1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bananamod

    bananamod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0

    Các nhà chiến lược Mỹ đã trích lời bình luận năm 2003 của Shen Zhongchang, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho rằng một lực lượng quân sự nhỏ yếu hơn- ví dụ như Trung Quốc- có khả năng đánh bại một đối thủ mạnh hơn bằng cách tấn công các hệ thống thông tin và giám sát đặt trên không gian. Báo cáo hàng năm về sức mạnh quân sự Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ đọc trước Quốc hội đã trích lời ông Shen nói: " Việc làm chủ không gian ngoài trái đất sẽ là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi quân sự, khi không gian bên ngoài trở thành những tầm cao chỉ huy mới cho cuộc chiến".
    Vụ thử bắn phá vệ tinh của Trung Quốc năm ngoái chắc chắn nhằm gây tác động về chính trị hơn là quân sự vì Trung Quốc đã đưa được các nhà du hành lên không gian và đã có một chương trình phát triển mạnh mẽ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Có thể Bắc Kinh muốn phát đi một tín hiệu nhắc nhở Oasinhtơn rằng Trung Quốc có thể bắn phá các vệ tinh tầm thấp nếu Mỹ đi quá giới hạn về vấn đề chủ quyền Đài Loan chẳng hạn.
    Rõ ràng hiện nay vẫn có sự chênh lệch về trình độ kỹ thuật giữa Mỹ và tất cả các đối thủ tiềm năng khác trong lĩnh vực vũ trụ, và Mỹ đang cố sức chứng tỏ cho các nước khác biết điều đó.
    Một bản báo cáo năm 2004 có tiêu đề "Kế hoạch bay cải tiến" đã vén lên bức màn che phủ chiến lược nghiên cứu công nghệ cao, cho thấy Lầu Năm Góc muốn chiếm hoàn toàn ưu thế trên không gian dù có hay không có hiệp ước và sẵn sàng biến không gian thành một chiến trường nếu cần thiết.
    Điểm quyết định của chương trình đó là chuyển từ việc phát triển các vệ tinh phòng vệ sang các vệ tinh tấn công kẻ thù để làm tăng năng lực phòng thủ, kể cả các vệ tinh bám đuổi và vô hiệu hóa các vệ tinh bay theo quỹ đạo của kẻ thù, và các vũ khí có khả năng "tấn công từ không gian các mục tiêu mặt đất ở bất kỳ chỗ nào trên thế giới".
    Giống như các tài liệu lấy từ các nhà nghiên cứu khoa học của Lầu Năm Góc, báo cáo trên đôi lúc rơi vào ảo tưởng. Ví dụ, nó đưa ra cái gọi là dự án Chùm Cột kim loại Siêu tốc có thể phóng ra các cột kim loại từ không gian hướng vào các mục tiêu dưới mặt đất, rồi kế hoạch khoa học chính xác lắp các tấm gương khổng lồ dưới bụng các trạm vũ trụ để làm trệch hướng các chùm la-de dùng để tấn công các vệ tinh hoặc cản phá các thông tin liên lạc nếu những tấm gương này hướng kịp thời vào đúng mục tiêu.
    Lực lượng Không quân Mỹ, đang dẫn đầu chiến dịch nghiên cứu này, dự kiến có khả năng làm rối loạn thông tin liên lạc từ vệ tinh và các hệ thống cảnh báo sớm vào năm 2010 và có các tên lửa phóng từ không gian để bắn phá các vệ tinh ở quỹ đạo thấp sau năm 2015.
    Các mục tiêu này được dự thảo dưới thời chính phủ Bush, người ủng hộ mạnh mẽ chương trình ASAT và rất hào hứng với quan điểm chiến lược của Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld. Chính phủ này sẽ rời nhiệm sở vào tháng 11 tới.
    Nhậm chức vào năm 2001, Rumsfeld đã đưa ra các kế hoạch leo thang chạy đua thực hiện chương trình ASAT và khi làm Chủ tịch một uỷ ban an ninh không gian và quốc gia, ông ta cảnh báo rằng cần phải thực hiện chương trình này nếu không sẽ phải đối mặt với "một Trân Châu cảng trên không gian". Rumsfeld lập luận rằng Mỹ cần "phát triển mạnh mẽ các năng lực... để đảm bảo cho Tổng thống khỏi phải lựa chọn hướng triển khai các vũ khí vũ trụ".
    Các nghị sĩ của cả hai phe chính trị đều tỏ ra ít nhiệt tình hơn. Không muốn đổ tiền vào các vũ khí viễn tưởng và có thể không bao giờ hoạt động được, họ đã bắt tay nhau trong Uỷ ban Quân lực Hạ nghị viện để cắt giảm hàng trăm triệu USD ngân sách dành cho nghiên cứu phòng thủ tên lửa và ASAT trong 2 năm qua.
    Trong số những chương trình nhỏ lẻ được thông qua có chương trình phát triển thêm một căn cứ tên lửa đánh chặn ở châu Âu, chương trình nghiên cứu la de tấn công các mục tiêu vệ tinh và chi bổ sung cho một trạm phòng thủ tên lửa đặt trên không gian. Ngân sách dành cho chương trình phát triển các trạm vũ trụ tầm cao đã bị cắt giảm mạnh.
    Ít nhất xét trên chính thức, chưa có Tổng thống Mỹ nào đi quá giới hạn và cho phép triển khai một vũ khí vũ trụ, nhưng ngày đó đang đến nhanh khi việc triển khai vũ khí vũ trụ trở thành điều tất yếu.
    Xét về các vấn đề quốc phòng, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa John McCain được đúc từ cùng một khuôn với Bộ trưởng Rumsfeld và chắc chắn sẽ đòi hỏi thêm nhiều ngân sách; Đối thủ Barack Obama của đảng Dân chủ có thể cần phải có nhiều luận cứ có sức thuyết phục hơn.
    Cả hai ứng cử viên này có thể ít có hướng lựa chọn nếu Trung Quốc tiến hành thêm các vụ thử vũ khí ASAT, khiến công luận ở Mỹ trở nên cứng rắn hơn và ủng hộ sáng kiến của nhóm diều hâu ở Lầu Năm Góc.
    Một nhà ngoại giao Ôxtrâylia nhận xét: "Bất kể với động cơ nào, vụ thử tên lửa ASAT của Trung Quốc rõ ràng là một tính toán sai lầm. Trung Quốc đã tính sai phản ứng của Mỹ và đương nhiên đánh mất cả lập trường đạo đức cao của mình sau khi tự xây dựng thành công vai trò là tiếng nói của phong trào giải trừ quân bị. Người ta khó có thể bỏ qua việc buôn bán công nghệ tên lửa của Trung Quốc, điều đang xâm phạm đến các lợi ích chiến lược của Mỹ và công nghệ này thậm chí có thể được sửa đổi để phù hợp cho việc sử dụng làm phương tiện triển khai vũ khí ASAT trong tương lai. "
    Nhóm vận động ủng hộ chương trình ASAT cho rằng Mỹ không thể ngồi bó tay trong khi các nước như Xyri, Libi, Bắc Triều Tiên và Iran đều chống lại các ảnh hưởng địa-chính trị của Mỹ và đang nhận được từ Trung Quốc và Nga các tên lửa có thể đe dọa các vệ tinh của Mỹ. Ở châu Á, các nước thù địch nhau như Pakixtan và Ấn Độ cũng được lợi.
    Trung Quốc đã chuyển giao các bộ phận dùng cho tên lửa Fateh-110 của Iran và bán cho Iran tên lửa Tondar-69 mà PLA đã thiết kế như là tên lửa CSS-8. Pakixtan đã mua của Trung Quốc các bộ phận dùng cho các tên lửa Shaheen và Hatf , cũng như tên lửa Ghauri-3.
    Bắc Kinh cũng đã cho phép cơ quan nghiên cứu công nghệ quốc phòng của PLA giúp Iran, Pakixtan, Bắc Triều Tiên, và nghe nói cả Xyri, phát triển các chương trình phóng tàu vũ trụ hay vệ tinh dùng vào mục đích quân sự.
    Nga cung cấp các bộ phận dùng cho tên lửa Shahab của Iran, tên lửa SS-21 cho Xyri và Bắc Triều Tiên, tên lửa Scud B cho Libi và tên lửa Agri cho Ấn Độ triển khai. Ấn Độ còn mua của Nga cả các bộ phận dùng cho tên lửa Prithv và Sagarika.
    Ngoài ra, Nga còn bán trên thị trường tự do các vệ tinh quân sự Kondor-E, thiết kế để để dẫn đường cho các tên lửa tầm thấp tốc độ cao có bộ cảm ứng nhằm vào các mục tiêu trên không gian.
    Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Pakixtan, Iran và Trung Quốc đều đã sản xuất hoặc phóng thử các tên lửa tầm xa 2.600 km, dễ dàng vươn tới các vệ tinh quỹ đạo thấp.
    Các hệ thống phòng thủ vệ tinh của Mỹ đã được thử thách bởi cái mà Oasinhtơn gọi là "các chế độ không ổn định", nhằm vào tính dễ bị tổn thương của các vệ tinh bay theo quỹ đạo có tầm quan trọng sống còn đối với các hoạt động thông tin liên lạc quân sự, chưa nói tới hoạt động kinh tế của thế giới.
    Cuộc tấn công mạnh nhất được khẳng định đã xảy ra trong cuộc chiến tranh Irắc thứ hai, khi các tín hiệu truyền phát từ Sứ quán Irắc ở Cuba đã làm rối loạn các hoạt động của vệ tinh thông tin thương mại của Mỹ.
    Theo các quan chức quốc phòng, các vệ tinh quân sự của Mỹ thỉnh thoảng bị tấn công bởi các thiết bị la-de đặt dưới mặt đất. Trung Quốc và Nga đang xuất khẩu một số thiết bị la de kiểu này.
    Nêu ra một số sự cố, những người ủng hộ chương trình ASAT nói rằng những sự cố đó đang kéo cuộc tranh cãi về chiến tranh vũ trụ từ tương lai về hiện tại. Vấn đề này hiện đã trở thành vấn đề an ninh quốc gia sống còn của Mỹ.
    Sau cuộc tấn công của người Irắc, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, Đô đốc James O Ellis đã cảnh báo rằng "Mỹ không thể cho phép các tài sản vũ trụ của Mỹ bị đe dọa. Chúng ta ( Mỹ ) phải tiếp tục phát triển và bảo vệ các tài sản kiểm soát vũ trụ giúp Mỹ có khả năng dùng các thiết bị vũ trụ vào bất cứ lúc nào và ở đâu trong trường hợp cần thiết, trong khi phải ngăn chặn các kẻ thù của Mỹ có được khả năng đó. Để tránh hậu họa lớn trong thế kỷ 21, Mỹ phải hành động ngay từ giờ để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trên không gian ".
  2. bananamod

    bananamod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Theo Đài TNHK, m ới đây, Lầu Năm Góc đã bắn rơi một vệ tinh trinh sát bị hỏng. Năm 2007, Trung Quốc dùng tên lửa phá hủy một trong số những vệ tinh bị trục trặc kỹ thuật của họ. Hai sự kiện này đã làm cho một số chuyên gia lo ngại sẽ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian.
    Nhìn theo góc độ lịch sử, các hoạt động không gian từ trước tới nay chỉ giới hạn trong lĩnh vực thăm dò khoa học, thương mại, liên lạc và điều hướng quân sự, cũng như thu thập thông tin tình báo và xác minh sự tuân thủ của các quốc gia đối với các điều ước về kiểm soát vũ khí. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng không gian nay đã trở thành một phần không thể tách rời của các hoạt động quân sự, đặc biệt là ở phương Tây. Sau khi diễn ra việc Mỹ và Trung Quốc dùng tên lửa phá hủy các vệ tinh bị trục trặc kỹ thuật, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các quốc gia khác cũng có thể phát triển những khả năng chống vệ tinh như thế và sử dụng không gian vào mục đích quân sự.
    Bà Theresa Hitchens, Giám đốc Trung tâm Thông tin Quốc phòng ở Thủ đô Oasinhtơn, lo ngại rằng đây có thể là sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang. Bà Hitchens nói: "Rõ ràng là cả Trung Quốc lẫn Mỹ, và rất có thể là có nhiều nước khác nữa, đã tiến hành nghiên cứu về những công nghệ có thể được dùng cho các loại vũ khí đặt trên mặt đất để chống vệ tinh hoặc cho các loại vũ khí đặt trong không gian. Nói như thế không nhất thiết có nghĩa là một nước nào đó đang sắp cho triển khai một thứ vũ khí nào đó, nhưng chắc chắn là cả Mỹ lẫn Trung Quốc đang nghiên cứu về những loại công nghệ như la-de chẳng hạn. La-de có thể được dùng để theo dõi các vệ tinh, nhưng đồng thời nó cũng có thể được dùng để phá hủy các vệ tinh. Do đó, công nghệ này đang được các nước chú ý nhiều hơn. Điều chưa được rõ ràng là không biết những động cơ thúc đẩy này có đủ mạnh hay không để bắt buộc các quốc gia phải hoàn toàn đi theo con đường phát triển những khả năng chống vệ tinh."
    Trong thập kỷ 1980, Mỹ và Liên Bang Xôviết đã thí nghiệm các loại vũ khí chống vệ tinh. Giám đốc Hitchens nói rằng sau đó cả hai nước đều không theo đuổi các chương trình liên quan nữa vì quá tốn kém cũng như quá khó khăn về mặt công nghệ, và vì không biết chắc về những nhược điểm của các loại vũ khí này, đặc biệt là khả năng có thể vô tình gây ra một cuộc xung đột.
    Sự quan trọng của không gian đã tăng lên trong mấy năm vừa qua, với phần lớn các hoạt động thông tin-liên lạc ngày nay phải tùy thuộc vào vệ tinh. Phát biểu trên một diễn đàn mới đây tại Viện Độc lập ở thủ đô Oasinhtơn, ông Peter Hayes, một nhà phân tích cấp cao thuộc Cơ quan An ninh Không gian Quốc gia Mỹ, ghi nhận rằng việc xác định mục tiêu và điều hướng quân sự ngày càng tùy thuộc nhiều hơn vào không gian từ khi nổ ra cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh Ba Tư năm 1991. Ông Hayes nói: "Trong các cuộc hành quân hiện nay tại Irắc và Ápganixtan, chúng ta đã thực hiện một sự đảo ngược gần như hoàn toàn giữa việc sử dụng các loại bom đạn không điều khiển và bom đạn có điều khiển. Hồi năm 1991, chỉ có 7% số bom đạn được ném hoặc phóng từ trên không xuống có gắn những thiết bị điều khiển chính xác. Năm 1999, chúng ta tiến hành chiến dịch không tập của NATO trên vùng trời của Côxôvô và Xécbia. Trong trường hợp đó, số lượng bom đạn được điều khiển chính xác do các lực lượng NATO sử dụng trong cuộc xung đột liên hệ tăng lên khá cao. Chúng ta thấy loại vũ khí có tên là Bom tấn công trực tiếp hỗn hợp - gọi tắt theo tên tiếng Anh là JDAM - được đem ra sử dụng lần đầu tiên. Đây là một thiết bị do hệ thống định vị toàn cầu hướng dẫn được gắn vào các quả bom thông thường để biến chúng thành những quả bom được điều khiển một cách chính xác cao độ đến mục tiêu. Đến năm 2003, tỷ lệ số bom được điều khiển này là 70 %."
    Sự kết hợp những vũ khí đặt trong không gian với những phương tiện chiến tranh quy ước cho phép thực hiện những trận oanh tạc chính xác từ những tầm xa lớn, giúp giảm bớt số binh sĩ cần thiết phải có trên bộ.
    Cũng lên tiếng tại Viện Độc lập là ông Jeff Kueter, một chuyên gia thuộc Viện George C. Marshall, một tổ chức nghiên cứu khoa học và chính sách công cũng đặt trụ sở ở thủ đô Oasinhtơn. Ông Kueter nói rằng sự kết hợp này là một hiện tượng mới mẻ về phương cách sử dụng không gian. Ông Kueter nói: "Việc sử dụng các phương tiện trong không gian như các vệ tinh trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là nhằm các mục đích ngăn ngừa khủng hoảng. Nhưng ngày nay, chúng đã trở thành những mục tiêu để tấn công, bởi vì những phương tiện đó, nếu bị tấn công và tiêu diệt, có thể giúp cho kẻ tấn công đạt được một lợi thế thật sự ngay trước mắt hay về lâu về dài, tùy theo tầm cỡ của cuộc tấn công. Ngày nay, chúng ta đang hoạt động trong một môi trường đã khác hơn về cơ bản. Các cuộc thảo luận của chúng ta về vấn đề kiểm soát vũ khí phải được hướng dẫn bởi nhận thức đó."
  3. bananamod

    bananamod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2008
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0

    Nhiều nhà phân tích lập luận rằng cái giá phải trả cho sự thành công hay thất bại trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân cao hơn nhiều do tiềm năng gây ra chiến tranh hạt nhân của nó.
    Theo Bà Nancy Gallagher, một chuyên gia làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và An ninh thuộc Trường Đại học Maryland, nhiều người cho là những tác động của một cuộc tấn công nhằm vào một vệ tinh sẽ chỉ giới hạn trong không gian. Nhưng bà nói rằng vệ tinh có thể bị phá hỏng bằng cách gây nhiễu và bằng cách tấn công vào các trạm vệ tinh mặt đất, và điều này có thể tàn phá các hệ thống điều hướng và thông tin liên lạc toàn cầu. Bà Gallagher nói: "Còn có một mức độ tấn công khác, đó là nếu quý vị có khả năng phóng một tên lửa đạn đạo tầm ngắn, quý vị có thể, ít ra về mặt lý thuyết, đưa những vật nào đó lên quỹ đạo thấp. Có thể quý vị sẽ không đủ sức tấn công một vệ tinh cụ thể nào đó. Nhưng quý vị vẫn có thể gây trở ngại cho việc sử dụng không gian. Nếu quý vị bắt đầu nghĩ đến việc dân chúng trên khắp thế giới phải tùy thuộc nhiều đến mức nào vào các vệ tinh, đặc biệt là điều gì sẽ xảy ra nếu quý vị bắt đầu mở những cuộc tấn công có tác động phá hủy rất nhiều vệ tinh và tạo ra rất nhiều mảnh vụn khiến cho quỹ đạo thấp hơn trong không gian không còn sử dụng được nữa, thì điều đó có thể gây ra những hậu quả cực kỳ rộng lớn."
    Việc Trung Quốc phá hủy một vệ tinh khí tượng bị trục trặc hồi năm 2007 đã để lại rất nhiều những mảnh vụn bay trên quỹ đạo Trái Đất. Vì những mảnh vụn đó có thể phá hủy một cách dễ dàng những vệ tinh khác, nhiều nhà phân thích lo ngại rằng trong điều kiện chưa có những quy định về việc sử dụng không gian, một cuộc chạy đua vũ trang có thể làm cho không gian không còn sử dụng được nữa. Bà Theresa Hitchens, Giám đốc Trung tâm Thông tin Quốc phòng ở thủ đô Oasinhtơn nói: "Khi người Trung Quốc phá hủy vệ tinh khí tượng của họ, một vệ tinh nhỏ, nặng vào khoảng 1 tấn, thì họ đã tạo ra 2.600 mảnh vụn trong không gian, mỗi mảnh lớn hơn một quả bóng chày. Đó là số mảnh mà chúng ta nhìn thấy được. Theo một số ước tính thì thật ra họ còn tạo ra 150.000 mảnh vụn không gian nhỏ bằng một hòn bi mà chúng ta không thể nhìn thấy. Hầu hết các vệ tinh thông tin ?" liên lạc và vệ tinh quân sự đều nặng vào khoảng 10 tấn hay hơn nữa. Nếu một trong số những vệ tinh đó bị phá hủy, nó có thể tạo ra một số khổng lồ những mảnh vụn trong không gian. Do đó, trong một cuộc chiến tranh nóng trong không gian, quý vị có thể nhanh chóng tiến đến chỗ thực sự làm cho các vệ tinh không hoạt động được trong quỹ đạo liên hệ. Và đó sẽ là một điều kinh khủng thật sự cho nhân loại."
    Điều khiến cho bà Hitchens lo ngại là sự cạnh tranh khu vực. Bà nói rằng thí dụ như khả năng chống phá vệ tinh của Trung Quốc có thể thúc đẩy một nước như Ấn Độ phát triển một chương trình tương tự. Rồi tới lượt Pakixtan cũng có thể cảm thấy bị bắt buộc phải làm theo gương Ấn Độ. Theo bà Hitchens, điều đó có thể đưa đến việc Iran và các nước khác cũng làm như vậy./
  4. ltgbau

    ltgbau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    2.127
    Đã được thích:
    93
    Việt Nam có khả năng này thật hả bác
  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Tôi quá là ngạc nhiên, Có thể tôi đánh giá GS cao quá chăng so với thực tế ? Hết vụ AK-Đạnbi chứng tỏ GS chả biết tí tẹo nào về cơ chế hoạt động của súng hôm nay đến tuyên bố NLOS-C không phải là FCS , thiệt là hết chổ nói. Về học lại đi GS ạ . Hôm nay Tôi bận lắm , vài hôm nữa rảnh tôi sẽ dạy cho GS hiểu thế nào là FCS. Rõ Chán.
  6. anhkhanh0309

    anhkhanh0309 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2007
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam có khả năng này thật hả bác
    [/QUOTE]
    vệ tinh còn nhờ phóng hộ nói jf đến mở một cuộc chiến trên vũ trụ
  7. ALEX82

    ALEX82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Ấn Độ tham vọng quân sự hóa không gian
    PSLV) C-9 blasting off from the Satish Dhawan Space Centre at Sriharikota, around 80 kilometers (50 miles) north of Chennai, India
    Thiết bị phóng vệ tinh PSLV C-9 của Ấn Độ trong một lần thực hành nhiệm vụ ở phía bắc Chennai. Ảnh: AP.
    New Delhi tuyên bố muốn xây dựng chương trình quân sự không gian nhằm bảo vệ các vệ tinh của mình trước những mối đe dọa bị bắn hạ trên quỹ đạo.
    Tuyên bố trên của tư lệnh quân đội Ấn Độ có thể gây một cuộc chạy đua trong khu vực nhằm quân sự hóa không gian, làm tăng thêm căng thẳng giữa các cường quốc châu Á - vốn đang cảm nhận sự ấm lên trong mối quan hệ sau rất nhiều năm căng thẳng.
    Ấn Độ cấp thiết phải "tối ưu hóa các ứng dụng không gian cho mục đích quân sự", tướng Deepak Kapoor phát biểu hôm đầu tuần.
    Ông lưu ý rằng chương trình không gian của nước láng giềng Trung Quốc đang được mở rộng nhanh chóng. Bắc Kinh từng cho tên lửa đạn đạo bắn hạ các vệ tinh dự báo thời tiết bất hoạt hồi tháng giêng năm nay, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới, sau Nga và Mỹ, có khả năng bắn hạ các vật thể trên quỹ đạo.
    Một tháng sau đó, Mỹ bắn hạ một vệ tinh mà họ cho rằng có khả năng rơi xuống trái đất.
    Kapoor nhấn mạnh rằng mục tiêu của chương trình quân sự hóa không gian của Ấn Độ chủ yếu là "giám sát liên tục và phản ứng mau lẹ".
    Phát ngôn viên quân đội Ấn, đại tá Anil Kumar Mathur nói thêm rằng: "Chúng tôi không nói về việc triển khai vũ khí, mà về khả năng phòng thủ".
    Quân đội Ấn Độ hiện không có các vệ tinh do thám hiện đại chuyên biệt, và thường sử dụng vệ tinh dân sự để thu thập hình ảnh và thông tin. Nước này có chương trình không gian dân sự tương đối hiện đại và thường làm dịch vụ phóng vệ tinh cho các quốc gia khác, kể cả vệ tinh do thám cho Israel.
  8. umeda

    umeda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục copy and paste
    Súng phóng lựu chống tăng cầm tay PRG-28 của Nga tại triển lãm vũ khí lớn nhất Eurosatory-2008 lần thứ 9 ở Paris
    link http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/45607/default.aspx


    Trong số trang thiết bị bọc thép, súng đại bác và vũ khí bộ binh của các doanh nghiệp Nga tham gia triển lãm vũ khí lớn nhất Eurosatory-2008 lần thứ 9 tại Paris, sản phẩm tạo được sự quan tâm lớn nhất của khách tham quan là súng phóng lựu chống tăng cầm tay cỡ nhỏ có khả năng xuyên thủng lớp thép dày hơn một mét RPG-28.


    Đây là một trong những sản phẩm mới nhất của doanh nghiệp Moskva Bazalt. Trên thế giới chưa có loại súng nào tương tự như thế. Súng phóng lựu chống tăng này chỉ nặng 13kg nhưng đạn của nó dễ dàng xuyên thủng lớp thép dày hơn một mét. Hiện giờ loại xe tăng có lớp bọc thép dày như thế chưa hề xuất hiện trên thế giới. Các nhà thiết kế cho rằng, súng phóng lựu chống tăng này dùng trong tương lai. Hệ thống chiến đấu tầm gần của Nga được nước ngoài đánh giá rất cao do giá cả phải chăng, độ chính xác cao và điều quan trọng hơn cả là việc vận chuyển lại vô cùng đơn giản.
    80% thị trường súng phóng lựu cầm tay trên thế giới là sản phẩm do doanh nghiệp Bazalt của Nga sản xuất. RPG-28 chỉ vừa mới được tiếp nhận vào kho vũ khí của quân đội Nga năm ngoái. Hiện nay, Nga đang bắt đầu đem loại súng này giới thiệu tại các triển lãm quốc tế. Các nhà thiết kế hy vọng rằng, tại triễn lãm ở Paris lần này RPG-28 sẽ trở thành phương tiện nổi bật nhất tại triển lãm.
    Trước đây, súng phóng lựu chống tăng cầm tay RPG ?" 32 Hashim được Nga hợp tác chế tạo với Jordan cũng là loại súng phóng lựu chống tăng đa nòng đầu tiên trên thế giới. Hashim có thể bắn cả đạn cỡ nòng 105 và 72mm. Súng này mới được thử nghiệm vào mùa đông năm ngoái. Từ khoảng cách 700m, lựu đạn cỡ nòng nhỏ của súng dễ dàng xuyên thủng lớp thép dày 600mm. Hashim chỉ nặng 6kg. Không phải ngẫu nhiên mà Lầu Năm Góc đưa Hashim vào danh sách hệ thống tương tai gây ra mối nguy hiểm lớn nhất.
    Theo ý kiến của các chuyên gia quốc phòng Nga, sự hợp tác với Jordan sẽ giúp cho sản phẩm của Nga vươn ra thị trường vũ khí các nước thứ ba hiệu quả hơn và nhanh hơn. Nhưng trong hợp đồng cũng bao gồm một điều kiện khắt khe. Khách hàng phải có trách nhiệm đảm bảo 100% rằng, súng phóng lựu chống tăng cầm tay Hashim không được để lọt vào tay bọn khủng bố bằng bất cứ hình thức nào.

  9. tieuphutre

    tieuphutre Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    0
    Thêm cái hình cho sinh động nhé
    [​IMG]
    Được tieuphutre sửa chữa / chuyển vào 23:09 ngày 18/06/2008
  10. SSX

    SSX Guest

    Vũ khí mới của các nước Đông Âu
    Au: Pavel Sergeev, Trans&Comm: SSX
    Source: www.lenta.ru
    Súng trường bộ binh là một biểu tượng quốc gia, là quốc hồn quốc tuý của mỗi nước. Các nước Đông Âu, sau khi gia nhập NATO có vấn đề thay súng. Đương nhiên những nước có thực lực thì tự chế tạo lấy, những nước khác thì trông chờ vào các ông lớn. Có ông rất lớn, sợ người ta không nhìn ra nên ông ta luôn luôn la lớn. Có ông sắp lớn, lại có ông đã lớn từ lâu nhưng âm thầm lặng lẽ.

    Ba lan
    Ba lan là nước đầu tiên trong số các nước Đông Âu thay súng năm 1994. Tiến trình này được đẩy nhanh khi nước này tham gia vào lực lượng đồng minh trong cuộc chiến Nam tư. Có sẵn một mạng lưới công nghiệp chế tạo súng và những bài học có được khi chế tạo các phiên bản khác nhau của khẩu Kalasnikov, Pole quyết định không mua súng nước ngoài mà tự chế tạo súng mới theo chuẩn NATO 5.56x45 cũng như nâng cấp các thiết bị hiện có để hợp chuẩn NATO. Quyết định như vậy là có lý do về mặt kinh tế.
    Năm 1995, Pole bắt đầu hiện đại hoá súng Tantal wz.1988 và Onyks wz.1989 5.45, sản phẩm hợp tác Nga-Balan để theo chuẩn NATO 5.56x45. 1995-1996 họ đã bắt đầu thử lô súng 5.56x45 mới có tên Beryl, do nhà máy tại Lucznik chế tạo.
    [​IMG]
    Ảnh: súng Beryl 5.56x45 của Ba lan
    Ngày 20-3-1998, Tướng tổng tham mưu quân đội Ba lan ký quyết định chấp thuận lấy súng Beryl và một phiên bản ngắn nòng mini Beryl đưa vào trang bị. Ngày 28-6-1999, một HĐ cung cấp 5000 súng đã được ký để trang bị cho QĐ Ba lan.
    Trải nghiệm của việc sử dụng súng này tại Kosovo, Afghanistan và Iraq cho thấy có một vài nhược điểm trong cơ cấu lùi khoá nòng. Theo quan điểm của các chuyên gia Ba lan, thay mới các bộ phận này cũng như tiếp tục hiện đại hoá nó trong tương lai là cần thiết. Một đại diện của quân đội Ba lan còn nhấn mạnh, việc trang bị thêm ống ngắm quang-điện tử sẽ giúp kéo dài thời gian phục vụ của khẩu tiểu liên tự động này thêm 10-20 năm.
    Trong bối cảnh bất đồng vì sự cố như trên, năm 2007, một công ty thuộc Bộ Quốc phòng Ba lan tên là Fabryka Broni, trong khuôn khổ của chương trình ?oTitan? đã phát triển những mô-đul súng mới 5.56x45. Trên cơ sở đó, họ bắt đầu chế tạo súng tiểu liên cỡ nhỏ (nòng ngắn, nhỏ nhẹ như Uzi), súng ngắn, súng trường tấn công (carbine) cho các lược lượng đặc nhiệm. Dự án này được giao cho 2 hãng đồng thời để có được sự lựa chọn tốt nhất. Trên thực tế, với kinh phí hạn chế, họ vẫn hỗ trợ tài chính cho cả 2 hãng. Điểm đặc biệt và nhiều tham vọng của kế hoạch này là chế tạo các súng tự động với cả loại đạn truyền thống, cũng như đạn không vỏ, loại này thuốc súng chứa dưới đầu đạn ở dạng con nhộng được bao gói đặc biệt, cái vỏ con nhộng này sẽ cháy hết khi bắn, theo kiểu của súng Heckler & Koch G11/Advanced Combat Rifle - ACR. Dòng súng này sẽ được ra mắt trong khoảng năm 2008-2009.
    [​IMG]
    Ảnh: đạn truyền thống có vỏ đạn bên trái và đạn không vỏ bên phải
    một người lính mang khẩu HK G11có thể mang được một lượng đạn
    nhiều gấp 10 lần so với M16.

    Trái với lực lượng bộ binh chính qui, các lực lượng đặc nhiệm Ba lan lại dùng súng của nước ngoài. Lực lượng chống khủng bố Grom, thuộc quân đội và lính thuỷ Formoza dùng những model súng đắt tiền của nước ngoài. Trong thời kỳ 1991-2007, Grom nhận được 3 loại súng của dòng M4A1. Bắt đầu bằng đơn đặt hàng một số lượng lớn Carbine KAC SR-16, năm 2006 họ bắt đầu nhận được súng XM15E2S M4A3 của Bushmaster và cuối năm 2007 thì nhận được loại đã sửa đổi của M4A1 từ Knight''s Armament. Hiện tại cũng có đơn hàng một lượng nhỏ HK416D model 145RS và 10RS của công ty Đức Heckler & Koch.
    [​IMG]
    Ảnh: súng XM15E2S M4A3 của Mỹ
    Cuối những năm 90, Grom và Formoza đã cùng nhau tiến hành thử nghiệm một loại súng trường khác của Đức, khẩu G36 của Heckler & Koch. Tuy nhiên sau khi có kết quả thử nghiệm, chỉ có Formoza đặt mua phiên bản G36KV của loại súng này.
    [​IMG]
    Ảnh: khẩu G36 của Đức
    Khẩu G36 của Đức cũng được lực lượng khác của Ba lan sử dụng: cảnh sát và lực lượng bảo vệ dùng G36K, G36KV và G36C. Trong năm 2006, Grom cũng đã thử một loại súng khác là FN F2000 của hãng Fabrique Nationale Herstal, Bỉ. Đây là mẫu súng độc đáo có thể bắn bằng cả tay phải và tay trái, bộ phận khoá nòng và hộp tiếp đạn lùi sâu về phía báng súng (bullpap).
    Cộng hoà Cséc
    Năm 2005, Cséc quyết định chuyển sang chuẩn NATO, họ bắt đầu chế tạo một mẫu súng mới và đã được trưng bày tại hội nghị VTUVM 10-2006. năm 2008, khẩu CZ S805 do hãng Czeska Zbrojovke phát triển được chấp nhận trang bị. Việc phát triển của khẩu súng này tương tự như khẩu FN SCAR của Bỉ. Chúng được chế tạo thành 2 phiên bản: bản ?oA? dùng đạn 5.56x45, bản ?oB? dùng đạn 7.62x39. Cséc cũng dự định cho ra đời phiên bản ?oC? dùng đạn 6.8x43 SPC.
    [​IMG]
    Ảnh: khẩu CZ S805 của Cséc
    Slô-ve-nia, Lát-via
    Tháng 6/2006, Slô-ve-nia ký với hãng FN Herstal của Bỉ 6500 khẩu súng đời mới F2000 phiên bản S (F2000S) để trang bị làm súng chính cho quân đội. Việc tái trang bị này hoàn thành trong năm 2007. Đến năm 2012 sẽ trang bị mới cho lính dự bị. Nhìn chung Slô-ve-nia cần khoảng 14000 khẩu. Ngoài ra họ cũng dùng loại FN minimi, nó cũng là vũ khí chính của bộ binh Lát-via.
    [​IMG]
    Ảnh: khẩu F2000 của FN Herstal, Bỉ
    Còn lực lượng đặc nhiệm Lát-via thì được trang bị G36KV, một vài đơn vị bộ binh dùng súng của Áo STEYR AUG. Khẩu này chế tạo theo kiểu lắp ráp mô-đun, cho phép tạo nhiều biến thể. Nòng súng có nhiều loại chiều dài khác nhau: 350, 407, 508, 610mm. Tuỳ thuộc vào nòng súng, nó có thể là tiểu liên nòng ngắn, súng trường hay súng máy. khẩu tự động AUG này cũng có cấu hình bullpap.
    [​IMG]
    Ảnh: STEYR AUG, Áo
    Súng này có hộp tiếp đạn bằng nhựa trong suốt, cho phép nhìn thấy các viên đạn bên trong. Ống ngắm 1.5 gấp được tăng tầm nhìn. Chế độ bắn đơn hay bắn loạt tự điều chỉnh qua áp lực nhấn lên cò súng.. Cơ cấu như thế gây ra khó khăn cho việc bắn chính xác bởi phải chú ý đến ngón tay ấn trên cò súng. Bun-ga-ri cũng trang bị súng này. Còn Es-tô-nia thì dùng súng của Israel Galil, loại AR, SAR, ARM cỡ nòng 5.56, súng bắn tỉa Galil Sniper 7.62mm.
    [​IMG]
    Ảnh: lính Es-tô-nia với khẩu Galil AR, Israel
    Li-thô-nia, Croa-tia, Ru-ma-ni, Slô-va-kia
    Các nước này dùng chủ yếu là khẩu G36 Đức với các phiên bản G36V, G36KV và một ít G36C, cũng như súng của Thuỵ sĩ, khẩu SIG SG 551 được phát triển trong thập niên 70.
    [​IMG]
    Ảnh: súng SIG SG 551, Thuỵ sĩ
    Đó là những ví dụ về việc tái trang bị theo chuẩn 5.56x45 NATO của các nước Đông Âu khi gia nhập, điều đó đã diễn ra cả thập kỷ nay. Nó cho phép các hãng nước ngoài bán súng và mở rộng thị trường sản phẩm của họ. Nhiều đồng minh NATO lâu đời đã tranh thủ việc này để tẩy kho vũ khí dự trữ của mình đi khi nó đã quá lỗi thời.
    [​IMG]
    Ảnh: Beryl, Ba lan phiên bản KBK wz.96
    Mỹ, như một nước cầm đầu của khối đồng minh hoàn toàn có đủ súng để phổ biến cho các nước đồng minh mới bằng những phiên bản cũ của họ hàng nhà súng M16. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực quan hệ đồng minh, việc tái vũ trang cho toàn bộ đội quân các nước mới gia nhập là điều không thể. Trong đó có vấn đề đầu tiên là tài chính. Chính vì vậy mà các đồng minh NATO mới cho đến giờ vẫn tiếp tục sử dụng những phiên bản khác nhau của khẩu súng trường Kalasnikov. Không rõ các lái súng đã kiếm được bao nhiêu tiền trong các phi vụ với đồng minh mới. Nhưng có lẽ các đồng minh mới đã thấm thía bài học đầu tiên: tiền có trao thì cháo mới múc. Đồng minh thì vẫn là đồng minh nhưng không có tiền thì đừng mua.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này