1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. QDNDVN2010

    QDNDVN2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    1
    Iran chuẩn bị tập trận quy mô lớn 20:07'' 07/09/2008 (GMT+7)
    Giới truyền thông Iran hôm 7/9 đưa tin quân đội và các lực lượng vũ trang nước này sẽ bắt đầu một cuộc tập trận quy mô lớn, kéo dài trong 3 ngày bắt đầu từ thứ hai (8/9).

    Iran sẽ thử nghiệm các loại vũ khí mới trong cuộc tập trận quy mô lớn lần này (Ảnh RIA Novosti)
    "Mục tiêu chính của cuộc tập trận là đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu (của quân đội Iran), thử nghiệm những loại vũ khí mới do chính các nhà khoa học Iran phát triển cũng như diễn tập những biện pháp phòng vệ trong trường hợp kẻ thù xâm phạm không phận của Iran", trích tuyên bố từ Tehran.
    Báo chí quốc tế thời gian gần đây đã cho đăng tải thông tin về khả năng Israel và Mỹ sẽ mở một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Trước những lời đồn đoán này, chính quyền Tehran khẳng định sẽ có đòn giáng trả thích đáng đối với bất kỳ kẻ gây hấn nào.
    Theo các chuyên gia quân sự, Iran hiện có hệ thống phòng không ở mức trung bình. Quốc gia Hồi giáo này mới đây đã tăng cường khả năng phòng thủ bằng cách lắp đặt 29 hệ thống lá chắn tên lửa Tor-M1 do Nga sản xuất theo một hợp đồng trị giá 700 triệu USD đã kí kết với Moscow hồi cuối năm 2005.
    Nga cũng đã giúp đào tạo các chuyên gia phòng thủ tên lửa Tor-M1 cho Iran, bao gồm các kĩ thuật viên điều khiển radar và chỉ huy nhóm vận hành Tor-M1.
    Hồi tháng 7, Iran từng phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo nâng cấp từ loại Shahab-3, có tầm xa 2.000km và nhiều tên lửa có tầm xa 350km trong cuộc tập trận mang tên "Đấng tiên tri vĩ đại III" tại vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz. Sự kiện này đã dấy lên một làn sóng chỉ trích mới trong cộng đồng quốc tế.
    Iran đã phải hứng chịu 3 đợt cấm vận của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vì từ chối ngưng làm giàu uranium. Tehran quả quyết chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích phát điện bất chấp các cáo buộc của phương Tây rằng chính quyền Iran đang che đậy tham vọng chế tạo vũ khí nguyên tử.
    Hạnh phúc là đấu tranh !

  2. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Nga sẽ dựng căn cứ ở Địa Trung Hải
    Nga có thể sẽ tăng cường hải quân ở Địa Trung Hải để bù cho phần tổn thất sau khi mất căn cứ ở cảng Sevastopol của Ukraina.
    [​IMG]
    "Thật không may là việc Hạm đội Biển Đen rút khỏi thành phố Crimea (nơi có cảng Sevastopol) sẽ ảnh hưởng đến an ninh của Nga ở phía Nam. Các căn cứ mới ở Địa Trung Hải sẽ bù đắp lại", thiếu tướng hải quân Nga Andrei Baranov phát biểu mà không nói thêm chi tiết.

    Một chiến hạm Nga thuộc Hạm đội Biển Đen đóng tại Ukraina đang bắn thử tên lửa. Ảnh: KievUkraine.
    Baranov cho biết Hạm đội Biển Đen của Nga và NATO sẽ tiếp tục hợp tác trên Biển Đen và Địa Trung Hải. "Tôi không thấy có lý do gì mà quan hệ giữa chúng tôi và NATO lại chấm dứt chỉ vì những biến cố vừa qua", ông nói và ngụ ý cuộc chiến giữa Nga và Gruzia tháng trước.
    Căn cứ Sevastopol vốn là tâm điểm căng thẳng giữa Nga và Ukraina trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến tại Gruzia. Kiev cho rằng, việc Nga triển khai đội tàu chiến từ cảng này tới bờ biển của Gruzia tại Biển Đen có thể kéo Ukraina vào cuộc xung đột.
    Tổng thống có quan điểm thân phương Tây của Ukraina Victor Yushchenko đã ra lệnh hạn chế tàu chiến Nga tại Sevastopol, đồng thời tuyên bố việc di chuyển của những con tàu này phải được phép của Kiev. Ngay lập tức động thái này bị giới chức Nga phản đối kịch liệt.
    Theo một thỏa thuận giữa Nga và Ukraina năm 1997, Hạm đội Biển Đen Nga được đóng tại cảng Sevastopol cho đến năm 2017. Nhiều người Ukraina lo ngại sau khi giải quyết xong vấn đề với Gruzia, Nga sẽ để mắt đến Kiev bởi nước này cũng đang nỗ lực tìm kiếm quan hệ mật thiết với phương Tây và gia nhập NATO.
    Ukraina có vị trí chiến lược đối với Nga bởi hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt của Nga sang phương Tây đi qua nước này. Ukraina cũng có một bộ phận dân số nói tiếng Nga và giữ quan hệ chặt chẽ với Nga.
    Ngọc Sơn (theo Ria Novosti)
  3. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Chiến hạm Nhật ráo riết săn tàu ngầm lạ
    Hải quân Nhật hôm qua phát hiện một tàu ngầm bí ẩn xâm nhập trái phép vùng lãnh hải nước này trong vòng hai tiếng, sau đó biến mất mà không rõ xuất xứ.
    [​IMG]
    Khu trục hạm Atago của Nhật. Ảnh: Jiji Press.
    Khu trục hạm Atago phát hiện ra chiếc tàu ngầm bí ẩn nói trên trong vùng lãnh hải Nhật vào sớm qua, nhưng con tàu này không chịu trồi lên mặt nước hay có dấu hiệu khai báo về quốc tịch. Bộ Quốc phòng Nhật coi đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
    Tàu Atago được trang bị hệ thống tích hợp vũ khí Aegis hiện đại ngay lập tức truy đuổi con tàu ngầm lạ ở ngoài khơi bờ biển quận Kochi, phía tây Nhật Bản. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nước này cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa biết quốc tịch của tàu ngầm này và vẫn đang truy tìm nó".
    Sử dụng thiết bị phát hiện tàu ngầm bằng siêu âm (sonar), chiến hạm Atago khẳng định đây không phải tàu ngầm của Nhật Bản hay đồng minh của họ là Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Yoshimasa Hayashi cho biết, ngay khi xác định được xuất xứ tàu ngầm, nước này sẽ thể hiện sự phản đối theo đường ngoại giao.
    Đây là lần đầu tiên trong 4 năm qua, một tàu ngầm lạ của nước ngoài xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản. Tháng 11/2004, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Nhật Bản. Sau đó một tuần, Bắc Kinh đã gửi lời xin lỗi chính thức đến Tokyo.
    Hệ thống tác chiến Aegis trên tàu Atago do hải quân Mỹ thiết kế có thể tích hợp tất cả vũ khí của một con tàu thành hệ thống hoặc tích hợp vũ khí trên nhiều con tàu thành một mạng lưới thống nhất. Đây là hệ thống phòng thủ hiện đại và hiệu quả bậc nhất hiện nay đang được sử dụng ở cả Nhật Bản, Tây Ban Nha, Na Uy, Hàn Quốc và Australia.
    Đình Chính (theo Jiji Press, AP)
  4. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22

    Khựa rồi!!!
  5. dragondn

    dragondn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Còn ai vào đây nữa
  6. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    Campuchia xây căn cứ quân sự gần biên giới Thái Lan
    Hà Nội (TTXVN) - Nhật báo Campuchia ngày 16/9 đưa tin Lục quân Hoàng gia Campuchia (RCAF) đã bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự thứ ba trong vòng 10 ngày qua, nằm dọc đường biên giới với Thái Lan tại huyện Banteay Ampil, tỉnh Oddar Meanchey.
    Báo trên dẫn lời Phó chỉ huy RCAF tại tỉnh này, ông Him Seab, ngày 15/9 cho biết một đơn vị công binh gồm 70 người đã bắt đầu chuẩn bị cho việc xây dựng căn cứ đặt tại khu vực rộng 100ha ở xã Ampil.
    "Việc xây dựng căn cứ quân sự này đã được lên kế hoạch từ trước. Chúng tôi cần các binh lính đồn trú gần biên giới với Thái Lan, bởi khi có vấn đề xảy ra, việc duy trì trật tự sẽ dễ dàng hơn", ông Him Seab nói.
    Căn cứ mới nằm cách làng Choup Kaki 30km, nơi dân làng và lính biên phòng Campuchia mới đây cho biết quân đội Thái Lan đã tuần tra bên trong khu vực mà Campuchia khẳng định là lãnh thổ của mình.
    Theo chính quyền huyện Banteay, việc xây dựng căn cứ này là giai đoạn đầu trong kế hoạch biên giới của Chính phủ Campuchia nhằm bảo vệ các tuyến đường bộ và đường biên giới.
    Trước đó, cũng trong tháng 9 này, Campuchia đã bắt đầu xây dựng hai căn cứ quân sự tại xã Kokmon thuộc huyện Banteay, gần ngôi đền cổ Preah Vihear./.
  7. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    (TTXVN) - Thủ tướng mới được bầu của Thái Lan Somchai Wongsawat ngày 18/9 cho biết ông sẵn sàng đàm phán với phía Campuchia để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
    Phát biểu trước báo giới tại Bộ Ngoại giao Thái Lan, ông Somchai bày tỏ sẵn sàng đàm phán với Thủ tướng Campuchia Hun Sen để hai bên hiểu biết nhau hơn và đem lại lợi ích cho cả hai phía.
    Ông cũng hy vọng các đoàn đại biểu của Thái lan và Campuchia sẽ tiến hành đàm phán vào tuần tới trong thời gian diễn ra cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, mặc dù bản thân ông sẽ không tham dự cuộc họp thường niên của lãnh đạo các nước.
    Trước đó ngày 17/9, hai quốc gia láng giềng này đã cáo buộc nhau xâm phạm lãnh thổ tại khu vực gần các ngôi đền cổ dọc biên giới chung. Căng thẳng giữa hai nước đã bùng phát sau khi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đền Preah Vihear của Campuchia là di sản thế giới, và dẫn tới đối đầu quân sự, trong đó hơn 1.000 binh sĩ Campuchia và Thái Lan đã đối mặt nhau trong tình trạng căng thẳng suốt 6 tuần.
    Sau đó hai bên đã đạt thỏa thuận rút quân vào giữa tháng 8. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán để thảo luận việc rút toàn bộ quân đội khỏi khu vực quanh đền Preah Vihear đã bị trì hoãn từ cuối tháng 8 khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị.
    Toà án Công lý quốc tế (ICJ) năm 1962 đã phán quyết rằng đền Preah Vihear thuộc sở hữu của Campuchia, tuy nhiên vùng đất xung quanh ngôi đền này vẫn đang trong tình trạng tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan./.
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga không muốn Mỹ thay mặt thế giới
    Nga luôn nghiêm chỉnh tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, sẽ không bị lôi kéo vào các cuộc khẩu chiến và tình trạng đối đầu với Mỹ, kể cả phương diện lịch sử hay bất kỳ lĩnh vực nào khác. Đó là khẳng định của Bộ Ngoại giao Nga trong tuyên bố phát đi tối 19-9 để đáp lại bài phát biểu mới đây của Ngoại trưởng Mỹ C.Rai-xơ tại Quỹ Mác-san ở Oa-sinh-tơn.
    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: Trong quan hệ với Mỹ và các nước khác, Nga trước sau như một phát huy những mặt tích cực mà toàn thế giới đang rất cần tới và nhằm góp phần xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, có tính đến lợi ích của nhau. Mọi âm mưu "trừng phạt" Nga đều không mang tính xây dựng. Nga không muốn phía Mỹ nói và hành động thay mặt cho toàn thế giới. Nga hài lòng trước việc Mỹ bắt đầu nhận thức được tính phi thực tế của "thế giới đơn cực". Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cũng vạch rõ cho đến nay, do lỗi của phía Mỹ, HĐBA LHQ vẫn chưa thể thông qua nghị quyết về cuộc khủng hoảng Cáp-ca-dơ, mặc dù trong các ngày 12-8 và 8-9, Tổng thống Nga và Tổng thống Pháp đã đạt được những thỏa thuận cụ thể nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này.
    Theo TTXVN

    Được hanuman2008 sửa chữa / chuyển vào 11:40 ngày 21/09/2008
  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Liên quân thừa nhận ?obắn nhầm? một quận trưởng Áp-ga-ni-xtan
    Các vụ bê bối liên quan đến hàng loạt vụ ?ođạn lạc? vào dân thường gần đây của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Áp-ga-ni-xtan (ISAF) do NATO đứng đầu ngày càng nghiêm trọng. Ngày 19-9, quân đội Ô-xtrây-li-a thuộc ISAF đã xác nhận có liên quan tới vụ "bắn nhầm" ông Khan, quận trưởng ở tỉnh Ô-ru-dơ-gan, miền Nam Áp-ga-ni-xtan.
    Theo thông báo của Lực lượng Phòng vệ Ô-xtrây-li-a (ADF), trong lúc đang đi tuần vào ngày 17-9, lực lượng đặc nhiệm Ô-xtrây-li-a đã bị những kẻ lạ mặt tấn công và buộc phải bắn trả để tự vệ. Một số người dân địa phương đã chết hoặc bị thương trong cuộc đấu súng này. Tin địa phương cho biết, ông Khan cũng có mặt tại hiện trường nơi xảy ra đọ súng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ADF vẫn chưa thể xác định ông Khan có bị trúng đạn của lính đặc nhiệm Ô-xtrây-li-a hay không. Hiện ISAF và chính quyền Áp-ga-ni-xtan đang phối hợp điều tra làm rõ vụ việc.
    Vũ Linh

  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Triều Tiên sẵn sàng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
    Quan chức phụ trách đàm phán hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Hyon - Hak-bong, sáng nay (19/9) thông báo nước này đang chuẩn bị tái khởi động lò phản ứng hạt nhân chính ở Yongbyon.
    "Chúng tôi đang chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để đưa lò phản ứng ở Yongbyon vào hoạt động. Các bạn sẽ được biết sớm khi lò được vận hành", ông Hyon-Hak-bong nói với các phóng viên khi được hỏi lúc nào việc trên sẽ diễn ra.
    Theo quan chức trên, sở dĩ CHDCND Triều Tiên hành động như vậy vì Mỹ không thực hiện tới cùng thỏa thuận giải trừ hạt nhân để đổi lấy viện trợ.
    Ông Hyon-Hak-bong là trưởng đoàn Triều Tiên tại cuộc hội đàm liên Triều cấp chuyên gia về vận chuyển viện trợ năng lượng cho Bình Nhưỡng theo thỏa thuận giải trừ hạt nhân sáu bên.
    Tuyên bố của ông Hyong-Hak-bong được đưa ra vào lúc hội đàm 6 bên về giải trừ hạt nhân Triều Tiên đang bế tắc.
    Ngọc Anh

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này