1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Chùm ảnh máy bay hình cá đuối
    (Dân trí) - Hồi tháng 7 vừa qua, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bay thử nghiệm thành công mô hình máy bay X-48B có kiểu dáng khác lạ giống hình một con cá đuối.
    X-48B được phối hợp phát triển bởi NASA, hãng sản xuất máy bay Boeing và Không lực Mỹ.
    Kiểu dáng của X-48B mang tính cách mạng khi được thiết kế giống như một đôi cánh xoè ra trong khi phần đuôi máy bay không còn.
    X-48B là loại máy bay phản lực sử dụng ít nhiên liệu, ít tiếng ồn và sức chứa rộng.
    Chuyến bay thử đầu tiên diễn ra hôm 20/7 vừa qua ở độ cao 2.286m so với mặt nước biển và trong thời gian 31 phút.
    Trong lần bay thử nghiệm đầu tiên, mô hình máy bay X-48B chỉ bằng 8,5% kích thước dự tính của X-48B thực tế. Mô hình có trọng lượng xấp xỉ 230kg, dài 6,4m và được điều khiển từ xa.
    X-48B là một dạng của loại máy bay "flying wing" (cánh bay) mà NASA và Boeing đã và đang nghiên cứu từ nhiều năm nay.
    Các nhân viên kỹ thuật đang kiểm tra mô hình X-48B tại trung tâm nghiên cứu Langley của NASA.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Theo tin của tờ Jerusalem Post trích dẫn một số thông tin họ thu được thì cuộc tấn công vào 1 cơ sở hạt nhân đang xây dựng ở Syria ngày 6/9 trước được thực hiện bởi 2 máy bay chiến lược của USAF chứ không phải lực lượng không quân Israel đã làm việc này. Theo như nguồn tin cho biết thì không quân Israel chỉ làm công việc hỗ trợ mà thôi. Nguồn tin cũng cho hay là 2 chiếc máy bay chiến lực của USAF có mang theo mỗi chiếc một loại vũ khí hạt nhân nhưng hình như họ đã không xài tới mà chỉ dùng loại bom thông thường. Chỉ có duy nhất 1 quả bom được thả với độ chính xác cực cao đã phá hủy hoàn toàn công trình xây dựng này.
    Bình loạn: Vậy là em Israel chỉ làm công tác hỗ trợ, đánh lạc hướng và tháo chạy. Có nhiều thứ có thể nghĩ đến!
    1. Có thể Israel mang thiết bị gây nhiễu vô hiệu hóa radar cũng như hệ thống phòng không của Syria để cho 2 em USAF làm việc.
    2. 2 máy bay chiếc lược được USAF sử dụng có thể nào là F-22? Vì theo thông tin hiện có là Syria chỉ phát hiện được IAF còn hoàn toàn không có nói gì đến máy bay của USAF. Điều này có thể hợp lý vì trước hệ thống phòng không của Syria do Nga cung cấp thì cần bảo đảm tuyệt đối cho phi vụ, hiện tại chỉ có F-22 của USAF là làm việc này tốt nhất. Sau vụ này cả Nga và Iran đều gởi phái đoàn qua Syria kiểm tra và phản ứng của cả hai thay đổi thấy rõ, nhất là Nga. Sau vụ này Nga không ngừng phô trương vũ khí!
    3. Việc cho IAF hộ tống cho thấy nếu có bất trắc xảy ra IAF có nhiệm vụ chiến đấu cho USAF tháo chạy. Trên mặt danh nghĩa US không nhúng tay vào vụ này và US sẽ không mắt mặt nếu chẳng may 2 máy bay chiếc lược của họ không thành công.
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nhựt bủn và Do thái vừa cho tất cả F15 xuống nằm đất để kiểm tra lại sau vụ F15 của Mẽo tử nạn ( phi công thoát thân, chỉ bị thương nhẹ). Có dấu hiệu cho thấy có vấn đề về khung thân máy bay. Máy bay bị rơi khi dive ở M1,9, xác tìm đc đứt hẳn một bên cánh.
    Bình loạn: lỗi gì thì cũng sắp xài gần đến đát rồi.
  4. SSX

    SSX Guest

    Vậy hả bác, một số chỗ chỉ nói bị phá huỷ kết cấu.
    Mang cả lũ đi siêu âm hay X quang thì oải nhỉ,
    chắc tốn bộn tiền.
    Chỉ có chú nhựt bổn là lo sốt vó, vừa mới gạt Rafale để rước một đống F15 thay F4 cổ lỗ sĩ nay chắc tính nước mua hẳn F-35.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    --------------------
    Việc này diễn biến hơi bị cong queo. Nhưng phía thay đổi xoành xoạch tuyên bố là Mỹ và Israel. Xem lại lịch trình và bản đồ.
    Ngày 6/9:
    Syria bắn về máy bay Israel xâm phạm không phận. Háng tin nước này nói rằng máy bay Israel khi bị bắn trả đã ném xuống sa mạc "vật liệu". Israel không nói gì, nhưng nhiều nguồn tin Israel không chính thức nói Syria bịa đặt.
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=95117&ChannelID=5
    Ngày 11/9:
    Syria đưa công hàm phản đối lên Liên Hiệp Quốc. Trước đó hãng tin nước này đã dẫn lời nhân chứng, máy bay F-16 ném thùng dầu phụ và chạy về hướng Thổ. Sự việc tại Tall al-Abyad, phía bắc tỉnh Raqqa, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, vùng sa mạc.
    Các quan chức Israel đã từ chối đưa ra bình luận về sự kiện này.
    Tiếp theo, Syria đưa tin "một toà nhà quân sự bỏ không" bị không kích, sau đó là "một công trình quân sự".
    http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=10070&ChannelID=7
    Ngày 12/9
    Hãng CNN đưa theo nguồn tin quân sự Mỹ nói mục tiêu bị Israel tấn công là một đoàn xe chở vũ khí.
    ngày 12-9, một giới chức quân sự Mỹ giấu tên nói với hãng AP và AFP rằng sự việc mà Syria khiếu nại xảy ra ngày 6-9 thực chất là một vụ tập trận trên không của Israel vào ?omột mục tiêu? nằm sâu trong lãnh thổ Syria, nhưng không nói rõ đó là mục tiêu gì. Nguồn tin này nói mục đích của cuộc tập trận là cảnh báo Syria không nên tiếp tục vũ trang cho Hizbullah nữa.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=219733&ChannelID=2
    22/9
    Tờ Asharq al-Awsat ngày 22-9 còn đưa tin: nhờ "mẫu vật" chứng mà Israel cung cấp, chính quyền Mỹ mới chấp thuận "bật đèn xanh". Tờ Asharq al-Awsat tiết lộ một chuyên gia về Trung Đông đã trò chuyện với một phi công Israel tham gia cuộc oanh tạc. Phi công này nói phi vụ hết sức bí mật và do Bộ trưởng quốc phòng Ehud Barak trực tiếp chỉ huy. Các phi công chỉ được biết mục tiêu oanh tạc khi đã bay lên bầu trời. Vụ oanh tạc này diễn ra chỉ sau ba ngày có một tàu của CHDCND Triều Tiên đến cảng Tartous của Syria để dỡ hàng được đăng ký chính thức là "ximăng", nhưng Israel cho là "vật liệu nguyên tử". Tờ Sunday Times của Anh ngày 23-9 cho rằng "mục tiêu tại Syria đã bị phá hủy" và một số nhà ngoại giao nước ngoài tại CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc tin là có một số người CHDCND Triều Tiên cũng bị thiệt mạng trong trận oanh kích.
    Phía Israel hoàn toàn giữ im lặng đối với vụ này. Còn Tổng thống Mỹ George Bush đã từ chối bình luận về vụ này khi được phóng viên hỏi trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 20-9 mới đây. Khi được hỏi về khả năng có "hợp tác nguyên tử giữa Syria với CHDCND Triều Tiên", ông Bush còn nói: "Chúng tôi cho rằng họ không làm như vậy".
    23/9
    Tờ Sunday Times của Anh ngày 23-9 đưa theo các nguồn tin Mỹ và Israel nói một nhóm đặc nhiệm của quân đội Israel đã được bí mật "thả xuống" lãnh thổ Syria trước khi không quân của nước này tiến hành "vụ đột kích" đêm 6-9 vừa qua để thu thập bằng chứng về việc "có sự hợp tác nguyên tử giữa Syria với CHDCND Triều Tiên".
    1/10,
    tổng thống Syria Bashar al-Assad đã cho biết một công trường xây dựng của quân đội đã bị trúng bom khi máy bay của Israel không kích Syria vào ngày 6/9
    Ngay lập tức, Israel đã bác bỏ lời cáo buộc trên đồng thời phong toả mọi thông tin liên quan.
    http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=10070&ChannelID=7
    3/10
    Israel đã thừa nhận đã tiến hành cuộc không kích vào một căn cứ quân sự của Syria tháng trước.
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=97684&ChannelID=5
    15/10/2007,
    Nguồn tin không chính thức. Giới chức Mỹ hôm qua tiết lộ rằng mục tiêu trong cuộc không kích bí mật hồi tháng trước của Israel nhằm vào Syria là một lò phản ứng đang được xây dựng.
    Hiện cả Nhà Trắng và giới chức Israel đều chưa đưa ra bình luận về tin máy bay Do Thái đã tấn công lò phản ứng ở Syria, tháng 9/2007
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2007/10/3B9FB3FC/
    16/10/2007
    Cơ quan giám sát hạt nhân LHQ đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về cơ sở hạt nhân "bí mật", mục tiêu bị Israel không kích hồi tháng 9 vừa qua.
    http://vietnamnet.vn/thegioi/2007/10/749600/
    18/10
    Liên Hợp Quốc ngày 18/10 cho biết, sẽ "xử lý" trường hợp một thông dịch viên truyền tải sai thông tin về Syria rằng nước này đang có một cơ sở hạt nhân.
    http://vietnamnet.vn/thegioi/2007/10/750260/
    Như vậy: Israel tìm mọi câch bao biện nhưng cuối cùng phải cúi đầu nhận tội. Mỹ có bênh đỡ nhưng hớ to là đơm đặt. Xem lại bản đồ, địa điẻm xảy ra vụ việc ngay sát biên giới Thổ:
    ++++Vậy là không thể có căn cứ lớn hay lò phản ứng nào ở đây cả, chỉ là bịa đặt. Nếu Siria dại dột xây một lò ở đây thì bố bảo Thổ cho Do Thái mượn đường đánh. Thậm chí Thổ bắn hạ máy bay Do THái tắp lự tránh đại hoạ.
    ++++Không hề nằm sâu trong lãnh thổ Syria như Israel nói, ở vùng núi này Do Thái dễ dàng xâm nhập và chạy trốn. Thông thường, khó phòng không nước nào phản ứng kịp. Nhưng Syria đã đánh đuổi kịp, điều đó cho thấy Do Thái không đến được mục tieu đến nay vẫn bí mật. Chính vì thế mà Israel im như gián cho đến nay.
    ++++Phỏng đoán. Israel ban đầu đã chuẩn bị phát bài ngợi ca chiến tích luồn sâu đánh hiểm oai hùng, nhưng chỉ đến mép biên giới đã chạy toé còi. Israel thất bại và im như gián, nhưng một số hãng tin có bài dựng trước không tội gì mà bóng gió thêm thắt. Các hãng tin vịt về quân sự này không biết rằng để tấn công điểm đó, máy bay Israel chẳng cần phải luồn sâu, cứ ở ngoài biên giới phóng bom.
    Syria kiện cáo không được. Sự việc bùng lên cho đến khi có nghi ngờ vỡ lò hạt nhân, cả Mỹ và Syria bẽ mặt. Điều này cho thấy chính quyền Bush bị ngay nguồn tin từ quan chức Mỹ làm phản, có lẽ báo thù những vụ cố ý tiết lộ trước.
    Syria ban đầu nói là sa mạc, sau kiện không được chuyển sang công trình để bắt đền. Cuối cùng cũng được công nhận là đã bị cắn trộm. Nhưng không ai bắt đền giúp Syria vì lý thuyết, Syria và Israel vẫn đanh chiến tranh, bị đánh ráng chịu.
    Tóm lại, các nguồn tin chính thức của Nhà Trắng và chính phủ Israel bị tát cái vỡ mõm nên im lặng cho đến bây giờ. Các nguồn tin đều thì tìm cách gỡ gạc ra đủ thứ tin đồn, nhưng càng làm vết tát đau thêm.
    Bản đồ đây. Ở vị trí này, các máy bay Israel hoàn toàn có thể đứng ngoài biên giới phóng bom. Các hãng tin "không chính thức" có bài tụng sẵn "sâu trong biên giới", "lò phản ứng hạt nhân"....chưa kịp có bản đồ hay éo bít nhìn bản đồ. Tuy nhiên, một số bình luận của Vịt Ngan ngay lúc đó khá đúng.
    [​IMG]
    Thêm một cái bản đồ nữa đập vào những cái mõm nói láo. Trong 3 ngày, Syria định buôn vật liệu hạt nhân sang Thổ:
    [​IMG]
    Thêm cái ảnh vệ tinh cho mấy cái mõm nói láo. Vị trí xảy ra vụ việc cách biên giới Thổ 3-4km, là một cánh đồng của một làng cổ. Đây là một di tích hoang phế rất cổ từ thời La Mã. Nhà trắng phải im như thóc, Israel phải im như gián vì chẳng có ai xây lò phản ứng hạt nhân cách biên giới địch 4km. nếu có thế thì Thổ nó bắn hạ máy bay Israel ngay để tránh đại hoạ phóng xạ.
    [​IMG]
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 02:28 ngày 08/11/2007
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 04:04 ngày 08/11/2007
  6. khaikhang

    khaikhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    1
    Chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Ai Cập

    Sự kiện các quốc gia phương Tây lên án Iran phát triển chương trình hạt nhân vào mục đích quân sự hiện đang được dư luận quốc tế quan tâm. Thế nhưng tại Trung Đông, không chỉ Israel và Iran phát triển chương trình hạt nhân. Những tiết lộ mới đây trên tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp cho biết, Ai Cập đã từng thực hiện chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân vào thập niên 60-70 của thế kỷ trước.


    Nằm cách thủ đô Cairo của Ai Cập 50km về hướng đông là Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Inshas (INRC) được xây dựng vào năm 1962 theo lệnh của Tổng thống Gamal Abdel Nasser với sự giúp đỡ của các chuyên gia hạt nhân Liên Xô, nhằm đối phó với Israel. Tại đây được lắp đặt hai lò phản ứng nhỏ có công suất 2MW để làm giàu uranium, nguyên liệu chính chế tạo bom hạt nhân.
    Được xây dựng trên diện tích 20 ha ở lưu vực sông Nil, INRC là nơi làm việc của 800 chuyên gia hạt nhân Ai Cập được đào tạo tại Liên Xô. INRC được bảo vệ cẩn mật bởi hai tiểu đoàn lính thiện chiến của Lực lượng Vệ binh quốc gia đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của đích thân Tổng thống Nasser.
    Ngoài ra, một hệ thống phòng không bao gồm đại bác và tên lửa hiện đại do Liên Xô cung cấp cũng được thiết lập trong bán kính 20km chung quanh INRC nhằm giáng trả kịp thời mọi cuộc tấn công phá hoại từ trên không và trên bộ bởi không quân và đặc nhiệm Israel.
    Thế nhưng, vào năm 1965, chỉ cho đến khi Ai Cập bí mật triển khai xây dựng một căn cứ thử nghiệm tại hoang mạc Gabal Gattar cách thủ đô Cairo 700km về phía bắc thì nhiều cơ quan tình báo nước ngoài mới tin rằng Ai Cập có thể đã chế tạo được một quả bom hạt nhân loại nhỏ (bom A) có sức công phá tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật vào tháng 9/1945.
    Các tấm ảnh được vệ tinh tình báo Mỹ ghi được cho thấy tại căn cứ Gabal Gattar, Ai Cập đã cho xây dựng hai bãi thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trước nghi vấn của các quốc gia phương Tây, Tổng thống Nasser lên tiếng trấn an là Gabal Gattar chỉ là một căn cứ quân sự thử nghiệm vũ khí thông thường, chủ yếu là các tên lửa phòng không mua từ Liên Xô cũ và phía Ai Cập thực hiện các công việc cải tiến và thử nghiệm tại đây.
    Nhiều người cho rằng Israel nghi ngờ Ai Cập sẽ liên kết với các quốc gia Arập khác tấn công tiêu diệt Israel bằng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, Israel với sự hỗ trợ của Mỹ và Pháp đã nhiều lần lên kế hoạch tấn công triệt phá cả INRC và căn cứ thử nghiệm Gabal Gattar nhưng bất thành.
    Năm 1967, vài tháng trước khi xảy ra sự kiện các quốc gia Arập, trong đó có Ai Cập, xua quân tấn công Israel vào tháng 6/1967, một vệ tinh tình báo thế hệ Vela của Mỹ đã ghi nhận được dữ liệu liên quan đến một vụ nổ ngầm dưới lòng hoang mạc ở miền Bắc Ai Cập, là nơi có căn cứ thử nghiệm Gabal Gattar.
    Sau khi phối kiểm dữ liệu, tình báo Mỹ cho rằng chắc chắn đó là một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Ai Cập nên liền cảnh báo cho Israel. Khi các quốc gia Arập xua quân tấn công Israel vào tháng 6/1967, do lo ngại Ai Cập sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nên Israel phải cầu cứu Mỹ tác động đến Liên Xô để ngăn chặn khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công Israel của Ai Cập.
    Tuy nhiên điều lo ngại của Israel đã không xảy ra. Nhiều người cho rằng, có thể Ai Cập còn chưa hoàn tất việc chế tạo một quả bom hạt nhân hoặc Liên Xô cho rằng một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào Israel sẽ khơi mào cho một cuộc đối đầu hạt nhân tại Trung Đông nên đã gây áp lực buộc Tổng thống Nasser không sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công Israel vào tháng 6/1967.
    Tuy nhiên, dư luận thế giới vẫn đánh giá rằng nguy cơ đối đầu hạt nhân giữa Israel và các quốc gia Arập tại Trung Đông là rất cao.
    Đến tháng 10/1973, cuộc đối đầu hạt nhân tại Trung Đông lại nóng khi các quốc gia Arập bất ngờ đưa quân tấn công Israel để giành lại những phần lãnh thổ mà Israel đã chiếm giữ của các quốc gia này sau thất bại của cuộc chiến 6 ngày vào tháng 6/1967.
    Trước nguy cơ Israel, sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để giáng trả, Tổng thống Sadate ra lệnh triển khai các tên lửa Scud-B tại căn cứ Gabal Gattar. Các nguồn tin tình báo phương Tây đã cảnh báo với Israel là những tên lửa Scud-B này có thể được gắn đầu đạn hạt nhân để bắn vào các thành phố lớn của Israel.
    Thất bại trong cuộc chiến lần thứ hai với Israel đã khiến Tổng thống Sadate quyết định đình chỉ hẳn chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Ai Cập, nhất là sau khi ông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon đạt được thỏa thuận là Ai Cập sẽ tháo dỡ chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của mình để đổi lại việc Mỹ sẽ giúp Ai Cập phát triển chương trình nghiên cứu hạt nhân vì mục đích hòa bình.
    Đến tháng 7/1975, Ai Cập tiến hành tháo dỡ toàn bộ cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại căn cứ Gabal Gattar nhưng không cho Cơ quan Nguyên tử quốc tế (IAEA) hay Mỹ giám sát việc tháo dỡ này.
    Nhiều người cho rằng sở dĩ Ai Cập hành động như vậy là muốn xóa sạch dấu vết liên quan đến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của họ. Đến năm 1977, việc tháo dỡ căn cứ Gabal Gattar mới hoàn tất.
    Tháng 10/1979, với việc ký kết Hiệp định hòa bình với Israel tại Trại David, Ai Cập mới quyết định cho phép IAEA thanh sát chương trình hạt nhân của họ tại Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Inshas và căn cứ thử nghiệm Gabal Gattar. Từ đó cho đến nay, Ai Cập luôn công khai chương trình hạt nhân của họ dưới sự giám sát của IAEA.


    Gia Linh (Theo CAND)
  7. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Quốc hội Myf cắt gia?m chi phí quân sự năm 2008

    Trong phiên họp hôm thứ ba (06/11), Quốc hội Myf đaf thất bại trong việc pha?n đối Chính quyê?n Tô?ng thống George Bush va? vẫn giữ nguyên việc cắt gia?m tối đa chi phí cho hệ thống pho?ng thu? tên lư?a cu?a Myf ơ? châu Âu.


    Như vậy, chi phí cho quốc pho?ng cu?a Myf va?o năm 2008 la? 459,3 ty? USD, ít hơn 3,5 ty? USD so với yêu câ?u cu?a Chính quyê?n Bush. Trong đó, chi phí cho lá chắn tên lư?a cu?a Myf ơ? châu Âu la? 8,7 ty? USD, gia?m 85 triệu USD so với dự kiến ban đâ?u.
    Tuy nhiên, Quốc hội Myf tăng 80 triệu USD cho việc hoa?n tha?nh hệ thống pho?ng thu? tên lư?a mặt đất; 75 triệu USD đê? hoa?n thiện hệ thống ta?u pho?ng thu? tên lư?a; 120 triệu USD cho chương tri?nh chế tạo tên lư?a đánh chặn va? 75 triệu USD cho dự án xây dựng hệ thống pho?ng thu? tên lư?a Myf ?" Israel. Mặc cho sự pha?n đối cu?a Lâ?u Năm Góc va? Nha? Trắng, Quốc hội Myf vâfn không cấp kinh phí cho các dự án đặt lá chắn tên lư?a trên vuf trụ ?" bước đi đâ?u tiên đê? Washington triê?n khai vuf khí trên vuf trụ.


    Gia Linh (Theo Vesti)

  8. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Venezuela mua 10 máy bay trực thăng mới của Nga và Pháp

    Chính phủ Venezuela đã thực hiện cuộc hội đàm với Pháp và Nga về việc mua 10 máy bay trực thăng đa chức năng cho Lực lượng Không quân nước này. Mục đích của hội đàm lần này là nhằm đạt được thỏa thuận cung cấp máy bay trực thăng Super Puma, EC-725, Mi-28 và Mi-17 cho Venezuela.

    Căn cứ theo kế hoạch, đến cuối năm nay Venezuela sẽ có lô hàng đầu tiên gồm 4 máy bay Su-30MK trong tổng số 16 máy bay cung cấp cho nước này. Theo kế hoạch, 8 máy bay còn lại theo hợp đồng phải cung cấp vào năm 2006 sẽ chuyển cho Lực lượng Không quân Venezuela vào năm 2008. Còn thông tin chi tiết về kế hoạch mua những máy bay tiêm kích mới và máy bay tập luyện chiến đấu trong thời gian tới chưa được công bố.
    Lãnh đạo lữ đoàn hàng không - tướng Louis Jose cho biết, Venezuela cũng có dự định hiện đại hóa một số hệ thống kiểm soát không phận và biên giới. Nhưng ông không nói rõ về kế hoạch mua thiết bị nào bởi vì vấn đề này cần có sự phối hợp của chính phủ nước này.
    Một vài năm trở lại đây, Venezuela đã mua một lượng vũ khí đáng kể của Nga để trang bị cho Lực lượng Không quân nước này, bao gồm 24 máy bay tiêm kích Su-30MKI, 50 máy bay trực thăng chiến đấu và vận chuyển, tổ hợp tên lửa pháo cao xạ Tor-M1.


    Gia Linh (Theo Pvo)
  9. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Ả Rập Saudi mua 150 trực thăng cu?a Nga

    Defense News đưa tin: Ả Rập Saudi dự định mua nhiê?u trực thăng cu?a Nga. Trong đó có các loại trực thăng chiến đấu như Mi-35 va? trực thăng đa chức năng Mi-17. Đây la? kết qua? chuyến thăm tới Ả Rập Saudi cu?a Tô?ng thống Nga Putin.
    Trực thăng Mi-35M

    Theo nguô?n tin, Ả Rập Saudi dự định mua 150 chiếc trực thăng Nga đê? trang bị cho quân đội nước mi?nh, trong đó có trực thăng chiến đấu như Mi-35 va? trực thăng đa chức năng Mi-17. Trị giá hợp đô?ng lên tới 2,2 ty? USD.
    Ngoa?i ra, Vương quốc Ả Rập Saudi co?n đặt kế hoạch mua một số lượng lớn đạn dược, vuf khí va? ký tho?a thuận đa?o tạo sif quan với Nga.
    Quyết định mua vuf khí Nga cu?a Saudi Saudi được thông qua sau chuyến thăm của Tô?ng thống Nga Vladimir Putin đến nước na?y. Hiện nay, Không quân Ả Rập Saudi có 67 trực thăng, trong đó, chi? có 12 trực thăng chiến đấu AH-64A. Vi? thế, mua trực thăng Nga sef cu?ng cố sức mạnh quân đội cho nước này.


    Gia Linh (Theo Lenta
  10. phuongnam_kts

    phuongnam_kts Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    5
    Mỹ: Iran là mối đe dọa đối với Trung Quốc

    Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mới nhằm chống lại Iran, nhưng Trung Quốc tỏ ra khiên cưỡng trong việc ủng hộ hành động này. Vì thế, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates kêu gọi Bắc Kinh có hành động kiên quyết chống lại chương trình hạt nhân của Iran. Theo ông, Trung Quốc có thể sẽ chịu ?omất mát? do sự bất ổn định ở khu vực Trung Đông.


    Vấn đề trên được ông Gates đưa ra trong cuộc hội đàm với các quan chức Trung Quốc - quốc gia thực hiện nhiều thương vụ dầu mỏ với Iran - tại Bắc Kinh ngày 05/11.
    Iran nhiều lần bác bỏ yêu cầu ngưng chương trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân của mình - mà các quốc gia phương Tây lo ngại rằng chúng có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hạt nhân. Hiện Mỹ đang thúc đẩy vòng trừng phạt kinh tế thứ ba đối với Iran.
    Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiện Siêu cho biết Bắc Kinh cũng phản đối một Iran được trang bị hạt nhân; nhưng ông lặp lại quan điểm chuẩn của Trung Quốc rằng đối thoại là phương thức tốt nhất để giải quyết xung đột.
    Ông Lưu cho rằng cả Trung Quốc và Mỹ đều cùng chung một mối quan ngại đối với vấn đề hạt nhân của Iran. Theo ông, hai quốc gia đều tin Iran không nên sở hữu vũ khí hạt nhân, và tin vào sự đảm bảo của Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.
    Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Gates có cuộc hội đàm với ************* Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước khi rời đến Hàn Quốc.


    CK (lược dịch)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này