1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - Phần 2

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ptlinh, 24/11/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX

    SSX Guest

    Người Mỹ nói về người Mỹ
    Seymour Hersh: Việt Nam, Iraq - và ngày mai là Iran?
    R. Schaper - J. Carley
    nguồn: web Phật giáo
    Nguồn tiếng Đức: Der Tagesspiegel, 28.09.2007 (Berlin, CHLB Đức)
    http://www.tagesspiegel.de/kultur/Seymour-M-nbsp-Hersh-Demokratiepreis-2007;art772,2388875
    http://www.spiegel.de/politik/ausland/0,1518,508353,00.html
    http://www.taz.de/index.php?id=digitaz-artikel&ressort=sw&dig=2007/09/29/a0142&no_cache=1&src=GI
    [​IMG]
    ND: Seymour Myron Hersh (8/4/1937 tại Chicago) là một nhà báo Mỹ, người đã từng đoạt giải báo chí Mỹ Pulitzer Prize. Ông thường viết bài cho tạp chí New Yorker trong lĩnh vực quân sự và an ninh. Công lao của ông được nghi nhận rộng rãi lần đầu tiên năm 1969 khi phanh phui vụ thảm sát Mỹ lai-Việt nam và sự bao che của QĐ Mỹ trong cuộc chiến tranh VN.
    Loạt bài phóng sự điều tra năm 2004 về ngược đãi tù nhân tại nhà tù Abu Ghraib đã gây được nhiều chú ý. Ông cũng đã nhận được giải thưởng lần thứ 4 George Polk năm 2004 vinh danh công lao đóng góp cho của các bài phóng sự điều tra trung thực.
    Năm 2006 ông viết bài điều tra các kế hoạch của QĐ Mỹ tấn công Iran, trong đó có trích dẫn Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử để chống lại đất nước Iran.
    Phỏng vấn Seymour Hersh
    Xin chúc mừng ông, Mr. Hersh! Tại Berlin ông được trao "Giải thưởng Dân chủ" ("Demokratie-Preis") [1] , còn ở trên chính xứ sở của mình thì ông lại bị chính quyền Bush lăng mạ rằng ông là một kẻ phản bội và nói dối.
    Ôi dào, điều này thì chẳng có gì đặc biệt. Tôi đã quen với điều này từ thời chiến tranh Việt Nam. Và được nhận giải thưởng thì bao giờ cũng là một điều thích thú.
    Bài báo gây chấn động đầu tiên của ông là phóng sự vạch trần cuộc thảm sát tại Mỹ Lai (Việt Nam) vào năm 1969, đến năm 2004 ông lại tiếp tục đem ra ánh sáng xì căng đan tra tấn tù nhân ở Abu Ghraib (Iraq). Đối với các nhà báo, tình trạng nói chung có thay đổi gì không từ dạo ấy đến giờ?
    Các vị hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, chúng ta đang ngồi đây trong một khách sạn nằm kề bên Cổng Brandenburg [2] . Đã có một vài thay đổi trên thế giới. Nhưng đồng thời cũng có những thứ chẳng đổi thay gì cả. 40 năm sau cuộc chiến tranh ngu xuẩn và không cần thiết chống lại một nền văn hoá Đông Nam Á xa lạ, một cuộc chiến tranh được bắt đầu bằng những giả định sai lầm và khiến Hoa Kỳ rốt cuộc phải nhận thất bại thảm hại, có ai ngờ rằng Hoa Kỳ lại lặp lại ở Iraq đúng những lỗi lầm trầm trọng mà nó đã mắc phải ở Việt Nam? Bởi có thứ đã chẳng chút mảy may thay đổi, đấy là: Cái năng khiếu đáng kinh ngạc của những kẻ cầm quyền: năng khiếu giết người hàng loạt.
    Có bao giờ ông có cảm giác mình như là một thứ "khủng long" của bộ môn báo chí chuyên điều tra và vạch trần (investigative)?
    Internet và Blogs đã làm thay đổi nhiều thứ. Và ngành báo chí Hoa Kỳ hiện nay đang có nhiều vấn đề. Internet đã lấy đi của nó nhiều thu nhập từ quảng cáo, và các nhà xuất bản đã phản ứng như thế nào? Họ đóng cửa các văn phòng của họ ở nước ngoài, sa thải phóng viên và hạn chế công tác phóng sự. Thay vì tìm cách làm cho sản phẩm của họ hấp dẫn hơn thì họ lại tàn phá nó. Mà các nhà báo cũng có phần lỗi của mình. Chúng tôi đã thành những người có tiền bạc rủng rỉnh và cũng trở nên biếng nhác, dễ dãi với mình. Lúc bắt đầu bước vào nghề báo, thời những năm 60, tôi đã làm việc và chung đụng với những biên tập viên làm việc cật lực, những kẻ không xuất thân từ đại học. Đấy là những con người thật sự có đầu óc. Ngày nay thì các phóng viên tinh ranh hơn và đồng thời cũng ngu xuẩn hơn - Các vị chỉ cần liên tưởng đến bộ phận báo giới túc trực ở Washington.
    Tổng thống Clinton bị tấn công vì bất cứ một chuyện nhỏ nhặt nào, còn Tổng thống Bush lại được để yên một thời gian dài, mà có phê bình chỉ trích thì cũng chẳng gây ấn tượng nào ở ông ta. Tại sao lại thế?
    Xin các vị đừng quên ngày 11 tháng 9. Truyền thông Hoa Kỳ đã gia nhập vào dàn đồng ca để hát bài: Chúng ta phải bắt những tên tội phạm! Tại sao chúng tôi đã chấp nhận những hành động vi phạm nhân quyền ư? Nước Mỹ muốn trả thù và khối truyền thông vỗ tay cổ vũ. Chúng tôi đã không nhận ra bản chất của sự việc - những trò dối trá của chính phủ, những bản tường trình về cái gọi là vũ khí giết người hàng loạt của Iraq. Không ai đặt câu hỏi về tính đạo đức của cuộc chiến tranh này, thực sự vẫn chưa có ai. Những câu hỏi then chốt vẫn chưa được đặt ra. Chúng tôi phải suy nghĩ rốt ráo hơn nữa là đất nước của tôi - nước Mỹ - đang làm cái gì.
    Thế nghĩa là sao? Ông nghĩ rằng đấy vẫn là một nhiệm vụ của báo chí ư?
    Người ta phải đặt câu hỏi: Liệu tầng lớp lãnh đạo của chúng tôi có mất sáng suốt đến độ rồi họ sẽ tấn công Iran? Liệu chúng ta có đang đứng trước một cuộc khủng hoảng thế giới to lớn và nó sẽ nuốt trọn chúng ta trong những thập niên tới? Con số những nạn nhân dân sự ở Iraq rõ ràng là cao hơn ước đoán rất nhiều. Chúng ta chẳng bận tâm chút nào về bi kịch trợ giúp nhân đạo những người tị nạn trốn chạy khỏi Iraq, và xin hãy liên tưởng đến những người tị nạn Palestine. Tất cả đều là những con người bị bứng ra khỏi gốc rễ của họ - không ai mường tượng được hết là điều này về lâu về dài sẽ có ý nghĩa gì.
    Nhưng ta không thể qui trách nhiệm về điều này cho riêng một mình chính phủ Bush.
    Đúng như thế. Các chính phủ châu Âu đã xử sự quá ư hèn nhát vào thời điểm cần buộc Bush phải trực diện với những hậu quả sinh ra từ một cuộc chiến tranh với Iraq. Và có một kẻ đã nhận ra điều này, đấy là Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, dẫu bình thường ông ta có điên tới mức nào đi chăng nữa: châu Âu đã chẳng làm gì cả. Giờ thì Chavez đang huy động nhiều nước, cả ở châu Á, để hình thành một liên minh chống lại Hoa Kỳ. Chung qui cũng vì thế giới phương Tây đã thất bại.
    Năm 2005 ông đã cho công bố trên tờ New Yorker một bài điều tra lớn về những kế hoạch tấn công Iran của chính phủ Mỹ. Hiện nay ông đánh giá tình hình như thế nào?
    Tôi không phải là một chính khách, tôi không biết tường tận. Nhưng tôi nghĩ rằng khả năng xảy ra một cuộc tấn công Iran đã không giảm bớt.
    Có nghĩa rằng mọi vạch trần tố cáo đều vô tác dụng?
    Điều bất ngờ cho Toà Bạch ốc là một bộ phận lớn của báo chí Mỹ đã tỏ ra tin tưởng Bush về việc phải gia tăng quân số tại Iraq. Việc gia tăng quân số này thực chất chỉ để nhằm thực hiện một cuộc "thanh lọc về sắc tộc". Người Shiite đã biến mất khỏi một số tỉnh nhất định [3] . Tình hình có vẻ đã yên ắng hơn: Người ta không thể giết ai nữa khi ở đấy chẳng còn ai mà giết. Iraq xem như đã thất bại, tình hình ở Afghanistan thì rất xấu. Bush còn nắm quyền 16 tháng nữa. Tôi thấy nguy cơ của một cuộc leo thang chiến tranh.
    Với những chính trị gia đã bị ông kiên trì điều tra và viết về họ, ông có cảm nhận như đấy là một mối tư thù hay không?
    Tôi muốn kể cho các vị điều này: Tôi có một vị nha sĩ tuyệt vời, và đối với ông ta, chữa răng cho một người của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hoà hay bất kỳ ai khác thì cũng như nhau mà thôi. Tôi cũng xử sự đúng y như thế trong tư cách nhà báo. Niềm đam mê và trực giác của tôi đem tôi đến với một số đề tài nhất định. Nhưng những sự kiện thực tế vẫn là yếu tố quyết định.
    Ông cũng là một "người tạo ra dư luận".
    Trước cuộc chiến tranh Iraq thì tất cả những đánh giá, nhận định khách quan đều cho rằng: Cuộc chiến tranh này sẽ thay đổi nước Mỹ mạnh mẽ hơn những gì nước Mỹ có thể thay đổi ở Iraq. Bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế. Bush là vị Tổng thống tệ lậu nhất mà nước chúng tôi từng có. Không phải chỉ là chuyện dầu hoả, mà hẳn Bush còn thực sự tin tưởng vào (việc truyền bá) dân chủ, và chính điều này lại là điều khiến ta kinh hãi. Đây không phải chỉ là chuyện của riêng cá nhân tôi. Tôi luôn luôn giữ khoảng cách, dưới thời vợ chồng Clinton cũng đã như thế. Tôi không muốn được bất cứ vị Tổng thống nào mời tiệc tùng. Tôi không muốn dự phần vào những trò có tính lễ nghi này. Mà ngược lại thì họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mời tôi đâu. Xưa nay chưa từng có vị Tổng thống nào chịu nổi được tôi. Và tôi xem đấy như là một lời khen.
    Thế Tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ có thể thay đổi được điều gì?
    Tôi e rằng sẽ chẳng thay đổi được gì nhiều. Chúng tôi sẽ phải bắt đầu ra tay xoá bỏ cái tình trạng bất hạnh đầy khó khăn này. Nếu Barack Obama được bầu thì chúng tôi sẽ có một hình ảnh tốt đẹp hơn tại những nước thế giới thứ ba. Nhưng chắc Obama sẽ không thành công. Tôi hoàn toàn không chắc rằng Đảng Dân chủ sẽ thắng.
    Nghe ông nói thì thấy ông cực kỳ bi quan. Ông không tin rằng sẽ có một sự thay đổi ở Washington nữa hay sao?
    Nhiều thứ ở Hoa Kỳ nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng hoà, họ muốn được bầu lại. Và Đảng Dân chủ thì đã thất bại thảm hại trong trong mảng đề tài chiến tranh, họ sa vào mọi cái bẫy mà chính quyền Bush đã giăng. Và trong vấn đề Iran: Chính Barack Obama và Hillary Clinton cũng bị sức ép nặng nề từ phía Israel và Uỷ ban Do Thái Hoa Kỳ (American Jewish Committee), uỷ ban này ủng hộ việc ném bom Iran. Và chuyện này dĩ nhiên liên quan đến rất nhiều tiền mà người ta cần cho việc tranh cử. Nhưng biết đâu Hillary sẽ làm chúng ta bị bất ngờ, trong trường hợp bà đắc cử.
    Trong bài đọc của ông tại buổi lễ trao giải ở Berlin, ông phát biểu rằng việc chỉ trích gay gắt giới lãnh đạo chính trị của chính nước mình tại xứ người là một điều đau đớn. Đối với ông, thế nào là một người yêu nước?
    Các vị thực tâm muốn biết điều này ư? Vấn đề ở đây là lòng tin cậy. Tôi không nói dối vợ tôi, tôi không nói dối con tôi. Những gì đúng trong gia đình thì cũng có giá trị với chính trị. Người ta không lừa dối kẻ khác. Ngay chính những kẻ nắm trong tay quyền sinh sát cũng phải hành xử như thế. Johnson, Nixon, Kissinger, họ đều là những kẻ nói dối.
    Thế nào là định nghĩa của ông về một chính thể bạo quyền?
    Chúng tôi không sống dưới một chính thể bạo quyền. Không, chưa đến độ như thế. Thế nhưng bảy năm vừa qua đã chỉ ra rằng dân chủ là một thứ dễ vỡ. Một lớp vỏ cực mỏng, nhưng lớp vỏ này vẫn chưa bị vỡ. Chiến tranh thường đi kèm với chuyện tham nhũng thối nát, và cuộc chiến tranh Iraq là cuộc chiến tranh thối nát nhất mà chúng ta từng chứng kiến. Quả là có nhiều điều kích thích tôi! Tất cả rồi sẽ được phanh phui, đấy chỉ là vấn đề thời gian. Nhưng chuyện Iran đối với tôi hiện nay quan trọng hơn. Tương quan chiến lược tổng thể là quan trọng.
    [1]Ngày 26.09.2007 vừa qua tại Berlin, Seymour Hersh đã được trao "Giải thưởng Dân chủ" của tờ tạp chí Đức Blätter für deutsche und internationale Politik cho những phóng sự mang tính phê phán của ông, theo lời ban phát giải: "Ông là người đã dùng phương pháp (làm báo) điều tra và vạch trần để kiểm soát bộ máy quyền lực của đất nước ông", và: "Từ 40 năm nay ông là người soi rọi cơ cấu của quyền lực như chưa từng có ai đã làm được như thế". (Tất cả chú thích đều của người dịch)
    [2]"Brandenburger Tor": nằm tại Berlin, một thời được xem như là biểu tượng của một nước Đức bị chia cắt.
    [3]Một trong những "thành công to lớn" của chiến dịch mang tên "Surge" - được phát động từ tháng 01.2007 như là một phản ứng của chính quyền Bush trước tình hình bi thảm tại Iraq - là việc hơn 100.000 người Shiite đã phải rời khỏi tỉnh Anbar và hiện nay đang phải sống trong những khu nhà ổ chuột của Bagdad.
  2. SSX

    SSX Guest

    Tiếp theo bài đã đăng tại
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-72.ttvn về F-22 Raptor. Nay lại có bài phục vụ các quí vị.
    Ưu thế tuyệt đối nước Mỹ: những phi đội F-22 hoen gỉ
    Pоrtugal 24/10/2007
    Chương trình chế tạo máy bay F-22 Raptor đã bộc lộ nhiều vấn đề với F-22, chiếc máy bay được quảng cáo hiện đại bậc nhất thế giới của nước Mỹ trị giá hơn 130,000,000 đô la mỗi chiếc và nếu tính cả giá thành cho nghiên cứu, thiết kế, phát triển cũng như các chi phí khác thì đã gần lớn hơn con số trên 3 lần.
    [​IMG]
    (Hình ảnh cho thấy cái gì xảy ra khi máy bay có vòm kính được
    mở bằng phần mềm máy tính, trong khi viên phi công ngồi chờ
    đợi 5h đồng hồ, hẳn anh ta có thời gian để suy ngẫm cái gì sẽ
    đến khi anh ta đang bay mà phải thoát hiểm?)

    Các nhà chế tạo máy bay F-22 đã biết về vấn đề ăn mòn 10 năm nay, và bây giờ để khắc phục hậu quả lại phải tốn kém hàng triệu đô la nữa tại Hill. Các thành phần của một số cơ cấu pa-nel làm cho F-22 rất nhạy cảm với vấn đề ăn mòn. Các quan chức quân lực thậm chí đã nghĩ đến việc thay đổi thiết kế để giải quyết vấn đề.
    Nhưng việc này đã chậm cả thập kỷ trong một chương trình thực sự rối rắm với các thất bại, mỗi khi sửa đổi là sai lầm thiết kế lại xuất hiện. Bây giờ khoảng 2 phần 3 các phi đội Raptor đang lo lắng vì bị ăn mòn, và thúc giục không lực Mỹ phải mau chóng đẩy nhanh quá trình đưa máy bay đến căn cứ không quân Hill tại bắc Utah để sửa chữa cỡ depot-level.
    Nick Schwellenbach, chuyên gia điều tra nghiên cứu trong chương trình giám sát quốc gia của dự án chính phủ nói: ?oNhư vậy là phi cơ hiện đại nhất, đắt đỏ nhất thế giới bây giờ đang ở trong xưởng để sửa chữa vì một điều đơn giản mà một ai đó đã phát hiện nhiều năm trước?? (người đã ?ophát hiện? có phải là ông chăng?)
    Ông còn nói: ?oTôi từng muốn nói tôi đã bị xúc phạm, và đó là sự sỉ nhục,? nhưng tất cả điều đó đã là quá phổ biến.?
    Từng được dự định đưa vào biên chế cho quân đội năm 1997, Raptor đã gặp hoạ vì bị đội chi phí quá lớn và trì hoãn kéo dài.
    Vẫn còn chưa rõ mức độ ăn mòn nghiêm trọng như thế nào và chi phí sửa chữa tốn kém cụ thể bao nhiêu. Tướng Moore, người phụ trách thử nghiệm F-22 tại căn cứ không quân Ohio nói chương trình ?okhắc phục và giảm nhẹ? để tìm ra nguyên nhân thực sự của các vấn đề ăn mòn sẽ tiêu tốn gần nửa triệu đô la chỉ tính riêng phần nhân công. Các tấm pa-nel thay thế chịu ăn mòn ?" chưa có sẵn để lắp đặt trong vòng 6 tháng nữa - sẽ tiêu tốn thêm một khoản hàng triệu đô la để chế tạo và chẳng có cách nào khác là đem máy bay đến căn cứ Hill và các trung tâm bảo trì khác để lắp đặt - lại thêm một khoản khác hàng triệu đô.

    Ông Moore đã giảm bớt chi phí sửa chữa, tuy nhiên, lời giải thích đã gây chú ý cho một nơi về ngân sách ?" nơi đó nói hiện có khoản quĩ sử lý những chiếc máy bay này không thể biết được là bao nhiêu.
    Ông Moore còn nói ?oChúng tôi đã lập kế hoạch cụ thể để giải quyết ?~toàn bộ và dứt điểm?T - thường là như vậy, mỗi khi đụng đến một máy bay, anh sẽ phát hiện ra một điều gì đó.?
    Nhưng cái ý tưởng đó chẳng phải là vấn đề gì nghiêm trọng, chẳng qua chỉ là phát hiện đơn giản trong quá trình bảo trì làm cho Schwellenbach và các chuyên gia quân sự khác bực mình ?" khi đó là một trong những vấn đề đã được xác định và gửi báo cáo từ giữa những năm 1990.
    Tại thời điểm đó việc chế tạo Raptor đã bị chậm mất vài năm so với kế hoạch và đang bị quốc hội chỉ trích, văn phòng nội các liên bang và các nhóm giám hộ đang bắt đầu kêu ca rằng Chim ăn thịt tàng hình - được thai nghén từ giữa những năm 1980, khi mà không lực Mỹ thấy rằng họ đang ngày càng khó khăn trong việc né tránh để không bị ra đa Xô viết phát hiện ?" là thứ vũ khí thượng lưu đắt đỏ của chiến tranh lạnh trong thế giới hậu chiến tranh lạnh.
    Thậm chí ngay cả khi mối đe doạ Xô viết đã không còn, thì dù cách nào, không lực Mỹ và Lockheed Martin, nhà thầu chính của dự án F-22, vẫn tiếp tục thúc đẩy chất lượng ?okhó bị phát hiện? của loại máy bay này.
    Như ban đầu, Raptor được thiết kế để ít bộc lộ những chỗ nối và góc cạnh - một đặc trưng cho phép giảm sự phát hiện bằng ra đa. Nhưng đã có các kỹ thuật đã làm cho máy bay trở nên tàng hình hơn ?" ví dụ, điền đầy các mối ghép nối của các tấm pa-nel bằng các vật liệu xốp, như cao su - điều đó không phải là luôn luôn tốt nhất trên quan điểm hạn chế ăn mòn.
    Cảnh báo về sự liên quan của các kim loại, sơn và các vật liệu khác được sử dụng bên trong và xung quanh các tấm pa-nel sẽ tương tác lẫn nhau theo cách thức làm phát sinh hiện tượng ăn mòn khốc liệt - đặc biệt khi hơi ẩm thấm qua mối ghép nối (ăn mòn điện hoá) - tướng Kenneth Merchant, phó chỉ huy trung tâm Ogden Air Logistics tại Hill đã theo dõi các thay đổi trong thiết kế, thôi việc này năm 1997, cho rằng vấn đề này được giải quyết bằng các thay đổi thiết kế trong đó bao gồm thay kim loại sử dụng để chế tạo các tấm pa-nel từ nhôm sang ti-tan. Thay đổi này làm cho Raptor nặng hơn không đáng kể. Nó cũng làm máy bay yếu hơn một ít trước ra đa.
    Ông Moore nói quyết định bác bỏ ý kiến của ông Merchant đã được đưa ra sau một vài năm khi các kỹ sư đưa ra được ?osự cân bằng tối ưu? giữa tính bền, đặc tính của máy bay và mức độ tàng hình ra đa. Ông nói ?oChúng tôi nghĩ đã giải quyết tốt vấn đề đó. Chúng tôi hiểu đó là sự mạo hiểm với ăn mòn.?

    Nhưng điều đó làm ông Schwellenbach bức xúc. ?oĐâu là vấn đề mà trong đó nhiều tính tàng hình hơn là tốt nếu phải đưa máy bay vào xưởng?? Ông hỏi. ?oAnh thậm chí còn không có máy bay mà bay.?
    Phil Coyle, cố vấn cao cấp tại trung tâm thông tin quốc phòng, nhận xét rằng rất nhiều các nỗ lực để F-22 trở nên tàng hình hơn đã đưa đến các kết quả không mong đợi và những trì hoãn tốn kém.
    Ông nói: ?oRõ ràng là để bảo vệ mức độ tàng hình mà họ đã cố gắng thực hiện đã là một vấn đề và tiếp tục là một vấn đề?. Việc mua bán các vật liệu chịu ăn mòn đối với tàng hình ra đa có thể là điên rồ khi mà quân đội Mỹ đang cố gắng thâm nhập vào lĩnh vực ?ophòng thủ ra đa vô cùng hóc búa của Xô viết... Nhưng dĩ nhiên, Xô viết đâu còn tồn tại nữa. ?

    Về phần mình, ông Merchant nói ông tin tưởng mọi người đã hành động một cách trung thực khi đề xuất thay đổi của ông bị huỷ bỏ.
    ?oTôi không tin là có cái gì đó không hay trong trách nhiệm của mọi người. Mọi người làm việc ở đó là những người Mỹ lành nghề thực hiện công việc một cách tốt nhất họ có thể làm với kiến thức và vật liệu họ có tại thời điểm đó.?
    Ông nói ?otin tốt lành? là trên thực tế căn cứ Hill có thể sẵn sàng cho trung tâm sửa chữa trong năm tới theo đúng kế hoạch để khắc phục hậu quả.

    Nhưng xét đến tổng chi phí phải bỏ ra phải bỏ ra để có được Raptor bây giờ đã lơ lửng ở con số 360,000,000 đô la mỗi chiếc, James Stevenson, người phản đối Raptor lâu năm nói ông ta chẳng thấy chuyện gì tốt đẹp.
    Trên tất cả, các thợ sửa máy bay đang phải làm việc với tổng số 17 tấm pa-nel - từ loại nhỏ cỡ vài inch đến lớn cỡ 2 feet. Bốn tấm ở mặt trên của máy bay là những tấm nhạy cảm ăn mòn nhất sẽ được thay mới toàn bộ- trị giá những tấm này là 50,000 đô la, chưa tính tiền công.
    Mặc dù không lực gọi công việc này là ?othay đổi kết cấu nho nhỏ? thì ông Stevenson cũng không chấp nhận nó. Ông nói: ?oCông việc ở trạm sửa chữa chẳng thể là nho nhỏ, theo đúng định nghĩa.?
    Nhưng ông không ngạc nhiên khi thấy vấn đề đã bị đánh giá thấp. ?oHọ luôn luôn nói đến các vấn đề của họ như là sự trục trặc. Chẳng có vấn đề gì nếu đó là thảm hoạ hay việc chẳng quan trọng.?

    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 25/10/2007
  3. sem2007

    sem2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Nga không thể khiến Mỹ bỏ lá chắn tên lửa(Nguồn Vnexpress)

    Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Fried trong cuộc họp báo ở Berlin. Ảnh: Reuters.
    Một quan chức cấp cao của Mỹ bình luận rằng đề xuất của Washington, về việc trì hoãn triển khai hệ thống đánh chặn ở châu Âu nếu Nga hợp tác, không có nghĩa là Matxcơva có quyền phủ quyết với hệ thống này.
    > Czech chấp nhận lá chắn tên lửa
    Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Fried khẳng định rằng Washington cam kết sẽ lắp đặt các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và trạm radar ở Czech.
    "Chúng tôi không cho Nga quyền phủ quyết, chúng tôi sẽ không xin phép người Nga để kích hoạt hệ thống - chuyện đó không có trong suy nghĩ của chúng tôi", ông nói với các phóng viên hôm qua khi đang ở Berlin.
    Trước đó một ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết Washington đã đề xuất trì hoãn việc khởi động một phần lá chắn tên lửa, nếu Nga hợp tác trong lĩnh vực này.
    Mỹ tuyên bố họ cần hệ thống đánh chặn để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công từ các nước như Iran, nhưng Nga phản đối kế hoạch và cho rằng các tên lửa nếu được bố trí ở châu Âu sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Nga.
    Mai Trang (theo Reuters
    sem2007:
    Tổng thống Mỹ nói rằng ông ta ngăn IRan là để thế giới tránh một cuộc chiến tranh thế giới thứ III .Nhưng theo tôi Iran sẽ không đủ sức làm nên cuộc chiến đó .Nhưng trước mắt hai Ông lớn thế giới Mỹ -Nga đang bắt đầu giai đọan đầu của một cụộc chiến tranh lạnh lần II .
  4. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    CH Czech: Không đồng ý cho binh sĩ Nga đồn trú tại trạm rađa của Myf
    TTO - Phát biểu tại Prague hôm nay (25-10), thủ tướng Cộng hoà Czech Mirek Topolanek tuyên bố sẽ không cho phép binh sĩ Nga đồn trú tại trạm rađa của Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ (NMD) tại CH Czech, mà chỉ có thể cho phép các cuộc thanh sát của phía Nga.
    Tuyên bố của thủ tướng CH Czech được đưa ra khi Matxcơva đưa ra những phản ứng thận trọng về đề nghị mới đây của Washington. Theo đó, để giảm nhẹ những quan ngại của Nga về việc Mỹ trển khai NMD, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates nói tại Prague ngày 22-10 rằng Washington sẽ chỉ kích hoạt các chi tiết của NMD ở Đông Âu một khi có đe doạ từ Iran.
    Đồng thời ông Gates còn nói Nga có thể đưa binh sỹ tới các địa điểm triển khai NMD của Mỹ tại Đông Âu để "tăng tính minh bạch" của kế hoạch này..
    Được biết sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đưa ra ý tưởng về sự hiện diện binh lính Nga tại trạm rađa, các nghị sĩ đối lập của CH Czech đã kịch liệt phản đối.
    Trước đó, ngày 24/10, Trợ lý của Tổng thống Nga về các vấn đề phát triển quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) Sergei Yastrzhemsky cho biết những đề nghị do Mỹ đưa ra nhằm làm giảm bớt những quan ngại của Nga về việc Mỹ triển khai NMD tại châu Âu là "những dấu hiệu tích cực", tuy nhiên vẫn cần phải xem xét thêm. Ông khẳng định: "Đây là những dấu hiệu tích cực đầu tiên, là nhân tố mới".
    Theo ông, đề nghị này phần lớn là kết quả các cuộc trao đổi ý kiến tại Matxcơva vừa qua giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và Ngoại trưởng Condoleezza Rice với các quan chức cấp cao Nga. Ông cho rằng nếu tiếp tục theo tinh thần này, hai bên sẽ có cơ hội đạt được một thỏa thuận.
    Trong khi đó, giáo sư Theodor Postol thuộc trường Đại học công nghệ Matsachussets, một chuyên gia về phòng thủ chống tên lửa, lại cho rằng đề nghị mới của Mỹ về hệ thống phòng thủ chống tên lửa chưa chắc sẽ có thể xua tan mối quan ngại của Nga đối với kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
    Ông nhấn mạnh rằng điều đó không những không làm giảm, mà ngược lại, sẽ làm gia tăng hơn nữa mối quan ngại của các nhà hoạch định chiến lược quân sự Nga. Đồng thời, với chuyên môn của một nhà vật lý, giáo sư Postol khẳng định rằng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ ở châu Âu có thể dễ dàng đánh chặn được các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga.
  5. SSX

    SSX Guest

    ND: Bài này lại có đoạn nói về những binh lính Mỹ không được bảo vệ trước bom mìn, thật đáng thương khi họ phải xúc cát vào bao đặt lên sàn xe Humvee, nhặt nhạnh bất cứ mảnh thép nào có thể, chằng buộc vào xe để tự bảo vệ mình trước mìn IED. Như đã nói trong bài: http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-91.ttvn
    Bác Trần đọc xong bài này thì đừng có rêu rao nữa: Mỹ đang chiến thắng, tình hình Abu Ghraib tây Baghdad đang rất ổn định nên Mỹ trao quyền kiểm soát cho QĐ Iraq.
    Đói thông tin quá mà.
    Lính Mỹ hèn nhát trong chiến trận Iraq
    By Dahr Jamail 26/10/2007

    WATERTOWN, New York - Cựu lính Iraq bây giờ đang đóng quân tại căn cứ phía bắc New York nói tinh thần các binh lính tại Iraq rất kém, rất nhiều binh lính chỉ đơn giản là đậu xe Humvee một chỗ để lấy cớ tuần tra, trên thực tế họ gọi lóng nhiệm vụ này là ?otìm kiếm và né tránh?.
    Phil Aliff là lính đang làm nhiệm vụ tại tiểu đoàn số 10 đóng tại Fort Drum. Anh ta đã phục vụ gần 1 năm tại Iraq từ 8/2005 đến 7/2006, trong vùng Abu Ghraib và Fallujah, phía tây Baghdad.

    ?oTinh thần đang cực kỳ thấp?, anh ta nói thêm rằng anh ta gia nhập quân đội bởi vì gia đình nghèo với một bà mẹ và chẳng có tiền đồ nào khác sáng sủa. ?oHầu hết lính tráng trong trung đội tôi tại Iraq đều đã trải qua chiến đấu ở Afghanistan.?
    Cũng theo Aliff, nhiệm vụ của họ là giúp đỡ quân Iraq ?ođứng vững? tại vùng Abu Ghraib tây Baghdad, nhưng trên thực tế trung đội của anh ta phải đối mặt với tất cả các cuộc đụng độ mà không có trợ giúp của lính chính phủ Iraq. Họ được cho là đang chuẩn bị để giành lại quyền kiểm soát tình trạng an ninh khu vực.
    ?oTôi không bao giờ nghe thấy các đơn vị lính CP Iraq có khả năng tự mình hoạt động, chỉ có một lý do chúng tôi được các đơn vị lính CP Iraq thay thế là bởi sự quảng cáo.? Aliff bât giờ là thành viên của nhóm Cựu binh Iraq chống chiến tranh (IVAW).
    Aliff nói anh ta đã tham gia vào gần 300 cuộc tuần tra. ?oChúng tôi bị tấn công bởi rất nhiều bom ven đường, chúng tôi bị mất tinh thần một cách không thể tin nổi, vì thế chúng tôi quyết định chỉ có một cách mà chúng tôi không bị nổ tung xác là tránh lái xe ra ngoài vào mọi thời điểm.?
    ?oCho nên chúng tôi tìm các bãi trống đỗ xe lại, và gọi căn cứ mỗi giờ để nói dối họ là chúng tôi đang truy tìm nơi cất giấu vũ khí trong vùng cũng như đang đi tuần tra bên ngoài và mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp.?
    Anh ta nói thêm: ?oTất cả lính mới đã bị vỡ mộng với các cấp chỉ huy của chúng tôi.?
    Aliff, người đã bị rối loạn thần kinh sau chấn thương (PTSD), từ chối quay lại chiến trường Iraq với đơn vị cũ, đơn vị của anh ta đã chuyển đến Kirkuk 2 tuần trước. ?oHọ thực sự bị mất người, và họ đang khuyến khích cho bạo lực phe phái bằng cách trang bị vũ trang cho phái Sunni trong khi hỗ trợ chính trị cho người Shi?Tite?một thủ đoạn chinh phục và chia rẽ cổ điển.?
    Aliff nói với phóng viên IPS anh ta đang được xem xét cho xuất ngũ vào tháng tới bởi vì họ xác nhận căn bệnh PTSD của anh ta ?olà không thể chữa khỏi bằng các bác sĩ của họ.?
    Cũng theo Văn phòng các vấn đề Cựu chiến binh (VA), số lượng các cựu chiến binh Iraq và Afghanistan phải điều trị PTSD đã tăng lên gần 70% trong vòng 12 tháng tính đến 30/6.
    Gần 50,000 hồ sơ trường hợp bị PTSD lớn quá con số 30,000 trường hợp riêng rẽ mà Lầu năm góc phân loại chính thức là bị thương trong cả hai nước chiếm đóng Iraq và Afghanistan.

    Các báo cáo của VA cho thấy chấn thương tinh thần đã trở thành loại lớn thứ hai trong số các bệnh tật mà các cựu binh trở về từ các vùng chiếm đóng phải điều trị tại các bệnh viện và trung tâm y tế của VA. Tổng số bệnh nhân điều trị tâm thần tăng 58% từ 63,767 trường hợp trong 30/6/2006 đến 100,580 trong 30/6/2007.
    Một lính khác đang tại nhiệm ở Iraq kể một câu chuyện tương tự về việc bất tuân lệnh mà nhờ đó đã không bị tấn công một cách thường xuyên.
    Eli Wright, người cũng đã tại nhiệm ở sư đoàn số 10 từ 9/2006 đến 9/2007, nói với IPS: ?oChúng tôi đi đến cuối tuyến đường tuần tra và dừng ở trên cầu, sử dụng nó như một vị trí để quan sát. Chúng tôi gọi liên lạc mỗi giờ để nói là đang đi tuần tra.? Wright nói thêm: ?oĐó là một chiến thuật thông dụng, rất nhiều lính làm như vậy. Chúng tôi đơn giản là chỉ chốt tại một vị trí, ngồi nghe nhạc, hút thuốc lá và giả bộ.? Lính quân y 26 tuổi này giải thích là đơn vị của anh ta chẳng có nổi một cái xe Humvee bọc thép nào trong thời gian anh ta phục vụ tại Iraq, anh đóng quân tại Ramadi, thủ phủ đầy bạo lực của tỉnh al-Anbar.
    Wright nói: ?oChúng tôi đặt các bao cát vào sàn xe, nó có cái cửa sổ bằng vải. Cuối cùng chúng tôi chằng buộc bất cứ miếng thép nào mà chúng tôi kiếm được vào các xe Humvee của chúng tôi. Mọi người đều làm như vậy, và chúng tôi không thể có được những cái xe Humvee bọc thép cho đến sau khi tôi rời ngũ.?
    Một cựu lính khác, như Nathan Lewis, 25 tuổi, đã tham gia vào cuộc xâm lăng Iraq tháng 3/2003 cho đến 6/2005 tại lữ đoàn pháo số 214, anh than phiền vì thiếu được đào tạo cho những gì họ phải tuân lệnh thực hiện, cũng như không có các xe Humvee bọc thép để di chuyển.
    Anh than phiền ?oChúng tôi không bao giờ được đào tạo cho rất nhiều các công việc mà chúng tôi thực hiện. Chúng tôi có các quả đạn na-pan (phốt pho trắng) và đã bị nổ ở trong một trong số các xe của chúng tôi, bởi vì chúng tôi nạp lẫn chúng với các loại đạn khác, và chúng tôi không bao giờ được học phải làm việc này một cách thế nào cho đúng đắn.?
    Nhiệm vụ ?otìm kiếm và né tránh? xuất hiện trong các câu chuyện dân dã phổ biến khắp nơi tại Iraq trong các năm gần đây.
    Geoff Millard phục vụ trong lực lượng phòng vệ New York được 9 năm, đã chiến đấu tại Iraq từ 10/2004 đến 10/2005, công việc anh làm là tại Trung tâm hoạt động chiến thuật.
    Anh cũng là thành viên của IVAW, anh nói một phần trong nhiệm vụ của anh là viết báo cáo ?ocác hoạt động quan trọng?, hay SIGACTS, nó mô tả các vụ tấn công của du kích quân vào lực lượng Mỹ.

    Millard theo dõi các vùng rất bất ổn như Baquba, Tikrit và Samarra nói với IPS: ?oChúng tôi có những đơn vị không bao giờ bị SIGACTS. Khi tôi phục vụ ở đó 2 năm trước, có ít nhất năm đại đội không bao giờ bị tấn công. Tôi nghĩ ?~tìm kiếm và né tránh?T đã diễn ra từ rất lâu ở đây.?

    Millard nói ?~tìm kiếm và né tránh?T vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp Iraq ngày nay. ?oMột trong những bạn thân của tôi bây giờ đang đóng quân tại Baghdad, chúng tôi thường xuyên trao đổi thư từ,? anh than phiền ?Anh bạn tôi nói rằng gần như hàng ngày họ chui vào nhà để xe, uống soda và bắn vào những cái lon rỗng. Họ thuê các trẻ em Iraq mang về cho họ mọi thứ và rêu rao rằng họ chẳng làm bất cứ cái gì cả và làm ơn (các chiến binh) hãy để họ được yên.?
    http://www.atimes.com/atimes/Middle_East/IJ26Ak07.html
    Được SSX sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 27/10/2007
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    [​IMG]
  7. SSX

    SSX Guest

    ND: Các tội phạm chiến tranh, kể các các cựu Tổng thổng như Giôn-xơn, Ních-xơn, Ngoại trưởng Kis-sinh-giơ, BTQP Mắc-na-ma-ra?v.v?, khi ra nước ngoài là có thể bị bắt và phải đối mặt với các tội danh khác nhau, kể cả các nước đồng minh Nato thân cận của Mỹ. Sau đây là một trường hợp:

    Cựu Bộ trưởng quốc phòng Rumsfeld bị buộc tội tra tấn tù nhân tại Pháp

    Ngày 26/10/2007, Paris, France ?"
    Hiệp hội quốc tế về quyền con người - the International Federation for Human Rights (FIDH),
    cùng với Trung tâm về quyền bất khả xâm phạm thân thể - the Center for Constitutional Rights (CCR),
    Trung tâm châu Âu về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền con người - the European Center for Constitutional and Human Rights (ECCHR),
    và Hiệp hội tiếng Pháp vì quyền con người - the French League for Human Rights.
    Đã đệ đơn kiện lên toà án Paris trước khi toà án châu Âu buộc tội cựu Tổng trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld với tội danh ra lệnh và cho phép tra tấn, hành hạ tù nhân.
    Rumsfeld lúc này đang ở Paris để làm quảng cáo cho một tạp chí chính trị nước ngoài, khi hay tin đã vội chuồn qua cánh cửa thông với Đại sứ quán Mỹ để lẩn trốn đám phóng viên và những người đại diện hiệp hội quyền con người đang tụ tập ở bên ngoài.
    Pháp đã phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc chống mọi hình thức tra tấn. Pháp có nghĩa vụ đối với các điều luật trong nước và quốc tế để khởi tố hay dẫn độ những thủ phạm được cho là tra tấn, hành hạ tù nhân.

    Chủ tịch Trung tâm về quyền bất khả xâm phạm thân thể CCR, Michael Ratner nói: ?oGiải thích cho vụ kiện này của Pháp chống lại Rumsfeld chứng tỏ rằng chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh cho đến khi các quan chức Mỹ dính líu vào vụ bê bối tra tấn, hành hạ tù nhân bị xét xử tại toà án. Rumsfeld phải hiểu một điều là ông ta sẽ không có chỗ mà ẩn nấp. Kẻ tra tấn là kẻ thù của loài người,?
    Vị Chủ tịch FIDH, Souhayr Belhassen nói: ?oPháp đang thực thi nghĩa vụ điều tra và khởi tố trách nhiệm của Rumsfeld đối với tội ác tra tấn và hành hạ tù nhân tại Guantanamo và Iraq. Pháp chẳng có sự lựa chọn nào khi phải mở cuộc điều tra đối với kẻ bị cáo buộc tra tấn tù nhân trên lãnh thổ của mình. Tôi hy vọng cuộc đấu tranh chống lại quyền miễn trừ sẽ không là vật tế thần cho cái tên chính trị. Chúng tôi kêu gọi Pháp từ chối biến mình thành thiên đường an toàn cho những tội phạm.?
    Tổng thư ký ECCHR, Wolfgang Kaleck nói: ?oChúng tôi mong muốn đấu tranh với quyền miễn trừ và bởi vậy yêu cầu toà án điều tra và khởi tố kẻ bị buộc tội bất cứ nơi nào trong khuôn khổ liên quan đến tội ác tra tấn hành hạ con người.?

    http://ccrjustice.org/newsroom/press-releases/donald-rumsfeld-charged-torture-during-trip-france
    Below is document filed in Paris, le 25 octobre 2007, in FRENCH (pdf) to
    Monsieur Jean-Claude MARIN
    Procureur de la République près le Tribunal
    de Grande Instance de PARIS
    PALAIS
    http://www.fidh.org/IMG/pdf/plainteFINALE25oct07.pdf
    And here is the witness deposition 24/10.2007 by Brigadier General Janis KARPINSKI, US Army :: ENGLISH VERSION
    http://www.fidh.org/IMG/pdf/doc_20_-_Karpinski_Testimony.pdf
    Human Rights Federation
    http://www.fidh.org/spip.php?article4829
  8. a2p2t

    a2p2t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    2
    Bài viết về việc lính Mỹ thiếu phương tiện, kiếm rác để gia cố xe:
    http://news.bbc.co.uk/2/hi/middle_east/4079201.stm
    One soldier said troops were forced to root through rubbish to reinforce their armoured vehicles.
    "Why do we soldiers have to dig through local landfills for pieces of scrap metal and compromised ballistic glass to uparmour our vehicles?" Army Spc Thomas Wilson asked.
    His question brought cheers from some 2,000 fellow soldiers - mostly Reserve and National Guard troops - assembled in an aircraft hangar for the question-and-answer session that followed Mr Rumsfeld''s speech.
    Mr Rumsfeld paused, before asking him to repeat the question, AP news agency reported.
    Spc Wilson did so, adding, "we do not have proper armoured vehicles to carry with us".

  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Thời gian gần đây một số quan chức cao cấp của Mỹ đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn về khả năng sử dụng hành động quân sự với Iran. Theo một nguồn tin dấu tên thì chính phủ của tổng thống Bush đang xem xét vấn đề này rất kĩ càng do một báo cáo chính thức tổng hợp từ cộng đồng tình báo của Mỹ và Tây Phương trình lên cho Nhà Trắng. Bộ Ngoại Giao Mỹ trước đây đưa ra đánh giá rằng Iran còn phải mất nhiều thời gian trước khi hoàn thành chương trình nguyên tử của mình và vẫn còn thời gian cho những biện pháp ngoại giao. Tuy nhiên báo cáo tình báo tổng hợp gần đây lại đưa ra một đánh giá hoàn toàn trái ngược. Theo bản báo cáo, Iran hầu như đã vượt qua hầu hết các trở ngại về việc làm giàu một lượng lớn Uranium và Iran đã thành công vận hành 3000 gas centrifuges để làm giàu Uranium. Với tốc độ này Iran sẽ có đủ nhiên liệu để chế tạo một quả bom nguyên tử vào mùa hè 2008. Bản báo cáo cũng xác nhận việc Iran đang có một chương trình nguyên tử mật nhằm chế tạo đầu đạn hạt nhân gắn trên Shihab-3 intermediate-range ballistic missile với một đội ngũ những nhà khoa học đến từ Liên Bang Xô Viết cũ và Bắc Hàn. Bản báo cáo cũng kèm theo chi tiết tất cả cơ sở hạt nhân của Iran bao gồm cả những cơ sở ngầm. Được biết Nhà Trắng vá các quan chức cao cấp Bộ Quốc Phòng đã yêu cầu có một báo cáo như vậy từ cách đây 2 năm nhưng đến thời gian gần đây bản báo cáo mới được làm xong và trình lên cho Nhà Trắng.
  10. Pen7CAD

    Pen7CAD Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    3
    Indonesia mua vũ khí mới của Nga, Trung Quốc và Ba Lan
    Hãng thông tấn Antara (Indonesia) dẫn lời Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang nước này ?" Trung tướng Djoko Santoso cho biết: Lực lượng Vũ trang Indonesia có kế hoạch mua 10 máy bay trực thăng vận tải Nga Mi-17 và 3 máy bay chiến đấu Mi-35.
    Máy bay Mi-35

    Năm 2006, Nga đã đề nghị cho Indonesia vay khoảng 1 tỷ USD để mua vũ khí của Nga. Đến tháng 11cùng năm, khoản tiền cho vay đã được Tổng thống Indonesia thông qua. Hiệp ước chính thức đã được kí vào 06/09/2007 trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức đến Jakarta của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Danh mục các loại vũ khí Indonesia dự định mua của Nga bao gồm 20 máy bay tiêm kích Su-30MK2, 4 tàu ngầm 636 Kilo và 2 tàu ngầm Amur-1650, một số tàu chiến hạm và tàu tuần tiễu, hệ thống phòng thủ tên lửa. Tổng giá trị của hợp đồng lên tới gần 3 tỷ USD.
    Còn nhớ, tại triển lãm MASK-2007 diễn ra hồi tháng 8 vừa qua, Tập đoàn Rosoboronexport và Indonesia đã ký hợp đồng cung cấp 3 máy bay tiêm kích Su-27CKM và 3 chiếc Su-30MK2. Những máy bay này sẽ được chuyển cho Indonesia từ năm 2008-2010, và bổ sung thêm 4 máy bay tiêm kích (2 chiếc Su-30MK và 2 chiếc Su-30CK) vào kho vũ khí của nước này với mục đích tạo thành một phi đội có đầy đủ 10 máy bay loại này. Giá trị hợp đồng này là 335 triệu USD.
    Hợp đồng mua 2 máy bay tiêm kích Su-27CK đầu tiên, 2 chiếc Su-30MK cũng như 2 máy bay trực thăng chiến đấu Mi-35 của Indonesia có trị giá 192,9 triệu USD đã được kí vào tháng 04/2003. Việc cung cấp trang bị kỹ thuật được thực hiện vào cuối tháng 9 cùng năm. Năm 2003, Bộ Quốc phòng Indonesia cũng đã mua 8 máy bay trực thăng Mi-2 và 2 chiếc Mi-171 với tổng trị giá là 12 triệu USD.
    Theo thông tin đã đưa, trong tổng số tiền Nga cho Indonesia vay, nước này cũng có kế hoạch mua 10 máy bay trực thăng vận chuyển Mi-17, 5 máy bay trực thăng chiến đấu Mi-35M, 20 phương tiện chiến đấu bộ binh BMP-3F và 2 tàu ngầm Kilo.
    Các phương tiện thông tin đại chúng dẫn lời Trung tướng D. Santoso cho biết, Indonesia cũng sẽ mua một số tên lửa của Trung Quốc và Ba Lan.
    Hợp đồng cuối cùng cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa di động Kobra do công ty Radvar của Bộ Quốc phòng Indonesia sản xuất kí với công ty Bumar của Ba Lan đã kết thúc vào tháng 08/2006. Theo các điều khoản của hợp đồng trị giá 40 triệu USD, trang bị kỹ thuật sẽ được cung cấp cuối năm 2008. Hợp đồng mua hệ thống Kobra trước đó giữa Ba Lan và Indonesia đã kết thúc thắng 06/2005 và có trị giá 35 triệu USD. Việc cung cấp cần được thực hiện vào quý I năm nay. Cả hai hợp đồng được đảm bảo bằng khoản cho vay của chính phủ Ba Lan để mua trang thiết bị phòng thủ. Hệ thống Kobra thay thế cho trạm phóng tên lửa ?ođất đối không? của Tập đoàn Tên lửa Quốc phòng châu Âu (MBDA) đã sử dụng từ năm 2001.
    Ngoài ra, Indonesia sở hữu tên lửa chống tàu ngầm YJ-2/C-802 tầm trung do Tập đoàn Quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm chế tạo cơ khí chính xác Trung Quốc sản xuất.
    Theo như lời Trung tướng D. Santoso, tất cả các hợp đồng mua bán hiện nay đều được thực hiện bằng tiền của quỹ quốc gia cho vay xuất khẩu với mức 120 triệu USD và của các quỹ khác khoảng hơn 55 triệu USD.
    Ngoài ra, theo thông tin của Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang, để thực hiện yêu cầu có vũ khí và trang thiết bị quân sự thì quân đội sẽ dùng một phần sản phẩm của công nghiệp quốc phòng địa phương bao gồm có pháo chiến hạm, súng cối và các phương tiện vận chuyển chiến đâu do công doanh nghiệp nhà nước RT Pindad sản xuất.


    Gia Linh (Theo Arms-Tass
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này