1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Seoul cân nhắc ngừng viện trợ cho Bình Nhưỡng
    18:05'' 21/09/2008 (GMT+7)
    Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc hôm 21/9 đưa tin Seoul đang cân nhắc ngưng các khoản viện trợ đã hứa cho CHDCND Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng đẩy nhanh tốc độ khôi phục các cơ sở hạt nhân chủ chốt của họ.

    Hãng Yonhap trích dẫn các nguồn tin chính phủ cho hay Hàn Quốc đã quyết định hoãn việc vận chuyển 1.500 tấn ống thép cho nước láng giềng. Theo kế hoạch ban đầu, chuyến hàng này đáng lẽ đã được vận chuyển tới CHDCND Triều Tiên vào thứ năm (18/9).
    TIN LIÊN QUAN
    Triều Tiên sẵn sàng tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
    Bình Nhưỡng "thử động cơ tên lửa"
    "Bình Nhưỡng đang xây bệ phóng tên lửa mới"
    Hội đàm 4 bên tháo gỡ bế tắc hạt nhân Triều Tiên
    Triều Tiên đã khôi phục lò phản ứng hạt nhân Yongbyon
    Phản ứng đầu tiên của Mỹ với CHDCND Triều Tiên
    Bình Nhưỡng tuyên bố ngừng giải trừ hạt nhân
    Washington, Bình Nhưỡng họp bàn giải quyết bế tắc hạt nhân
    CHDCND Triều Tiên phản đối tập trận chung Mỹ-Hàn
    Mỹ lỡ hẹn đưa Triều Tiên khỏi danh sách đen

    Một nguồn tin ngoại giao giấu tên của Hàn Quốc cho hay: "Mặc dù việc khôi phục (hoạt động của các cơ sở hạt nhân CHDCND Triều Tiên) hiện đang tiến triển rất chậm chạp nhưng Seoul sẽ phải có biện pháp đối phó một khi quá trình này được tăng tốc".
    Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc từ chối xác thực thông tin trên nhưng tiết lộ hoạt động viện trợ của nước này cho CHDCND Triều Tiên luôn gắn với việc giải trừ hạt nhân ở nước láng giềng.
    Hôm thứ sáu (19/9), CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này đang xúc tiến việc tái khởi động nhà máy hạt nhân Yongbyon. Trước đó, theo một thoả thuận giải trừ hạt nhân nhằm đổi lấy viện trợ và các nhượng bộ khác với 5 nước gồm Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu vô hiệu hoá nhà máy Yongbyon hồi đầu tháng 11/2007.
    CHDCND Triều Tiên hiện cũng bác bỏ triển vọng được loại tên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố của Mỹ để đổi lấy một thoả thuận vô hiệu hoá các cơ sở hạt nhân.
    Diễn biến mới xảy ra đúng vào lúc các vòng đàm phán hạt nhân 6 bên về giải trừ hạt nhân Triều Tiên đang gặp bế tắc. Trong khi đó, Washington đã không thể thuyết phục được Bình Nhưỡng chấp nhận một cơ chế thẩm định các tuyên bố hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
    Thanh Bình (Theo Reuters, AP)

  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Giới lãnh đạo thế giới họp bàn các vấn đề nóng
    11:45'' 21/09/2008 (GMT+7)
    Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới ngày 23/9 sẽ tề tựu tại New York, Mỹ để dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Liên Hợp Quốc.
    [​IMG]
    Họp LHQ (Ảnh Google)
    Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Mỹ - Nga căng thẳng về vấn đề Grudia và tình trạng bất ổn của kinh tế thế giới có thể cản trở bước tiến của cuộc chiến chống đói nghèo.
    Hơn 120 nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ sẽ tham gia tranh luận chung tại phiên họp lần thứ 63 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề lớn, gồm cuộc khủng hoảng ở Grudia, tham vọng hạt nhân của Iran, cáo buộc diệt chủng chống Tổng thống Sudan ở Darfur, tiến trình hoà bình Trung Đông và vấn đề độc lập của Kosovo.
    Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon sẽ khai mạc phiên thảo luận của Đại hội đồng vào 23/9 nhưng nhiều khả năng sự chú ý sẽ được tập trung vào thời điểm Tổng thống Bush có bài phát biểu cuối cùng tại cuộc họp thường niên này với tư cách là người đứng đầu nước Mỹ.
    Tổng thống Bush được kỳ vọng sẽ kêu gọi Nga tôn trọng cam kết là rút hết quân khỏi Grudia.
    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU và là người trung gian cho thoả thuận ngừng bắn giữa Grudia và Nga, sẽ phát biểu ngay sau Tổng thống Mỹ.
    Tổng thống Grudia Mikheil Saakashvili cũng có bài phát biểu vào chiều 23/9 và kêu gọi các nước ủng hộ Grudia trong cuộc xung đột với Nga về Nam Ossetia và Abkhazia - hai vùng ly khai của Grudia vừa được Nga công nhận là quốc gia độc lập.
    Một vấn đề nóng khác cũng sẽ được đề cập đó là, việc Iran từ chối tuân thủ yêu cầu của LHQ về ngừng làm giàu uranium - động thái mà phương Tây cho rằng đó là bình phong che giấu kế hoạch sản xuất vũ khí hạt nhân của nước này.
    Ngày 23/9, Tổng thống Iran Ahmadinejad sẽ có bài phát biểu trước toàn thể đại hội đồng. Các chuyên gia chính trị nhận định, người đứng đầu Tehran sẽ bảo vệ quyền được làm giàu uranium của Iran.
    Ngoại trưởng của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ sẽ nhóm họp vào 25/9 bên lề cuộc thảo luận để bàn về lệnh trừng phạt thứ 4 của LHQ đối với Iran.
    Tuyên bố đơn phương tách khỏi Serbia của Kosovo hồi tháng 2 cũng nằm trong chương trình nghị sự của phiên thảo luận của Đại hội đồng LHQ. Serbia cho biết, đã đệ trình dự thảo nghị quyết lên Đại hội đồng, yêu cầu Toà án công lý quốc tế (ICJ) có ý kiến về việc liệu hành động trên của Kosovo có phù hợp với luật pháp quốc tế hay không.
    Một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận trong phiên họp thường niên năm nay của Đại hội đồng LHQ sẽ là cuộc chiến giảm đói nghèo theo Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trước cảnh giá lương thực và nhiên liệu tăng cao. Cuộc họp bàn về việc thực hiện mục tiêu dự kiến diễn ra vào ngày 25/9.
    Một ngày sau, ngày 26/9, các nhà ngoại giao thuộc Bộ Tứ - EU, Mỹ, Nga và LHQ, sẽ họp bàn xem xét tiến trình hoà bình giữa Israel và Palestine.
    Hoài Linh (Theo AFP)

  3. a2p2tXreload

    a2p2tXreload Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    1
    Chết cười, đưa ra câu kết luận một câu cứ như đúng rồi!
  4. a2p2tXreload

    a2p2tXreload Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    1
    Đoạn vàng, đào tạo cái gì, không nói! Một cách nói mập mờ.
    Đó là chưa nói đến độ tin cậy!
  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    A-rập Xê-út và I-rắc trao đổi tù binh

    Người A-rập Xê-út chiếm số đông trong các tay súng nước ngoài tham chiến tại I-rắc.

    Theo PressTV ngày 22-9, I-rắc đã trao 8 tù binh người A-rập Xê-út cho A-rập Xê-út để đổi lấy 16 tù binh I-rắc đang bị giam giữ tại nước này.
    Người phát ngôn của Bộ Nội vụ A-rập Xê-út nói cuộc trao đổi tù binh này là một phần trong hiệp định dẫn độ mới giữa hai nước. Đây là nỗ lực mới nhất của hai nước nhằm tái thiết mối quan hệ song phương đã bị sứt mẻ.
    Số lượng các tù binh người A-rập Xê-út tại I-rắc không được công bố, nhưng người ta biết rằng người A-rập Xê-út chiếm số đông trong số các tay súng nước ngoài tham gia trong cuộc chiến chống quân đội I-rắc và Mỹ kể từ năm 2003.
    Cố vấn an ninh I-rắc Mu-oa-phách An Ru-ba-ie nói rằng Bát-đa hiện đang giam giữ 100 tay súng A-rập Xê-út , còn Mỹ giam giữ 50 người.
    T.C
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Bình Nhưỡng muốn gỡ niêm phong hạt nhân
    [​IMG]
    Triều Tiên cho nổ tháp làm lạnh tại lò phản ứng Yongbyon hồi tháng 6. Ảnh: AFP.
    Triều Tiên hôm qua yêu cầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) gỡ các thiết bị theo dõi và niêm phong tại cơ sở hạt nhân chính của họ ở Yongbyon.
    Lời đề nghị này được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Triều Tiên xác nhận rằng họ chuẩn bị tái khởi động lò phản ứng Yongbyon, đồng thời không còn muốn sự nhượng bộ của Mỹ như trong thỏa thuận trước đó.
    Theo Giám đốc IAEA Mohamed ElBaradei, Bình Nhưỡng muốn tiến hành các vụ thử nghiệm tại cơ sở tái chế hạt nhân không liên quan gì đến nguyên liệu nguyên tử. Trong khi đó Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố họ đang chuẩn bị khôi phục cơ sở hạt nhân Yongbyon. Một số nguồn tin khẳng định Bình Nhưỡng đã tự gỡ niêm phong tại cơ sở hạt nhân của họ.
    Thỏa thuận đổi viện trợ lấy giải giáp hạt nhân của Triều Tiên lâm vào bế tắc vì tranh cãi xung quanh việc xác minh chương trình nguyên tử của nước này.
    Theo thỏa thuận hồi tháng 6, Triều Tiên sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ năng lượng từ các nước khác tham gia đàm phán 6 bên gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Nga. Bình Nhưỡng cũng cam kết phá hủy lò phản ứng tại khu phức hợp nguyên tử Yongbyon, để Washington dỡ bỏ một số lệnh cấm vận và xóa nước này khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.
    Giới chức Hàn Quốc lo ngại về những tuyên bố mới của Bình Nhưỡng. Họ ngờ rằng đây là một âm mưu nhằm gây áp lực đối với Washington. Hồi đầu tháng, Nhật và Hàn Quốc cũng đưa tin Triều Tiên đang tái xây dựng khu phức hợp nguyên tử Yongbyon.
    Phía Mỹ xác nhận các công nhân Triều Tiên tại Yongbyon đang chuyển thiết bị ra khỏi nhà kho, song không ghi nhận dấu hiệu về việc tái xây dựng lò phản ứng tại đây. Nhiều chuyên gia ước tính phải mất một năm mới có thể khôi phục được hoạt động ở khu Yongbyon.
    Ngọc Sơn (theo AFP
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Mỹ kiên quyết ủng hộ Ukraina vào NATO
    Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice hôm qua cam kết, Washington sẽ hậu thuẫn Ukraina vào khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, bất chấp việc Nga cực lực phản đối động thái này.
    > Chính phủ Ukraina tan vỡ
    Trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Ohryzko tại New York, bà Rice cho hay Mỹ ủng hộ việc Kiev tham gia Bản kế hoạch hành động thành viên (MAP) của NATO - bước quan trọng đầu tiên để được kết nạp vào liên minh quân sự này.
    Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh của khối hồi tháng 4 năm nay, các nhà lãnh đạo đã từ chối để Ukraina và Gruzia bắt đầu tiến trình được kết nạp nhưng cam kết sẽ xem xét lại vấn đề này vào tháng 12 tới. Trong khi đó, Nga cực lực phản đối mong muốn tham gia NATO của hai quốc gia láng giềng.
    Nội bộ khối quân sự cũng có nhiều bất đồng trong việc kết nạp Gruzia và Ukraina. Trong khi Mỹ ủng hộ mạnh mẽ vấn đề này thì Đức, Pháp và một số quốc gia khác lại phản đối vì lo ngại sẽ tổn hại đến mối quan hệ với Matxcơva. Những cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraina cũng cho thấy một phần không nhỏ người dân nước này phản đối việc vào NATO.
    Tháng trước, Nga và Gruzia nổ ra cuộc chiến tranh chớp nhoáng sau khi Tbilisi đưa quân đến khu vực ly khai Nam Ossetia, nơi phần lớn người dân mang quốc tịch Nga sinh sống, nhằm giành lại quyền kiểm soát. Matxcơva lập tức triển khai lực lượng đẩy lùi quân Gruzia và công nhận độc lập của vùng ly khai.
    Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, phản đối việc làm trên của Nga. Những tranh cãi xung quanh Gruzia khiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trở nên căng thẳng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
    Ngọc Quỳnh (theo Reuters)
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Triều Tiên gỡ niêm phong khỏi lò phản ứng hạt nhân
    20:50'' 22/09/2008 (GMT+7)
    Triều Tiên đã đề nghị cơ quan giám sát hạt nhân LHQ bỏ niêm phong và các thiết bị giám sát khỏi lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon của nước này, giám đốc IAEA hôm nay (22/9) cho biết.

    [​IMG]

    (Ảnh Rian)
    Tuy nhiên, hãng Reuters trích lời một nhà ngoại giao cấp cao gần gũi với IAEA cho hay, các niêm phong đã bị Bình Nhưỡng gỡ bỏ.
    Động thái trên của Bình Nhưỡng khiến phương Tây lo ngại quốc gia này chuẩn bị tái khởi động chương trình hạt nhân.
    Phát biểu trước ban điều hành gồm đại diện của 35 nước thành viên Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), giám đốc Mohamed ElBaradei cho biết, Triều Tiên nói, nước này muốn tiến hành các cuộc thí nghiệm tại nhà máy tái chế, nhưng không liên quan tới vật liệu hạt nhân.
    Trước đây vài ngày, CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã chuẩn bị xong xuôi cho việc khởi động lò phản ứng Yongbyon, cơ sở vốn bị vô hiệu hoá vào năm ngoái theo một thoả thuận đổi viện trợ lấy giải trừ hạt nhân mà hiện nay đã bị đình trệ.
    "Một số thiết bị trước đây được Bình Nhưỡng tháo gỡ khi tiến trình giải trừ hạt nhân diễn ra, hiện đã được mang trở lại Yongbyon. Hiện giờ, dù lò phản ứng vẫn chưa hoạt động nhưng sáng nay, nhà chức trách Triều Tiên đã đề nghị các thanh tra của IAEA gỡ bỏ niêm phong và những thiết bị giám sát tại cơ sở hạt nhân này", ông ElBaradein phát biểu trong một buổi họp kín.
    Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, Triều Tiên bắt đầu lắp ráp các bộ phận máy móc tại cơ sở trên vào ngày 3/9 vừa qua.
    IAEA chịu trách nhiệm giám sát cơ sở hạt nhân tại Yongbyon - vốn đã bị đóng cửa và niêm phong như một phần trong thoả thuận vô hiệu hoá chương trình hạt nhân của nước này.
    Hoài Linh (Theo BBC, AP, Rian)
  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Afghanistan lặng tiếng súng vào ngày Hoà Bình
    21:06'' 22/09/2008 (GMT+7)
    Liên Hợp Quốc vừa chính thức cho biết kết thúc trọn ngày chủ nhật (21/9) trên toàn đất nước Afghanistan đã không hề có một tiếng súng nhằm kỷ niệm ngày Quốc tế vì Hoà bình.
    [​IMG]

    Lính Mỹ đi tuần tra ở một tỉnh của Afghanistan (Ảnh: AFP)
    Đây là ngày mà Mỹ, NATO, chính phủ Afghanistan và Taliban cam kết dừng tất cả các cuộc tấn công trên đất nước này.

    Liên Hợp Quốc cho biết hàng chục ngàn lính nước ngoài và Afghanistan cũng như quân đội Taliban đã dừng tất cả các hoạt động tấn công nhằm ủng hộ ngày Quốc tế vì Hoà bình lớn nhất mà Afghanistan từng được biết.
    Các nhân viên chính phủ tại đất nước này chưa có thông báo về bất cứ vụ bạo lực nào vào hôm chủ nhật. "Hôm nay là ngày Hoà bình. Những người lính đang nghỉ ngơi," Abdul Jalal Jalal, cảnh sát trưởng tại tỉnh biên giới Kunar giáp Pakistan cho biết.
    Phát ngôn viên liên minh Mỹ Joel Peavey bày tỏ "Đó là một ngày tuyệt vời để chỉ cho người dân Afghanistan biết rõ hoà bình là như thế nào và cuộc sống họ sẽ ra sao nếu họ tống cổ những gã xấu xa ra khỏi đầu mình."
    Dù không phải là một ngày hoà bình trọn vẹn khi mà quân đội Taliban đã tấn công một công ty an ninh bảo vệ một đội thi công đường tại tỉnh phía nam Ghazni, làm chết hai nhân viên bảo vệ, thì ngày chủ nhật này vẫn là một ngày yên ổn nhất trên đất nước Afghanistan.
    Năm 2008 được coi là năm bạo lực nhất trên đất nước Hồi giáo này kể từ năm 2001 khi cuộc xâm lược Mỹ đã lật đổ chính quyền Hồi giáo cứng rắn của quân Taliban.
    Ít nhất 120 lính Mỹ và 104 quân đội từ các quốc gia NATO khác đã chết trong năm 2008, những con số kỷ luc. Tổng cộng trên 4.500 người, chủ yếu là quân đội, đã chết trong các cuộc tấn công nổi loạn trong năm nay.
    Ngày chủ nhật 21/9 kỷ niệm lần thứ 26 Ngày Quốc tế vì Hoà bình, một ngày mà Liên Hợp Quốc kêu gọi không bạo lực và ngừng bắn trên toàn cầu. Uỷ ban LHQ tại Afghanistan đặc biệt ủng hộ ngày trọng đại này.
    Một vị tướng NATO tại Afghanistan đã yêu cầu tất cả các binh lính nước ngoài tạm dừng tất cả các hoạt động công kích từ đêm thứ 7 sang đêm chủ nhật để vinh danh ngày này. Trước đó Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cũng đã thông báo quân đội Afghanistan sẽ có những hành động tôn trọng ngày Hoà bình.
    Nhật Vy (Theo AP, CNN, AFP)
  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Tổng lãnh sự Afghanistan tại Pakistan bị bắt cóc
    10:31'' 23/09/2008 (GMT+7)
    Tổng lãnh sự Afghanistan ở Peshawar và sẽ là Đại sứ mới của nước này tại Pakistan đã bị một nhóm tay súng bắt khỏi khu vực Hayatabad chiều qua (22/9).
    Nhà ngoại giao Haji Abdul Khaliq Farahi đang trên đường từ văn phòng trở về nhà thì xe của ông bị tấn công bất ngờ bởi một nhóm người trên một cây cầu trước Công viên Tatar ở Hayatabad.
    Bọn bắt cóc, với sự giúp đỡ của một nhóm người ăn xin, đã chặn ôtô của ông Farahi lại và dùng vũ lực ép nhà ngoại giao này xuống xe.
    Viên tài xế tên là Mohammed Khalid kháng cự và bị bắn chết tại chỗ. Ông Haji Abdul Khaliq Farahi bị đưa lên một chiếc xe máy màu trắng và phóng đi.
    Thông tin về vụ bắt cóc Tổng lãnh sự Afghanistan ở Peshawar đã lan đi nhanh chóng. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng cảnh sát đã tới hiện trường và báo động cao trên toàn thành phố Peshawar. An ninh tại tất cả các chốt kiểm tra cũng được tăng cường.

    [​IMG]
    Quan tài xác tài xế Mohammed Khalid (Ảnh: AP)

    Đến thời điểm này, chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc. Tuy nhiên, cảnh sát Peshawar đã bắt được một nghi phạm. Chỉ huy cảnh sát thành phố, ông Sulaiman cho biết, một cuộc điều tra đang được tiến hành.
    Các nhà ngoại giao Afghanistan, trong đó có Tùy viên văn hóa Mohammad Zahir Babari và Tùy viên thương mại Noor Mohammad Takal, đã xác nhận thông tin ông Farahi bị bắt cóc. Tuy nhiên, đến thời điểm này họ chưa nhận được bất kỳ thông tin hoặc yêu sách nào từ phía những kẻ bắt cóc.

    Haji Abdul Khaliq Farahi không phải là người lạ ở Peshawar vì ông đã giữ chức Tổng lãnh sự Afghanistan tại thành phố này kể từ đầu năm 2002. Ông vừa mới được chỉ định làm Đại sứ Afghanistan tại Pakistan và sẽ nhậm chức sau khi Tổng thống nước chủ nhà Asif Ali Zardari từ Mỹ trở về vào tuần tới.
    Thanh Hảo (Theo Asia News)

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này