1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThanhThuyOnline

    ThanhThuyOnline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Czech government cancels 1.1 billion-dollar arms contract
    [12-12-2007] By Jan Richter
    Listen 16kb/s ~ 32kb/s The Czech defence minister, Vlasta Parkanova, said on Tuesday that the Czech government had decided to withdraw from a deal to buy armoured personnel carriers from an Austrian arms producer. It is not just any contract, but â?" at over a billion US dollars â?" one of the biggest in the history of the Czech Army.
    [​IMG] Photo: CTK
    One of the biggest deals in the history of the Czech army is over. At a closed meeting last week, the Czech government decided to pull out of a deal worth CZK 20 billion (USD 1.1 billion) to buy 199 armoured personnel carriers from the Austrian manufacturer Steyr Daimler Puch, a part of the US-based General Dynamics Corporation. Andrej Cirtek is the spokesman for the Czech Defence Ministry.
    â?oThe contract was cancelled due to the long delay which would, in ideal case, take up the first half of 2008 while the first 17 APCs should have been delivered to the Czech army until the end of November 2007.â?
    Jan Vidim, the head of the Chamber of Deputiesâ?T defence committee, said on Tuesday that besides being late and not having passed the tests required by the Czech MOD, the contract was faulty from the very start; he says the Czech Army needs different types of vehicles rather than 200 eight-wheel Pandur carriers.
    â?oI am simply convinced that the Czech Army cannot make good use of those 199 carriers. What we need is six-wheelers, armoured four-wheelers and a number of different types of vehicles. Buying 199 eight-wheeled vehicles was just wrong.â?
    [​IMG] Vlasta Parkanova and Jan Vidim, photo: CTK
    Defence Ministry spokesman Andrej Cirtek says that they will wait for the reaction of Steyr before taking any further steps. The Steyr Daimler Puch press office declined to comment on Wednesday in anticipation of a meeting with Czech MOD officials.
    The Steyr Daimler Puch Company won the contract in 2006, when Karel Kuhnl was defence minister. At the time his ministry was heavily criticized for concluding such a big contract as it was obvious that Mr Kuhnl would not remain in the post for long. Jan Vidim again.
    â?oI think that it was very bold to sign the contract after losing general elections. The minister acted on the opinion of the General Staff of the Czech Army, which put forth its demands. I believe that the ministry should have revised those demands. I am really worried that the expensive APCs could end up in storage.â?
    Spokesman Andrej Cirtek says the Defence Ministry does not expect that the Austrian arms producer will contest the governmentâ?Ts decision in a court of arbitration.
    â?oThe contract was concluded between the Ministry of Defence and a Czech company. According to our legal survey, we donâ?Tt see any possibility of an international arbitration.â?
  2. ngond

    ngond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay (12/12), Tư lệnh Không quân Nga cho biết ngành công nghiệp quốc phòng nước này đã bắt đầu tiến hành sản xuất một nguyên mẫu của chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.


    Chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng tiên tiến nằm trong chương trình hợp tác giữa Nga và Ấn Độ hiện được Sukhoi - thuộc Tập đoàn Máy bay Hợp nhất UAC (Nga) và Hãng Hàng không Hidustan (Ấn Độ) phát triển theo một thỏa thuận liên chính phủ giữa hai nước kí kết hồi tháng 10 vừa qua.
    Thượng tướng Alexander Zelin cho biết: ?oHiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị tài liệu thiết kế chi tiết cho việc chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Tài liệu này được công ty chế tạo thông qua và hãng đã bắt đầu sản xuất nguyên mẫu?.
    Chiếc máy bay chiến đấu mới - có tính linh hoạt và do thám cao để đảm bảo ưu thế trên không và độ chính xác trong phá hủy các mục tiêu dưới mặt đất và trên biển - sẽ được sản xuất tại xưởng chế tạo máy bay Komsomolsk-on-Amur ở khu vực Viễn Đông nước Nga.
    Trước đó, công ty chế tạo máy bay Sukhoi cho biết các chuyến bay thử nghiệm chiếc máy bay thế hệ thứ 5 này sẽ bắt đầu vào đầu năm 2009 và việc sản xuất hàng loạt sẽ khởi động vào năm 2015.

  3. haclua

    haclua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    1
    Hôm 13/12, một quan chức Nga tham gia triển lãm hàng không LIMA-2007 tại Malaysia cho biết, nước chủ nhà sẽ sớm đặt hàng thêm loại máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MKM.
    Hiện nay, quốc gia Đông Nam Á này đã nhận được 6 trong tổng số 18 chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKM đầu tiên mà họ đặt hàng năm. Theo công bố, trị giá của hợp đồng lên tới 900 triệu USD.
    Theo dự kiến, 12 chiếc máy bay còn lại sẽ được giao trong năm 2008.
    Quan chức Nga trên cho biết, lực lượng không quân Hoàng gia Malaysia đang xem xét một hợp đồng mới về việc mua thêm loại máy bay này.
    Máy bay Su-30MKM là loại máy bay chiến đấu đa chức năng hiện đại được phát triển dựa trên mẫu máy bay Su-30MKI nhưng có một số cải tiến phù hợp với yêu cầu của không quân Malaysia.
    Hiện nay, lực lượng không quân Malaysia đang vận hành hỗn hợp các loại máy bay của Nga như MiG-29 và của Mỹ như F/A-18D.
    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/thegioi/176122/
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đến Việt Nam
    00:25:09, 14/12/2007
    Nhận lời mời của trung tướng Nguyễn Đức Soát, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, đô đốc Timothy J.Keating, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cùng phái đoàn sang thăm chính thức nước ta từ ngày 12 đến 14.12.
    Sáng 13.12, đô đốc Timothy J.Keating và phái đoàn đã hội kiến, trao đổi với trung tướng Nguyễn Đức Soát một số vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên quan tâm như: Tìm kiếm quân nhân bị mất tích trong chiến tranh, cứu hộ, cứu nạn, hợp tác cứu trợ nhân đạo, đào tạo ngôn ngữ, quân y, góp phần thúc đẩy mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội và nhân dân hai nước Việt Nam - Mỹ.
    Trong thời gian ở thăm Việt Nam, đô đốc Timothy J.Keating và các thành viên trong đoàn đã đến chào xã giao Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; thăm Học viện Quốc phòng và tham quan một số di tích lịch sử ở thủ đô Hà Nội.
  5. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=17&NewsId=113768
    Mỹ sẵn sàng bán loại máy bay do thám hải quân tối tân nhất có tên gọi Advanced Hawkeye-2D cho Ấn Độ, thông tin từ số ra sắp tới của tạp chí quốc phòng Chiến lược Ấn Độ cho biết.

    Hải quân Ấn Độ đã gửi yêu cầu được cung cấp các thông tin về loại máy bay trên cho chính phủ Mỹ.
    Mặc dù Mỹ vẫn chưa công bố sẽ xuất khẩu loại máy bay Advanced Hawkeye-2D nhưng Mỹ có thể sẽ bán loại máy bay này cho Ấn Độ, Ai Cập, Singapore và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, nguồn tin trên cho hay.

    Hiện loại máy bay tối tân Advanced Hawkeye-2D vẫn đang tiếp tục được phát triển và nhà sản xuất Northrop Grumman đặt mục tiêu sẽ đưa loại máy bay này vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 2011. Lần thử máy bay Advanced Hawkeye-2D đầu tiên đã được tiến hành vào tháng 8 vừa rồi.

    Máy bay Hawkeye-2D trông giống như loại máy bay Hawkeye-2C những sẽ có rất nhiều đặc điểm khác biệt và khả năng hoạt động được cải thiện nhiều.

    Hawkeye-2D sẽ được trang bị hệ thống radar do thám mới APY-9, hệ thống radio, máy tính, các thiết bị liên lạc qua vệ tinh, hệ thống quản lý chuyến bay, các động cơ được cải tiến, một buồng lái bằng kính mới và khả năng tự tiếp nhiên liêu trong lúc bay.

    Thông tin từ tạp chí trên cũng cho biết Washington đã xác nhận sự quan tâm của Ấn Độ và tuyên bố "khi New Delhi đưa ra yêu cầu chính thức, câu trả lời sẽ tích cực."
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Tiềm lực quốc phòng Ấn Độ đến mức nào?
    Lực lượng quốc phòng của Ấn Độ
    Theo Cục điều tra của quốc hội liên bang Mỹ (CRS) công bố hồi tháng 8-2005, Ấn Độ là quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới trong năm 2004. Năm 2005, Ấn đã nhập 5,7 tỷ USD vũ khí mới của Nga, Mỹ, Pháp và Anh. Ngân sách quốc phòng của Ấn trong năm 2004 là 19, 1 tỷ USD (3,1% GDP), năm 2005 là 22 tỷ USD (2,5% GDP).
    Ý thức được sự mong manh của một quốc gia rộng lớn, với một đường biên giới dài 8.000 km trên bộ và 7.000 km bờ biển, Ấn Độ phải liên tục tăng cường lực lượng quốc phòng trên cả ba lãnh vực : bộ binh, hải quân và không quân để đáp ứng đúng với những đòi hỏi mới của chiến trường. Quân số của Ấn Độ hiện nay 1,325 triệu người và 535.000 quân trừ bị, trong đó bộ binh có 1,1 triệu người, không quân 170.000 người và hải quân 55.000 người.
    Theo Military Balance phát hành tại Anh tháng 4-2005, quân đội Ấn Độ có hơn 3.000 chiến xa, 1.900 thiết giáp đủ loại, 760 phản lực cơ chiến đấu (cho cả không quân và hải quân), 16 tàu ngầm, một hàng không mẫu hạm, 8 khu trục hạm và 150 chiến hạm đủ loại. Với những trang bị này Ấn Độ có đủ khả năng tự phòng vệ, nhưng trước sự bành trướng của Trung Quốc ra biển cả và sự đe dọa tấn công bằng vũ khí hạch nhân của Pakistan, giới lãnh đạo Ấn Độ dành cho ngân sách quốc phòng từ 2 đến 3% GDP mỗi năm để tân trang và trang bị thêm những kỹ thuật mới nhất cho quân đội Ấn Độ, bắt kịp đà tiến bộ của những lực lượng quân sự tiên tiến nhất trên thế giới.
    Ưu tư chính của các cấp lãnh đạo Ấn hiện nay là lực lượng hải quân, còn quá yếu so với Mỹ và Anh trên Ấn Độ Dương và chưa đủ khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải ở cả hai mặt Đông và Tây cùng một lúc. Nhất là gần đây, lực lượng hải quân của Trung Quốc đang tìm cách vào Ấn Độ Dương để lập căn cứ bảo vệ các đoàn tàu chở dầu.
    Khả năng phòng thủ trên Ấn Độ Đương
    Với một bờ biển dài trên 7.000 km, công tác bảo vệ và phòng thủ vùng biển rất phức tạp và tốn kém, thêm vào đó hai mặt Đông và Tây của Ấn Độ nằm trên đường vận chuyển hàng hóa và dầu thô lớn nhất châu Á : 90% lượng dầu thô của Đông Á và Đông Nam Á, bằng 1/3 lượng dầu thô trên thế giới.
    Trước thế chiến lược quan trọng này, Ấn Độ không thể để cho những thế lực khác làm chủ vùng này, trừ Hoa Kỳ là cường quốc hải quân có mặt từ 1966 tại căn cứ Diego Garcia (do Anh cho Mỹ thuê), thuộc quần đảo san hô Chagos trên Ấn Độ Dương, cách bờ biển Ấn Độ 2.000 km. Tháng 4-1986, Anh bán lại cho Ấn Độ hàng không mẫu hạm Viraat (tên cũ là Hermès, hạ thủy từ 1953), dự trù hoạt động đến năm 2010. Đây là hàng không mẫu hạm đầu tiên không phải chỉ riêng của Ấn Độ mà cả châu Á, có khả năng chứa từ 12 đến 18 chiến đấu cơ lên thẳng Sea Harrier (khi lâm trận có thể chứa 30 chiếc) và từ 7 đến 8 trực thăng Sea King. Với hàng không mẫu hạm này, hải quân Ấn Độ đã nhiều lần tập trận chung với Hoa Kỳ, Nga, Singapore và Pháp trên Ấn Độ Dương.
    Ngày 20-1-2004, Nga chấp thuận nhượng lại cho Ấn Độ hàng không mẫu hạm Vikrama***iya (tên cũ là Admiral Gorshkov), với giá 1,6 tỷ USD, có khả năng chứa từ 18 đến 20 chiến đấu cơ Mig-29K và 12 trực thăng săn tàu ngầm Ka 27 và Ka 29. Hải quân Nga sẽ giao mẫu hạm này cho Ấn Độ vào tháng 5-2008 sau khi đã huấn luyện xong thủy thủ đoàn.
    Tháng 10-2005, Nga thuận nhượng cho Ấn Độ bằng sáng chế hàng không mẫu hạm cỡ trung 37.500 tấn, đặt tên là Vikrant, tương đương với hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp, có thể chứa 16 chiến đấu cơ Mig-29K và 20 trực thăng săn tàu ngầm và cấp cứu loại Ka 27 và 29. Công trình thiết kế đã bắt đầu từ tháng 4-2006, nhưng chỉ thực sự thi công năm 2009 và dụ trù sẽ hoàn thành năm 2012. Sau đó Ấn Độ sẽ sản xuất chiếc hàng không mẫu hạm nội địa thứ hai và sẽ đi vào hoạt động năm 2018.
    Theo dự trù, hai hàng không mẫu hạm mới này (Vikrama***iya và Vikrant) sẽ do hai bộ tư lệnh hải quân phía Đông (căn cứ Vishaka Patnam, bang Andrapradesh trong vịnh Bengal) và phía Tây (căn cứ Mumbai, bang Maharashtra trong vịnh Ả Rập) chỉ huy. Còn hàng không mẫu hạm Viraat, trực thuộc bộ tư lệnh trung ương, được dùng làm tàu huấn luyện hay tàu cứu trợ như cứu trợ nạn nhân tsunami hồi cuối năm 2004.
    Về chiến lược phòng thủ và bảo vệ hiện nay, vai trò của bộ tư lệnh phía Đông quan trọng hơn cả : bảo vệ sự qua lại an toàn của các tàu thuyền trong vịnh Bengal và eo biển Malacca, theo chính sách Look East của bộ ngoại giao và bộ quốc phòng Ấn Độ. Chính vì vai trò quan trọng này mà hải quân Ấn Độ rất được hải quân Mỹ, hạm đội 7, trọng dụng để bảo vệ sự qua lại của các tàu thuyền trong Ấn Độ Dương và biển Nam Hải.
    Năm 2004, hải quân Ấn có 16 tàu ngầm đủ loại, năm 2006 thêm 8 chiếc mới được đưa vào hoạt động, như vậy đội tàu ngầm của Ấn có 24 chiếc. Tháng 10-2005 vừa qua, chính phủ Ấn đã mua bằng sáng chế tàu ngầm của Pháp và Tây Ban Nha để sản xuất 6 tàu ngầm cỡ trung Scorpène vào năm 2015. Ngoài ra Ấn đã có kế hoạch tự đóng tàu ngầm nguyên tử dự trù hạ thủy năm 2009, nghĩa là đến 2010 tàu ngầm Ấn Độ có thể hoạt động ở khắp nơi, có thể sang Thái Bình Dương và biển Đông Trung Hoa mà không cần tiếp tế nhiên liệu. Những tàu của Ấn đều có hệ thống phóng hỏa tiễn liên lục địa nhưng chưa phóng thử lần nào.
    Trong các cuộc tập trận với Mỹ, Anh và Pháp, Ấn Độ đã cho các tàu ngầm của mình tham gia tác chiến tàu ngầm chống tàu ngầm, các tàu chiến tham gia tác chiến đối không và tác chiến chống khủng bố, cách tiếp nhiên liệu, tìm vớt và cứu người trên biển.
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Vai trò của Ấn Độ trên Ấn Độ Dương
    Sự lớn mạnh của Ấn Độ không che giấu được ai, nhất là đối với Trung Quốc, một đối thủ ngang tầm vóc của Ấn Độ tại châu Á. Chính vì thế, để xoa dịu tình hình lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận cùng tập trận với nhau trên biển, lần đầu trong vùng biển Vàng thuộc Trung Quốc và lần thứ hai trong vùng biển Cochin thuộc Ấn Độ. Thực ra đây là dịp để hải quân hai nước làm quen xã giao với nhau và để có thể liên lạc khi khẩn cấp, vì những thực tập trên biển chỉ giới hạn trong các lãnh vực huấn luyện, cấp cứu và tìm người trên biển.
    Ngược lại Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ như một đồng hành chiến lược trong việc hạn chế sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Cũng nên biết 90% lượng dầu thô của Trung Quốc phải đi qua vùng này, nhất là từ năm 2006 Trung Quốc bắt đầu nhập LNG (khí đốt dưới dạng thể lỏng). Con đường vận chuyển nhiên liệu qua Ấn Độ Dương chính vì thế ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc, do đó hải quân Trung Quốc phải có mặt để bảo vệ con đường tiếp tế này.
    Để thực hiện ước muốn đó, Trung Quốc đã tích cực hợp tác ngoại giao, kinh tế và quân sự với Miến Điện, Bangladesh và Pakistan để được xây dựng những căn cứ hải quân lâu dài trong Ấn Độ Dương. Ở phía Tây Ấn Độ, Trung Quốc tài trợ cho Pakistan xây dựng cảng Guwadal ở vùng ra vào vịnh Ba Tư. Mặt phía Đông, Trung Quốc tích cực xuất khẩu vũ khí và hợp tác xây dựng hải cảng cho Bangladesh để tìm đường gần nhất ra vịnh Bengal. Trung Quốc đang thương lượng với Miến Điện để thuê dài hạn đảo Coco, cạnh quần đảo Adaman của Ấn. Mục đích của Bắc Kinh là xây dựng một đường vận chuyển dầu thô và vật tư từ Trung Đông và châu Phi vào Trung Quốc qua ngả Vân Nam mà không phải đi ngang qua eo biển Malacca.
    Để hạn chế sự bành trướng này, New Dehli đang chứng tỏ cho các quốc gia Nam Á thấy Ấn Độ là cường quốc khu vực. Ở phía Đông, Ấn Độ tăng cường sự kiểm soát vùng biển Adaman để ngăn chặn sự hiện diện đầy đe dọa của hải quân Trung Quốc. Được sự hợp tác của Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, Ấn đang làm áp lực trên Miến Điện và Bangladesh để hai nước này không rơi vào quỹ đạo chiêu dụ của Trung Quốc. Tại phía Tây, Ấn Độ đang thi hành chính sách hòa hoãn với Pakistan nhân vụ động đất trên vùng Kashmir, đang làm áp lực dân chủ hóa trên vương quốc Nepal, trước đó đã sát nhập thành công tiểu vương quốc Sikkim vào Ấn Độ (1970).
    Được tham dự vào việc thành lập cộng đồng Đông Á từ đầu, Ấn Độ đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hòa giải những mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong những ngày sắp tới, New Dehli muốn Bắc Kinh phải thương lượng một cách tương kính với Ấn Độ trên các vấn đề liên quan tới châu Á, nhất ở Nam Á. Chẳng hạn như việc muốn lập căn cứ quân sự trên Ấn Độ Dương, biến Tây Tạng thành tiền đồn quân sự, bao vây Ấn Độ bằng cách viện trợ quân sự cho những quốc gia lân bang, v.v. Với sự tăng cường lực lượng hải quân trên Ấn Độ Dương, New Dehli bắn tiếng cho Bắc Kinh biết rằng Ấn Độ có thừa khả năng phong tỏa đường vận chuyển dầu vào Trung Quốc trên Ấn Độ Dương khi bị đe dọa.
    Thêm vào đó, Ấn Độ là một trong bốn quốc gia châu Á nắm vững kỹ thuật sản xuất vũ khí hạch nhân với những hỏa tiễn tầm xa liên lục địa, do đó có đủ khả năng trả đũa bất cứ một cuộc tấn công nào bằng vũ khí hạch nhân. Mọi đe dọa tấn công lẫn nhau bằng vũ khí hạch nhân không đặt ra, kể cả đối với Pakistan.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Nguyên tắc điều hành quân đội Ấn Độ
    Là một quốc gia dân chủ đông dân nhất thế giới và trung thành với chủ trương bất bạo động của người cha lập quốc Gandhi, quân đội Ấn Độ phải đặt dưới quyền kiểm soát của một bộ trưởng quốc phòng dân sự và phải là một dân biểu quốc hội. Quân đội Ấn cũng không được nhân danh an ninh và an toàn xã hội chà đạp nhân quyền, nghĩa là đàn áp những cuộc chống đối của xã hội dân sự trong nước. Lý do là gần đây, chính phủ Ấn có ban hành luật phòng chống khủng bố và nêu tên 23 tổ chức khủng bố, đa số là những tổ chức Hồi giáo quá khích, đã gặp sự phản đối của xã hội dân sự cho rằng đạo luật có khả năng phá hoại sinh hoạt dân chủ. Chính vì thế, ngày 21-2-2003 quốc hội Ấn đã ban hành một luật mới: không được lấy cớ chống khủng bố để vi phạm nhân quyền, cụ thể là không được bắt người mà không xét xử sau 80 ngày. Điều này cho thấy cho dù có tăng cường binh bị, quốc gia Ấn Độ luôn chú trọng tới việc bảo vệ những quyền cơ bản của quốc dân.
    Cũng nên biết cách tổ chức quân đội Ấn Độ hiện nay thừa hưởng từ quân đội Anh, nghĩa là độc lập với chính trị. Nguyên tắc tổ chức ngoại giao và quốc phòng Ấn, do thủ tướng Nehru chủ trương, dựa trên 5 nguyên tắc của Phong trào phi liên kết do ông sáng lập: xây dựng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới; giải quyết các vấn đề quốc tế trong hòa bình ; đối xử bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lẫn nhau; tôn trọng quyền tự do trong tư tưởng và hành động trong từng quốc gia ; tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa các nước.
    Nhưng từ khi được trả độc lập năm 1947, quốc gia Ấn Độ còn non nớt đã phải đương đầu với nước láng giềng Pakistan về chủ quyền trên vùng Kashmir bằng vũ lực. Hai quốc gia đã ba lần gây chiến với nhau, làm hàng trăm ngàn người thiệt mạng, nhưng đến nay chủ quyền vẫn chưa giải quyết. Lợi dụng sự non yếu của Ấn Độ, lúc đó đang tranh chấp với Pakistan tại Kashmir, năm 1962 Trung Quốc xua quân sang lãnh thổ Ấn Độ chiếm giữ một số cao điểm trên dãy Himalaya, dọc vùng biên giới với Tây Tạng.
    Từ sau ngày đó Ấn Độ từ bỏ đường lối dĩ hòa vi quí và tập trung xây dựng lực lượng quân sự của mình. Trung thành với chủ trương phi liên kết, mà đối thủ là các quốc gia phương Tây, Ấn Độ xây dựng quan hệ mật thiết với Liên Xô để đối đầu với Pakistan lúc đó đang được Mỹ và Trung Quốc tích cực giúp đỡ. Từ thập niên 1970, Ấn đã sản xuất được vũ khí hạch nhân và thử nghiệm thành công một vụ nổ nguyên tử tại Pokran ngày 18-5-1974, từ đó Ấn Độ bắt đầu sản xuất các loại hỏa tiễn tầm gần và tầm xa Agni và Prithvi có gắn đầu đạn nguyên tử. Nắm vững kỹ thuật này, Ấn đã tự sản xuất các lò điện nguyên tử dựa theo các bằng sáng chế của Canada và Pháp.
    Về ngoại giao, thành công đầu tiên của Ấn Độ là giúp miền Đông Pakistan tách khỏi miền Tây để thành lập quốc gia Bangladesh năm 1971, sáp nhập vương quốc ở chân núi Himalaya là Sikkim vào liên bang Ấn Độ năm 1975, làm áp lực để dân chủ hóa Nepal năm 2006. Từ 1958 New Dehli đón nhận những người Tây Tạng chạy sang Ấn Độ tị nạn khiến Bắc Kinh nổi giận xua quân sang chiếm giữ một số cao điểm dọc vùng biên giới Ấn Độ-Tây Tạng năm 1962, nhưng từ sau ngày đó quân đội Trung Quốc bị mắc kẹt ở những vùng lạnh lẽo đó cho tới ngày nay.
    Sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc được duy trì từ 1962 đến 1984. Dưới thời thủ tướng Rajiv Gandhi, chính sách của Ấn Độ thay đổi hẳn. Về quân sự, thay vì đối đầu với Mỹ và Trung Quốc, ông chủ trương hợp tác. Về kinh tế, thay vì tiếp tục đường lối kinh tế chỉ huy có tính kế hoạch, ông đổi hẳn sang sinh hoạt tư bản chủ nghĩa, lấy nguyên tắc tự do cạnh tranh làm nền tảng. Về ngoại giao, ông đích thân sang thăm Trung Quốc năm 1988 để phục hồi lại quan hệ nguội lạnh giữa hai nước từ 1962. Rajiv Gandhi bị ám sát năm 1991, người kế vị ông là bộ trưởng tài chánh Narashime Lao tiếp tục hiện đại hóa Ấn Độ và vẫn còn tiếp tục cho đến thủ tướng Singh hiện nay.
    Về vũ khí hạch nhân, Ấn Độ đang có chủ trương phế bỏ toàn bộ lượng vũ khí hạch nhân nếu các nước xung quanh cùng làm. Tuy nhiên Ấn Độ vẫn chưa ký hai hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạch nhân (NPT -Nuclear nonprofileration Treaty) và hiệp ước cấm thử nghiệm hạch nhân bao quát (CTBT -Comprehensivenuclear Test Ban Treaty) vì cho rằng hai hiệp ước này có tính phân biệt đối xử, chỉ có lợi cho các cường quốc có vũ khí hạch nhân sớm nên Ấn chưa tham gia. Mặc dù vậy, Ấn Độ hoàn toàn tự tin về sức mạnh phòng vệ quân sự của mình ở châu Á, nghĩa là trong khu vực Nam Á và trên Ấn Độ Dương.
    Về thực chất sức mạnh quân sự của Ấn Độ ngang ngửa hoặc hơn Trung Quốc trên một số mặt, nhưng Ấn Độ không khoe khoang: bộ binh Ấn Độ được trang bị rất tối tân và được huấn luyện thiện nghệ thích ứng với mọi chiến trường, hải quân Ấn Độ được xếp vào hạng thứ 5 thế giới, không quân Ấn Độ đứng hạng thứ tư trên thế giới.
    Nguyễn Minh
    (Tokyo)
  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Nhật và Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa
    Hôm 18/12 vừa qua Nhật và Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm thành công đánh chặn tên lửa trên biển Thái Bình Dương. Tham gia vào cuộc thử nghiệm này là AEGIS Destroyers của Nhật JS Kongo [DDG-173]. Vào lúc 7:05 AM giờ Tokyo một tên lửa đạn đạo tầm trung mục tiêu được phóng đi từ Pacific Missile Range Facility ở Kauai, Hawaii. Thủy thủ đoàn tàu JS Kongo đã phát hiện và theo dõi mục tiêu. Hệ thống Aegis Weapon System đã nhanh chóng phát triển phương pháp bắn hạ và vào lúc 7:08 AM giờ Tokyo một tên lửa Standard Missile - 3 (SM-3) Block IA đã được tàu Kongo phóng đi tiêu diệt tên lửa mục tiêu. Khoảng 3 phút sau SM-3 đã đánh chặn tên lửa mục tiêu một cách chính xác trên khí quyển Trái Đất cách mặt biển Thái Bình Dương 100 miles. Đây là lần đầu tiên một đơn vị hải quân đồng minh sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ bắn hạ được một mục tiêu thật.
    Cuộc thử nghiệm tiêu tốn 50 triệu USD và được tiến hành chỉ sau vài ngày một chỉ huy hải quân của Nhật bị bắt vì để lộ thông tin mật về hệ thống phòng thủ tên lửa.
    Nhật bản tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đầu thế hệ thứ 5.
    Bản thiết kế thử nghiệm máy bay chiến đầu thế hệ thứ 5 của Nhật ATD-X Shinshin sẽ bay thử vào 2011. Nó có hình dáng bên ngoài khá giống F-22 nhưng với kích thước tương đương một chiến Saab Gripen. Dự kiến chương trình này sẽ tiêu tốn khoảng 414 triệu USD và 140 triệu USD sẽ được chi cho năm tài chính 2008. ATD-X có sải cánh 9m, chiều dài 14m, nặng 9 tấn. Thrust-to-mass ratio khoảng 25 % hơn Gripen và ngang ngửa với Eurofighter Typhoon. Những tính năng khác bao gồm smart skin sensor, thrust vectoring, fly-by-light flight controls, vật liệu composite mới, hệ thống điện tử và điều khiển tích hợp.
  10. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này