1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    À, vừa rồi bác Dũng sang Nga, có ký thoả thuận hợp tác với bọn di động Vympel của Nga, chẳng lẽ làm ăn với Bộ Công An
  2. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Hôm nay, theo Kommersant, Đuma Nga đã nhóm họp để thảo luận về việc Nga rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường (CFE) vào ngày 12-12 năm nay.
    Trước đó, chủ tịch Đuma Nga Boris Gryzlov thông báo: Đuma Quốc gia u?ng hộ dự luật hoafn tham gia CFE.
    Tổng thống Nga đã tuyên bố khả năng Nga rút khỏi CFE trong thông điệp liên bang năm nay. Khi đó, ông khẳng định đây là câu trả lời của Nga cho việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở Đông Âu.
    Nga đưa ra hai lý do khi dọa rút khỏi CFE: hiệp ước này không được các nước NATO phê chuẩn (đến nay mới có Nga, Kazakhstan, Belerusia và Ukraine phê chuẩn). Thứ hai: các nước Baltich không ký CFE.
    Tại cuộc họp thượng đỉnh Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ở Vienna, phương Tây đã khuớc từ yêu cầu của Nga, lập lại quan điểm cũ là "Hiệp ước chỉ được phê chuẩn sau khi Nga hoàn tất rút quân khỏi Moldovia và Gruzia, tức là hoàn thành những nghĩa vụ mà Nga đặt ra cho mình tại hội nghị OSCE ở Istanbul năm 1999".
    Phương Tây lúc đầu không coi việc Nga rút khỏi CFE là nghiêm trọng bởi nó đã lạc hậu, chỉ hạn chế số xe tăng và vũ khí hạng nặng mà các nước châu Âu sở hữu, trong khi đối với các công nghệ cao thế kỷ 21, số lượng xe tăng đề cập trong văn kiện có vẻ thừa thải.
    Thế nhưng sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh về việc đình chỉ thực hiện CFE, Nga đã ngưng cho phép quan sát viên châu Âu tới thanh sát các đơn vị quân sự cũng như từ chối tập trận chung.
    Tháng trước, trong chuyến thăm Matxcơva, Tổng thống Nga V. Putin cũng đã cho Ngoại trưởng Mỹ C. Rice và Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates biết thêm rằng việc rút khỏi CFE chỉ mới là "một bước tượng trưng" và Nga sẽ không chỉ dừng lại ở đó. Ông dọa Nga có thể rút khỏi cả Hiệp ước Nga - Mỹ về tên lửa tầm trung và ngắn ký 20 năm trước.
    Tháng 10 năm nay, Đức, Mỹ, Pháp đã bày tỏ lo âu trước thái độ của Nga rút khỏi CFE và tiếp đó là tất cả những hiệp ước cơ bản. Tuần trước, các ngoại trưởng Đức, Pháp đã viết trên các báo nước mình thư gửi Nga kêu gọi không rút khỏi CFE.
    Cùng lúc, tại Berlin các nhà ngoại giao Mỹ và Nga đã họp. Sau cuộc họp, họ thông báo đã "tìm được sự nhân nhượng" và các phía đang chuẩn bị một thỏa thuận lớn liên quan "không chỉ vấn đề CFE, mà cả Kosovo và Iran".
    Cuộc họp của Đuma Nga vì thế, được các nhà quan sát bình luận rằng đang nhằm tăng thêm sức ép với phương Tây.
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Bác phúc pro nhầm một chỗ, chaff chỉ gây nhiểu radar thôi, còn pháo sáng hồng ngoại ( mồi nhiệt) là flare.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    He he he he he he he.
    Ngay cả bi giờ mình cũng phân vân lắm. Trước đây, Chaff đùng là dùng để chỉ đám mây kim loại thả ra để gây nhiễu radar. Flare thì là páo sáng rồi. Nhưng có rất nhiều thứ mục tiêu giả ôm cả hai tính năng này, đặc biệt dùng cho máy bay. Máy bay không mang theo heavy decoy được, vì cái heavy decoy to như thật. Nhiều cái ECM của máy bay thả một thứ ra, thứ này vừa cháy sáng, vừa phản xạ radar tốt, lúc đó nó vừa có tính năng của Chaff và Flare.
    ------------------
    Quay trở lại Gruzia.
    Cuộc biểu tình ở nước này đã bị dẹp, điều này là dĩ nhiên, các thủ lĩnh đối lập chạy sang Tây Âu điều khiển từ xa. Nhưng nó làm thay đổi bản chất của các cách mạng mầu sắc. Người ta không thể nói đó là những lực lượng dân chủ dân quyền được gì nữa. Tổng thống Mikhail Saakashvili tự cô lập mình trên thế giới khi thực hiện hàng loạt những lời nói rất "ranh con", nay thì trở thành nhà độc tài "ranh con".
    Việc này diễn ra đồng thời với hàng loạt những diễn biến mạnh kinh tế-quân sự-chính trị trên khu vực châu Á. Đây chắc chắn chỉ là bắt đầu cho những diễn biến lớn nữa.
    Trong khi đó, Mỹ và Iran đã hoạt động ăn ý và có vẻ kết quả tốt đẹp trong việc ổn định Bắc Iraq.
  5. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Hơ trình độ phân tích hay quá. Chỉ có điều là cái vị trí của bác nói cũng chẳng qua là phỏng đoán của một viện nghiên cứu dựa trên ảnh chụp trước đó mấy ngày và sau đó của một vệ tinh thương mại. Tin tức ở đây chỉ là nghe cho biết chứ đếch dám chiên xào gì nó lên. Bác chiên nó lên cứ như thật, nào là ở khoảng cách này rõ ràng Syria đã này đã nọ...! Em chả dám em chỉ nghi ngờ này nọ thế thôi ạ!
    Còn vể vụ Iran tuyên bố vận hành 3000 máy ly tâm thì 2 tuần trước đã được tuyển tập báo cáo của bên tình báo gởi cho Nhà Trắng rùi ạ! Hôm qua thứ tư thì Phó Thủ Tướng Israel Shaul Mofaz đã có buổi gặp riêng với Ngoại Trưởng Mỹ. Dĩ nhiên ai cũng biết là vì chuyện gì! Còn có nhiều màn vui sau này! Bác phuc nói Mỹ chả dám đánh Iran thì có lẽ nhưng có thằng mà ép quá thì nó làm liều đấy!
  6. SSX

    SSX Guest

    Nghe hợp lý hơn trước nhiều. Mỹ có căn cứ tại Thổ, làm việc này chắc dễ. Vấn đề là tấn công vào cái gì.
    Có một nhà ''khoa học hạt nhân'' Iran bị ''mất tích'' tại Thổ.
    Có nguồn tin nói: ông ta bị CIA bắt cóc và khai thác.
    Lại có nguồn nói: ông ta là người của CIA cài vào cơ sở hạt nhân Iran.
    Nguồn tin Arab nói ông này khai ra một địa điểm phía bắc Syria, gần biên giới Thổ, là một ''công trình hạt nhân bí mật''.
    &&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
    Ảnh ?~Công trình hạt nhân?T Syrian giả tạo
    http://www.jpost.com/servlet/Satellite?c=JPArticle&cid=11923
    80657735&pagename=JPost%2FJPArticle%2FShowFull
    [​IMG]
    Ảnh nguyên bản Original photo of reactor site in Syria (Courtesy ISIS)
    [​IMG]
    Ảnh copy và phóng lớn từ nguyên bản bên trên,
    không đụng chạm bất cứ thứ gì trừ thêm vào các mũi tên
    Ảnh này cho thấy những góc độ không thể có của các bóng nắng.
    Lập luận một cách giản đơn và quan sát sẽ chứng tỏ hình ảnh vệ tinh đã bị giả mạo khi nhìn chi tiết vào bức ảnh của cái gọi là ?ovị trí lò phản ứng hạt nhân Syria?. Như các mũi tên chỉ ra tôi đã chứng tỏ sự nguy hiểm của vũ khí kỹ thuật cao lan truyền đám cháy tại sự kiện WTC, có vẻ như không ai muốn hỏi cả hai ảnh giả mạo là lò phản ứng hạt nhân nằm ở đâu, trước và sau khi chúng bị phá huỷ? Hãy nhìn hai bức ảnh cùng hướng đổ bóng mặt trời để thấy các chi tiết.
    Nguyên tắc ở đây là xem xét bóng đổ trên các bức ảnh đã đăng. Khi nó cho thấy là ảnh chụp ban ngày, chúng ta có thể cho rằng ánh sáng mặt trời là nguồn sáng duy nhất, chẳng có nguồn sáng nhân tạo nào lớn đến độ soi rõ nhiều nghìn ha vuông. Tại các thời điểm khác với buổi trưa, khi ánh nắng chiếu trực tiếp từ trên đỉnh đầu, các vật thể chỉ có thể đổ bóng một hướng khi ánh nắng là nguồn sáng duy nhất. Các bóng phải nằm ở phía đối diện với các vật thể trên mặt đất. Đối với những lỗ lớn trên mặt đất, bóng phải đổ xuống đáy hố ở về phía cạnh gần mặt trời. Chúng ta thấy có nhiều vấn đề với những bức ảnh này ở chỗ có đổ bóng ở các hai phái của các kết cấu và các vật thể trên mặt đất.
    ND: Tất nhiên hai bức ảnh chụp vào hai thời điểm khác nhau trong hai ngày khác nhau nên hướng bóng đổ cũng hơi khác một chút.
    Mũi tên màu vàng lớn (ảnh bên phải, cạnh phải) chỉ vào một bóng đổ thẳng. Cái bóng này không phù hợp với hình dạng của cao nguyên bằng phẳng ngay bên trên nó, cũng như các bóng râm xuất hiện phù hợp với các vật thể cạnh nó. Cái bóng này làm mất tin tưởng vào cả hai bức ảnh.
    1. Ảnh bên trái, mũi tên màu vàng sậm chỉ vào bóng của cái được cho là toà nhà. Nó không hợp hướng với mũi tên màu vàng, nó chứng tỏ rằng bóng đổ của toà nhà là ở một phía khác. Mũi tên vàng biểu lộ nó là vùng đất cao, giống như vùng cao nguyên là bởi những bóng này. Thậm chí nếu không phải là cao nguyên thì các bóng đổ khác cũng vẫn tự mâu thuẫn với nhau. Còn nếu theo chiều ngược lại thì không thể lý giải nối cái bóng của toà nhà cao tầng ở giữa bức ảnh bên phải.
    2. Trong bức ảnh bên phải, Tôi có thêm vào các mũi tên màu xanh (ở tâm bức ảnh) chỉ vào một cái gì đó như một cái hố trên mặt đất, gần với vị trí mà trước đó là tâm của toà nhà. Chú ý là bóng đổ ở phía cạnh trên của cái có vẻ là cái hố. Bây giờ nhìn vào mũi tên màu vàng, nó có vẻ không thích hợp với hướng bóng đổ của cái hố này. Tại phía trên của bức ảnh này, thì các mũi tên xanh chỉ ra các bóng nắng phải ở phía đối diện. Không cần thiết phải biết bóng nắng nào là đúng. Khi những bóng đổ này tự mâu thuẫn với nhau. Thì không có một lập luận nào để xem xét chính xác khi không có một điểm chuẩn tham chiếu.
    3. Nếu đó là cái hố trên mặt đất (mũi tên xanh ở tâm ảnh bên phải) thì bóng đổ phải xuất hiện về phía hố gần mặt trời. Nếu nó là một kết cấu nổi lên trên mặt đất, bóng đổ phải ở về phía đối diện. Như đã được cho đây là công trình nơi lò phản ứng hạt nhân đã bị phá huỷ và bị phía Syria cho san phẳng để xoá dấu vết, thì mũi tên màu xanh ở tâm bức ảnh bên phải phải là một cái hố trên mặt đất. Nếu điều đó đúng, thì bóng đổ đã ở nhầm vị trí so với cái hố khi đối chiếu với các mũi tên vàng là chiều bóng nắng của các đối tượng trên mặt đất mà nó chỉ vào. Còn nếu nó là một cái cấu trúc nổi thì dù có nhìn bức ảnh theo bất cứ cách nào, các bóng nắng vẫn luôn luôn sai.
    4. Một vấn đề khác cũng rất rõ ràng, đó là công trình lò phản ứng hạt nhân lại chẳng có tháp làm nguội hay đập nước làm nguội. Lò phản ứng phải thải ra một lượng nhiệt rất lớn vào môi trường. Trên sa mạc, vấn đề đó lại càng gay go. Đúng như thế, chẳng có bất cứ một dấu hiệu nào trông giống như một cái tháp làm nguội. Một cái đập nước, một cái hồ hay tháp làm nguội chắc chắn phải có cùng với công trình lò phản ứng hạt nhân.
    Nói tóm lại, có quá nhiều bất cập về bóng đổ cho thấy cả hai cái ảnh đều là giả tạo. Nhiều hơn cả là những bức ảnh này đã bị lắp ghép một các vội vàng từ nhiều hơn một ảnh gốc, từ trước đó vẫn còn các bóng đổ sai hướng trong cả hai ảnh.
    Chẳng có ảnh chụp ''cơ sở hạt nhân Syria'' ngay sau khi bị "không kích". Một nguồn khác của Israel còn không đăng bức ảnh thứ 2 bên phải.Đưa cái bức ảnh sơ sài một, hai toà nhà giữa một sa mạc hoang vu không một giọt nước cho một trăm kỹ sư vật lý bảo đấy là cơ sở hạt nhân chắc cả trăm không nhịn được cười.
    Chú Sam cần thợ xào nấu lành nghề hơn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Các bài liên quan:
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-81.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-82.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-84.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-85.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-86.ttvn
    http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/863278/trang-89.ttvn
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Bác SSX cho mình hỏi, Bài phân tích dưới là bài viết của bác phân tích phải không ạ? rất hay đấy, nhờ bác xác nhận dùm anh em nhé
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 09:09 ngày 09/11/2007
  8. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Nhân đọc bài của bác SSX, em tìm thấy link nước ngoài
    Đây link gốc nước ngoài đây ạ
    http://www.rense.com/general79/syr.htm
    Syrian ''Reactor Site''
    Photos Faked
    From Ted Twietmeyer
    tedtw@frontiernet.net
    11-3-7


    [​IMG]
    Original photo of reactor site in Syria (Courtesy ISIS)
    [​IMG]
    Enlarged and notated copy of original photo above, untouched except for arrows added
    This image shows impossible angles for real natural shadows.
    Regarding the images posted at
    http://www.jpost.com/servlet/Satellite?c=JPArticle&cid=11923
    80657735&pagename=JPost%2FJPArticle%2FShowFull
    Simple logic and observation will prove considerable image tampering has taken place when taking a closer look at the images of the supposed Syrian reactor site. Like the vector analysis I did showing advanced weapon damage to burn vehicles at the WTC event, no one seems to ask the question ­ were BOTH photos faked for the reactor location showing the reactor site, before and after it was destroyed? Let''s look at both of these images using shadow vectors to learn more.

    The key here is to examine the shadows in the notated images. Since this appears to be a daylight image, we can assume that the Sun is the only light source. At times other than mid-day when the Sun is directly overhead, objects can only cast ONE shadow since the Sun is the only light source. Shadows must be on the opposite side of any object on the ground. For large holes in the ground, the shadow must be down in the bottom of the hole, on the side nearest the sun. We shall see that the problems with these images is that there are shadows on BOTH sides of structures and objects above the ground.

    * The large yellow arrow (right image, right edge) points to a straight line shadow. This shadow does NOT match the curved contour of the edge of this plateau just above it, as other shadows appear to match their nearby objects. This alone damages the credibility of both images.

    * In the image on the left, the orange arrow is pointing to the supposed building''s shadow. This is in conflict with the yellow arrows, which prove that a shadow cast by the building should be on the OTHER SIDE of the building. The yellow arrows appear to show this is a raised, plateau-like area as a result of these shadows. Even if this is not a plateau area, other shadows are still in conflict with each other.

    * In the image on the right, I have added a blue arrow (center of the image) pointing to what appears to be a hole in the ground near the center of where the building was. Note the shadow at the top side of the apparent hole (center blue arrow.) Now look at the yellow arrows which seem to disagree with the shadow direction of this hole. At the top of the image, blue arrows indicate the shadows which should be on the opposite side. It''s not necessary to know which shadows are right. Since these shadows conflict with each other, neither can logically be considered correct since there is no real point of reference.

    * If this is a hole in the ground (center blue arrow, right) the shadow must appear on the side of the hole nearest the sun. If this is a raised structure above the ground, the shadow must be on the opposite side from the sun side. As this is supposed to be a site where a reactor building was destroyed, then the center blue arrow (right image) would probably be pointing to a hole in the ground. If this is true, the shadow is on the WRONG side of the hole with respect to the yellow arrows. No matter how you look at these images, the shadows are still wrong.

    * Another problem which is even more obvious, is that this reactor building had no cooling tower or cooling pond. Reactors require extensive dissipation of generated heat into the surrounding environment. In the desert, this problem will be even more severe. Yet no means to cool this supposed reactor is visible. A cooling pond, lake or tower surely would have been constructed along with the building.

    In short, there are numerous shadow conflicts (also visible among the yellow arrows) that tell us that BOTH of these images are FAKE. Most likely, these are photos which were quickly put together from more than one image, since the shadows are all wrong in both images.

    Uncle needs to employ better graphic artists.

    Ted Twietmeyer
    www.data4science.net
  9. xoichan

    xoichan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng R.Gates muốn Nhật đóng vai trò lớn hơn
    [​IMG]

    Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 8-11. Ảnh: AP
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 8-11 đã thúc giục các nhà lãnh đạo Nhật Bản tăng cường vai trò của mình trong các vấn đề an ninh quốc tế sao cho tương xứng với tầm cỡ và mức độ quan trọng của nước này đối với kinh tế thế giới.
    Trong cuộc gặp với Thủ tướng Yasuo Fukuda và các quan chức cấp cao khác của Nhật, ông Gates bày tỏ hy vọng rằng nước này sẽ sớm nối lại sứ mệnh hỗ trợ các hoạt động do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan vốn bị ngưng lại trong tháng này sau khi Chính phủ Nhật và phe đối lập không tìm được tiếng nói chung trong việc gia hạn nó. Ông Gates dự kiến sẽ nhắc lại vấn đề này trong cuộc gặp với các thành viên Quốc hội Nhật và trong bài diễn văn tại một trường đại học vào ngày 9-11. Dù vậy, các quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng mục đích chính của chuyến thăm của ông Gates không phải là thúc ép Chính phủ Nhật thay đổi quyết định về vấn đề nhạy cảm nói trên.
    Một nội dung quan trọng khác trong chương trình nghị sự của ông Gates ở Nhật Bản là sự hợp tác quân sự giữa hai nước, nhất là trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa để đề phòng mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Hôm 6-11, một tàu chiến Nhật Bản đã tham dự một cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn do Mỹ tiến hành trên Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ đã lắp đặt một hệ thống radar mạnh mẽ tại căn cứ không quân Shariki ở miền Bắc Nhật Bản, triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 ở Okinawa và cung cấp cho nước này tàu chiến Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3.
    Vấn đề sắp xếp lại căn cứ quân sự và binh lính Mỹ ở Nhật dự kiến cũng được đề cập trong chuyến công du của ông Gates. Hiện có khoảng 50.000 lính Mỹ đóng tại Nhật Bản theo một hiệp ước an ninh song phương. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Nhật phàn nàn về tình trạng tội phạm, ô nhiễm và tiếng ồn có liên quan đến các căn cứ quân sự ở nước này.
    HOÀNG PHƯƠNG (Theo AFP, AP, Reuters)
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Bí ẩn trong tên lửa "tàng hình" Iskander của Nga

    Vừa qua, một sự kiện gây nhiều tranh cãi ở Phương Tây và Trung Đông: Nga đưa vào trang bị cho quân đội của họ và xuất khẩu sang một số nước kiểu tên lửa đạn đạo độc nhất vô nhị trên thế giới - không chỉ ?otàng hình? mà còn có thể ?obay lượn như chim?.
    Tên lửa tàng hình Iskander của Nga

    Đó là tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật Iskander. Khác với tất cả các chủng loại tên lửa đạn đạo đã từng được biết đến, đặc điểm chủ yếu của Iskander là được chế tạo trên cơ sở công nghệ ?otàng hình?, hoàn toàn khác với công nghệ ?otàng hình? của người Mỹ.
    Bí quyết của công nghệ này ẩn chứa ở một loại máy phát tạo ra một loại bức xạ đặc biệt, có tên là plazma. Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, một môi trường chất khí hỗn hợp gồm các điện tích dương và điện tích âm, nhưng tổng thể là trung hoà về điện.
    Một khi loại bức xạ này bao phủ xung quanh một vật thể nào đó cần che dấu thì vật thể đó hoàn toàn ?otàng hình? trước ?ocon mắt thần? theo dõi của các đài rađa hiện đại nhất.
    Ngay cả các loại máy bay rẻ nhất, cũ nhất, nhưng được lắp máy phát plazma sẽ có khả năng ?otàng hình? không kém gì các máy bay chiến đấu siêu hiện đại của Mỹ F-117 và B-2 được quảng cáo rùm beng trên thế giới.
    Theo ông Coroteev, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Keldysh, có thể hình dung sự khác nhau căn bản giữa công nghệ ?otàng hình? của người Mỹ và người Nga qua một thí dụ minh họa đơn giản. Nếu ném một quả bóng bàn vào bức tường, nó sẽ va chạm và bật trở lại ngay.
    Cũng tương tự như vậy, khi tín hiệu rađa chiếu vào máy bay, nó bị phản xạ từ máy bay và quay trở về với ăngten thu sóng vô tuyến của rađa. Lúc đó, máy bay sẽ bị lộ nguyên hình trên màn hình rađa. Nhưng nếu bức tường gồ ghề, có nhiều góc cạnh hướng về các phía khác nhau thì quả bóng sau khi va chạm sẽ bật trở lại đi đâu tuỳ ý nhưng không thể quay trở lại chỗ cũ.
    Lúc đó ta nói tín hiệu bị mất liên lạc. Công nghệ ?otàng hình? của Mỹ dựa trên chính nguyên tắc này. Chính vì thế, các máy bay ?otàng hình? của Mỹ có hình dáng rất lạ. Còn nếu phủ lên bức tường một tấm lưới mềm thì khi quả bóng bàn ném vào đó nó sẽ không bị bật trở lại mà bị mất năng lượng chuyển động và rơi xuống ngay dưới chân tường.
    Công nghệ tàng hình của người Nga dựa trên nguyên lý đơn giản này. Hiện chưa có một nước nào trên thế giới làm chủ được công nghệ ?otàng hình? tương tự của người Nga. Cuối những năm 1990, người Mỹ mới bắt đầu tiến hành các công trình nghiên cứu theo hướng này, nhưng xem ra họ chưa đuổi kịp người Nga.
    Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi ?obay lượn như chim?, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần.
    Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow gần đây, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, tên lửa Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010.
    Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
    Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ dàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin.
    Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.
    Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi so sánh lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có các nước Trung Đông. Vì thế, các cơ quan tình báo Mỹ đang lo sợ biết đâu trong số đó có các nước mà người Mỹ coi là ?obất trị?.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này