1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX

    SSX Guest

    Phóng xạ tại Iraq có thể giết người nhiều hơn Hiroshima
    Sherwood Ross 11/2007
    Global Research
    http://www.globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=7410
    http://www.opednews.com
    http://www.indymedia.org.uk/en/2007/11/386303.html
    Mỹ, Anh, Israel có thể đã gây ra thảm sát hạt nhân ở Trung đông với việc sử dụng đạn phóng xạ, thời gian dài trôi qua sẽ chứng tỏ có nhiều cái chết hơn cả việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật bản.

    Có rấ nhiều đạn dược có chứa urani giảm xạ (DU) đã được bắn ra, CG hạt nhân Leuren Moret khẳng định: ?oTương lai di truyền của phần lớn cư dân Iraq đã bị huỷ hoại.?
    ?oMột liều lượng phóng xạ lớn gấp hơn 10 lần một quả bom hạt nhân đã bị tung vào không khí từ các vũ khí DU kể từ năm 1991,? kể cả đạn DU do Israel bắn vào Palestine.
    Bà Moret là một nhà khoa học độc lập về hạt nhân và sức khoẻ đã từng 5 năm làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Lawrence Berkeley cũng như Lawrence Livermore bang California.
    Arthur Bernklau, một cựu binh cho biết thêm: ?oẢnh hưởng lâu dài của DU là một bản án chết chóc vô hình. Iraq là một mảnh đất hoang tàn đã bị đầu độc. Bất cứ ai ở đây chắc chắn phải chịu đựng rủi ro gục ngã bởi căn bệnh ung thư và bạch hầu (máu trắng). Tại Iraq, tỉ lệ sinh đẻ quái thai nhìn chung đang vượt ra ngoài sự kiểm soát.?

    Bà Moret cho biết thêm: ?oChúng ta có thể thấy các khuyết tật gen ngay bây giờ, trong thế hệ tương lai có hơn hàng nghìn các biểu hiện của điều này.? Bà còn nói: ?oMôi trường Iraq bây giờ đã bị nhiễm phóng xạ hoàn toàn.?
    Tiến sĩ Helen Caldicott, người tham gia tích cực vào phong trào chống hạt nhân, đã viết: ?oPhần lớn lượng DU tập trung vào các thành phố lớn như Baghdad, nơi có đến một nửa trong số 5 triệu dân là trẻ em, chúng thường chơi ngay bên cạnh các xác xe tăng cháy, trên cát và đất bẩn.?
    ?oTrẻ em dễ nhạy cảm hơn gấp 10 đến 20 lần với các ảnh hưởng ung thư do phóng xạ so với người lớn,? một cộng sự của tôi ở Basra, nơi nổ những phát súng đầu tiên năm 1991, cho biết căn bệnh ung thư ở trẻ em tăng 7 lần và dị tật sơ sinh nặng cũng tăng 7 lần.
    Ông tiếp tục nói 2 cuộc chiến tranh vùng vịnh ?olà cuộc chiến tranh hạt nhân bởi vì chúng đã gieo rắc vật liệu phóng xạ ra khắp nơi, và dân cư ?" đặc bịêt là trẻ em ?" đang bị kết tội chết một cách độc ác và dị tật bẩm sinh vĩnh viễn.?
    Ông Caldicott giải thích bởi vì chu kỳ bán phân rã cực kỳ dài của uranium, một nguyên tố phóng xạ trong các viên đạn đã được bắn ra, ?olương thực, không khí, và nước trong nguồn sinh hoạt của cư dân đã bị nhiễm độc vĩnh viễn.

    Urani như một kim loại nặng thâm nhập vào cơ thể qua việc hít thở vào phổi, hay qua ăn uống vào bộ máy tiêu hoá. Nó cũng bị thận đào thải ra ngoài, nếu liều lượng đủ cao, nó có thể gây hỏng hay ung thư thận. Nó cũng nằm ở xương và gây ra ung thư xương và bệnh bạch cầu (máu trắng) và nó cũng có thể thâm nhập vào tinh hoàn gây ra biến đổi gen của tinh trùng làm dị dạng trẻ sơ sinh.

    Sự nhiễm bẩn uranium đang lan rộng ra khắp thế giới, ông Caldicott cho biết thêm, với mật độ tập trung cao nhất trong vùng có bán kính 1,000 dặm từ Baghdad và Afghanistan.

    Đặc biệt, người ta đã thấy dấu vết của nó tại bắc Ấn độ, nam LB Nga, Thổ, Ai cập, Saidi, Tibet, Pakistan, Kuwait, Tiểu vương quốc Arab và Jordan.

    Bà Moret xác nhận: ?oTheo làn gió của sự tàn phá phóng xạ ở Iraq, Israel cũng đang đau khổ vì sự gia tăng rất lớn căn bệnh ung thư phổi, máu trắng và dị tật trẻ sơ sinh.?
    Ông Doug Rokke cựu chỉ huy nhóm dọn dẹp DU của quân đội Mỹ, nay tham gia vào nhóm chống DU nói, Các xe tăng Israel đã bắn đạn DU trong cuộc xâm lược Lebanon năm ngoái. Mỹ và Nato cũng đã dùng DU tại Kosovo. Ông nói ông bị dính bệnh vì ảnh hưởng của DU và các thành viên trong đội dọn dẹp của ông cũng đã bị chết vì nó.
    Ông Caldicott viết, vì hậu quả của việc bắn phá DU ?odị tật sơ sinh kinh khủng đã được ghi nhận trong số các trẻ em sinh ra từ các vùng dân cư bị nhiễm bẩn tại Iraq, Nam tư, và Afghanistan, sự ảnh hưởng và tính khốc liệt của các dị tật đang tăng lên theo thời gian.?

    Các triệu chứng giống nhau cũng đã được biết đến trong số trẻ sơ sinh của các quân nhân Mỹ đã tham chiến ở vùng vịnh. Một nghiên cứu về 251 cựu binh Mississippi trở về từ vùng vịnh do tổ chức cựu chiến binh tiến hành thấy 67% trẻ em của họ bị mắc các bệnh từ ?obệnh tật nặng cho đến dị dạng bẩm sinh.?

    Vài trẻ sơ sinh đẻ ra không có não bộ hay các bộ phận quan trọng, hay không có tay chân, hay có bàn tay gắn vào vai của chúng.

    Trong khi các quan chức Mỹ từ chối về sự nguy hiểm của DU, thì có một sự thật là các cựu chiến binh vùng vịnh là những người Mỹ đầu tiên chiến đấu trong một chiến trường phóng xạ, và con cái của họ rõ ràng là lần đầu tiên được biết phải chịu mắc các dị tật bẩm sinh khủng khiếp đến như vậy.
    Các binh lính, những người sống sót đã bị nhiễm phóng xạ, cũng như những người đã bắn đạn phóng xạ, đang bị đổ bệnh, thường có các biểu hiện của bệnh phóng xạ. Trong số 700,000 cựu binh vùng vịnh thứ nhất, có hơn 240,000 đang có các vấn đề bất thường về sức khoẻ vĩnh viễn, 11,000 người đã chết, các bản tin đã công bố cho biết như vậy.

    Điều đó là đáng ngạc nhiên khi biết rằng trong cuộc xung đột ngắn ngủi đó chỉ có không đầy 400 binh lính bị chết khi đánh trận.
    Ông Francis Boyle, trong cuốn sách ?oChiến tranh sinh học và khủng bố? viết: ?ođạn uranium nghèo là và vẫn còn là một tác nhân nữa đằng sau Hội chứng vùng vịnh (GWS).?
    ?oLầu năm góc vẫn tiếp tục từ chối rằng có một cái gì đó là một hiện tượng y học được phân loại như là Hội chứng vùng vịnh ?" ngay cả khi mọi người, trái với quan điểm này, đều biết rằng sự từ chối là thuần tuý tuyên truyền và đánh lạc hướng.?
    Ông Boyle tranh luận: "Lầu năm góc sẽ không bao giờ thừa nhận tính hợp pháp, tính kinh tế, sự sai lầm, tính chính trị, và những hậu quả tội ác của việc có tồn tại Hội chứng vùng vịnh. Vì thế các cựu binh Anh, Mỹ của vùng vịnh I cũng như trẻ em sinh ra sau đó sẽ tiếp tục chịu đựng tổn thất và chết. Vấn đề cũng tương tự đối với các cựu binh vùng vịnh II và trẻ em của họ.?

    Ông Boyle nói sử dụng DU là phạm pháp chiểu theo công ước Geneva 1925.

    Ông Chalmers Johnson, hiệu trưởng viện nghiên cứu chính sách Nhật bản đã viết trong cuốn sách ?oNhững nỗi đau của Đế chế? rằng: tập hợp bất thường các bệnh ung thư trẻ em và dị dạng sơ sinh đã mắc phải ở Iraq cũng như Kosovo, những dấu hiệu chứng tỏ ?ovì vai trò quan trọng của DU.?

    Bằng cách nhấn mạnh ông cho biết thêm: ?oquân đội đang chế nhạo một cách có chủ ý nghị quyết Liên hiệp quốc 1996 rằng loại đạn DU là loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt bất hợp pháp.?
    Bà Moret gọi DU là ?ocon ngựa gỗ thành tơ-roa chứa chiến tranh hạt nhân.? Bà mô tả nó là ?othứ vũ khí tiếp tục giết người.? Thực vậy nửa-tuổi của Uranium là 4.5 nghìn tỉ năm, và khi nó phân rã nó đẻ ra sảm phẩm phóng xạ chết người.
    Phóng xạ từ DU rõ ràng đã bay xa và rộng khắp. Cùng với cuộc bắn phá Iraq 2003 của Mỹ, các hạt bụi DU đã bay xa 2,400 dặm đến tận nước Anh chỉ trong vòng có 1 tuần. Tại đây, mức phóng xạ trong không khí đã tăng gấp 4 lần.
    Thế còn Trung đông và hơn cả là Iraq, nơi hàng đống chất thải phóng xạ đã bị dội xuống.
    Vào đầu thập kỷ 90, đại diện năng lượng nguyên tử của Anh đã cảnh báo rằng 50 tấn bụi từ các vụ nổ DU có thể khiến cho nửa triệu người nhiễm bệnh ung thư vào năm 2000. Không chỉ là 50 tấn, mà ước lượng có đến 2,000 tấn vật liệu phóng xạ đã được bắn ra tại Trung đông, dự đoán có khả năng qua thời gian những cái chết vì phóng xạ sẽ tăng cao hơn.

    Tiến sĩ Keith Baverstock, người giám sát bức xạ của WHO, cho biết: khí hậu khô cằn của Iraq sẽ làm tăng việc khuyếch tán các hạt bụi DU nhỏ xíu khi chúng bị gió thổi đi và đi vào cư dân địa phương.
    Cảnh báo từ những cái chết của thường dân Nhật bản, khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã đến 140,000 và 80,000 người. Qua thời gian, bệnh tật vì phóng xạ đã giết chết 100,000 người dân Nhật khác.
  2. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Máy bay chiến đấu Iran lao xuống biển
    theo vnexpress
    Một chiến đấu cơ F-4 Phantom của không quân Iran hôm qua đâm xuống biển Oman, ngoài khơi phía đông nam nước này, khiến cả hai phi công thiệt mạng.
    [​IMG]

    Máy bay chiến đấu F-4 của không quân Iran. Ảnh: Military.
    Hiện trường vụ rơi máy bay xảy ra gần cảng Konarak. Chiếc phản lực chiến đấu rơi khi đang thực hiện một chuyến bay huấn luyện.
    Dưới thời Quốc vương Shah Reza Pahlavi cầm quyền với tư tưởng thân phương Tây, không quân Iran được coi là có trang bị tốt nhất trong khu vực với những chiếc máy bay đời mới do Mỹ chế tạo.
    Nhưng kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, mối quan hệ giữa Tehran và Washington rơi vào căng thẳng dẫn đến việc Mỹ cấm vận vũ khí Iran. Lệnh cấm đến nay vẫn còn hiệu lực khiến không quân Iran không thể mua phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ trong đội bay.
    Iran buộc phải tháo dỡ các máy bay khác để lấy phụ tùng thay cho những chiến đấu cơ do Mỹ chế tạo. Trong phi đội của không quân nước này hiện vẫn còn các chủng loại chiến đấu cơ được Mỹ sử dụng từ thời Chiến tranh ở Việt Nam như F-14, F-4 Phantom và F-5.
    Hiện Iran tập trung phát triển các loại chiến đấu cơ do nước này tự thiết kế và chế tạo. Nổi tiếng nhất trong số đó là loại máy bay phản lực hạng nhẹ Saegheh (Tia sét) có thiết kế gần giống F-5 của Mỹ đang được đưa vào sản xuất hàng loạt.
    Đình Chính (theo AP, IRNA)
  3. xoichan

    xoichan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Mỹ chỉ trích TQ vì đã chặn không cho tàu Mỹ cập cảng Hồng Kông

    (VnMedia) - Hai quan chức cao cấp của quân đội Mỹ hôm qua 27/11 đã chỉ trích Trung Quốc về việc đã chặn không cho một tàu sân bay cùng hai tàu quét thuỷ lôi của Mỹ cập cảng Hồng Kông để tránh bão.

    Hàng trăm gia đình các thuỷ thủ Mỹ đã bay đến Hồng Kông hồi tuần trước để cùng được hưởng ngày lễ Tạ ơn với người thân của họ trên con tàu USS Kitty Hawk trong dịp cuối tuần. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đột ngột từ chối không cho con tàu sân bay này cập cảng mà không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào, các quan chức Mỹ cho biết.

    Đô đốc Hải quân Timothy Keating, chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho rằng những hành động của Trung Quốc là "khó hiểu và rắc rối" đồng thời đặt những câu hỏi tỏ ý nghi ngờ về những ý định của Bắc Kinh.

    "Theo quan điểm của chúng tôi, đó không phải là cách hành xử chứng tỏ rằng đó là một đất nước hiểu những nghĩa vụ của mình với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm," ông Keating phát biểu với các phóng viên qua một cuộc hội nghị qua truyền hình từ căn cứ của ông ở Hawaii.

    Một ngày sau, chính phủ Trung Quốc đã cho phép tàu Kitty Hawk cập cảng nhưng theo ông Keating, lúc đó con tàu của Mỹ đã đổi hướng và quay trở lại Nhật Bản.

    Đô đốc Gary Roughead, chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ, cho biết ông thậm chí còn cảm thấy đáng buồn hơn khi Trung Quốc từ chối không cho hai con tàu quét thuỷ lôi nhỏ của Mỹ vào cảng Hồng Kông để tránh bão và tiếp nhiên liệu hồi tuần trước.

    "Với tư cách là người đi biển cả đời, nếu có một nguyên lý mà chúng tôi tuân theo thì đó là việc khi ai đó cần giúp đỡ, chúng ta cần phải chìa tay ra. Hành động của Trung Quốc làm tôi rất thất vọng," Roughead phát biểu.

    Ông Roughead cho biết Hải quân Mỹ đã cử một tàu chở dầu đến tiếp nhiên liệu cho hai con tàu USS Patriot và USS Guardian. Hai con tàu này sau đó đã trở về cảng ở Sasebo, Nhật Bản.

    Đô đốc Roughead gọi hành động của Trung Quốc là "đáng ngạc nhiên và bất hợp tác." Roughead cho biết Trung Quốc không hề đưa ra lý do về hành động của mình đồng thời phủ nhận rằng việc các con tàu của Hải quân Mỹ cập cảng Hồng Kông là bất thường mặc dù chuyện này chưa bao giờ xảy ra trước đây.

    Vụ việc trên xảy ra khoảng 2 tuần sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến thăm Bắc Kinh. Ông Gate đã bày tỏ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về mong muốn tăng cường sự trao đổi giữa quân đội hai nước để tránh hiểu lầm và hiểu sai về nhau.

    Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng do Mỹ nghi ngờ về việc tăng cường hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc gần đây và việc Bắc Kinh phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

  4. xoichan

    xoichan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hai em vàng vàng trên qua Hồng Kông sau khi cập cảng Hải Phòng nhà ta phải không các bác???
  5. PAVEN

    PAVEN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2003
    Bài viết:
    911
    Đã được thích:
    0
    Chính xác!
  6. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Bộ Quốc pho?ng Nga thông báo: Các đơn vị Pho?ng không cu?a lực lượng Lục quân nước na?y đaf nắm vưfng phương pháp tiêu diệt các mục tiêu ta?ng hi?nh trên không.
    Các đơn vị Pho?ng không Nga nắm được phương pháp na?y trong quá tri?nh tập bắn các mục tiêu chi? lộ diện khoa?ng 0,01m2. Được biết, các đợt bắn tập đê?u được tiến ha?nh trong điê?u kiện có nhiê?u tạp âm.
    Kha? năng tấn công nhưfng mục tiêu khó nhận biết la? một trong các nhiệm vụ quan trọng đối với các phương tiện pho?ng không hiện đại, đặc biệt la? trong điê?u kiện có nhiê?u tạp âm cu?a các loại máy bay, trực thăng, tên lư?a, máy bay không ngươ?i lái chế tạo dựa trên công nghệ Stealth.
    Nguồn: VBC.
    Không biết có phải các chú Ngố lên gân không? Nhưng nếu đúng thì các bác B2, F22, F35 của US mệt rồi đây.
    Được tekute1976 sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 29/11/2007
  7. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Hôm qua, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Takemasa Moriya và vợ ông, bà Sachiko, đã bị bắt giữ liên quan đến cáo buộc ông Moriya nhận hối lộ để ưu đãi cho các công ty kinh doanh quốc phòng.
    Theo Hãng tin AP, Moriya đã thú nhận rằng ông thường tham gia các chuyến chơi golf, những bữa ăn tối đắt tiền và nhận những quà tặng khác của ông Motonobu Miyazaki, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Yamada Yoko, trong hơn 10 năm trước khi về hưu hồi tháng 8. Tuy nhiên, Moriya không coi đó là những khoản hối lộ. Miyazaki bị cáo buộc đã tặng quà sinh nhật trị giá hàng ngàn USD cho ông Moriya.
    Theo báo chí Nhật, ông Moriya từng gây ảnh hưởng lên một hợp đồng của Cục Phòng vệ (sau này là Bộ Quốc phòng) mua 5 động cơ cho các máy bay vận tải thế hệ mới của Nhật giai đoạn 2004-2005. Hợp đồng đó được giao cho Yamada Yoko mà không qua đấu thầu. Hôm qua, cảnh sát đã lục soát nhà ông Moriya để tìm thêm bằng chứng. Cùng ngày, ông Miyazaki bị Tòa án Tokyo buộc tội giả mạo giấy tờ và biển thủ. Phe đối lập ở Nhật đang cáo buộc Bộ trưởng Tài chính Fukushiro Nukaga có quan hệ với hai ông Moriya và Miyazaki.
  8. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf hôm qua đã tổ chức buổi lễ chia tay binh lính trước khi chính thức từ bỏ vai trò chỉ huy quân đội.
    Đội quân danh dự bao gồm quân nhân thuộc các lực lượng hải quân, lục quân và không quân chào đón Tổng thống Musharraf khi ông đến đại bản doanh của quân đội Pakistan tại thành phố Rawalpindi, gần thủ đô Islamabad. Theo Hãng tin AFP, quân nhạc và quốc thiều đã được cử lên trước khi binh lính diễu hành ngang qua tướng Musharraf, người mặc lễ phục gắn nhiều huân chương và khoác khăn choàng vai màu xanh. Sau buổi lễ đầy màu sắc, tướng Musharraf đã gặp gỡ các chỉ huy cao cấp của cả 3 lực lượng.
    Các trợ lý của Musharraf cho biết ông sẽ chính thức từ chức tổng chỉ huy quân đội vào ngày hôm nay, 28.11, sau khi gánh chịu vô số áp lực từ trong và ngoài nước. Hãng tin AP dẫn lời người phát ngôn của tổng thống, Rashid Qureshi, cho biết hôm qua rằng tướng Musharraf sẽ thực hiện "hàng loạt chuyến thăm" đến các cơ sở quân đội trước khi chấm dứt sự nghiệp mà ông bắt đầu vào năm 1964. Tướng Ashfaq Kayani, cựu giám đốc cơ quan tình báo, chính thức thay ông Musharraf thống lĩnh quân đội Pakistan với 500.000 binh lính từ hôm nay. Và ngày mai, 29.11, ông Musharraf sẽ tuyên thệ nhậm chức như một tổng thống dân sự.
    Tổng thống Musharraf đã phải đối mặt với sự phản đối ngày càng tăng kể từ tháng 3, khi ông cách chức không thành Chánh án Tòa tối cao Iftikhar Chaudhry. Cuộc khủng hoảng chính trị càng trầm trọng thêm khi ông Musharraf ban bố tình trạng khẩn cấp với lý do cần trấn áp lực lượng Hồi giáo cực đoan ở khu vực tây bắc. Ông Musharraf cũng buộc tội Tòa tối cao vượt quá quyền hạn và làm tê liệt chính phủ, ngay khi tòa sắp sửa ra phán quyết về tính hợp lệ của việc ông chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 10. Gần đây, ông Musharraf đã nới lỏng các biện pháp khẩn cấp, và website Paktribune.com (Pakistan) hôm 27.11 dẫn lời giới chức cấp cao Pakistan cho biết ông Musharraf có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp cũng như khôi phục hiến pháp trong vài ngày tới.
    Tổng thống Musharraf hiện đang đối mặt với các đối thủ chính là hai cựu thủ tướng Benazir Bhutto và Nawaz Sharif. Hai người đều đã về nước ngay trước thềm cuộc bầu cử quốc hội được ấn định vào ngày 8.1.2008. Ông Sharif, người bị tướng Musharraf lật đổ vào năm 1999 và bà Bhutto đã đăng ký tranh cử hôm 26.11. Tuy nhiên, cũng như các nhóm đối lập nhỏ hơn khác, cả hai không loại trừ khả năng tẩy chay cuộc bỏ phiếu nhằm làm giảm tính hợp pháp của nó.
    Theo giới quan sát, việc ông Musharraf không giành được sự ủng hộ của dân chúng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử tới. Đảng này thu hút thành viên từ đảng của ông Sharif trước đây và sự trở về có thể giúp ông Sharif giành lại sự ủng hộ của họ. Ông Sharif cũng đang hy vọng thu được phiếu bầu của những người Pakistan bất bình với việc ông Musharraf liên minh với Mỹ và quan điểm thân thiện của bà Bhutto với Washington. Khả năng dễ xảy ra nhất là một quốc hội "treo" với việc không có đảng nào giành đa số. Khi đó, ông Musharraf sẽ phải tìm sự hậu thuẫn của các nhóm tôn giáo hoặc của một trong các đối thủ cũ. Một quốc hội "ngoài tầm kiểm soát" thậm chí có thể luận tội Tổng thống Musharraf liên quan đến những thủ đoạn nhằm bảo đảm việc tiếp tục cầm quyền thêm 5 năm nữa.
  9. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Di chẳng dọt, trong cac trang web Nga ho ghi lĂ nhi.u mạnh thĂ 'ược d<ch ra lĂ cĂ tạp Ăm .
  10. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Theo nhật báo Đức Berliner Zeitung, cựu bộ trưởng quốc phòng Gruzia Iraklii Okruashvili đã bị bắt tại Berlin chiều tối ngày 27-11, theo lệnh truy nã quốc tế của Interpol căn cứ yêu cầu của Chính phủ Gruzia.
    ADVERTISEMENT

    Ông Iraklii Okruashvili bị bắt giữ khi đang dự định xin tị nạn chính trị. Hiện các cơ quan tư pháp Đức đang chờ cáo trạng của Tổng công tố viện Gruzia. Theo luật Đức, các hồ sơ dẫn độ phải được Tbilisi gửi tới trong không quá 40 ngày nữa. Quyết định dẫn độ sau đó phải được Phòng tòa án Berlin và Cơ quan liên bang về các vấn đề tư pháp đồng ý.
    Cựu bộ trưởng quốc phòng Gruzia Iraklii Okruashvili từng là người thân cận với tổng thống vừa từ chức (và đang tái tranh cử) Mikhail Saakshvili, đã bị Tbilisi ra lệnh truy nã vì ?olạm dụng quyền lực? và ?obất cẩn gây tội ác?.
    Cuối tháng chín, trên kênh truyền hình đối lập Imedi, ông này đã cáo buộc Tổng thống Saakshvili tham nhũng và âm mưu giết tỉ phú đối lập, nhà sáng lập kênh Imedi Badri Patarkatsishvili (ông này hiện cũng đang tranh cử tổng thống). Iraklii Okruashvili bị bắt nhưng ngày 9-10 được tại ngoại sau khi đóng tiền bảo lãnh (gần 6 triệu USD). Cuối tháng chín, Irakli Okruashvili đã bay sang Berlin chữa bệnh.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này