1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    http://www.defensenews.com/story.php?i=3402602&c=AME&s=TOP
    Mỹ bắn tên lửa hành trình vào ke đa ở Somali.
    Năm ngoài đã đem B1 đánh Rắc, nây lại lấy tom đánh Somali, giầu nhỉ. Thế láy gì đánh tầu, lấy gì đánh Nga nhỉ.
    LarvaNH thích bài này.
  2. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    961
    ...mới đọc bên vitinfo ... lăo nào viết là Mẽo nó bắn tên lửa... hạt nhân vào somali... nghe phát hoảng... Làm ăn như thế đấy
    ....tính lên hỏi lại nhưng bác phúc đã nói rồi...thanks bác
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 04/03/2008
    Được ngochai12a2 sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 04/03/2008
  3. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    http://www.defensenews.com/story.php?i=3405079&c=EUR&s=AIR
    Cả nước Mỹ vẫn choáng váng vì Boeing tuột khỏi tay hợp đồng mua thiết bị quân sự lớn nhất trong lịch sử loài người. Nhưng người thân cận của Boeing nói rằng, cuối tuần này háng mới ú ớ được dăm câu ba điều giải thích ????? Lầu năm góc nói "sẽ từ từ giải thích".
    Hợp đồng ký 29/2/2008 khằng định liên doanh châu Âu EADS và Northrop Grumman, giá trị ban đầu là 30 tỷ cũng cấp máy bay tiếp dầu trên không. Thắng trước KC-767 của Boeing. Airbus 330 được thiết kế lại, lắp ráp tại Mỹ, trang bị một số thiết bị của Grumman. Giá trị hợp đồng được dự đoán là chắc chắn tăng lên đến 100 tỷ sau những đợt giao hàng đầu tiên.
    Các luật gia bàn cãi về điều này ???? Boeing vẫn đòi "lật".
    http://www.defensenews.com/story.php?i=3403563&c=AME&s=AIR
    Thật là choáng. Cả nước Mỹ đã thua chứ không riêng Boeing ???? Hợp đônghf này tuy lớn nhưng thời gian tiến hành và giao hàng khá lâu.
  4. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    đùa, đoạn đấy e đọc cũng tí sặc, chắc ông con jời nào mới học tiếng anh trình A dịch nên cho ra bài như thế (mà có khi evtran cũng ko chừng ), mà chả hiểu có bọn biên tập lại nữa ko
  5. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Chắc nghe từ đạn đạo,hay đầu đnạ là suy ngay ra đầu đạn hạt nhân
  6. Triumf

    Triumf GDQP Moderator

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    5.563
    Đã được thích:
    4.861
    Thế thì mới gọi là Vịt tin phò hay Tin vịt mừ. Đọc mớ tin của họ nhiều cái hài vãi, cảm giác mấy người dịch chả có tý kiến thức gì về quân sự. Sau đó, vndefence.info đăng lại tin nhưng biên tập chưa kỹ nên thi thoảng cũng vẫn còn lỗi. May mà hầu như ko có bác nào trích từ đấy ra rùi quẳng lên ttvnol chứ không thì lại bị...
  7. chimcanhcut1212

    chimcanhcut1212 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    3.244
    Đã được thích:
    449
    Hàn cho ra đời tamk mới
    http://www.engadget.com/2007/03/03/south-korea-unveils-xk2-black-panther-amphibious-battle-tank/
    [​IMG]
    Tớ thấy nó khá giống Leopard 2a4 của Đức.
    Trog này bác phudongthienvuong đã từng giới thiệu về con này,
    hồi đó là khoảng cuối năm 2004, tụi nó mất 3 năm để cho ra
    đời con này.
    http://ttvnol.com/quansu/447416/trang-26.ttvn
  8. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Một tuần sau Boeing thất bại trước châu ÂU.
    Úc hủy hợp đồng mua 11 trực thăng Seasprite của Mỹ
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/38662/default.aspx
    MM:
    nước Mỹ đang trưởng thành, chú Yanky đã lớn. Hiện nay, người ta đang truyền nhau câu này.
    8 năm trước, Bin ra đi để lại một số tiền to tướng. Bush đã phung phí toàn bộ những thành quả đó, tống nước Mỹ vào một cơn suy thoái chưa thấy lối ra. Người ta bây giờ đang hỏi nhau, tại sao này đó chúng ta( nước Mỹ) có thể làm những việc như thế ?????
    Nước Mỹ bây giờ thấy rằng họ rất dễ tổn thương ???? ôi trời, chú Yanky mãi vẫn trẻ con. 30 năm trước hay 80 năm trước, hình như chú đã "trưởng thành" một lần rồi cơ mà.
    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 05/03/2008
  9. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    điểm tin
    Ba Lan thành công xuất khẩu vũ khí.
    Ba Lan cung cấp lô vũ khí lớn cho Ấn Độ
    Defensenews đưa tin: Công ty quốc gia Ba Lan Bumar đã chuẩn bị 6 hợp đồng lớn cung cấp sản phẩm quân sự cho Ấn Độ với những hợp đồng trong thời gian sớm nhất có trị giá lên tới 1,2 tỷ USD.
    Cụ thể, các hợp đồng của Ba Lan xem xét việc cung cấp 200 xe bọc thép WZT-3, 80 thiết bị tháo và quét mìn Kroton, 100 pháo phòng không tự hành Loara và 110 pháo tự hành.
    Ngoài ra, công ty Bumar sẽ cung cấp cho Ấn Độ 1.000 động cơ xe tăng và sẽ giúp đỡ trong việc nâng cấp số lượng nhất định xe tăng T-72 của Ấn Độ. Không loại trừ khả năng họ sẽ tổ chức hợp tác sản xuất máy phát điện dành cho xe tăng. Tuy nhiên, về những chi tiết khác của hợp đồng đến thời điểm này vẫn chưa được tiết lộ
    Trung Quốc sẽ mua 150 trực thăng của Ba Lan
    Defensenews đưa tin: Trung Quốc sẽ kí kết hợp đồng mua 150 trực thăng của Ba Lan sản xuất trong 10 năm tới. Hợp đồng này được kí kết giữa công ty PZL Swidnik và nhà máy chế tạo hàng không thành phố Cửu Giang (Giang Tây, Trung Quốc).
    Theo lời đại diện của công ty Ba Lan, hợp đồng đã kí kết là hợp đồng khung và xem xét việc cung cấp cho Trung Quốc 3 loại trực thăng - PZL Sokol, PZL Kania và SW-4. Số lượng cung cấp hàng năm sẽ được điều chỉnh theo từng hợp đồng riêng lẻ và cụ thể.
    Giá phiên bản ban đầu của trực thăng PZL Sokol là 4 triệu USD. Trực thăng SW-4 có giá không dưới 1 triệu USD. Trong tương lai, doanh nghiệp của Ba Lan có kế hoạch điều chỉnh việc lắp ráp kỹ thuật trên lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay, tại nhà máy hàng không thuộc thành phố Cửu Giang đã có dây chuyền lắp ráp.
    Trực thăng đa chức năng PZL Kania được phát triển dựa trên trực thăng Mi-2 với đường bao thân máy bay được cải tiến, và thiết bị phát điện mới từ 2 động cơ tuốc bin của Mỹ - Allison 250-C20B. Trực thăng PZI Sokol được chế tạo dựa trên trực thăng PZI Kania. Cả hai trực thăng này có thể sẽ được trang bị vũ khí. Trực thăng hạng nhẹ SW-4 cũng là máy bay đa chức năng. SW-4 có thể dùng vào việc vận chuyển hành khách, tuần tiễu, huấn luyện, trinh thám và vận tải.
    Nga xuất khẩu vũ khí
    Nga giao thêm 4 chiến cơ Su-30 cho Malaysia . ( MM: vừa dọc bản tin này tiếng tầu, thằng dịch của tin nhanh nó để y nguyên, ngu thật, tiếng mình là máy bay chiến đấu).
    Hôm 02/3, Phát ngôn viên của công ty hàng không quân sự Sukhoi cho biết, Nga đã chuyển thêm 4 chiếc máy bay chiến đấu Su-MKM cho quân đội Malaysia theo bản hợp đồng được ký kết năm 2003.
    Trong năm 2007, Malaysia đã nhận được 6 chiếc Su-30MKM đầu tiên. Theo kế hoạch đến cuối năm 2008, quốc gia Đông Nam Á này sẽ được chuyển giao tổng số 18 chiếc chiến cơ Su-30 từ Nga, theo bản hợp đồng trị giá 900 triệu USD.
    ?oSau những hoàn tất cuối cùng, phi công Malaysia sẽ sớm thực hiện các chuyến bay đầu tiên trên loại chiến cơ mới,? Phát ngôn viên của Công ty Sukhoi
    Công ty Raytheon đã nhận hợp đồng cung cấp bảo dưỡng kĩ thuật liên quan đến thương vụ mua bán tên lửa Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa cho Hàn Quốc.
    Raytheon muốn các thỏa thuận tiếp theo sẽ hoàn tất việc cung cấp các thiết bị điều khiển, kiểm soát, thông tin liên lạc cũng như đào tạo các chuyên gia kĩ thuật, nhân viên bảo dưỡng và giúp đỡ về kĩ thuật đối với các hệ thống được triển khai.
    Indonesia tiến hành hội đàm mua F-16 của Mỹ
    Flight Global đưa tin: Indonesia đang tiến hành các cuộc hội đàm với Mỹ về vấn đề mua 6 máy bay chiến đấu F-16 Block 50/52 của Mỹ cũng như việc nâng cấp toàn bộ máy bay chiến đấu và vận tải quân sự hiện có do Mỹ sản xuất.
    Hiện nay, Không quân Indonesia sở hữu phiên bản máy bay chiến đấu F-16 trước đây. Trong số 10 máy bay thì có 6 chiếc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Jakarta dự định nâng cấp 10 máy bay này đạt tiêu chuẩn của máy bay F-16C/D. Ngoài ra, Indonesia đang tính đến sự giúp đỡ của Mỹ trong việc nâng cấp máy bay vận tải quân sự C-130A/B.
    Theo dự đoán, máy bay chiến đấu mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2010. Hợp đồng cần được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ và chính phủ Indonesia. Theo những kết quả đạt được trong chuyến thăm tuần trước đến Jakarta của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono đã tiết lộ thông tin về những dấu hiệu khả quan từ phía các nhà lãnh đạo Mỹ.
    Nếu hợp đồng được kí, Không quân Indonesia có thể sẽ thành lập phi đội máy bay chiến đấu F-16 trước năm 2014 và cho máy bay F-5E cũ ?ovề hưu?.
    Ấn Độ kéo dài hạn chót gói thầu 126 máy bay chiến đấu
    bình luận của MM: nhiều khả năng F-16 của Lockheed Martin thắng thầu. Số lượng máy bay này là các máy bay rẻ tiền thay thế MiG-21 được sử dụng khá nhiều trong quân Ấn. Nga từ lâu đã không tiếp tục đầu tư ra hồn hiện đại hoá MiG-21. Ấn đã dùng các phiên bản hiện đại hoá của Israel, tất nhiên điều này cập cợi.
    F-16 được phát triển từ các thử nghiệm MiG-21, mẫu Ye-8 năm 1958 Liên Xô và YF-110 tại Mỹ cuối những năm 196x. MiG-21 là máy bay không chiến tầm ngắn chuyên nghiệp, còn F-16 là máy bay đa năng tiền tuyến MFI. Hiện nay, F-16 là máy bay có tuổi thọ trung bình và tính ổn định cao nhất trong số các máy bay một động cơ.
    Ấn Độ và nhiều nước khác chủ chương 2 lớp máy bay, loại to tốt họ dùng Su, bé hơn thì F-16 thích hợp nhất. Một số nước khác là cặp F-15 và F-16. Một số nước giảm giá bằng tự đóng và mua phụ tùng như Nhật (F-2), Israel (Lavi). Riêng J-10 của tầu thì do lịch sử phát triển nên dùng phụ tùng của Su và MiG Nga.
    Nga có dòng MiG-29 cùng chức năng, nay là MiG-35. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của hãng MiG rất chậm. Hiện nay hãng này và một số hãng khác không bị Sukhoy thôn tính, kết với nhau thành lập công ty riêng. Cả hai loại máy bay này đều khó thắng lợi trong gói thầu do giá cả hơi cao. Thay vào đó, Ấn Độ đang đàm phán để mua lại kỹ thuật MiG-35 nguyên thuỷ không được chấp nhận vì quá đắt, mẫu thử MiG-1.4
    Các máy bay châu Âu khó cạnh tranh ở đây.

    Chính phủ Ấn Độ hôm 28/02 tiết lộ: Ấn Độ đã kéo dài hạn chót thêm 2 tháng đối với gói thầu 126 máy bay chiến đấu đa chức năng trị giá 10 tỷ USD với các công ty hàng không quân sự có tiếng trên thế giới.
    Một tuần sau trận đại bại trước Northrop và châu Âu (món 30 tỷ),
    Úc hủy hợp đồng mua 11 trực thăng Seasprite của Mỹ
    Úc đã hủy hợp đồng mua 11 máy bay trực thăng Seasprite trị giá 1,3 tỷ đô la Úc (1,2 tỷ USD) từ tập đoàn Kaman (Mỹ), chính phủ Úc hôm 05/3 thông báo.
    Boeing cung cấp trực thăng AH-64D Apache cho Mỹ
    mm:1/300 cú cách đây một tuần
    Boeing đã kí hợp đồng trị giá 133,4 triệu USD cung cấp cho quân đội Mỹ 12 trực thăng tấn công đa chức năng AH-64D Apache Longbow (chiếc cung của người A-pa-sơ) bao gồm 11 chiếc nâng cấp và 1 chiếc mới.
    Năm 2009, Nga sẽ mua lô máy bay Yak-130 đầu tiên
    mm: đây là một trong những cái thai nghén quá lâu do thiếu tiền, nay mới được chào đời.
    Lực lượng Không quân Nga sẽ bắt đầu mua lô máy bay huấn luyện mới đầu tiên Yak-130 vào năm 2009, tư lệnh Lực lượng Không quân Nga hôm 04/3 tiết lộ với hãng tin RIA.

    Được minh_mai sửa chữa / chuyển vào 01:36 ngày 06/03/2008
  10. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Chinh trị vui.
    Khổ sợ vợ tuyên bố độc lập rất đúng lúc. Gấu Nga lúc đó cáu tiết lắm nhưng không thể chọc được đám "độc lập" này phát nào vài dăm câu chửi cực kỳ độc.
    Ngay khi kiểm phiếu còn chưa xong hẳn: cắt một nửa khí đốt Ucraina
    http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2008/03/3B9FFE73/
    Bình luận của Minh Mai.
    Ngày này năm ngoái, cả forum mình ồn lên về việc ỹ sắp đánh răng. MM đã đưa ra một kịch bản, về sau rất đúng. Đó là Mỹ không dám động vào lông chân Răng, nhưng hai thằng chửi nhau rất to, thi nhau chửi. Răng và Bắc Hàn sẽ thoát thế cô lập ngoại giao. Bbặc biẹt là Mỹ, MM đã tiên đoán kịch bản mất giá đô, tăng giá dầu, chỉ do chết cở Rắc.
    Năm nay thế nào, ơn trời, năm nay nước Mỹ bình yên. Phái hiếu chiến Bush đã kiệt lực lắm rồi, không động mạnh, trong khi các phái khác chưa ngóc lên được. Mà các phái khác còn hiếu chiến hơn cả Bush, đảm bảo nước Mỹ tương lai chỉ có rơi tự do.
    Kịch bản lớn năm nay thế nào ????
    Tháng 4, Grudia và Ucraina bắt đầu tiến trình vào Nato, trong khi giá dầu tiếp tục lên, vị trí kinh tế của châu âu tiếp tục phát triển so với Mỹ, càng thắt chặt hơn các thòng lọng với hai nước này. Hai nước này càng ngày càng phụ thuộc nước ngoài về chính trị.
    Khổ sợ vợ. Âu và Mỹ đã thực hiện nước cờ sai, thực ra là không thể phanh nổi một cỗ xe họ đẩy xuống dốc từ trước, nay chạy ngoài ý muốn. Âu và Mỹ qua việc này đã công khai ủng hộ thành lập một nhà nước mafia và hồi giáo cực đoan ngay giữa châu Âu. Điều này làm những nền tảng tư tưởng quan trọng nhất ở Âu-Mỹ đổ vỡ.
    Nga sẽ siết cổ Grudia sau khi nước này bắt đầu tiến trình NATO, điều này buộc NATO phải dùng quân sự để bênh vực đồng minh-mặc dù chỉ trên danh nghĩa. Một cuộc dối đầu quân sự lớn đã được chuẩn bị.
    Thật ra, cuộc đối đầu này cũng là cỗ xe của Mỹ đã lâu đẩy xuống dốc và nay không phanh lại được. Bằng nhiều con đường, Mỹ đã và đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa quanh Nga như Hàn, Nhật, Ba Lan, Sec... Mỹ cũng xây dựng hệ thống căn cứ quanh nước Nga bất cứ chỗ nào có thể: Hàn Nhật, Trung Á, Đông Âu. Chớ trêu là khi công trình bao vây vĩ đại này chưa đến đâu thì Mỹ đã kiệt lực suy sụp. Suy sụp nhưng không thể phanh cỗ xe kia lại được.
    Năm ngoái, Răng Râu một mặt chửi Mỹ om sòm, một mặt kín đáo tạo điều kiện cho Mỹ có cớ hoạt động quân sự, cốt để Mỹ chóng chết. MM cũng đã cho rằng, trêu chọc Mỹ là một hoạt động toàn cầu, có chỉ huy thống nhất và rất nhịp nhàng. Nay người Nga sẽ làm gì, vẫn chiến thuật như vậy. Họ không dùng lời không như Răng râu, mà bằng xe tăng tên lửa, khí đốt và sắt thép, đô la và ơ rô, vệ tinh và UAV...
    Nhưng mục đích thì giống nhau. Nga gia tăng sức ép quân sự với Nato bằng chính sách "trên bờ vực chiến tranh mà ai cũng biết là chiến tranh sẽ không thể đến". Mục tiêu để cái cỗ xe quân sự không phanh được trên của Mỹ không thể nỗ lực phanh lại được, càng rơi nhanh hơn.
    Nước Mỹ suy sụp nhưng phải chi những khoản tiền khổng lồ cho quân sự và viện trợ, cho những cuộc chiến tranh không bao giờ thắng. Mỹ mãi xây dựng một hàng rào quanh Nga, xây mãi mà không được thêm gì. Cũng như đánh mãi mà không thắng gì nữa ở Rắc.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này