1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Mỹ lên án Nga
    Tổng thống Mỹ George Bush hôm qua cáo buộc Nga vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc khi đưa quân vào Gruzia, đồng thời khẳng định Washington sẽ tiếp tục ủng hộ Tbilisi.

    "Chúng ta phải đoàn kết ủng hộ người Gruzia. Hiến chương Liên Hợp Quốc đặt lên hàng đầu quyền bình đẳng của các quốc gia, dù lớn hay nhỏ. Việc Nga đưa quân vào Gruzia là hành động vi phạm điều này", Bush nhấn mạnh khi nhắc đến cuộc chiến chớp nhoáng giữa Nga và Gruzia đầu tháng trước. Đây là bài phát biểu cuối cùng của ông trên cương vị nguyên thủ Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
    Tổng thống sắp mãn nhiệm còn tuyên bố, Washington sẽ phối hợp với các đồng minh NATO và với Liên minh châu Âu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia. Trước đó, hôm 26/8 Nga đã công nhận độc lập tại hai vùng ly khai của Gruzia là Abkhazia và Nam Ossetia. Matxcơva tuyên bố đây không phải là lựa chọn dễ dàng nhưng là cơ hội duy nhất cứu vớt cuộc sống người dân hai vùng đất.
    Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ Bush kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục cuộc đấu tranh chống khủng bố. Bush cáo buộc Iran và Syria tiếp tục tài trợ khủng bố và cho rằng hai quốc gia này ngày càng bị cô lập. Nhà lãnh đạo Mỹ thúc giục Liên Hợp Quốc tiến hành các biện pháp trừng phạt Triều Tiên và Iran về chương trình hạt nhân.
    Ông chủ Nhà Trắng cũng cam đoan Mỹ đang hành động dứt khoát để kiểm soát cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.
    Phát biểu sau người đồng nhiệm Bush, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố thông điệp của châu Âu dành cho Nga là không thể chấp nhận việc dùng vũ lực để giải quyết các xung đột. Ông kêu gọi tổ chức hội nghị thượng đỉnh cuối năm nay để bàn về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cho rằng nhóm G8 nên kết nạp thêm các thành viên như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Brazil.
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Khủng hoảng tài chính do Mỹ chinh chiến khắp nơi"
    23:44'' 23/09/2008 (GMT+7)
    Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad vừa nhận định rằng cuộc khủng hoảng tài chính do Mỹ mang quân đi chinh chiến khắp nơi suốt nhiều năm qua.
    Trong bài phát biểu ngày 23/9 tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tin rằng nếu không phí tổn quá nhiều công sức, tiền của và cơ hội cũng như các mối quan hệ hữu hảo toàn cầu thì Mỹ không đến nỗi lâm vào một cuộc đại suy thoái như hiện nay.
    "Mọi chuyện không tự nhiên mà đến. Chính phủ Mỹ đã phạm phải một loạt sai lầm trong vài thập kỷ gần đây. Mỹ tiêu tốn quá nhiều thứ cho những cuộc chiến đó dây trên thế giới, Iraq là một ví dụ. Cái giá phải trả là quá lớn với nền kinh tế Mỹ", Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad khẳng định.
    Trong một cuộ phỏng vấn với giới báo chí Mỹ ngay sau đó, ông Ahmadinejad cho rằng những nhận định trên của mình là dựa trên thực tế khách quan chứ không phải vì hiềm khích hay ác cảm gì.
    Ông cũng cho rằng Iran không muốn đối đầu với Mỹ làm gì và tin rằng, quan hệ ngoại giao giữa hai nước nếu được duy trì và phát triển tốt hơn thì mọi chuyện sẽ có lợi cho cả hai bên.
    "Chúng tôi không muốn đối đầu với bất cứ ai. Chẳng qua chính quyền Mỹ cứ can thiệp và chúng tôi phải tự vệ", Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói.
    Những nhận định đặc biệt nêu trên của ông Ahmadinejad được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang vật lộn với kế hoạch giải cứu trị giá hàng trăm tỷ USD nhằm tránh khủng hoảng.
    Trong khi đó, giới đầu tư Mỹ đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch can thiệp quyết liệt của Nhà Trắng để giải cứu cho cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc "Đại suy thoái" đầu thập kỷ 1930.
    Nhật Vy (Theo AFP, CNN, Reuters, AP)
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Italy triển khai quân đội sau vụ thảm sát người nhập cư 06:37'' 24/09/2008 (GMT+7)
    Chính phủ Italia vừa thông qua kế hoạch triển khai thêm 500 binh sĩ trên đường phố để đối phó với tình trạng bạo lực sau vụ thảm sát một người Italia và 6 người nhập cư gốc Phi đang làm hỗn loạn khu vực Naples, thành phố phía nam Italia.
    Bộ trưởng Quốc phòng Ignazio La Russa nói rằng các binh sĩ này sẽ được bổ sung vào số 3,000 binh sĩ đã được triển khai khắp đất nước Italia như là một phần trong số các biện pháp phòng chống tội phạm.
    [​IMG]
    Cảnh sát Italia đối phó với những người biểu tình. Ảnh AFP
    Hầu hết số binh sĩ này sẽ được cử đến khu vực Caserta, gần với Naples. Caserta và Castelvolturno, cũng gần Naples, là 2 khu vực mà tuần trước đã diễn ra 2 vụ tấn công làm chết một người đàn ông Italia 53 tuổi là chủ của một song bạc, và 6 người gồm các quốc tịch Liberia, Togo và Ghana. Nhưng người này bị bắn giết theo kiểu xã hội đen.
    Cảnh sát nói rằng tổ chức tội phạm Camorra ở Naples có lẽ đang sắp đặt vụ thảm sát nhằm trừng phạt những người Châu Phi đã tham gia vào việc buôn bán ma tuý, một trong những hoạt động phạm tội của tổ chức này.
    Tức giận bởi những vụ giết người này, những người nhập cư đã làm náo loạn, đập vỡ các cửa ô tô và ném đá vào xe cảnh sát.
    Một trong những kẻ bị buộc tội là giết người, một người đang bị quản thúc tại gia vì tàng trữ ma tuý, đã bị bắt hôm 22/9. Cảnh sát đang truy tìm ít nhất hai tên nữa.
    Vị bộ trưởng La Russa cho biết quân sĩ sẽ tuần hành trên các đường phố và các điểm kiểm tra người ở khu vực Caserta và các vùng khác có tội phạm hoành hành.
    Biện pháp triển khai thêm quân trên đường phố tại các thành phố chính và những khu vực nhạy cảm sẽ giúp cảnh sát rảnh tay để điều tra tội phạm. Biện pháp này được thực hiện từ tháng trước và đã được thông qua tại một cuộc họp nội các chính phủ.
    Nhật Vy (Theo AP, AFP, CBS)

  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Phần Lan yêu cầu siết chặt luật súng ống
    10:35'' 24/09/2008 (GMT+7)
    Thủ tướng Phần Lan Matti Vanhanen đã lên tiếng yêu cầu siết chặt luật kiểm soát súng ống tại nước này sau vụ xả súng kinh hoàng tại một trường dạy nghề ở thị trấn Kauhajoki, cách thủ đô Helsinki khoảng 330km về phía bắc hôm 23/9, khiến 11 người thiệt mạng.
    Giới truyền thông địa phương đưa tin, tên Matti Juhani Saari, 22 tuổi, đã nã đạn vào các bạn học tại trường dạy nghề Kauhajoki và giết hại 10 người trước khi tự sát. Sự cố xảy ra lúc khoảng trước 11h giờ địa phương (14:00h giờ Việt Nam) ngày 23/9.
    Nhà chức trách phát hiện ra rằng Saari từng bị cảnh sát thẩm vấn vì cho đăng tải trên Internet một đoạn video ghi lại cảnh hắn đang dùng súng tại một sân tập bắn. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó đã không bắt giữ hay tước giấy phép sử dụng vũ khí của Saari với lí do "đoạn video của hắn không đe dọa trực tiếp tới bất kỳ ai".
    Phát biểu trên Đài truyền hình quốc gia, Thủ tướng Phần Lan Vanhanen khẳng định: "Chúng ta phải siết chặt luật nhiều hơn nữa. Xét về các loại súng ngắn dễ mang theo bên người, chúng ta cần phải suy nghĩ xem liệu các cá nhân có nên được phép dễ dàng sở hữu chúng hay không. Theo ý kiến của tôi, chúng thuộc về các trường bắn".
    Vụ thảm sát hôm 23/9 đã gợi nhắc một sự cố tương tự xảy ra hồi tháng 11 năm ngoái tại thị trấn Tuusula. 9 người, kể cả kẻ sát nhân, đã thiệt mạng trong vụ việc này.
    Mặc dù nhà chức trách Phần Lan từng tuyên bố sẽ xem xét các luật kiểm soát vũ khí mới sau sự cố tại Tuusula nhưng cho tới giờ vẫn chưa có thay đổi nào tại nước này. Một công dân Phần Lan 15 tuổi vẫn có thể sở hữu súng ống.
    Phần Lan là nước có truyền thống lâu đời về săn bắn và sở hữu vũ khí. Các nghiên cứu cho thấy hiện ở quốc gia này, 1,6 triệu khẩu súng các loại đang nằm trong tay các cá nhân, đưa nước này lên vị trí thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Yemen về số lượng súng ống thuộc sở hữu cá nhân.
    Thủ tướng Vanhanen nói: "Câu hỏi ở đây là loại vũ khí nào nên được cấp phép sử dụng. Sau những sự cố như thế này, chúng ta cần phải thảo luận về việc (cá nhân) sở hữu loại súng nào là hợp pháp".
    Dư luận Phần Lan cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi về cách giải quyết vụ việc của cảnh sát và vai trò của Internet. Ông Vanhanen cho rằng: "Internet và các diễn đàn thuộc chuyên trang YouTube... không phải là một hành tinh khác. Đây là một phần thuộc thế giới của chúng ta. Và chúng ta, những người trưởng thành, phải có trách nhiệm kiểm tra xem những gì đang xảy ra cũng như tạo ra những giới hạn và sự an toàn ở đây".
    Thủ tướng Phần Lan cũng tuyên bố cả nước sẽ để tang các nạn nhân vụ xả súng Kauhajoki trong một ngày 24/9.
    Thanh Bình (Theo BBC, AP, CNN)

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Pakistan bắn rơi máy bay quân sự Mỹ 11:59'' 24/09/2008 (GMT+7)
    Binh lính và thành viên bộ lạc Pakistan tối 23/9 đã bắn rơi một chiếc máy bay không người lái được cho là của Mỹ ở gần biên giới với Afghanistan, ba quan chức tình báo nước này cho biết.
    Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên một máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời Pakistan.
    Động thái này có thể làm tăng căng thẳng giữa Washington và Islamabad - vốn bùng phát kể từ một số cuộc tấn công bất ngờ, xuyên biên giới của Mỹ vào khu vực bộ lạc của Pakistan thời gian gần đây.
    Theo 3 quan chức tình báo trên, chiếc máy bay trên bị bắn hạ tại làng Jalal Khel ở Nam Waziristan sau khi lượn vòng quanh khu vực này suốt nhiều giờ.
    Mảnh vỡ của máy bay nằm rải rác trên mặt đất, nhóm quan chức trên cho hay và đề nghị giấu tên vì không được phép thông báo vụ việc cho báo chí.
    Về sự việc này, một quan chức cấp cao của Mỹ nói: "Chúng tôi không được biết về vụ máy bay bị bắn hạ". Quan chức này đề nghị giấu tên vì đây là vấn đề ngoại giao nhạy cảm liên quan tới nước đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
    Tin về vụ bắn máy bay được đưa ra sau khi quan chức tình báo Pakistan cho biết, có 2 trực thăng Mỹ đã xâm phạm không phận Pakistan hôm 21/9.
    Hai trực thăng này đã bỏ đi sau khi bị lính và thành viên bộ lạc Pakistan bắn đuổi. Sau đó, Lầu Năm Góc bác bỏ thông tin này.
    Theo nhận xét của hãng AP, dù vấp phải sự giận dữ của nhiều người Pakistan, nhưng các cuộc đột kích gần đây của quân Mỹ - gồm cả tấn công bằng tên lửa và trên bộ - đã chứng minh lo ngại của Washington trước việc Chính phủ Pakistan có thể không sẵn sàng hoặc không đủ khả năng nhổ tận gốc lực lượng Taliban và các nhóm cực đoan ở biên giới nước này với Afghanistan.
    Nam Waziristan và một số khu vực bộ lạc ở tây bắc Pakistan bị cho là thiên đường của al- Qaeda và chiến binh Taliban, lực lượng vốn được cho là thường xuyên vượt biên giới để tới Afghanistan nhằm tấn công binh lính Mỹ và NATO.
    Hoài Linh (Theo AP)
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga thúc đẩy sáng kiến về Hiệp ước an ninh châu Âu mới :

    ?oLá chắn? an ninh mới của khu vực?


    Ngày 23-9, Ngoại trưởng Nga La-vrốp đã có bài diễn văn trước Đại hội đồng LHQ để làm sáng tỏ quan điểm của Nga trong nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng diễn ra trong thời gian qua. Ngoại trưởng La-vrốp cũng sẽ có cuộc tiếp xúc chung với 27 Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) để bàn thảo về Hiệp ước an ninh châu Âu mới theo sáng kiến của Tổng thống Nga Mét-vê-đép.
    Theo dự kiến, tham gia Hiệp ước an ninh mới sẽ bao gồm các nước và các tổ chức hàng đầu đang hoạt động trong khu vực bao gồm Tổ chức hợp tác an ninh châu Âu (OSCE), Khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên minh châu Âu (EU), Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể... Diễn đàn an ninh quốc tế này sẽ cùng thảo luận về vấn đề an ninh chung tại châu Âu. Ông La-vrốp cho rằng hiệp ước này có thể đưa các đối tác tiến gần tới sự nhất trí về một cơ chế mang tính ràng buộc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp duy trì an ninh và ổn định ở khu vực. Việc tuân thủ cơ chế mới sẽ đóng vai trò quan trọng để tránh lặp lại những việc từng xảy ra các với hiệp ước cũ như Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE).
    Ý tưởng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh toàn châu Âu và vạch ra một hiệp ước an ninh châu Âu mới được đưa ra từ hồi tháng 6, trước khi xảy ra cuộc xung đột giữa Gru-di-a và Nam Ô-xê-ti-a. Vì vậy hiệp ước an ninh mới là hoàn toàn không có động cơ muốn đối đầu với NATO, Mỹ hay bất kỳ thế lực nào, mà hiệp ước này thực sự dựa trên những quyền lợi chính đáng của mỗi quốc gia. Theo ông La-vrốp, Hiệp ước an ninh châu Âu mới là bước đi tất yếu để các nước tham gia trở thành những thực thể thực sự có chủ quyền. Muốn thực thi được điều này, tất cả các nước, đặc biệt là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), phải cùng góp sức tham gia tiến trình. Hiện Nga đã chủ động đàm phán với nhiều đối tác về hiệp ước này, tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, các quốc gia phải ?otrung thực? cùng nhau thảo luận rộng rãi và thẳng thắn tại một diễn đàn chung, qua đó mới có thể đạt tới sự đồng thuận trong các vấn đề an ninh, xây dựng được một nền tảng dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng nhau, cùng tập trung mọi nỗ lực và tiềm năng giải quyết những rủi ro mới.
    Tuy nhiên, trước thực trạng căng thẳng như hiện nay, nhất là sau khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) tại Đông Âu, đẩy nhanh quá trình ?ođông tiến? sang các khu vực "ảnh hưởng truyền thống" của Nga, để tất cả các nước đi tới ký kết Hiệp ước an ninh châu Âu mới và thực hiện là điều không dễ dàng.
    Điều đáng mừng là đã có nhiều quốc gia nhận rõ tác dụng của Hiệp ước này. Mới đây, Tổng thống Mét-vê-đép đã nhận được quốc thư từ một số các đại sứ biểu thị sự quyết tâm của họ rằng ?oBất chấp một loạt các mối bất hòa sâu sắc về các vấn đề quốc tế, chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi sẽ có được điều cần thiết để tiến tới đối thoại mang tính xây dựng trên cơ sở lâu dài?.
    Như vậy có thể thấy rõ, cùng với "Học thuyết châu Âu" của riêng nước Nga, nếu thành công trong việc thuyết phục các nước tham gia vào một Hiệp ước an ninh châu Âu mới, nước Nga đã thực sự đánh dấu việc trở lại với đúng vị thế của mình.
    NGUYỄN HÒA
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga chi tiêu kỷ lục cho mua sắm thiết bị quân sự năm 2009 :

    Sự tự vệ tất yếu


    Ngày 12-9, Phó thủ tướng Nga X.I-va-nốp thông báo tổng giá trị các đơn đặt hàng quốc phòng của nước này vào năm tới sẽ tăng thêm 70 tỷ rúp so với kế hoạch trước đây, lên mức kỷ lục 1,2 nghìn tỷ rúp (46,5 tỷ USD). Trước đó, Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép cũng tuyên bố, Nga cần có một đội quân hiện đại, hiệu quả và đó sẽ là một trong những mục tiêu quan trọng của nhà nước. Rõ ràng, Mát-xcơ-va không thể không có những bước đi để tự vệ khi niềm tin về an ninh tại châu Âu đang xuống mức thấp nhất.
    Hồi tuần trước, Phó tổng thống Mỹ Đ.Che-ni khẳng định, Gru-di-a và U-crai-na dứt khoát sẽ trở thành thành viên của NATO. Như vậy, không sớm thì muộn lực lượng NATO sẽ áp sát biên giới Nga. Một điều không lấy gì làm bí mật là sức mạnh của NATO tại châu Âu tương đối hùng hậu. Và tất nhiên nó không phải chỉ vì cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
    Tuân thủ Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), một thời được coi là ?ohòn đá tảng? của an ninh châu Âu sau chiến tranh lạnh, Nga đã cắt giảm gần 12 nghìn đơn vị vũ khí, gồm xe tăng, xe bọc thép, đại bác hơn 100 mm, máy bay và máy bay lên thẳng. Ngoài ra, Nga cũng đơn phương tiêu hủy gần 20 nghìn đơn vị vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự ở ngoài khu vực áp dụng hiệp ước.
    Những hành động thiện chí của Nga không được NATO hưởng ứng. NATO đã vi phạm cam kết về việc không mở rộng và không tiếp nhận những thành viên mới từ các nước Đông-Âu và Liên Xô trước đây. Kết quả là hiện NATO có ưu thế hơn hẳn Nga về vũ khí hạng nặng. Theo số liệu của trang web globalsecurity.org, NATO có 14.693 chiếc xe tăng, còn Nga chỉ có 4.999 chiếc. Về xe bọc thép chiến đấu, các nước NATO sở hữu tới 27.225 chiếc, Nga có 9.653 chiếc. Về vũ khí pháo binh cỡ nòng hơn 100mm thì NATO có tới 16.627 khẩu, còn Mát-xcơ-va có 5.930. Về máy bay chiến đấu, NATO sở hữu 8.038 phương tiện bay không người lái, Nga có 3.416 chiếc. Về trực thăng, NATO có 2.509 chiếc, Mát-xcơ-va sở hữu 825 chiếc. Chỉ cần lướt qua những con số nêu trên cũng cho thấy mỗi loại vũ khí tạo nên sức mạnh tấn công chủ lực của khối NATO cũng nhiều hơn Nga từ 2,5 đến 3,5 lần.
    Trong chuyến thăm Ba Lan ngày 12-9, Ngoại trưởng Nga La-vrốp cũng một lần nữa tố cáo ?olá chắn tên lửa? của Mỹ ở Đông Âu là nhằm vào Mát-xcơ-va, cụ thể là vào kho vũ khí chiến lược của Nga, chứ không phải để ?ođối phó với những mối đe dọa từ các quốc gia thù địch?, như I-ran hay CHDCND Triều Tiên, theo lời Oa-sinh-tơn. Quả thật, tất cả các chuyên gia quân sự khách quan đều hiểu rằng tên lửa của I-ran không thể vươn tới châu Âu, chưa nói đến Mỹ. Phân tích cách bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) ở Đông Âu của Mỹ một cách đơn giản nhất thì cũng thấy rõ nó như một ?othanh gươm hạt nhân? kề vào yết hầu nước Nga. Và cũng phải biết rằng, hiện Mỹ sở hữu 500 quả tên lửa chiến lược Minuteman II có khả năng mang 1.050 đầu đạn hạt nhân; 336 tên lửa chiến lược Trident II (D-5) trên các tàu ngầm hạt nhân có khả năng mang tới 5.021 đầu đạn hạt nhân. 106 máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress và B-1 Spirit có khả năng mang 1.955 tên lửa có cánh mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài Mỹ, các nước NATO khác là Anh và Pháp cũng có vũ khí hạt nhân. Nếu cộng chung lại, số đơn vị vũ khí hạt nhân của NATO nhiều gấp hai của Nga.
    Trong giai đoạn mối quan hệ Nga ?" phương Tây đang căng thẳng như hiện nay, Nga đã nhiều lần khẳng định không muốn có một cuộc chạy đua vũ trang mới. Tuy nhiên, làm sao Nga có thể cứ mãi ngồi yên nhìn tên lửa Mỹ chĩa vào Mát-xcơ-va còn quân đội NATO đang áp sát dần biên giới?
    VIỆT BÁCH

  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chia tay tất yếu
    Cuộc ?otái hôn? sau tổng tuyển cử trước thời hạn tháng 9 năm ngoái giữa các đảng phái thuộc ?olực lượng da cam? để hình thành liên minh cầm quyền đầy mong manh ở U-crai-na đã chính thức chấm dứt tồn tại từ ngày 16-9. Đó là cuộc chia tay giữa Khối U-crai-na của chúng ta - Tự vệ nhân dân thân Tổng thống V.Y-u-sen-cô và Khối Yu-li-a Ti-mô-sen-cô của nữ Thủ tướng Y-u-li-a Ti-mô-sen-cô. Đây là hai lực lượng chính giành được quyền lãnh đạo đất nước trong cuộc ?ocách mạng màu da cam? do chính họ phát động cuối năm 2004 và sau đó thường được gọi là ?olực lượng da cam?. Vụ sụp đổ không gây ngạc nhiên của liên minh các lực lượng da cam lần này cho thấy cuộc khủng hoảng chính trường ở U-crai-na hiện nay chính là cuộc quyết đấu vì quyền lực giữa hai khối chính của lực lượng da cam được phương Tây hậu thuẫn, chứ không phải giữa lực lượng da cam và lực lượng thân Nga (đảng Các khu vực của ông V.Y-a-nu-cô-vích).

    Thủ tướng Yulia Tymoshenko và Tổng thống Viktor Yushchenko. (Ảnh internet)

    Cuộc bầu cử tháng 9-2007 đã đưa các lực lượng da cam xích lại với nhau, sau cuộc khủng hoảng trước đó hơn một năm, để tái lập liên minh cầm quyền chiếm đa số tối thiểu với 227 ghế trong 450 ghế quốc hội. Nhờ đó, bà Ti-mô-sen-cô, một nữ chính khách đầy tham vọng trên chính trường U-crai-na, một lần nữa được bổ nhiệm làm thủ tướng tháng 12-2007 (bà đã từng bị Tổng thống Y-u-sen-cô cách chức thủ tướng và bổ nhiệm đối thủ cũ V.Y-a-nu-cô-vích thay thế). Những tham vọng chính trường không thể dung hòa giữa hai nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ hiện nay của U-crai-na đã biến hai nhân vật ?ođồng sàng dị mộng? này trở thành đối thủ của nhau trong chính nội bộ liên minh da cam.
    Trở lại làm thủ tướng, bà Ti-mô-sen-cô luôn tìm cách bảo đảm vị trí độc quyền của khối Ti-mô-sen-cô trên chính trường, trong quản lý nhà nước và kinh tế. Mối bất hòa giữa bà và Tổng thống Y-u-sen-cô về những vấn đề cơ bản của đất nước là không thể tránh khỏi. Việc sửa đổi Hiến pháp của U-crai-na nhằm gia tăng hoặc cắt giảm quyền lực của Tổng thống là mục tiêu đối chọi nhau của các lực lượng chính trị chủ chốt ở nước này. Tổng thống Y-u-sen-cô và lực lượng của ông muốn sửa đổi Hiến pháp theo hướng gia tăng quyền lực của Tổng thống. Trong khi đó, phe của bà Ti-mô-sen-cô và đảng Các khu vực của ông Y-a-nu-cô-vích lại muốn hạn chế quyền lực của Tổng thống và tăng thêm quyền lực cho Quốc hội. Đó là sự đồng thuận hy hữu của khối Ti-mô-sen-cô và đảng Các khu vực.
    Cả lực lượng thân Tổng thống và Thủ tướng đã không chỉ một lần ra tối hậu thư cho nhau, dọa rút khỏi liên minh cầm quyền khi khối Ti-mô-sen-cô dự định cùng với các đảng đối lập thành lập ủy ban lâm thời sửa đổi Hiến pháp và khi bà Ti-mô-sen-cô tố cáo Tổng thống làm xói mòn quyền lực của chính phủ. Bà Ti-mô-sen-cô cũng từng tố cáo Tổng thống Y-u-sen-cô đã làm mất thể diện đất nước, phá hoại mọi thành quả kinh tế của U-crai-na. Bà dọa rằng, U-crai-na có thể không còn con đường nào khác ngoài việc đấu tranh để tiến hành bầu cử tổng thống trước thời hạn. Lời đe dọa này được đưa ra trong khi người ta nhận ra rằng bà cũng có tham vọng tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử tiếp theo.
    Trên thực tế, Liên minh da cam cầm quyền đã mất khả năng hoạt động từ tháng 6-2008 khi hai nghị sĩ của họ tuyên bố trở thành các nghị sĩ độc lập, khiến liên minh này chỉ còn 225 người, không đủ đa số tối thiểu trong Quốc hội. Mâu thuẫn đó đã lên tới đỉnh điểm vào ngày 2-9, với 363 phiếu thuận, chủ yếu là từ khối Y.Ti-mô-sen-cô và đảng Các khu vực của ông Y-a-nu-cô-vích, Quốc hội U-crai-na đã thông qua một số sửa đổi luật "Về nội các" và một số sửa đổi khác nhằm mở rộng quyền hạn của Chính phủ và hạn chế quyền lực của Tổng thống. Luật sửa đổi này bao gồm việc hủy bỏ điều khoản về trách nhiệm của Chính phủ phải thống nhất ý kiến với Tổng thống trong việc cách chức Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng cũng như việc hủy bỏ quyền của Tổng thống không đưa ứng cử viên Thủ tướng ra Quốc hội xem xét. Quốc hội cũng đã thông qua luật về quyền hạn của Tòa án Hiến pháp và luật về đơn giản hóa thủ tục bắt đầu luận tội Tổng thống.
    Phe thân Tổng thống lập tức cáo buộc khối Y.Ti-mô-sen-cô thông đồng với đảng Các khu vực (đối thủ của liên minh da cam) và coi đó là "một bước tiến tới một cuộc đảo chính về mặt hiến pháp". Sự phối hợp đó trên thực tế đồng nghĩa với việc thành lập một đa số mới trong Quốc hội. Nếu đảng Các khu vực liên minh với Khối Y.Ti-mô-sen-cô thì hai phái này sẽ có 331 ghế trong Quốc hội, vượt quá đa số theo Hiến pháp qui định (300 ghế) để chống lại quyền phủ quyết của Tổng thống. Đó thực sự là mối đe dọa đối với quyền lực của Tổng thống Y-u-sen-cô, người đang nỗ lực đưa U-crai-na gia nhập NATO trong sự phản đối quyết liệt của Nga.
    Trước mắt, các phe phái trong Quốc hội sẽ có 30 ngày để thành lập liên minh cầm quyền mới hoặc là sẽ phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử mới trước thời hạn. Những tham vọng về quyền lực là nguyên nhân dẫn tới việc sụp đổ tất yếu và dễ hiểu của liên minh da cam 9 tháng tuổi được phương Tây hậu thuẫn ở U-crai-na.
    KIM TÔN
  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    ?oSân sau? nổi sóng

    Có lẽ những con sóng cao hàng mét đập vào bờ biển nước Mỹ những ngày bão Ike cũng không thể gây chấn động lớn bằng những con sóng chính trị đang dồn dập diễn ra ở Mỹ La-tinh. Tiếp sau Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la cũng trục xuất đại sứ Mỹ về nước, sau lời cáo buộc Oa-sinh-tơn hậu thuẫn lực lượng đối lập ở nước này, đẩy quan hệ của Mỹ với khu vực vào tình trạng căng thẳng.
    Với việc hai chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga được Vê-nê-xu-ê-la mời đến dưới danh nghĩa ?otham gia tập trận?, kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cu-ba năm 1960, Mỹ mới lại phải chứng kiến sự hiện diện đáng kể về quân sự của Nga tại khu vực từng được Oa-sinh-tơn coi như ?osân sau? của mình.
    Trên thực tế, căng thẳng giữa Mỹ và ?osân sau? đã âm ỉ khi làn sóng thiên tả trỗi dậy tại Mỹ La-tinh từ năm 2006. Chỉ trong vòng 2 năm, đã có thêm bốn chính phủ cánh tả lên nắm quyền ở Bra-xin, Ni-ca-ra-goa, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la (tái cử). Căng thẳng càng tăng lên sau khi Mỹ khôi phục hoạt động tuần tra của Hạm đội 4 Hải quân Mỹ (được thành lập trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng đã giải thể vào năm 1950) trên vùng biển Mỹ La-tinh.
    Dù Mỹ quả quyết rằng, mục đích chính của hành động này là chống khủng bố và buôn bán ma túy, nhưng điều đó không thuyết phục được các nước trong khu vực. Việc Hạm đội 4 tuần tiễu ngang dọc vùng biển Ca-ri-bê càng làm sống lại những ký ức về chính sách ?ongoại giao pháo hạm? của Mỹ đối với khu vực này suốt thời gian dài. Họ cho rằng, Mỹ đang âm mưu tạo đối trọng chiến lược với trào lưu thiên tả nổi lên ở khu vực Ca-ri-bê và Nam Mỹ, khôi phục lại ưu thế và sức mạnh quân sự ở khu vực này sau một thời gian dài Mỹ phải quá tập trung vào các ưu tiên khác như cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc.
    Các nước trong khu vực cũng không thể không lo ngại trước những bài học cả trong lịch sử và hiện tại. 3 thập kỷ đã trôi qua, nhưng cuộc đảo chính đẫm máu ở Chi-lê năm 1973 với sự hậu thuẫn ngầm từ bên ngoài vẫn được người dân khu vực nhắc tới như lời cảnh báo. Năm 2002, Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la H. Cha-vết đã thoát hiểm trong cuộc đảo chính quân sự mà mọi nghi ngờ đều nhằm vào Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA). Thậm chí, chỉ vài giờ sau khi tuyên bố trục xuất Đại sứ Mỹ ở Vê-nê-xu-ê-la hôm 11-9 vừa qua, ông Cha-vết cũng cho biết vừa phá được một âm mưu ám sát nghi ngờ là có bàn tay nước ngoài hậu thuẫn.
    Những nước ?osân sau? giờ đây đã không còn cam chịu chấp nhận để Mỹ mặc sức khuynh đảo. Sự nổi lên mạnh mẽ của cánh tả ở Mỹ La-tinh khiến Mỹ thực sự lo lắng. Nhưng cuộc ?otái thuần hóa? các nước ?osân sau? này đâu phải đơn giản và không còn là cuộc chơi của riêng Mỹ. Nước ?ocứng đầu? Vê-nê-xu-ê-la với con bài dầu khí luôn tạo ra mối đe dọa với nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái của Mỹ. Hiện tại, mỗi ngày Vê-nê-xu-ê-la xuất sang Mỹ 1,5 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ. Nếu dòng nhiên liệu này ngừng chảy, nền kinh tế Mỹ sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng. Ngoài ra, Nga - cường quốc và cũng là đối thủ cũ của Mỹ - đã không còn đứng ngoài.
    Tổng thống Bu-sơ từng sử dụng biệt ngữ ?otrục ma quỉ? để gọi I-ran, Li-bi, CHDCND Triều Tiên và một số nước đối đầu với Mỹ. Nhưng lúc này, rất có thể ông sẽ phải bổ sung vào từ điển của mình thêm một biệt ngữ nữa ?otrục cứng đầu?. Sự bày tỏ tình đoàn kết của một số nước trong khu vực với hành động của Vê-nê-xu-ê-la và Bô-li-vi-a cho thấy, Nam Mỹ đã không đơn độc trong xu thế đối đầu với Mỹ. Người ta vẫn đang chứng kiến một châu Mỹ La-tinh đang đi ngược chiều với mong muốn của với Mỹ.
    THU TRANG

  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Dầu lửa và chiến tranh
    Dầu lửa ngày nay là nguồn năng lượng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nó đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng toàn cầu, do giá cả leo thang, nguồn cung cấp không ổn định, sự tranh chấp giữa các quốc gia? Lịch sử thế giới với các cuộc chiến tranh gắn liền với nguồn năng lượng này như thế nào?






    Thế kỉ 19 - thế kỉ của vàng đen
    Vào thời xa xưa, theo giải thích của Strabon, người Babylon đã sử dụng nhựa đường nấu chảy làm dầu để đốt. Và ở Roma, người ta nghĩ rằng đó là một phương thuốc để chữa trị một vài loại bệnh tật như bệnh thấp khớp, hen suyễn và bệnh động kinh. Người Bi-zan-xơ lại dùng dầu mỏ để làm thuốc hoả công. Loại vũ khí này đã giúp họ đánh lại kẻ thù, cứu nguy cho thành phố nhiều lần.
    Tuy nhiên, vào thời kì đó, loại ?ovàng đen? này chỉ được sử dụng ở một vài khu vực chứ chưa có xu hướng phổ biến toàn cầu như hiện nay, và người ta cũng quên mất sự tồn tại của nó trong nhiều khu hầm mỏ.
    Như vậy, ngay từ thời kì đầu tiên, dầu mỏ đã được dùng làm chất đốt, tuy nhiên, người ta chỉ sử dụng lớp mỏng trên bề mặt. Đến thế kỉ 18, những nhà thám hiểm người Anh khi đến Bakou đã tỏ ra quan tâm tới một chất có thể cháy được khi họ đào đất và khiến chất này chảy ra ngoài. Họ thấy rằng ngọn lửa cháy mạnh hay yếu phụ thuộc vào chiều sâu của cái lỗ họ đào. Lỗ càng sâu, ngọn lửa cháy càng mạnh?

    Tuy nhiên, dầu lửa - được gọi là ?ovàng đen? - chỉ thực sự ghi tên mình vào lịch sử khi nó phát lộ ra ở Titusville (Pennsylvanie) ngày 27/8/1859. Lúc đầu, luật gia George Bissel ở New York, James Townsend, chủ ngân hàng ở New Have, Benjamin Sillman, giáo viên vùng Yale và Edwin Drake, một nhà thám hiểm, đã đưa ra giả thuyết rằng chất đốt, sản phẩm mới chỉ được sử dụng trong ngành công nghiệp, có thể dùng để thắp sáng.
    Sau đó, với các mũi khoan thăm dò của Rock Oil Co., dầu lửa bắt đầu được sản xuất ngày càng nhiều. Và cũng từ đó, đèn dầu dần thay thế cho nến trong việc thắp sáng, trước khi nó bị thay thế bởi đèn điện sau này.
    Trong 30 năm sau đó, dầu mỏ chủ yếu chỉ được dùng để thắp sáng. 11 năm sau mũi khoan đầu tiên ở Titusville, (100 000 tấn dầu năm 1962), John D. Rockefeller đã đứng ra thành lập công ty Standard Oil.
    Năm 1882, thời điểm mà các công ty đường sắt chiếm lĩnh và có ảnh hưởng lớn tới thị trường Mỹ, Standard Oil trở thành tơrơt thống trị tất cả mỏ dầu của Mỹ với hệ thống đường ống dẫn dầu của riêng mình và 39 công ty lọc dầu. Tuy nhiên, năm 1911, Toà án Tối cao Hoa Kì đã ra quyết định chia tách công ty thành khoảng 30 chi nhánh độc lập theo hình thức tự do đấu thầu.
    Vào cuối thế kỉ 19, nhờ ứng dụng rộng rãi của động cơ nổ, ngành khai thác dầu mỏ đã có bước nhảy vọt quyết định. Nhanh chóng, dầu diesel được sử dụng làm nhiên liệu cho các phương tiện có tải trọng lớn và tàu thuỷ.
    Thị trường chất hydrocarbure lớn mạnh trên toàn thế giới. Mặc dù, với diện tích rộng lớn, dân số đông và luôn được trẻ hoá, có nhiều khu vực khai thác lớn, Mỹ có thế mạnh vượt trội, nhưng lúc đó cũng không còn là được độc quyền trong lĩnh vực này.


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này