1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Mấy cái ống to la? cho các loại tên lư?a 5V55R (tâ?m bắn 75km), 48N6E va? 48N6E2 (tâ?m bắn 150km) với đâ?u đạn lớn (143kg)
    Các ống nho? la? cho các loại tên lư?a cơf nho? hơn nhiê?u 9M96E1 va? 9M96E2 với đâ?u đạn chi? 24 kg. Loại 9M96E1 có tâ?m bắn 1-40 km co?n loại 9M96E2 có tâ?m bắn 1-120 km.
    Chắc la? với các loại mục tiêu tâ?m gâ?n va? thấp thi? xa?i loại bé sef kinh tế hơn chăng.
  2. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2007/11/3B9FC8E8/
    Hôm qua, khu trục hạm mang tên Thâm Quyến đã nhổ neo thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Nhật Bản, đánh dấu lần đầu tiên một tàu chiến của Trung Quốc đến xứ sở mặt trời mọc kể từ Thế chiến II.
    [​IMG]

    Khu trục hạm Thâm Quyến đang rời cảng Trạm Giang đi thăm Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
    Khu trục hạm Thâm Quyến mang tên lửa điều khiển rời cảng Trạm Giang, thuộc tỉnh miền nam Quảng Đông, để bắt đầu chuyến đi kéo dài một tuần tới Nhật. Điểm đến đầu tiên của tàu là cảng Tokyo vào ngày 28/11, sau đó di chuyển đến căn cứ hải quân Yokosuka nằm trêm Vịnh Tokyo.
    Chuyến thăm đặc biệt của chiến hạm được thỏa thuận từ cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, hồi tháng 8 vừa qua ở Tokyo. Hai quan chức còn đồng ý thiết lập một đường dây nóng quân sự trong cuộc họp này.
    Chuyến thăm Nhật của khu trục hạm Thâm Quyến là một dấu hiệu cho thấy sự cải thiện trong mối quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và Tokyo, sau những năm tháng căng thẳng dưới thời cựu thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi.
    Khu trục hạm Thâm Quyến thuộc hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc và từng ghé thăm nhiều cảng nước ngoài như Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, Guam cùng một số nước châu Âu và châu Phi. Đây là con tàu do Trung Quốc thiết kế và chế tạo, đưa vào sử dụng từ năm 1999.
    Theo kế hoạch, một tàu chiến Nhật sẽ có chuyến thăm đáp lễ đến Trung Quốc sau đó.
    ----------
    Đối thủ của Molnya hay Gepard tương lai đây
  3. negropone

    negropone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    18
    Thở nèo tối qua thấy phóng sự trên CCTV-4 về con này làm em cứ nhầm tưởng là nó đang khoe hàng mới đóng
  4. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Mà con này là S400 mà!
  5. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/11/3B9FC9ED/
    Máy bay quân sự rơi ở Thái Nguyên
    Khoảng 14h chiều nay, một chiếc máy bay MiG 21 bị rơi xuống xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nhưng may mắn không có thiệt hại về người.
    kiếu này thì sẽ thành thần phong mất thôi
  6. mrkhanhbg

    mrkhanhbg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bác có biết thông tin về con tàu này ko? pot cho em với !
    Em trông nó hoành tráng thật!
    Ko biết bác việt nam mình mới có con nào tương xứng nhỉ?
  7. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    Iran đã chế tạo tàu khu trục và tàu ngầm mới
    Hôm qua, ngày 25/11 tờ Bưu điện Washington cho biết: Ngày 24/11 lãnh đạo Lực lượng Hải quân Iran?" Đô đốc Habib Sayyari tuyên bố, ngày 28/11 tới Hải quân nước này sẽ nhận được tàu ngầm nguyên tử và tàu khu trục do Iran sản xuất. Nhưng những đặc tính kỹ thuật của tàu mới hiện vẫn chưa được thông báo.
    Tàu ngầm của Iran

    Tàu khu trục Dzamaran và tàu ngầm Gadir sẽ là phươmg tiện tìm kiếm, tuy nhiên, ông Sayyri cho biết, ?onếu kẻ thù phạm sai lầm thì chúng sẽ bị một đòn tấn công mạnh đến mức không thể phản công được?. Ông Sayyari cũng nhấn mạnh, mọi sự di chuyển binh lính Mỹ tại vịnh Persian sẽ được Lực lượng Hải quân Iran theo dõi hết sức chặt chẽ.
    Trước đây, chính quyền Iran cho biết, rất khó có thể phát hiện ra tàu ngầm mới này, đồng thới nó có khả năng phóng tên lửa và thuỷ lôi cùng một lúc. Như tờ Báo Bưu điện Washington đã đưa tin hồi tháng 8/2006, Iran đã thử nghiệm tên lửa mới dành cho tàu ngầm tại vịnh Persian. Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay Lực lượng Hải quân Iran có ít nhất 3 chiếc tàu ngầm chạy bằng điện ?" diesel thuộc dự án 877 do Nga sản xuất.
    - bác nào thử xem lại em cái tin tàu ngầm nguyên tử cái, em thấy răng nhà máy điện chưa xong sao làm đươc tầu ngầm nguyên tử nhỉ
  8. nemesisgau

    nemesisgau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2007
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    thì bác ko thấy răng nói 7 phần doạ 3 phần thật ah...nó cứ phán thế làm cho khối ông nông dân nghe xong hốt,chứ bọn chóp bu thì nó biết hết với nhau....tới tàu ngầm của Trung khựa đang ở đâu thằng Mẽo lẫn Gấu từ lâu đã theo dõi được rùi thì nói gì tới răng....
  9. SSX

    SSX Guest

    Thêm Một Đám Cháy từ lò lửa Kosovo
    TG: CyberNet - N. X. N.
    Khó ai biết là vì tình hình Iraq thì 10 năm nữa những gì sẽ xảy ra tại Trung Đông. Mười năm về trước, người ta cũng không biết những gì sẽ xảy ra tại vùng Balkan ngày nay vì vụ Kosovo.
    Thời đó, Chính quyền Bill Clinton ra lệnh tấn công các đơn vị Serbia để bảo vệ người dân Albanians tại Kosovo, một địa phương có quy chế tự trị trong Cộng hoà Serbia. Ngày nay, hôm nay Thứ Bảy 17, Kosovo chuẩn bị sẽ tuyên bố độc lập vào ngày 10 tháng tới. Và pháo bông có thể biến toàn vùng Balkan thành bãi chiến trường.
    Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Xô viết sụp đổ, Liên bang Nam Tư bắt đầu tan rã trong cảnh tàn sát, thanh tẩy chủng tộc, rồi từng nước Cộng hoà đã tách riêng thành những quốc gia độc lập. Kosovo là một phần - linh thiêng nhất - của Cộng hoà Serbia vì là nơi khai sinh ra ý thức độc lập quốc gia của dân Serb. Nhưng Kosovo cũng là vùng sinh hoạt của dân Albanian, chiếm tới hơn 90% dân số so với vỏn vẹn có 5% người Serb.
    Khi Chính quyền Serbia của chế độ Slobodan Milosevic đàn áp dân Albanian tại Kosovo, Hoa Kỳ và các nước Âu châu muốn can thiệp để ngăn ngừa nhưng bị cản trở bởi lá phiếu phủ quyết của Liên bang Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Chính quyền Clinton lách khỏi trở ngại pháp lý ấy bằng cách giương cờ NATO, và mở cuộc không tập tấn công các đơn vị Serbia để giải phóng Kosovo. Lý do chính yếu là tinh thần nhân đạo. Với sự dàn xếp của Nga, Serbia phải nhượng bộ và Kosovo được giao cho Liên hiệp quốc quản lý kể từ 1999.
    Kể từ đấy, dân Albanian tại Kosovo coi như họ phải tiến dần tới quy chế độc lập - một đòi hỏi họ coi là chính đáng và tất yếu - với hậu thuẫn của đa số các quốc gia Âu châu và Hoa Kỳ. Tất nhiên là Cộng hoà Serbia thì không chấp nhận là vùng đất thiêng của họ - tương tự như Phú Thọ - Việt Trì của ta - lại tách riêng thành một xứ độc lập.
    Liên bang Nga cũng chẳng thể ngồi yên để Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ tiến vào vẽ lại bản đồ trên một vùng ảnh hưởng truyền thống của Liên bang Xô viết và Đế quốc Nga. Các xứ khác trong Liên bang Nam Tư cũ, như Bosnia-Herzegovina, Montenegro hay Macedonia càng không yên tâm khi thấy nhiều đám dân quân thiểu số rục rịch nói đến chuyện tự trị hay độc lập...
    Từ nhiều năm nay, bất ổn đã âm ỉ xảy ra tại nhiều nơi, nhưng lọt khỏi sự chú ý của dư luận. Ngày 17, Kosovo sẽ có bầu cử quốc hội và địa phương và trù tính sẽ tuyên bố độc lập vào mùng 10 tháng tới. Nếu điều ấy xảy ra, tình hình sẽ ra sao?
    Cộng hoà Serbia ngày nay đã thành một xứ dân chủ - và mất hẳn khả năng hung hăng hiếu chiến thời Milosevic. Quân đội của họ khó tái diễn chuyện xưa là tiến vào Kosovo để dập tắt mọi ý tưởng độc lập của dân Alabanian. Vả lại, nhiều thành phần Serbia thấy rằng thà buông trôi Kosovo để trở thành một hội viên của Liên hiệp Âu châu còn hơn là cưỡng chống đòi hỏi của dân Albanian và chủ trương của các nước Âu châu.
    Nhưng, nhiều nhóm "dân quân" Serb cực đoan - thậm chí khủng bố - lại không chịu lui và nhất định quậy cho nát Kosovo. Kinh nghiệm toàn cầu cho thấy là chỉ cần một nhóm võ trang cực đoan muốn phá quấy là mọi giải pháp ôn hoà đều có thể tan thành mây khói. Hoặc cháy như bó đuốc.
    Đối diện với họ, nhiều nhóm võ trang người Albanian cũng bắt đầu tung hoành, không chỉ trong phạm vi Kosovo mà đã lan ra các xứ khác và gây phản ứng bất an cho các lân bang.
    Trong các láng giềng đang bị "nhiễm độc" có Montenegro. Đây là một nước Cộng hoà vừa tách khỏi Liên bang Serbia-Montenegro, nhưng 40% dân số vẫn thấy mình liên hệ với Serbia và sẽ cầm súng bên phe Serbia nếu như Kosovo tuyên bố độc lập!
    Một xứ thứ khác là Macedonia. Xứ này thấy bất an vì dân Albanian cư ngụ trong các vùng núi rừng hiểm trở tiếp giáp với Kosovo đã bắt liên lạc với dân quân Albanian của Kosovo và nhiều phần tử đã gây rối trong chính trường, bạo động đã xảy ra với cường độ cao hơn. Y như Serbia, Macedonia muốn có giải pháp ôn hoà để hy vọng gia nhập Liên hiệpÂu châu. Nhưng mọi giải pháp ôn hoà đều có thể bị các nhóm võ trang cực đoan phá hoại.
    Tại phía Bắc, một quốc gia có tên là Bosnia và Herzegovina cũng chẳng yên tâm. Xứ này thật ra nằm trên một vết nứt chính trị phân ra hai vùng là Liên bang Bosnia-Herzegovina và Cộng hoà Srpska (Serbia), và gồm có ba sắc tộc là dân Bosnia theo Hồi giáo, dân Croat theo Công giáo và dân Serb theo Chính thống giáo - giống như người Nga. Tình trạng bấp bênh ấy tồn tại được dưới chế độ quản trị của Liên hiệp quốc vì dân Serb tại đây thấy là mình được lá phiếu của Nga bảo vệ trong cơ chế Liên hiệp quốc. Khi Liên hiệp Âu châu thay thế Liên hiệp quốc và còn muốn Kosovo được độc lập, dân Serb theo Chính thống giáo trong xứ Srpska coi như sẽ bị bóp nghẹt.
    Họ cũng đòi độc lập! Có khi còn đòi cầm súng bước qua biên giới để tranh đấu bên hàng ngũ Serbia. Các đơn vị NATO đang lĩnh trách nhiệm bảo an tại Bosnia và Herzegovina đã phải tự chuẩn bị cho tình huống lạ thường là khống chế Cộng hoà Srpska và chặn đường giao liên với xứ Serbia!
    Trên đây là tình hình tại chỗ, khi mà các đại cường Âu-Mỹ phải đối phó với cuộc phản công và phá bĩnh của Liên bang Nga, khi mà các đơn vị NATO bị căng mỏng ở nhiều nơi, kể cả tại Afghanistan và không thể kiểm soát nổi toàn khu vực Balkan. Còn Quốc hội Mỹ thì đang bận bẻ tay Chính quyền Bush về vụ Iraq.
    Nhìn ra ngoài khu vực Balkan - nơi có mồi lửa châm ngòi WW II năm 1914 - ta chỉ thấy Hoa Kỳ và Liên bang Nga đang đấu trí về chuyện Iran, và ***g trong quan hệ giữa Iran và Hoa Kỳ là tương lai của Iraq. Dư luận và chính trường Mỹ chưa được chuẩn bị cho một đám cháy có thể bất ngờ bốc lên từ Kosovo.
    Bất ngờ?
    Có thể là bất ngờ với tất cả các ứng cử viên Tổng thống đang tranh luận ở vòng loại, chứ nếu chú ý hơn một chút - và nhớ lại kinh nghiệm "vẽ lại bản đồ" của Âu châu - ta thấy rằng đáng lẽ Hoa Kỳ phải thấy trước là sẽ lãnh hậu quả từ một quyết định rất chính đáng về đạo đức vào năm 1998, tại Kosovo.
    Hãy điểm tin hôm nay xem bao nhiêu tờ báo Mỹ bình luận về Kosovo? Trên đầu ngón tay!
  10. SSX

    SSX Guest

    Uranium giảm xạ - Cảnh báo từ những hình ảnh nhạy cảm
    Bulov: 09/2007
    2/3 hay 67% trẻ em của các cựu binh vùng vịnh của chúng ta (những người từng bị phơi nhiễm DU) mắc phải các chứng bệnh chết người hay quái thai dị dạng, một suy nghĩ rất nhạy cảm.
    Rõ ràng, những ca bệnh này ?" và gia đình họ - đã và đang hy sinh trọn vẹn cho một chính quyền đã cố ý lừa dối họ, và những kẻ chỉ huy ép buộc họ - phơi nhiễm chất độc này.
    Những người ở đây - cư dân Iraq, phóng viên, binh lính - đang phải chịu đựng những căn bệnh nguy hiểm nhất. Phóng xạ từ uranium nghèo có thể phát tán ra mọi nơi. Nó đang phá hoại cuộc sống của hàng nghìn trẻ em trên toàn thế giới. Tất cả chúng ta biết bụi phóng xạ có thể phát tán bao xa.
    Đó là câu chuyện mà trong đó thực tế đã bị che đậy bởi những người cần nó nhất. Đó cũng là câu chuyện chúng ta cần phải biết nếu như cư dân Iraq đang cần khám chữa bệnh đến tuyệt vọng, và binh lính của chúng ta, những người trở về từ Iraq không phải chịu những căn bệnh tồi tệ như cựu chiến binh trong các cuộc xung đột khác mà trong đó uranium nghèo đã được đem ra sử dụng. Uranium ''nghèo'' là một thuật ngữ sai lầm trong mọi mức độ, âm thanh ''nghèo'' yếu ớt. Chỉ có một điểm yếu của uranium nghèo đó là giá cả. Nó rẻ như bùn, độc hại, vô dụng.
    Khi nghe rằng DU được sử dụng trong vùng vịnh năm 1991, cơ quan năng lượng nguyên tử Anh đã gửi cho Bộ trưởng quốc phòng một bản báo cáo đặc biệt về mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khoẻ và môi trường. Trong đó có nói nó có thể làm cho có thêm nửa triệu người chết vì ung thư tại Iraq trong vòng 10 năm. Trong cuộc chiến tranh này CQ Mỹ chỉ thừa nhận sử dụng 320 tấn DU - mặc dù tổ chức từ thiện Đức LAKA ước tính con số thật sự phải gần 800 tấn. Thời gian trôi qua đã đủ lâu để nó phát tán ra khắp nơi trên Iraq. Hiểm hoạ tàn phá của nó bây giờ đang đe doạ sức khoẻ và sinh sản của mọi người dân Iraq, và thế hệ sau, là VƯỢT QUÁ SỨC TƯỞNG TƯỢNG.
    Phóng xạ bền vững tồn tại quá 4,500,000,000 năm sẽ giết chết hàng triệu sinh linh trong các thế kỷ tới. Đó là TỘI ÁC CHỐNG LẠI LOÀI NGƯỜI thuộc vào loại TÀN BẠO NHẤT từ trước đến nay.
    Kể từ khi DU nhiễm bẩn đất nước Iraq đến nay, những quái thai sơ sinh làm tan vỡ cả những trái tim sắt đá chứng kiến nó: những đứa trẻ chân tay co quắp một cách khủng khiếp, những đứa trẻ mà nội tạng lòi ra ngoài cơ thể, những khối u phình ra ở nơi đáng lẽ phải là đôi mắt hay chỉ có một mắt như người khổng lồ một mắt, hay đơn giản là không có mắt, hay không có chân tay, và thậm chí chẳng có đầu.
    Văn phòng hội cựu chiến binh Mỹ (VA) khi nghiên cứu 251 gia đình cựu binh vùng vịnh thấy rằng có đến 168 gia đình có trẻ mắc bệnh tật nghiêm trọng hay quái thai sơ sinh, chiếm đến 67%.
    Uranium giảm xạ, còn biết đến như đồng vị U-238, không thể bị phân huỷ hay loại bỏ đi nơi khác.
    Tội đồ diệt chủng QĐ Anh, Mỹ còn làm nhiễm độc vĩnh cửu cả Kuwait, Bosnia, Kosovo, lòng chảo sông Danube, nơi đã bắn ra rất nhiều đạn DU.
    Tại Iraq, căn bệnh ung thư tăng gấp 4 lần bình thường tại các vùng phía nam bị Anh, Mỹ bắn phá. Các trường hợp mắc bệnh bạch cầu (máu trắng) đang bắt đầu xuất hiện trong số các cựu binh phục vụ trong lực lượng Nato trong cuộc xâm lược Bosnia và Kosovo.
    Các quan chức Lầu năm góc đang bị sức ép phải thừa nhận binh lính của họ đã bị ?ophơi nhiễm không cần thiết? với phóng xạ uranium nghèo trong chiến tranh vùng vịnh, trong đó có cả những việc đơn giản như: không ai nói cho họ phải tránh xa, hạn chế các tiếp xúc không cần thiết với xác các xe tăng cháy. Nhưng họ lập luận những phơi nhiễm này là ?okhông ảnh hưởng đến sức khoẻ.? Khi mà bản chất sự việc đã bị họ chối bỏ, thì hội chứng vùng vịnh đã bị một trong số bảy cựu binh vùng vịnh mắc phải. Một vài nguồn ước tính có hơn 120,000 cựu binh vùng vịnh đang bị nhiễm bệnh dần.
    Những hình ảnh. Video nhạy cảm, nếu bạn ghê sợ thì đừng xem.
    http://www.uruknet.info/?p=m36757&hd=&size=1&l=e
    http://www.iron-clay.com/american_legacy.html
    http://images.google.com/images?svnum=10&um=1&hl=en&q=Iraq+birth+defects&btnG=Search+Images
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này