm lăng hình thành, được Mỹ gián tiếp võ trang tức khắc bằng hàng triệu tấn vũ khí trong hàng ngàn kho, hầm rải rác khắp Iraq mà lính Mỹ không biết, hoặc không đủ lực lượng canh giữ.

    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 02:32 ngày 11/10/2007
  7. SSX

    SSX Guest

    Người Mỹ nói về người Mỹ
    Nhớ cụ Răm phêu (2)
    Sep. 2007 LTĐ-TLW
    Thế là ngay trong những ngày tháng đầu tiên chiếm đóng Iraq, cụ Rumsfeld và anh Bremer đã tạo cho quân đội Mỹ một lực lượng thù địch đông đảo và cực kỳ nguy hiểm. Không lâu sau, chính sách sai lầm của Tổng thống Bush làm cho lực lượng ấy nở ra thành hàng triệu người Sunni. Trên đất Iraq bỗng dưng có thêm một Palestine số 2 căm ghét Mỹ chẳng thua gì Palestine số 1 hận thù Do Thái. Nhưng suốt những năm cai trị Ngũ giác Đài, cụ luôn luôn lờ đi, coi như cái mầm mống nở ra cây kẻ thù khổng lồ ấy không đáng chú ý.
    Thế bọn nào bắt đầu đánh phá quân Mỹ và đồng minh bằng chiến thuật du kích? Cụ bảo: ?oĐó chỉ là một nhóm nhỏ những tên côn đồ (thug)?. Sau đó, bọn côn đồ đông quá, được nâng cấp trong ngôn ngữ cụ thành: tàn dư Đảng Baath, tàn quân Fedayeen, bọn trung thành với Saddam, nhóm khủng bố al-Taifa al-Mansouri, nhóm Ansar Al-Islam v.v? Cuối cùng, như các vị trong triều đình Bush, cụ bảo lũ ấy rặt một phường ?oghét dân chủ tự do?.
    Để tỏ ra mình biết tận tường về kẻ thù hơn ai hết, thỉnh thoảng cụ nêu đích danh cả những đứa ?oghét dân chủ tự do? nằm ngoài nước Iraq. Cụ thường hướng về các nước láng giềng Iran, Syria chửi toáng lên là lũ gian ác ấy không chịu kiểm soát biên giới để bọn khủng bố xâm nhập quấy rối, làm hư hết kế hoạch bình định của cụ. Bọn Iran, Syria có làm bậy thế thật, nhưng bảo họ đóng vai chính phạm thì oan.
    Thổ Nhĩ Kỳ còn bị kết tội oan uổng hơn. Tháng 3/05, nhân ngày kỷ niệm 2 năm chiếm đóng Iraq, cụ Rumsfeld nói trên hai đài truyền hình rằng: chính vì Thổ chặn không cho sư đoàn 4 bộ binh Mỹ đi qua ngả Thổ, tấn công Iraq, giết chóc nhiều hơn, nên giờ này bọn phiến loạn mới đông đến thế. Tháng 9.2007, gần một năm sau ngày từ chức, có dư thời gian rảnh rỗi để nhìn kỹ lại chuyện cũ, khi được tạp chí GQ phỏng vấn, cụ vẫn khăng khăng kết tội Thổ đã làm cụ thất bại. (? the refusal of Turkey to allow U.S. troops to cross its border into Iraq at the outset of the war gave would-be insurgents ?ofree play for a good period of time,? and, ?oI mean, there?Ts a dozen things like that,?[Rumsfeld] said. ?" AP)
    Báo chí truyền thông Mỹ cũng không thoát. Cụ lên án họ là lũ khù khờ, dại dột đang bị bọn khủng bố xỏ mũi nên cứ nhắm mắt loan tải những tin tức láo khoét bọn chúng mớm cho. Ngày 28/8/2006, tại căn cứ Fallon Naval Air Station, Nev., trong lúc ban huấn từ cho các khoá sinh phi công của hải quân và thuỷ quân lục chiến, cụ dõng dạc tuyên bố rằng bọn khủng bố đang giật giây, điều khiển báo chí Mỹ ghê lắm. Cụ bảo đó là chuyện khiến cụ hằng đêm lo âu mất ngủ và sự khôn ngoan của kẻ thù là mối bận tâm nhất của cụ hiện nay. (That?Ts the thing that keeps me up at night? What bothers me the most is how clever the enemy is.)
    Báo chí Mỹ, như thế, có tội to lắm. Tiếp tay khủng bố, loan tin thất thiệt để làm hại uy tín quân đội, gián tiếp phá hoại chính sách của nhà nước? rõ ràng là hành vi của lũ phản quốc. Lên án nhau nặng thế thì cụ phải cho anh em coi tí bằng cớ chứ?
    Có ngay, cụ Rumsfeld tức khắc trình toà một bằng cớ chắc nịch, to lù lù. Cụ nói: Bọn khủng bố đang giật dây, điều khiển mọi ngành truyền thông của đất nước này, thí dụ như chúng láo lếu gán cho lính Mỹ tội gây chết chóc cho thường dân ở Iraq và Afghanistan. Chúng nó có thể nói láo, dối trá vô tội vạ. (?oThey are actively manipulating the media in this country? by, for example, falsely blaming U.S. troops for civilian deaths in Iraq and Afghanistan, he said. ?oThey can lie with impunity,? he said, while U.S. troops are held to a high standard of conduct. - Robert Burns - AP)
    Ý cụ muốn nói là giới truyền thông bị khủng bố giật dây, đăng tải những chuyện xấu về lính Mỹ do chúng bịa đặt, thí dụ như chúng bịa chuyện lính Mỹ bắn giết thường dân, và truyền thông Mỹ cứ tưởng chuyện thật, thi nhau loan tải om xòm.
    Vào tháng 8/2006 mà ông Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ còn tin chuyện lính Mỹ tàn sát thường dân là bịa đặt thì kinh khủng thật!
    Khi ấy, ông Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã nhiều lần than phiền lính Mỹ giết nhiều thường dân, đàn bà con trẻ quá, khiến chính quyền của ông giảm uy tín, mất chính nghĩa, khó cai trị. Và cũng đúng vào ngày cụ Rumsfeld lên án bọn khủng bố bịa chuyện, vu cáo lính Mỹ thì toà án quân sự Mỹ đang bận rộn lo xử toán thuỷ quân lục chiến bị nghi là cố tình tàn sát 24 thường dân Iraq ở Ha***ha trong tháng 11/2005. Cùng lúc, một vụ giết dân kinh tởm khác cũng ra toà: tháng 3/2006, tại thành phố Mahmoudiya, một toán 5 lính Mỹ can tội hiếp một bé gái Iraq 14 tuổi và giết luôn bố mẹ, em gái, rồi đốt xác em để diệt nhân chứng và phi tang. Đó chỉ là mấy vụ hiếm hoi không che giấu, chối cãi được.
    Khi ấy, Bộ Quốc phòng cũng đã chi ra khoảng ba chục triệu bồi thường cho những thường dân bị lính Mỹ (vô tình) bắn chết hay bị thương. Một mạng người Iraq được đánh giá cao nhất là 2500 đô, bị thương nặng một ngàn, nhẹ năm trăm. (Trường hợp chết chùm có thể được giá cao hơn chút đỉnh. Thí dụ lính Mỹ bắn vào xe, giết hết cả hai vợ chồng, để lại một đàn con nheo nhóc, thì ngoài 5000 đền hai mạng, có khi lính Mỹ hào phóng đền luôn cho cả cái xe hư nát, ?omạng? xe cũng đồng giá 2500 đô, tổng cộng được 7 ngàn rưởi.) Tiền bồi thường lên đến mấy chục triệu như thế, số thường dân mất mạng đâu có ít.
    Cụ than phiền rằng bọn khủng bố tha hồ nói láo, nói bậy, hàm ý những người chân thật như cụ mà dối trá là bị trừng phạt liền. Nhưng nghe những lời tuyên bố vàng ngọc ấy, người ta thấy cái đặc quyền ?onói láo vô tội vạ? không hề dành riêng cho bọn khủng bố.
    Iran, Syria, Đảng Dân chủ, bọn phản chiến, những người chỉ trích ông Bush, báo chí, truyền thông Mỹ? Danh sách bè lũ đang tiếp sức, phục vụ bọn khủng bố cụ Rumsfeld sưu tầm được coi bộ đã dài. Nhưng cụ thấy chưa đủ, vẫn tiếp tục điều tra, truy lùng. Và cụ lại tóm cổ thêm được một kẻ thù nữa. Nó không thuộc loài người, cũng không là một sinh vật có khả năng ngo ngoe chống đối. Nó là một? danh từ.
    Cuối năm 2005, trong một cuộc họp báo ở Ngũ giác Đài cùng tướng Tham mưu trưởng liên quân Peter Pace, cụ báo tin mừng: Trong dịp nghỉ Lễ Tạ ơn vừa qua, cụ đột xuất khám phá ra cái lý do làm cho bọn khủng bố ở Iraq mạnh khỏe, sống dai, đó là phe ta đã lầm lẫn gọi chúng nó bằng từ: ?oquân nổi dậy? (insurgent). Cụ bảo đó là nhóm người không xứng đáng với danh từ ấy tí nào. Đặt tên lầm, gọi lộn như vậy tai hại lắm!
    Thấy nhiều ký giả kinh ngạc, tròn mắt nhìn cụ như muốn hỏi: Trời đất! Sao mà cụ có thể phát giác được một chuyện hay ho, ghê gớm như thế? Cụ Rumsfeld nhũn nhặn giải thích: Cũng chỉ là nhờ linh hồn cụ bất ngờ gặp được một phút giây mặc khải thiêng liêng đấy thôi. (?oIt was an epiphany.?)
    Tướng Pace, không được hưởng thiên ân mặc khải như sếp lớn, nói về Iraq vẫn cứ dùng từ ?oinsurgent? lia chia. Sợ sếp giận, ông quay qua xin lỗi: ?oTôi đành phải dùng từ ?oquân nổi dậy? vì lúc này tôi chưa nghĩ ra chữ nào hay hơn?. (?oI have to use the word ?~insurgent?T because I can?Tt think of a better word right now.?) Vị sếp mặc khải đầy mình của ông dạy dỗ ngay: Cứ gọi chúng là ?okẻ thù của chính quyền hợp hiến hợp pháp Iraq? (Enemies of the legitimate Iraqi government.)
    Cứ tưởng cụ bịa chuyện giỡn chơi để chọc cười nhà báo, hoá ra cụ không đùa. Cụ rất nghiêm chỉnh. Sau khi nhờ phút mặc khải thiêng liêng, nắm bắt được cái bí mật tạo nên sức mạnh của kẻ thù, cụ đã quyết tâm dùng tài trí mình lập ra một chiến thuật, chiến lược thần kỳ để đánh thẳng vào tận hang ổ, tiêu diệt địch. Và cụ ngồi hì hục soạn một cuốn? tự điển, nhất định phen này dùng văn chương, chữ nghĩa uýnh chết cha cái thằng danh từ ?oinsurgent? đồng lõa với bọn tè rô rít ác ôn, côn đồ.
    Theo Ion Zwitter, chủ bút Avant News, thì tác phẩm văn chương của vị Bộ trưởng Quốc phòng siêu cường Mỹ có tên là: Từ điển Donald: Donald Rumsfeld hướng dẫn phương cách nói lời tích cực. (Donald?Ts Dictionary: The Donald Rumsfeld Guide To Positive Speaking.) Cụ tuyên bố là rất hy vọng những lời hướng dẫn của cụ sẽ giúp (báo chí và dân chúng Mỹ) từ nay biết nói năng, đàm luận ngay đường, thẳng lối vì dùng từ lạc hướng, trật đường rầy là can tội tiếp sức, khuyến khích kẻ thù!
    Tiếc rằng cụ bắt anh em thay danh từ ?oinsurgent? bằng một danh từ dài thoòng loòng, mỏi cả miệng ?oEnemies of the legitimate Iraqi government? khiến nhân dân sợ tuân lời cụ thì? hết hơi, nên cứ ngoan cố tiếp tục dùng những từ ********* rất thoải mái. Kết quả chiến thuật tiêu diệt danh từ ?oinsurgent? của cụ không khá, cũng teng beng, thê thảm như chiến lược tiêu diệt insurgent bằng xương, bằng thịt. Cuối cùng thì khi danh từ mới dài ngoằng đã chết ngỏm và chức Bộ trưởng của cụ cũng được kèn trống om xòm tiễn đưa về nơi chín suối thì ?odanh từ? insurgent và cả bọn ?ongười? insurgent vẫn cứ sống nhăn.
    Kẻ thù không chân dung, không vũ khí, bé tí teo như một ?odanh từ?, cụ cũng thấy rõ, tóm cổ lôi ra trình trước báo chí. Nhưng nửa triệu người bị cụ tước đoạt nguồn sống, sỉ nhục, nở ra thành một tập thể hàng triệu dân Sunni bị đẩy vào đường cùng, chỉ còn cách một mất một còn với đạo quân chiếm đóng, thì cụ lại nhất định không nhìn ra. Khi nhà báo hoặc bất cứ ai thắc mắc về đám quân nhân Iraq bị giải thể, cụ trả lời gọn lỏn: ?oBọn ấy tiêu tan rồi.?
    Không nhận diện được kẻ thù đã đành, những trang sử được ghi chép hàng ngày về những khó khăn, nguy hiểm quân đội Mỹ đang gặp hiện nay, cụ cũng chẳng đọc. Thế nên, thỉnh thoảng cụ được một cú bất ngờ không thích thú chút nào.
    Ngày 8 tháng 12/2004, cụ Rumsfeld đến căn cứ Buehring ở Kuwait ban huấn từ cho 2300 chiến sĩ sắp ra trận, giúp họ lên tinh thần, hồ hởi, phấn khởi tiến vào Iraq diệt trừ khủng bố. Tới phần giải đáp thắc mắc, cụ bị chất vấn nhiều câu rất thiếu phấn khởi. Binh sĩ Thomas Wilson, vệ binh quốc gia bang Tennessee, tiến lên hỏi câu đầu tiên, thành khẩn trình cụ rằng binh sĩ Mỹ đã phải đi? bới những bãi rác trong vùng, kiếm mấy miếng sắt han rỉ đem về gắn vào quanh xe tải, cho nó cứng cáp hơn, để chống bom. Anh hỏi sao quân đội không cung cấp nguồn trang bị cần thiết ấy cho các chiến sĩ sắp vào vùng lửa đạn.
    Không riêng cụ Rumsfeld, có lẽ chẳng ai trong triều đình ông Bush tưởng tượng nổi rằng binh sĩ siêu cường Mỹ, trước khi lâm trận, lại phải đi bới rác lượm đồ che thân. Bị hỏi bất ngờ một câu ?okinh khủng? như vậy, cụ nghệt ra. Anh lính thắc mắc lại được đồng đội vỗ tay hoan nghênh quá xá, khiến cụ bối rối. Rồi một anh lính khác, vệ quốc quân Idaho, thuộc lữ đoàn thiết giáp 116, hỏi bồi thêm: ?oThưa ngài, ngài và quân đội Mỹ đã có biện pháp giải quyết vụ lính tráng chúng tôi thiếu quân trang, quân cụ chưa ạ?? Hai ngàn người lính lại ?ocho một tràng pháo tay tán thưởng? nữa, rồi bàn tán xì xào.
    Đến nước này thì, như phản ứng của hầu hết những ông lớn trên cõi đời khi bị thuộc cấp làm bẽ mặt, cụ nổi đoá. Cụ không dùng quyền uy Bộ trưởng mà trưng ngay cái ?otuổi hạc? của mình ra để trấn áp, tước bỏ quyền tự do ngôn luận của lũ lính tráng ưa thắc mắc bậy bạ. Cụ nạt: ?oNày, bình tĩnh nào, đừng có nhao nhao lên thế, mẹ kiếp! Lão già rồi, mới đang buổi sáng tinh mơ, lão còn đang lo tập trung tư tưởng đây!? (Now, settle down, settle down, Hell, I?Tm an old man, it?Ts early in the morning, and I?Tm gathering my thoughts here.)
    Và sau khi đã truy nã, tóm cổ được các ý nghĩ, gồm thâu chúng về một mối rồi thì cụ bắt đầu giở giọng ngang chướng: ?oNghĩ lại đi, các anh có đem tất cả sắt thép trên đời bao bọc cho xe tăng thì tăng của các anh cũng có thể bị nổ tan tành? các anh có cải tiến bọc thêm sắt thép cho xe Humvee, thì Humvee cũng có thể bị nổ banh càng luôn chớ bộ.? (If you think about it, you can have all the armor in the world on a tank and a tank can be blown up, and you can have an up-armored Humvee and it can be blown up.)
    Humvee cải tiến bọc sắt cũng nổ, xe tăng được bảo vệ bằng tất cả sắt thép trên thế giới cũng không tránh khỏi bị nổ? chính cụ Bộ trưởng đã phán như thế thì các chiến sĩ còn đòi hỏi gì cho mệt, cứ nhảy lên xe đạp, xông ra chiến trường cho nó nhẹ khỏe, đằng nào cũng banh xác thôi.
    Anh lính Wilson có nghĩ đến vụ dùng xe đạp xông ra chiến trường thật. Thấy cụ Bộ trưởng nổi sùng, phát ngôn bừa bãi quàng xiên, anh khiếp quá. Sau đó được phỏng vấn, anh buồn thiu nói: Tôi là lính, nếu phải cỡi xe đạp (ra trận) tôi cũng làm. Nhưng chúng tôi cần được yểm trợ. (I?Tm a soldier, and I?Tll do this on a bicycle if I have to, but we need help.)
    Câu cụ mắng các chiến sĩ trên đây, gợi cảm hứng cho một chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh mình phải phóng xe đạp vào vùng lửa đạn, nghe đã tàn nhẫn, nhưng cũng còn nhẹ. Hôm đó, cụ sỉ vả họ một câu nặng hơn, văn hoa hơn, câu mắng lập tức trở thành danh ngôn, đi vào lịch sử: ?oCác anh lâm chiến với một quân đội mà các anh hiện có, chứ không với một quân đội các anh muốn, hay ước mơ có.? (You go to war with the army you have, not the army you might want or wish to have.)
    Mấy hôm sau Tom Griscom, chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Times Free Press tiết lộ là anh phóng viên chiến trường Edward Lee Pitts đã nhờ Thomas Wilson hỏi giùm câu hỏi ?olượm rác kiếm sắt vụn? ác ôn đó, vì phóng viên không được phép chất vấn cụ Rumsfeld. Nghĩa là nếu không bị nhà báo nhờ thì anh lính Wilson cũng chẳng dám mở miệng làm phiền ai, mà lẳng lặng ra sa trường với những miếng sắt vụn lượm được, có bi nhiêu xài bi nhiêu. Và cụ Rumsfeld đã được yên tâm, hoàn toàn hài lòng hả dạ là đã cung cấp quân trang, quân cụ thật đầy đủ cho binh sĩ.
    Cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa ngài Bộ trưởng và anh lính chiến, chiếm không quá năm, mười phút trong quân sử Hoa Kỳ, đã tiết lộ nhiều điều về tài năng, đức độ và trí tuệ của cụ Donald Rumsfeld.
    Hãy tạm nói về một điều thôi: nó chứng tỏ cụ rất dốt lịch sử, kể cả những trang sử đang mở ra hàng ngày, ghi chép những khó khăn thiếu thốn chết người của binh sĩ Mỹ ngoài tiền tuyến.
    Cụ Bộ trưởng không biết tới những trang sử đương đại đang được binh sĩ của cụ viết bằng máu xương. Nhưng nhân dân Mỹ lại rất rành, nhất là đám nhân dân có con cháu bị cụ gửi sang Iraq. Những ông bố bà mẹ có tiền lẳng lặng bỏ tiền túi ra mua áo giáp cho con. Người nghèo thì họp nhau lập hội, quyên góp tiền bạc, cũng để mua giáp trụ gửi ra tiền tuyến. Cha mẹ cuống quýt lo bảo vệ đám con cái chiến sĩ đã đành. Người dưng nước lã thấy tình cảnh lính Mỹ thê thảm như thế cũng mủi lòng. Tháng giêng 2005, Richard Codey, quyền Thống đốc (acting governor) tiểu bang New Jersey kêu gọi các cơ quan công lực địa phương, tiểu bang và liên bang hãy thâu góp tất cả những bộ áo giáp cũ, hết xài, gửi qua Iraq cho binh sĩ Mỹ chế biến thành sắt gắn xung quanh, bảo vệ chiến xa, đỡ phải đi bới rác vất vả.
  8. SSX

    SSX Guest

    Người Mỹ nói về người Mỹ
    Nhớ cụ Răm phêu (3)
    Sep. 2007 LTĐ-TLW
    Đó là các chiến sĩ nghèo, hoặc thường thường bậc trung. Thi thoảng có chiến sĩ con nhà giầu, như trung sĩ thuỷ quân lục chiến Todd Bowers, được bố bỏ ra 700 đô mua cho khẩu súng trường có ống nhắm, và kính che mắt đàng hoàng. Anh thoát chết nhờ nó. Chờ Bộ Quốc phòng thì đừng hòng có đồ sang như vậy mà xài, và chắc đã ngỏm rồi.
    Chiến xa thiếu sắt thép bao bọc, bảo vệ. Chiến sĩ thiếu áo giáp che thân. Nhân dân biết mà thượng nghị sĩ Christopher Dodd, tiểu bang Connecticut, cũng biết. Ông Dodd vừa xấu hổ vừa tức, vận động Quốc hội bắt Bộ Quốc phòng phải bồi hoàn tiền cho những ông bố bà mẹ vì xót con mà đã bất đắc dĩ tranh việc của cụ Rumsfeld. Chistopher Dodd nói: Đáng lẽ những người mang binh phục của chúng ta không bao giờ phải trông cậy vào tiền bán bánh và nước chanh (cha mẹ họ tổ chức gây quỹ) để mua quân trang, quân dụng cần thiết. (Dodd said men and women in uniform ?oshouldn?Tt have to rely on bake sales and lemonade stands to raise money? to get them the equipment they need. ?" AP). Thế mà rồi Ngũ giác Đài cũng cứ ỳ ra, không chịu bồi hoàn. Cả năm sau, thấy cụ Rumsfeld vẫn lờ tịt, bố mẹ chiến sĩ tưởng cụ quỵt, phản đối nhặng lên, Bộ Quốc phòng của siêu cường lúc ấy mới chịu xuỳ ra tí tiền còm. Chao ôi!
    Tại sao nhân dân lại biết những bí mật quốc phòng mà chính cụ Bộ trưởng Rumsfeld không hề biết? Chắc là nhờ họ chịu khó? đọc báo. Cụ Rumsfeld thì hình như không mất thì giờ cho một việc tầm thường như thế. Cụ đọc văn thư, báo cáo, họp hành? cũng đã hết ngày. Nhưng nếu có hân hạnh quen biết cụ, tôi đã mạo muội trình cụ rằng: Cụ không cần mất nửa giờ, một giờ đọc báo. Mỗi sáng, sau khi cà phê cà pháo, cụ chỉ chịu khó cố gắng tập trung tư tưởng nhanh hơn bây giờ chừng vài chục giây thôi, để coi? hình trên báo, là cụ sẽ rành lịch sử đương đại như ai.
    Như tấm hình hãng thông tấn AP phổ biến tháng 12/ 2004, với lời ghi chú: Tháng vừa qua, trước khi tấn công Fallujah, binh sĩ Mỹ, vì thiếu thiết giáp đã phải cải tiến quân xa bằng ván ép và bao cát (U.S military personel in Iraq have had to improvise because of the armor shortage. Marines prepared a vehicle with plywood and sandbags before last month?Ts assault on Fallujah- AP.) Hình chụp một thuỷ quân lục chiến đang gò lưng buộc những bao cát vào một tấm ván ép gắn trên mui xe.
    Ngắm kỹ bức hình ấy, chỉ mất chừng ba chục giây, cụ sẽ thấy, sẽ hiểu cặn kẽ những trang quân sử đẫm máu ghi danh tính những tử sĩ của cụ, sẽ hiểu tại sao họ tan xương nát thịt dễ dàng, sẽ không ngẩn người, ngạc nhiên rồi nổi sùng khi nghe họ than thở phải đi bới rác lượm sắt vụn, kiếm đồ che thân cứng hơn? ván ép!
    Khỏi cần đọc tin, cứ coi hình không thôi, tốn rất ít thì giờ và sức lao động, là uyên bác liền. Cụ vẫn không thèm làm. Chắc cụ tập trung tư tưởng hơi chậm mỗi buổi sớm, lại này có một niềm tin sắt đá rằng báo chí, truyền thông Mỹ đang bị kẻ thù thao túng, lừa bịp, tin tức hình ảnh họ công bố đều là chuyện do bọn khủng bố bịa đặt để bêu xấu Mỹ cả.
    Binh sĩ Mỹ có cụ Bộ trưởng không rành lịch sử, lại khó tính, bị mắng oan, và chắc chết oan hơi nhiều. Nhưng riêng kẻ viết bài này thì nhờ mấy phút cụ Rumsfeld nổi đoá mà hưởng lợi. Tôi được dịp thấy thêm vài bí mật khôi hài của Bộ Quốc phòng và những đặc điểm trong nhân cách ngài Bộ trưởng.
    Khoảng một tuần sau những giây phút căng thẳng giữa cụ Bộ trưởng và các chiến sĩ, có lẽ để giúp lính Mỹ ra trận trong những chiến xa được che chở bằng bao cát và ván ép đỡ lo, tướng tư lệnh không quân John Jumper tuyên bố đã biệt phái không đoàn C-130 qua tăng cường, đỡ gánh nặng cho bộ binh trong công tác vận tải. Ông nói: chủ đích là đưa những xe tải ra khỏi những lộ trình nguy hiểm (The simple objective is to get trucks off the roads and out of harm?Ts way.)
    Theo các bản tin của UPI và Eric Schmitt (NYT News Service) thì chưa tới 25% xe tải quân đội Mỹ dùng ở Iraq được bọc thép cải tiến. Thế nên, những đoàn quân xa vận tải này không trông cậy ở sự che chở của sắt thép mà ở? tốc độ. Cứ phóng cho thật lẹ thì may ra thoát trúng mìn chôn trên đường, hoặc ổ phục kích. Chiến thuật ?ochạy thần tốc? kỳ diệu này không thành công hoàn toàn, con số thương vong trung bình hàng tháng vẫn cao.
    Nhờ tướng Jumper cho thêm vận tải cơ C-130 tăng cường, tháng trước, không quân đã giúp 400 xe tải và 1050 người vừa tài xế vừa binh sĩ hộ tống thoát khỏi cảnh chạy đùng đùng trên những trục lộ nguy hiểm. 44 xe Humvees bọc sắt cũng được ?obay? từ Kuwait sang Iraq, khỏi chạy bộ như trước, thường chưa tới nơi đã tan nát cả người lẫn xe.
    Và đây là chỗ ly kỳ: Tướng không quân John Jumper mới tung ra những biện pháp giúp đỡ quí hoá đó vào tháng 11-2004, nghĩa là khoảng một tháng trước khi lời than ?ophải lượm sắt vụn trên bãi rác? của chú lính Thomas Wilson được cụ Rumsfeld và cả thế giới nghe.
    Như thế lòng tốt của tướng Jumper đến trễ khoảng 18 tháng, sau khi đã có hơn 1,300 lính Mỹ chết và hơn 10,000 bị thương, phân nửa do bom mìn chôn dọc đường. Trong thời gian ấy, không quân cũng có yểm trợ lục quân trong việc vận tải tiếp tế. Nhưng phải đợi đến lúc tướng Jumper can thiệp, sự yểm trợ đó mới hết mình, hết sức. Nghĩa là không quân Mỹ trước đây đã chẳng biết cặn kẽ, đầy đủ về những khó khăn chết người của lục quân, những khó khăn họ có đủ nhân vật lực giúp giải quyết một phần lớn.
    Tướng Jumper nói ông biết đến tình trạng bi đát của bộ binh là nhờ mới viếng thăm Iraq, nói chuyện với các cấp chỉ huy chiến trường. Ông thú thực là khi ?obiết?, ông hơi giận (Jumper traveled to Iraq last month to put ?ofresh eyes? on the problem and, as he put it to reporters, ?ohad a little fit while I was there.?- UPI). Vậy là ông không biết những chuyện đáng giận ấy nhờ dự, hoặc đọc biên bản, một cuộc họp tham mưu liên quân. Trong những buổi họp này, đại diện các quân binh chủng trao đổi tin tức chiến trường và trình bày những khó khăn mình đang gặp để các đơn vị bạn biết mà tìm cách giúp đỡ, yểm trợ, tăng viện v.v?
    Phải chăng Bộ Quốc phòng của cụ Rumsfeld không có một món mà tất cả những cuộc hành quân lớn phải có: những cuộc họp tham mưu liên quân?
    Nói chơi vậy thôi. Cụ có một ông tướng Tổng tham mưu trưởng liên quân lúc nào cũng kè kè bên cạnh, chắc là các quan lớn họp hành khiếp lắm. Có họp lia chia đấy, nhưng, chứng kiến cảnh cụ sỉ vả các chiến sĩ bới rác lượm sắt vụn, ta hiểu nội dung những cuộc họp ấy hẳn là đặc biệt, khác đời: chỉ có những báo cáo thắng lợi, những chuyện làm vui tai cụ Bộ trưởng được nói lên. Không anh nào dám hé răng trình làng những chuyện tiêu cực, bi đát. Biên bản buổi họp trình cụ mà có léo nhéo lời rên rỉ của những đứa không chịu ?ora trận với cái quân đội mình đang có? là chết với cụ.
    Chuyện tự kiểm duyệt, tự ý đục bỏ chắc không chỉ xảy ra trong những phiên họp. Quân nhân các cấp, từ binh nhì đến tướng tá Mỹ hình như đều biết cụ Rumsfeld rất ghét chuyện than phiền, những tin tức xấu, và hận thù ra mặt những người dám suy nghĩ, nhận định, tính toán không giống cụ. Một ông tướng, chỉ vì dại dột trình Quốc hội rằng muốn chiếm đóng Iraq, phải dùng một quân số nhiều gấp bội số quân cụ Rumsfeld đang dùng, thế là bị buộc về hưu non. Ngày lễ tiễn đưa ông tướng về vườn, cụ
    không thèm đến dự, để cho những vị tướng không a dua với cụ phải lạnh cẳng, từ nay hết dám giỡn mặt tử thần.
    Tướng tá còn sợ mất chức, bị lột lon, chứ anh binh nhì Thomas Wilson thì lon lá gì, đâu có thể bị giáng chức xuống binh ba, binh bốn nữa? thế mà cũng phải nhân dịp bị nhà báo nhờ, anh mới dám mở miệng. Mà cụ đáng sợ thật; lời than thở của anh lính có nguy cơ chết tan xác trong một tương lai gần không hề làm cụ nao núng, mềm lòng. Cụ đã sùng lên, sỉ vả anh chí chạt.
    Ý nghĩa sự giận dữ của hai nhà lãnh đạo quân đội Mỹ khác nhau xa. Cụ Rumsfeld giận vì bị nghe một sự thật không êm tai. Tướng không quân Jumper giận vì biết sự thật hơi trễ. Nhưng chúng liên quan mật thiết. Những cơn ?ogiận sự thật xấu xí? của cụ là nguyên do khiến ông ta biết sự thật trễ một năm rưỡi. Và chính cụ, nếu không có anh lính bị nhà báo xúi bậy, chắc sẽ trễ cả đời.
    Năm ba phút lời qua tiếng lại giữa cụ Bộ trưởng và anh chiến sĩ đã cung cấp nhiều dữ kiện, chỉ dấu, giúp ta nhìn thấy - ngoài nguyên do thầm kín của những ?ochậm trễ? chết người ở Ngũ giác Đài - vài bí mật trong tâm hồn cụ Donald Rumsfeld. Chỉ riêng câu nói, nghe văn hoa, rổn rảng như danh ngôn: ?ora trận với quân đội anh hiện có?? đã cho phép ta vững tin kết luận rằng: cụ là con người thích ?ođội trên, đạp dưới? tâm địa khá tàn nhẫn.
    Để mắng mỏ lính, đâu cần một cái miệng có gang, có thép cao quí của ngài Bộ trưởng. Ở dưới đáy hệ thống quân giai, trên đầu anh lính trùng trùng điệp điệp sếp lớn, sếp nhỏ. Trong quân trường, suốt giai đoạn huấn nhục đầu tiên, anh ta đã phải học tập tuyệt đối tuân lệnh cấp trên. Từ ngày đó, thầy cai, thầy đội đã có quyền chửi bới, ra lệnh cho anh xông vào chỗ chết. Cụ Rumsfeld co cẳng đạp những tướng tá dưới quyền đủ rồi, cần gì phải đạp túi bụi lên đầu mấy anh binh nhì cắc ké.
  9. SSX

    SSX Guest

    Người Mỹ nói về người Mỹ
    Nhớ cụ Răm phêu (4)
    Sep. 2007 LTĐ-TLW
    ?oĐạp dưới? như thế, còn ?ođội trên?? Không có bằng cớ trực tiếp, nhưng câu mắng văn hoa của cụ dùng sai chỗ cũng thể hiện nhiều điều. ?oRa trận với quân đội anh hiện có?? lời nói kiểu cách, hàm ý buộc tội đòi ?okén cá chọn canh? ấy rót vào tai lính thì oan cho họ. Họ có quyền chọn lựa đâu. Những món quân đội sẵn có như vũ khí, chiến xa họ cũng chẳng được chọn. Quân đội Mỹ chắc chắn có những khẩu súng với ống nhắm tối tân hơn súng của các ông bố bỏ tiền túi ra mua cho chiến sĩ, có nhiều thiết giáp bọc thép cứng rắn hơn bao cát và ván ép nhiều. Nhưng các đồng đội của anh lính Wilson chỉ được quyền chọn lựa đi bới những đống rác thôi.
    Người thực sự được chọn lựa một món to tát như quân đội là ông Tổng tư lệnh tối cao quân lực Hoa Kỳ. Nếu không hèn, ít sợ cấp trên, cụ Rumsfeld đã hiên ngang nói câu đó với Tổng thống Bush, khi ông này sửa soạn khởi chiến. Nếu có tí kiến thức căn bản về quân sự, chịu khó đọc sách, học được những bài học lịch sử về sự khó khăn, nguy hiểm thường đến với những đoàn quân chiếm đóng dài ngày trên đất địch, cụ đã có thể giảng thêm cho ?otrên? rằng: ?oTổng thống ra trận với quân đội hiện có, giao tranh thì thắng lớn, nhưng chiếm đóng thì có thể sa lầy, không phải lúc nào cũng ngon ăn, làm gì cũng thắng cả, như ông mơ ước đâu.?
    Lúc ấy, nếu có can đảm và chút hiểu biết, khôn ngoan, dám ngửa mặt, hiên ngang nói với ?otrên? như thế, rất có thể bây giờ cụ đã khỏi mất công ?ođạp dưới?.
    Nhưng chắc cụ đã đội kỹ lắm, nên nay mới bị lính tráng chúng nó làm rộn tuổi già, phải đạp túi bụi. Cụ ?ođội? tài tình cỡ nào tôi không biết, nhưng ?ođạp? thì hung bạo, tàn nhẫn hơn người. Nghe chiến sĩ của mình than: trên đường đi bảo vệ tổ quốc, họ thường phải ghé qua bãi rác bới tìm loạn xạ, cụ không hứa hẹn giúp đỡ, chẳng thèm an ủi một lời, mà thẳng cánh nguyền rủa: Này, chúng mày có bọc hàng tấn sắt thép quanh mình thì ra trận cũng cứ bị nổ tan xác cả lũ, các con ạ!
    Với các chiến sĩ, cụ chửi mắng, nguyền rủa nặng lời biểu lộ một cái tâm ác độc hiếm có. Với nhân dân, báo chí Mỹ, thỉnh thoảng cụ lại khơi khơi nói lời ngang chướng, sẵn sàng thể hiện cái tính khinh thường, coi rẻ thiên hạ đến mức lạ lùng.
    Tháng 8/2003, Mỹ mời Liên hiệp quốc mở văn phòng đại diện ở Baghdad, tiếp tay Mỹ bình định cái đất nước phe ta vừa chiếm đóng được khoảng 5 tháng. Văn phòng đại diện bị khủng bố đánh bom ngay, ông đại diện và hơn hai mươi người chết, khoảng 100 người bị thương. Báo chí, nhân dân Mỹ, và có lẽ cả thế giới, hướng về cụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, chờ nghe những lời vàng ngọc. Cũng như nhân dân trong một thành phố mất an ninh, trộm cướp tứ tung, lắng nghe tiếng nói của vị cảnh sát trưởng. Thường thì họ được nghe quan lớn cho biết ngành công lực đã có những biện pháp gì để đối phó, dân chúng nên làm gì để tự bảo vệ và tiếp tay với chính quyền, rồi cuối cùng là đôi lời trấn an.
    Cụ Rumsfeld, cùng với tướng John Abizaid, cũng họp báo, đúng thông lệ. Nhưng lời lẽ cụ rất lạ, không giống ai.
    Đây là nguyên văn lời cụ phán về vụ văn phòng đại diên Liên hiệp quốc bị tấn công:
    ?oTerrorist activity has been going on in our world for a long time,? Rumsfeld said. ?oIt is going on today. There is hardly a month that goes by where there?Ts not some relatively significant terrorist act that occurs somewhere.? (Robert Burns ?" AP) (Cụ Rumsfeld nói: Hành động khủng bố đã diễn ra từ lâu rồi trong thế giới của chúng ta. Ngày nay nó cũng đang diễn ra đấy. Khó mà thấy có tháng nào qua đi mà lại không hề có một vụ khủng bố đáng kể xảy ra ở một nơi nào đó trên cõi đời này.)
    Hãy tưởng tượng: Thành phố Los Angeles thình lình xảy ra nhiều vụ giết chóc tàn bạo. Báo chí, dân chúng hoang mang, sợ hãi, nóng lòng muốn biết ngành công lực đối phó ra sao. Ông cảnh sát trưởng LA họp báo. Thay vì cho dân chúng biết ông đã tăng cường các biện pháp an ninh gì, dân chúng phải tiếp tay cảnh sát, các thám tử thế nào, nên làm gì để phòng thân v.v? thì ông lại tà tà buông lơi một câu triết lý vụn rằng: ?oTrong thế giới loài người, chuyện giết chóc đã xảy ra đều đều từ lâu. Hôm nay cũng có một bà xấu số nào đó đang bị giết đấy. Khó mà thấy có một tháng nào qua đi mà lại không có năm bảy vụ bị giết một phát đáng kể ở chỗ này, chỗ kia trên cõi đời này!?
    Nói xong, ông cảnh sát trưởng kiêm triết gia ngành giết chóc bình thản cắp đít đi xuống. Thị trưởng, các nghị viên hội đồng thành phố chắc nhảy nhổm. Các giới chức trong nha cảnh sát LA chắc cũng hoảng vía, xúm xít lại yêu cầu ông Sếp nên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cho đầu óc đỡ căng thẳng, lộn xộn, và khẩn trương hộ tống sếp đi thăm một bác sĩ tâm thần.
    Nhưng Tổng thống, Quốc hội và truyền thông báo chí Mỹ không tỏ ra băn khoăn, thắc mắc tí tẹo nào. Và Bộ trưởng Quốc phòng, kiêm triết gia nghiệp dư Donald Rumsfeld, sau đó, tiếp tục dùng cái trí tuệ dị thường của mình để điều khiển cuộc chiếm đóng Iraq, chống khủng bố, bảo vệ nước Mỹ và ?onền văn minh của nhân loại? (Triều đình ông Bush luôn nhắc nhở thế giới là nếu bọn Hồi giáo quá khích thắng, nền văn minh của nhân loại hôm nay sẽ bị tiêu diệt cấp kỳ.)
    Có lần, bị hỏi về chuyện ?otừ chức?, cụ than: nộp đơn hai lần rồi mà Tổng thống Bush không cho. Quả thực, sau khi xảy ra vụ binh sĩ Mỹ hành hạ tù nhân Iraq, ông Bush sợ cụ ngượng, quyết liệt từ chức thật, vội đích thân qua Ngũ giác Đài an ủi, vuốt ve cụ cật lực. Ông lôi cả nước Mỹ vào cuộc năn nỉ. Ông bảo nhân dân Mỹ đang chịu ơn cụ ghê lắm, dứt áo từ quan sao đành.
    Thế thì lỗi đâu chỉ ở cụ. Ngài Tổng tư lệnh tối cao quân lực Hoa Kỳ cũng có tội hơi nặng. Ông đã không thấy nơi cụ Rumsfeld những triệu chứng tinh thần suy thoái của tuổi già.
    Sự tác hại của tuổi già và áp lực công việc đè nặng lên cụ Rumsfeld đã hiện ra rất sớm. Khi cụ đứng trước thiên hạ, buông lời triết lý vụn về hoạt động của khủng bố thì ta phải hiểu là chiến tranh Iraq đã khiến cụ lẩm cẩm, lú lẫn mất rồi. Nếu lúc đó ta sợ cụ quá, nhất định không chịu hiểu, thì sau này chính cụ lại dõng dạc khai bệnh cho mà hiểu (Mỹ thường nói là ?okêu gào xin được cứu - crying for help?) rằng cụ đã già rồi, không chịu nổi cảm giác bị làm rộn trong những buổi sáng tinh mơ.
    Hãy so sánh hai cái ?ođau? ở đây. Những binh sĩ Mỹ, thuộc vào quân đội của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, mà phải ra bãi rác lượm đồ che thân, chắc vừa đau vừa hận, rồi những ngày tới, vào chiến trường Iraq, đi tuần đụng phải mìn bom, cái ?ođau? sẽ lên tột đỉnh, nhưng họ vẫn bình tĩnh. Còn cụ Bộ trưởng, sơ sót trong nhiệm vụ, nghe lính than phiền hơi ồn ào, chỉ bị ?ohurt? cái ?ofeeling? thôi, cái đau nhẹ hều. Thế mà cụ đã đau quá là đau, đau phát khùng lên, cất lời rủa xả thật tàn nhẫn những con người sắp hy sinh vì tổ quốc. Có lẽ vì tuổi tác làm cụ quá nhậy cảm, ích kỷ, dễ cáu kỉnh, giận dữ, sức chịu đau kém xa thời trai trẻ.
    Hãy cứ đổ tại tuổi già, để khỏi phải nghĩ rằng Donald Rumsfeld xưa nay vốn là con người độc ác, kiêu căng.
  10. Po210

    Po210 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    45
    Đọc mấy bài của bác SXX thấy tình trạng lính Mỹ ở Iraq thê thảm quá. Tự nhiên lại thấy thương lính Mỹ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này