1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Pen7CAD

    Pen7CAD Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    3
    Tin tức quân sự thế giới - phần 3

    Hị hị, lần đầu mở toppic bên box này, chẳng biết có đuợc không? Mọi người thông cảm nhé. Em bắt chuớc chính sách "đi tắt, đón đầu" mở toppic này để mọi người tiếp tục.
    Cảm ơn nhiều.
  2. Pen7CAD

    Pen7CAD Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/08/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    3
    Uzbekistan sẽ cung cấp cho Nga hơn 30 máy bay Il

    Hôm qua (01/11), trong cuộc gặp với Thủ tướng Nga Viktor Zubkov, Thủ tướng Uzbekistan Shavkat Mirziyayev tuyên bố, Nga và Uzbekistan đã kí hợp đồng cung cấp cho Nga hơn 30 máy bay Il thuộc các phiên bản khác nhau.
    Máy bay IL-4

    Theo lời ông Mirziyayev, trong số những máy bay Uzbekistan cung cấp cho Nga có 28 chiếc máy bay Il-114, 2 chiếc Il-76 và 2 chiếc Il-78.
    Thủ tướng Uzbekistan nói: ?oVấn đề còn lại chỉ là hình thức?.
    Theo nguồn tin từ đoàn đại biểu Nga cho biết, trong những ngày qua, một số hợp đồng cung cấp hơn 30 máy bay theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga với Công ty sản xuất hàng không Tashkent mang tên Chkalov đã được kí kết.
    Cũng theo nguồn tin này, những máy bay Uzbekistan cung cấp cho Nga nằm trong khuôn khổ hoạt động của chương trình Open Skies (Vùng trời mở), chương trình tiến hành giám sát các mục tiêu quân sự của Nga và các nước thuộc Khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).


    Gia Linh (Theo RIA)

  3. texture

    texture Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Àp lực lĂn PKK gia tfng


    ThĂ? Nhìf Kỳ?, Iraq và? Hoa Kỳ? 'ang 'ưa ra càc biẶn phàp 'Ă? 'Ắi phò với 'e dòa tư? phìa càc dĂn quĂn ngươ?i Kurd 'Ă?n trù ơ? miĂ?n Bf́c Iraq và? già?i quyẮt khù?ng hoà?ng trong khu vực.
    Chình phù? ThĂ? Nhìf Kỳ? 'àf loan bào sèf trư?ng phàt kinh tẮ 'Ắi với càc tĂ? chức ù?ng hẶ nhưfng kè? gĂ?n 'Ăy 'àf tẮn cĂng và?o binh lình ThĂ?.
    QuyẮt 'ình nà?y 'ược 'ưa ra sai khi Baghdad cùfng tuyĂn bẮ sèf lẶp thĂm càc tràm gàc 'Ă? ngfn chf̣n hoàt 'Ặng cù?a dĂn quĂn thuẶc Đà?ng Lao 'Ặng Kurdistan (PKK).
    Hoa Kỳ? thì? nòi sèf cung cẮp cho ThĂ? Nhìf Kỳ? thĂng tin tì?nh bào vĂ? càc cứ 'iĂ?m cù?a PKK tài Iraq.
    Washington 'àf yĂu cĂ?u chình phù? ThĂ? Nhìf Kỳ? tì?m già?i phàp ngoài giao cho cuẶc khù?ng hoà?ng, sau khi nước nà?y 'àf 'iĂ?u hà?ng ngà?n quĂn tới khu vực biĂn giới ĐĂng Nam và? 'e dòa tiẮn quĂn và?o 'Ắt Iraq.
    "Càc biẶn phàp"
    Theo sau mẶt cuẶc hòp nẶi càc và?o tẮi hĂm thứ Tư, phò Thù? tướng ThĂ? Nhìf Kỳ? Cemil Cicek nòi chình phù? cù?a Ăng 'àf bf́t 'Ă?u "càc biẶn phàp quĂn sự, ngoài giao và? chình trì" 'Ă? 'Ắi phò với PKK.
    Ă"ng nòi: "Mùc tiĂu cù?a càc biẶn phàp nà?y là? nhf?m và?o tĂ? chức khù?ng bẮ và? càc nhòm 'ang hĂf trợ, giùp 'ơf và? xùi giùc khù?ng bẮ".

    Ă"ng Cicek khĂng 'ưa ra thĂm chi tiẮt vĂ? càc biẶn phàp kinh tẮ, thẮ nhưng càc phòng viĂn nòi rf?ng cò thĂ? sèf cò viẶc ngư?ng quan hẶ với chình quyĂ?n tự trì khu vực Kurdistan ơ? miĂ?n Bf́c Iraq.
    Khu vực nà?y 'àf thươ?ng xuyĂn nhẶp khĂ?u lương thực tư? ThĂ? Nhìf Kỳ?, cùfng như nhẶn 'Ă?u tư và? nfng lượng.
    Ă"ng Cicek nòi ThĂ? Nhìf Kỳ? sèf cẮ gf́ng khĂng 'Ă? ngươ?i dĂn vĂ tẶi phà?i bì à?nh hươ?ng.
    Trước 'ò, bẶ QuẮc phò?ng Hoa Kỳ? nòi 'àf tiẮn hà?nh cung cẮp cho Ankara càc "thĂng tin tì?nh bào thiẮt thực" vĂ? càc vì trì cù?a PKK ơ? miĂ?n Bf́c Iraq.
    Phàt ngĂn nhĂn cù?a LĂ?u Nfm gòc, Geoff Morrell, nòi Hoa Kỳ? 'àf chuyĂ?n cho ThĂ? Nhìf Kỳ? "thĂng tin tì?nh bào vĂ? tì?nh hì?nh ơ? 'Ăy trong suẮt mẶt
    Theo BBC

  4. minimalist

    minimalist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2007
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc: Chương trình do thám Mặt Trăng không nhằm mục đích quân sự
    Hôm qua (01/11), một phát ngôn viên của Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết chương trình do thám Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc không hề có động cơ quân sự, mà chỉ nhằm mục tiêu nghiên cứu khoa học và kĩ thuật.


    Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, ông Pei Zhaoyu phát biểu: ?oTrung Quốc đảm trách các hoạt động thuộc ngành du hành vũ trụ với nguyên tắc sử dụng không gian hòa bình?.
    Ông Pei khẳng định chương trình do thám Mặt Trăng của Trung Quốc là công khai và minh bạch. Ông nói: ?oMục đích của chương trình vũ trụ mà Trung Quốc tiến hành - bao gồm nhiệm vụ do thám Mặt Trăng và không gian bên ngoài - là khám phá vũ trụ và loài người?.
    Ông cho biết: ?oMục tiêu của chương trình, kế hoạch chung, các phương tiện kĩ thuật, cũng như những người phát triển và các nhà chế tạo chính, tất cả đều được công khai. Chúng tôi cũng sẽ để công chúng biết về tiến trình chính của việc nghiên cứu và phát triển?.
    Ông Pei Zhaoyu cho hay rằng Trung Quốc đang chờ tiến hành hợp tác tích cực và liên lạc với các quốc gia khác trong việc thám hiểm Mặt Trăng và không gian bên ngoài.
    Ông nói: ?oThực tế, chương trình Chang?Te-1 có 8 chuyên gia về vũ trụ từ khu vực Hồng Kông và Ma Cao tham gia?T. Ông cũng cho biết thêm rằng những chuyên gia này tham gia một ủy ban kĩ thuật bao gồm 122 nhà khoa học nhằm nghiên cứu và ứng dụng thông tin mà vệ tinh Chang?Te-1 lựa chọn.
    Theo kế hoạch chương trình, dữ liệu mà vệ tinh thu được sẽ được chuyển cho một số viện nghiên cứu và một số sẽ được chia sẻ trên quốc tế một năm sau đó.


    CK (Theo Xinhuanet )
  5. xoichan

    xoichan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ việc phong toả không phận bắc Iraq
    TPO - Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày hôm qua (1/11), Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã phong toả không phận miền bắc Iraq.
    Trước đó, hãng truyền hình tư nhân NTV của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, tất cả các chuyến bay đi và đến miền bắc Iraq đều bị cấm.
    NTV cho rằng, đây là một phần trong các lệnh cấm vận kinh tế mà chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng nhằm chống lại phiến quân người Kurd thuộc đảng PKK.
    Cũng trong hôm qua, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố sẽ áp dụng một loạt các biện pháp cấm vận kinh tế đối với khu vực miền bắc Iraq.
    Theo báo chí Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ nước này có thể áp dụng các biện pháp cấm vận như hạn chế các hoạt động thương mại với khu vực miền bắc Iraq, cắt nguồn cung cấp điện và áp đặt các hạn chế tài chính đối với các công ty thuộc sở hữu của cộng đồng người Kurd.
    Mục đích của các biện pháp cấm vận nhằm làm suy yếu chính quyền người Kurd tại khu vực này, từ đó gây áp lực buộc họ phải chấm dứt mọi hành động ủng hộ phiến quân PKK thực hiện các cuộc tấn công vào bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.
    Theo các nhà phân tích, chính quyền người Kurd tại miền bắc Iraq sẽ chịu thiệt hại khoảng 400 triệu USD nếu Ankara áp dụng các biện pháp cấm vận.
    Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Erdogan tiếp tục khẳng định sẽ tấn công quân sự vào miền bắc Iraq nếu chính phủ Iraq và liên quân do Mỹ đứng đầu không tiến hành các biện pháp cứng rắn nhằm trấn áp hoạt động của PKK.
    Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai khoảng 100.000 lính trên biên giới giáp với miền bắc Iraq nhằm chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự.
    Trong nhiều ngày qua, máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện nhiều đợt không kích vào các vị trí đóng quân của PKK.
    Theo các chuyên gia quốc tế, Ankara chỉ chờ những phản ứng chính thức của Washington về vấn đề miền bắc Iraq trước khi quyết định có tấn công vào Iraq hay không.
    Và câu trả lời sẽ được sáng tỏ sau chuyến công du tới Mỹ của Thủ tướng Erdogan vào ngày 5/11 tới.
    Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trả lời phỏng vấn trên truyền hình (Ảnh AP)
    [​IMG]

    Linh Huy
    Theo RIA Novosti
    Được xoichan sửa chữa / chuyển vào 10:32 ngày 02/11/2007
  6. khaikhang

    khaikhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    1
    Mỹ "thắt" luật về an ninh tư nhân: Mất bò mới lo làm chuồng
    Các nhà thầu an ninh tư nhân của Mỹ đang hoạt động trên đất Iraq sẽ bị khởi tố nếu họ phạm tội. Dự luật này vừa được Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua với tỷ lệ 389/30.
    Tiếp bước theo Hạ viện, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 1/11 đã đồng ý thắt chặt luật quản lý các công ty an ninh tư nhân tại Iraq và cho phép quân đội Mỹ tại Iraq kiểm tra, giám sát thường xuyên.
    Lấp lỗ hổng trong luật
    Trong khi đó, chính phủ Iraq cũng đã thông qua đề xuất về việc chấm dứt quyền miễn trừ truy tố đối với các nhà thầu an ninh đang làm việc trên phạm vi lãnh thổ nước này. Dự thảo luật sẽ được trình lên Quốc hội trong thời gian tới.
    Phát ngôn viên Chính phủ Iraq Ali al-Dabbagh cho biết, đây là quyết định nhằm cải thiện tình hình an ninh cũng như việc lấp bớt chỗ trống trong hệ thống luật hiện hành.
    Theo đó, tất cả các công ty an ninh tư nhân nước ngoài phải nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh ở Iraq. Nhân viên của họ chỉ được phép dùng súng sau khi nhận được giấy cấp phép của nhà chức trách Baghdad. Họ cũng chỉ được phép vào Iraq khi có thẻ căn cước do Bộ Quốc phòng Mỹ cấp và visa.
    Ali al-Dabbagh nói: "Tất cả quyền miễn trừ truy tố của họ theo điều 17 đều bị hoãn thi hành trong thời điểm này". Điều 17 được ông Paul Bremer đề ra và thực hiện sau khi tiếp quản vị trí Toàn quyền Mỹ tại Iraq nhằm mang lại những quyền lợi cho các công ty an ninh tư nhân Mỹ.
    Theo báo cáo từ Quốc hội Mỹ, hiện có khoảng 177 công ty quân đội tư nhân đang hoạt động tại Iraq, trong đó có một số công ty quy mô lớn như: Blackwater, Halliburton, DynCorp, AmorGroup, CRG? Số lượng cựu thành viên lực lượng không quân đặc biệt Anh (SAS) làm việc cho các công ty tư nhân còn cao hơn cả số binh sĩ SAS đóng ở Iraq.
    Một điều lạ là tư cách pháp lý của các nhà thầu tư nhân Mỹ ở các vùng chiến sự vẫn chưa rõ ràng và chưa được kiểm nghiệm trên phương diện luật pháp. Các hãng tư nhân làm việc cho Bộ Quốc phòng nằm trong khuôn khổ pháp luật Mỹ hiện hành. Còn các công ty tư nhân như Blackwater làm việc cho Bộ Ngoại giao thì không. Nhiều nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ đã tỏ ra bất bình trước những lỗ hổng pháp luật như vậy.
    Bản thân Bộ Ngoại giao cũng thừa nhận tình trạng này và cam kết sẽ xem xét vấn đề. Một số người cho rằng, chính sự nhập nhằng này đã gây ra những trở ngại trong cuộc điều tra vụ nhân viên công ty Blackwater xả súng làm 11 dân thường Iraq thiệt mạng tại thủ đô Baghdad.
    Sau khi được Bộ Ngoại giao trao quyền điều tra Blackwater, FBI lại đùn đẩy công việc này cho Bộ Tư pháp Mỹ và các nhà chức trách Iraq.
    Vô tình hay thiếu trách nhiệm?
    Sau buổi điều trần của Chủ tịch Blackwater trước Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Cải cách chính quyền thuộc Hạ viện Mỹ, ông Henry Waxman đã khẳng định rằng hàng loạt công ty an ninh tư nhân không đáp ứng được các tiêu chuẩn của quân đội Mỹ. Những công ty này phần lớn đều buôn lậu vũ khí vào Iraq.
    Số vũ khí này sau đó lại được bán ra chợ đen và cuối cùng rơi vào tay một số tổ chức khủng bố mà Mỹ đã chú ý.
    Nghiêm trọng nhất là việc bắn giết người bừa bãi. Báo cáo của quân đội Mỹ được đăng tải trên tờ Bưu điện Washington cho biết, nhân viên của các công ty an ninh tư nhân thường có thói quen lạm dụng vũ lực.
    Nhưng lạ một cái là sau những cơn giận dữ của dư luận và sự kiểm tra ngặt nghèo của nhà chức trách thì tình trạng này lại tái diễn. Những công ty an ninh tư nhân được che chắn khỏi luật pháp Iraq bởi một quy định do Mỹ đưa ra sau khi chiếm Iraq. Do đó, thành viên của họ cũng tự cho mình cái quyền được xử sự như một quân đội riêng, hoạt động ngoài luật pháp.
    Chỉ duy nhất có hai vụ xả súng hồi tháng 9 là được làm một cách gay gắt. Ngay cả Chính phủ Iraq cũng không chịu nương tay. Đến lúc này thì Bộ Ngoại giao Mỹ mới xuống nước với chút ít điều chỉnh. Câu hỏi được đặt ra là liệu đây là hành động vô tình hay thiếu trách nhiệm?
    Báo cáo mới nhất của LHQ cho biết, việc sử dụng các nhân viên an ninh tư nhân là một dạng mới của hoạt động lính đánh thuê. Hội đồng Bảo an LHQ và Đại hội đồng LHQ đã phản đối sử dụng lính đánh thuê nhưng việc một quốc gia thuê lính nước ngoài để sử dụng tại một nước khác chỉ bị cấm trong 30 nước phê chuẩn Hiệp ước năm 1989. Mỹ và Iraq đều không nằm trong số những nước này.
    Sự bùng nổ của loại hình dịch vụ này trong 10 năm qua đã mang về con số lợi nhuận khoảng 120 tỷ USD/năm. Riêng ở Iraq, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chi cho công ty Blackwater gần 900 triệu USD cho công tác đảm bảo an ninh trong giai đoạn 2004-2006. Tính từ năm 2001, Công ty Blackwater đã kiếm về hơn 1 tỷ USD từ các hợp đồng với chính phủ


    Huyền Chi

  7. texture

    texture Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Thư về Iran gây cuộc chiến mới giữa Clinton và Obama
    [​IMG]


    Hillary Clinton và Barack Obama hiện là hai ứng viên Tổng thống hàng đầu tại Mỹ.

    Thượng nghị sĩ Hillary Clinton đã ký vào một lá thư gửi tới Tổng thống George W. Bush hôm qua, cảnh báo ông không có quyền phát động một cuộc tấn công Iran. Sự kiện này đã gây ra cuộc chiến mới giữa bà với ứng viên Tổng thống đối thủ Barack Obama.
    Clinton - chịu nhiều chỉ trích vì ủng hộ một nghị quyết gọi lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran là khủng bố - cùng với 29 thượng nghị sĩ khác đã ký vào lá thư bày tỏ sự lo lắng về "những thông điệp và hành động khiêu khích" nhằm vào Tehran của chính quyền Bush. Ứng viên Tổng thống phe Dân chủ Chris Dodd đến từ Connecticut cũng nằm trong số này.
    Tuy nhiên, các ứng viên Obama đến từ Illinois và Joseph Biden đến từ Delaware không tham gia.
    Thay vào đó, ông Obama đưa ra một biện pháp ràng buộc tại Thượng viện vô hiệu hóa nghị quyết đó. Nhóm vận động của ứng viên này buộc tội bà Clinton sử dụng lá thư để chỉnh sửa quan điểm về Iran.
    "Trong khi bà ấy cố hết sức để thay đổi quan điểm của mình về một vấn đề quan trọng khác mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt, Thượng nghị sĩ Obama biết rằng cần đến luật pháp, chứ không phải những bức thư, để vô hiệu hóa cuộc bỏ phiếu mà bà ấy ủng hộ", phát ngôn viên Bill Burton của ông Obama nói.
    Cuộc bỏ phiếu đã trở thành tâm điểm chính cho các đối thủ Dân chủ của bà Clinton khai thác nhằm thu hẹp khoảng cách trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Theo các cuộc thăm dò dư luận, Hillary Clinton đang là người dẫn đầu.
    Các ứng viên cho rằng nghị quyết trên sẽ khuyến khích Tổng thống Bush phát động chiến tranh chống Iran; tuy vậy, Clinton khẳng định bà chỉ đơn thuần ủng hộ sự ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran.
    "Chơi trò chính trị"
    Clinton, đến từ New York, là thượng nghị sĩ duy nhất đang tranh cử chức Tổng thống ủng hộ biện pháp này. Dodd và Biden đã bỏ phiếu chống trong khi Obama không bỏ phiếu.
    Nhóm vận động của Clinton đặt câu hỏi tại sao Obama không ký vào lá thư. Phát ngôn viên Phil Singer lập luận nếu Obama "không chơi trò chính trị" và thực sự tin rằng nghị quyết sẽ tạo điều kiện cho Tổng thống Bush phát động chiến tranh thì ông "đã ký vào lá thư ngày hôm nay và đấu tranh để ngăn chặn nghị quyết trước khi nó được đưa ra bỏ phiếu".
    Đáp lại, phát ngôn viên Burton của ông Obama nói rằng một nghị quyết ràng buộc là giải pháp tốt hơn nhiều so với lá thư.
    Thượng nghị sĩ Jim Webb, một thành viên Dân chủ đến từ Virginia, là người đã soạn thảo lá thư và ký vào đó, sau đó ông thu thập chữ ký của 28 thành viên Dân chủ khác cùng với một người độc lập.
    Lá thư nhấn mạnh nghị quyết mà Thượng viện thông qua hồi tháng 9 - kêu gọi Tổng thống Bush gọi lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran là một tổ chức khủng bố - không nên được xem là căn cứ cho một cuộc tấn công quân sự.
    Căng thẳng gia tăng trong những ngôn từ chống lại nhau giữa Mỹ và Iran đã khiến dư luận đồn đoán về một hành động quân sự có thể của Mỹ.
    Tổng thống Bush nhận định rằng một đất nước Iran được trang bị hạt nhân có thể dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ 3. Tuần trước ông còn gán cho lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran là kẻ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
    Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng, Gordon Johndroe, cho biết các nhà chức trách ở đây vẫn chưa nhìn thấy lá thư của các thượng nghị sĩ.
    Theo VietNamNet
  8. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Xin chúc mừng cho nguời nhanh tay nhất. Thế em cũng xin góp vui vậy.
    Mỹ: Máy bay tiêm kích bị ăn mòn

    F-16.net dẫn nguồn tin từ Lực lượng Không quân Mỹ cho biết: Những máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ đang bị ăn mòn nghiêm trọng.
    [​IMG]
    Máy bay F-22

    2/3 số máy bay tiêm kích của Lực lượng Không quân Mỹ đang bị ăn mòn. Theo đánh giá của Đại tướng Kenneth Merchant phụ trách chương trình F-22 Không quân Mỹ, công việc xử lý làm sạch bề mặt và chống ăn mòn cần phải chi tới hơn một triệu USD. Sửa chữa máy bay bằng việc thay thế những panel đã bị hỏng có thể sẽ mất nhiều triệu USD.
    Theo nguồn tin này cho biết, 4 panel có thể tháo rời được đang sử dụng nằm ở bộ phận trên cùng của máy bay, những bộ phận dễ bị ăn mòn nhiều nhất, trị giá gần 500 nghìn USD một panel.
    Theo ý kiến của Đại tướng Kenneth Merchant thì nguyên nhân ăn mòn là do hình thành ?osự bốc hơi dòng điện? (sự tiếp xúc của kim loại mạnh hơn với kim loại yếu hơn trong môi trường điện phân và xuất hiện dòng điện) kết quả là tạo thành sự kết hợp không tương ứng các chất liệu panel và những yếu tố khác của cấu trúc. Biện pháp giải quyết vấn đề này là thay thế cấu trúc chất nhôm bằng chất titan. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ làm tăng trọng lượng của máy bay, giá máy bay và quan trọng hơn là dễ bị radar phát hiện hơn.


    Gia Linh (Theo Lenta)
  9. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Vì sao Nga cần vũ khí hạt nhân?

    Bộ Quốc pho?ng Nga khă?ng định, nước na?y câ?n ba?o vệ các kho vuf khí hạt nhân. Trong cuộc hội đa?m với Washington vê? vấn đê? nêu trên, Moscow cho biết, Nga có thê? cắt gia?m vuf khí hạt nhân nếu các nước khác, trước hết la? Anh va? Pháp, cufng có nhưfng bước đi tương tự.


    Nga đaf thực hiện trách nhiệm cu?a mi?nh theo thông báo cu?a cựu Tô?ng thống Boris Yeltsin va?o đâ?u nhưfng năm 90 đó là loại bo? hoa?n toa?n vuf khí hạt nhân cu?a Lục quân, cắt gia?m 50% cu?a Không quân, 60% cu?a Lực lượng Pho?ng không va? 30% cu?a các ta?u ngâ?m thuộc Ha?i quân.
    Hơn nưfa, Nga có vị trí chính trị hoa?n toa?n khác so với Myf. Nếu Myf chi? có hai láng giê?ng la? Canada va? Mehico, thi? bên cạnh Nga la? các cươ?ng quốc vê? vuf khí hạt nhân, hơn nưfa, khu vực phía Nam luôn xa?y ra các cuộc xung đột. Bơ?i thế, vuf khí hạt nhân đối với Nga la? yếu tố duy tri? sự ô?n định va? an ninh quốc gia.
    Thơ?i gian gâ?n đây, tên lư?a đạn đạo xuyên lục địa giưf vai tro? chu? chốt trong việc duy tri? ti?nh hi?nh ô?n định chiến lược của Nga. Nhưfng tên lư?a na?y được phóng tư? các tô? hợp di động hay cố định ơ? mặt đất, tư? ta?u ngâ?m nguyên tư? hay máy bay ném bom chiến lược va? có thê? tiêu diệt các mục tiêu cách xa ha?ng nghi?n kilomet. Ngoa?i ra Nga co?n có nhưfng loại vuf khí như: bom hạt nhân, tên lư?a tâ?m gâ?n (tối đa 500 km), mi?n hạt nhân, bộc phá, thu?y lôi.
    Phân chia các loại vuf khí hạt nhân chi? mang tính ước lệ. Ơ? đây, cách phân chia không dựa va?o ba?n thân loại vuf khí ma? theo loại phương tiện mang vuf khí na?y. Nếu so sánh các loại vuf khí hạt nhân với một va?i hệ thống vuf khí chiến lược, có thê? thấy máy bay ném bom cu?a Myf va? Nga đaf vượt qua kha? năng cu?a các đâ?u đạn tên lư?a đạn đạo xuyên lục địa Minitman III (sức công phá tương đương 170 nghi?n tấn) cu?a Myf.
    Hơn nưfa, Nga có 4.500 kilômet đươ?ng biên giới trên đất liê?n giáp với đất nước Trung Quốc, đất nước có tới hơn 1 ty? dân. Hiện nay, có đến 5-6 triệu ngươ?i dân Trung Quốc thâm nhập va?o lafnh thô? Nga. Ngoa?i ra, các nước láng giê?ng phương Tây lại la? tha?nh viên cu?a một tô? chức kinh tế chính trị lớn là Khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Lực lượng na?y đã xây dựng căn cứ ơ? khu vực biển Baltic, có kha? năng trang bị vuf khí cho Lục quân vượt trội so với các loại vuf khí cu?a Nga va? các nước trong khu vực. Vi? vậy, sef không có gi? đa?m ba?o cho an ninh quốc gia Nga nếu không duy tri? các loại vuf khí hạt nhân.


    Gia Linh (Theo Vz và Abc)
  10. khaikhang

    khaikhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    1
    Lực lượng Taliban đe dọa mở rộng hoạt động lên phía bắc Afghanistan

    [​IMG]

    Lính NATO bị thương trong cuộc truy quét Taliban ở Kandahar.

    Theo các nguồn tin nước ngoài, trong một đoạn băng ghi hình được phát lên mạng internet ngày 31-10, một thủ lĩnh Taliban tuyên bố rằng lực lượng Taliban sẽ mở rộng các hoạt động chiến sự lên khu vực phía bắc nước này trong cả mùa đông năm nay.
    Trong đoạn băng nói trên, M.Mansour Dadullah, một chỉ huy của lực lượng Taliban ở miền nam Afghanistan, cho biết các cuộc giao tranh giữa lực lượng Taliban với Lực lượng Hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do Mỹ và NATO cầm đầu tại Afghanistan đang diễn ra với cường độ cao tại khắp các tỉnh miền nam nước này và nhấn mạnh, hoạt động chiến sự với cường độ cao sẽ tiếp tục diễn ra và sẽ được mở rộng lên các tỉnh phía bắc Afghanistan.
    Trong khi đó, cùng ngày, binh sĩ Afghanistan phối hợp lực lượng ISAF đã mở cuộc truy quét tàn quân Taliban tại khu vực gần TP Kandahar, miền nam Afghanistan, tiêu diệt 50 tay súng và bao vây 250 tên khác tại một sào huyệt của chúng.
    Các vụ giao tranh giữa quân Chính phủ với tàn quân Taliban từ đầu năm đến nay đã làm hơn 5.400 người chết.
    Theo ND
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này