1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Dầu lửa và chiến tranh

    Dầu lửa - lá bài chiến lược

    Từ đầu thế kỉ 20, dầu lửa đã trở thành lá bài chiến lược trong chính sách của rất nhiều quốc gia.
    Trước khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, các cường quốc Châu Âu quan tâm ngày càng nhiều hơn đến ?ovàng đen?. Rothschild (Anh) và Nobel (Thuỵ Điển) chiến đấu tranh giành nhau sự kiểm soát các vỉa dầu ở Bakou (Nga);
    Hai công ty Shell của Marcus Samuel (người Anh) và Royal Dutch của Deterding (người Phần Lan) nhanh chóng trở thành các đối thủ cạnh tranh với Standard Oil. Khu vực hoạt động của họ là vùng Bornéo và Sumatra.
    Hai công ty này đã hợp nhất vào năm 1907. Gulbenkian, một doanh nhân Mỹ, năm 1902 trở thành ông chủ của Sa Gracieuse Majeste, cũng quan tâm đến dầu mỏ ở Mossoul. Năm 1861, sản xuất dầu lửa, trước đó chỉ giới hạn ở Pennsylvanie, đã đạt 67 000 tấn, tăng lên 4 triệu tấn năm 1880, 10 triệu tấn năm 1890.
    Công suất khai thác vượt 21 triệu tấn năm 1900, rồi 44 triệu năm 1910 và 50 triệu năm 1913. Sản xuất và khai thác của Mỹ chiếm 2/3 sản lượng toàn thế giới. Nga chiếm vị trí thứ 2 với 10 triệu tấn năm 1900.
    Tiếp sau đó là Mêxicô, Venezuela, Rumani, Insulinde, Achentina, Pêru? nhưng số lượng không đáng kể. Thời kì này, các khu vực dự trữ dầu mỏ của đế chế Thổ Nhĩ Kì cũng thu hút sự chú ý của các công ty lớn.
    Mỹ là nước công nghiệp duy nhất tự mình đáp ứng đủ nhu cầu về dầu lửa. Còn các cường quốc khác phải nhập khẩu số lượng lớn. Mức tiêu thụ dầu lửa nhanh chóng vượt qua mức tiêu thụ than đá với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô, hàng không, tàu thuỷ, nhu cầu sưởi ấm và sau này là ngành công nghiệp hoá dầu.
    Bước vào đầu thế kỉ 20, các nước công nghiệp lớn phải tìm cách làm sao sở hữu được các nguồn tài nguyên dầu mỏ. Và như vậy, đằng sau các công ty lớn là các nhà nước. Ví dụ trường hợp ở Mesopotamie, cả Đức, Pháp và Anh đều có bước chuẩn bị cho một việc khai thác trong tương lai nguồn tài nguyên dưới lòng đất.
    Trước tiên, vào năm 1903, người Đức đã đạt được thoả thuận xây dựng tuyến đường sắt giữa Constantinople và Bagdad (đoạn mang tên BBB - Berlin, Byzance, Bagdad). Như vậy, đồng thời họ cũng có thể tiến hành khai thác dầu mỏ khu vực 20 km xung quanh tuyến đường sắt. Đến năm 1914, tuyến đường đã kéo dài đến Mossoul?
    Nhưng năm 1909, người Anh bắt đầu can thiệp. Persian Oil Company của Anh đã nắm được quyền kiểm soát nguồn dầu lửa của Iran. 3 năm đầu, chính quyền Thổ Nhĩ Kì cũng chấp nhận việc người Anh kiểm soát 75 % Turkish Petroleum Company.
    Tuy nhiên, Foreign Office, một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực này cũng không chịu ngồi yên, họ đã ngăn cản cả phía Đức và phía Mỹ. Biết rằng, Standard Oil cũng đã đề nghị Thổ Nhĩ Kì một khoản tín dụng và phân chia lợi nhuận để được độc chiếm nguồn dầu mỏ của quốc gia này.
    Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra và nhu cầu về dầu lửa tăng lên nhanh chóng. Các loại vũ khí như xe tăng, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay ngốn nhiên liệu như xăng, dầu marút, dầu hoả một cách khủng khiếp. Hãy thử ước tính, vào năm 1918, các nước đồng minh sở hữu 7 000 máy bay và số máy bay này ngốn bao nhiêu nhiên liệu cho các hoạt động chiến trường!
    Theo Clemenceau, dầu lửa ?ocần thiết như máu? vậy. Nó trở thành nhân tố thiết yếu trong các trận chiến đấu của chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở sự tiếp tế, bởi vì chỉ Mỹ và Liên Xô là có khả năng tự cung tự cấp đủ?
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Dầu lửa và chiến tranh
    Dầu lửa trong thế chiến 2
    Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, 3 cường quốc Châu Âu đã bị đặt ra ngoài cuộc đua là Đức, Nga và Áo Hung.
    Do đó, Vương quốc Anh và Pháp là hai quốc gia giành được quyền kiểm soát các mỏ dầu của khu vực Trung Đông. Các hiệp định Sykes-Picot phân chia ảnh hưởng và quyền khai thác khu vực giữa vịnh Persique, Viễn Đông của Sinai và nam Anatolie, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kì.
    Pháp lấy lại tỉnh Mossoul, khu vực mà sự phong phú nguồn tài nguyên này còn chưa được thăm dò hết. Đến cuối năm 1918, Clemenceau chấp nhận nhượng lại Mossoul cho Lloyd George (Anh), đổi lại, Pháp sẽ nắm quyền kiểm soát Syrie trong tương lai. Anh chiếm giữ không chỉ Mossoul mà còn cả Irak, với hai công ty Anglo-Persin và Royal Dutch Shell thuộc Turkish Petroleum Co. (trở thành Iraq Petroleum Co. sau năm 1929).
    Luân Đôn cũng chia sẻ nguồn vốn của mình cho phía Mỹ (1/4) và cho một Công ty dầu lửa của Pháp. Anh đã thành công trong việc chiếm hữu nguồn dầu mỏ của Irak, nhưng với những vỉa dầu khác, họ không làm được như vậy. Công ty của Anh đã phải cạnh tranh với các công ty của Mỹ, như Standard Oil ở California, Gulf Oil Corporation và Texas Oil.
    Các công ty này, không muốn khai thác cạn kiệt các nguồn dầu mỏ trong nước, nên bắt đầu nhòm ngó các mỏ dầu của Arabie, trong vịnh Persique. Cho đến thời điểm trước thế chiến 2, Mỹ là cường quốc có số lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới với hơn 160 triệu tấn dầu (so với 60 triệu năm 1920), chiếm 60 % lượng dầu thô trên thế giới và hơn 12 % dầu tinh chế do các công ty dầu mỏ của Mỹ có trụ sở đặt ở nước ngoài.
    Chỉ tính riêng Standard Oil ở New Jersey, công ty phát triển sau tơrớt năm 1911, đã chiếm tới 15 % tổng số lượng khai thác toàn cầu, với 8 000 km đường ống dẫn dầu, 150 000 tấn dầu thô mỗi ngày và 200 tàu chở dầu. Royal Dutch Shell, với thị phần Châu Âu, và đặc biệt là Anh, có thể cạnh tranh được với các công ty Mỹ.
    Các công ty đều đặt dưới sự kiểm soát của Deterding, một doanh nhân người Hà Lan theo Đức quốc xã, và là ông chủ của Shell. Vào thời điểm đó, toàn thế giới có 45 triệu xe hơi và một nửa số tàu thương mại hoạt động với nồi hơi đốt hay sử dụng dầu diesel. Ngành công nghiệp hoá dầu sản xuất phẩm màu, nhựa, dệt may, cao su tổng hợp? cũng phát triển mạnh mẽ.
    Trong suốt thế chiến thứ 2, dầu lửa đóng vai trò quan trọng. Trận chiến ở Tây Ban Nha đã cho thấy vai trò quan trọng của xe thiết giáp và máy bay. Nhưng cũng vì thế mà cần phải có các nguồn dự trữ chất đốt đầy đủ?
    Đức hay Nhật Bản không thể tự cung cấp đủ. Để giải quyết vấn đề, phát xít Đức tiến hành chiến tranh chớp nhoáng, nhanh chóng chiếm các khu vực sản xuất dầu lửa. Như vậy, có thể nói chính dầu mỏ đã ảnh hưởng đến chiến lược của Hitler. Trên đường tiến công, Hitler chiếm giữ các cơ sở sản xuất dầu của Ploiesti, ở Rumani.
    Nhưng trong cuộc chiến với Liên Xô, Đức quốc xã gặp phải giá lạnh giữa mùa đông. Xăng đông lại ở -300, trong khi tiếp tế lại rất bấp bênh trong những khu vực rộng mênh mông và hoang vu. Và thế là chiến lược phải thay đổi, quân Đức chuyển hướng tới Caucase và khu vực Trung Đông. Năm 1943, Von Paulus phải đầu hàng ở Stalingrad.
    Ở Châu Phi, quân Đức cũng gặp phải vấn đề về chất đốt. Do thiếu xăng, các đơn vị không thể tiến lên được, bị dồn lại ở sa mạc. Ngay cả ở vùng Ardennes, quân Đức cũng bị thiếu nguồn nhiên liệu. Nhiên liệu đã chẳng còn đủ để có thể tiến hành một cuộc chiến tranh kéo dài.
    Quân đồng minh không gặp phải vấn đề này, ngay cả khi cần phải chuyển nhiên liệu tới các mặt trận khác nhau. Có thể thấy, trận chiến ở Đại Tây Dương luôn có các U-Bootes và các tàu chở dầu đi theo? Một lần nữa, chiến thắng trở về với quân đồng minh dù cái giá tổn thất quá nặng nề.
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Dầu lửa và chiến tranh
    Chiến tranh lạnh và dầu lửa
    Thế chiến 2 đã cho thấy tầm quan trọng của dầu lửa. Chính nhờ kiểm soát nguồn dầu lửa mà quân đồng minh có ưu thế giành chiến thắng. Sau năm 1946, hai siêu cường thế giới bắt đầu tìm cách sở hữu nguồn tài nguyên giàu có này. Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới đã được Liên Xô giúp đỡ và thành lập một công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ; Liên Xô chiếm 51 % tổng vốn.
    Tuy nhiên, Mỹ và Anh đã can thiệp, tổ chức các cuộc nổi dậy dẫn đến việc hiệp định bị huỷ bỏ. Năm 1951, Dr Mossadegh tác động vào Nghị viện nhất trí bỏ phiếu thông qua việc quốc hữu hoá tài sản của Anglo-Iranian.
    Thủ tướng Churchill, tỏ ra không hài lòng, đã đưa vấn đề ra Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và đe doạ can thiệp quân sự đối với Iran. Năm 1953, CIA tổ chức một cuộc nổi dậy của dân chúng và Mossadegh bị cách chức và tống giam.
    Như vậy, phương tây đã luôn tìm cách kiểm soát các mỏ dầu ở khu vực nhạy cảm nhất thế giới này. Iran là chủ sở hữu chính thức các mỏ dầu, nhưng lại phải giao cho phương tây khai thác trong 25 năm, thông qua một côngxooctiom quốc tế mà Mỹ sở hữu 40%.
    Ở Arabie Saou***e, Mỹ kiểm soát một cách kín đáo hơn, thông qua Aramco, bao gồm các công ty dầu mỏ lớn của Mỹ như Socony, Texaco, Standard ở Calofornia hay ở New Jersey?
    Các công ty này xây dựng nhiều km đường ống dẫn dầu, trang bị cầu cảng hiện đại để có thể đón nhận các tàu chở dầu cỡ lớn. Nhờ đó, năng suất khai thác dầu của khu vực Trung Đông bùng nổ, từ 53 triệu tấn năm 1950 đến 500 triệu tấn năm 1970.
    Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Suez, sự phá hoại các đường ống dẫn dầu của Iraq Petroleum, đã ảnh hưởng đến vai trò của các nước Châu Âu trong khu vực. Và như vậy, Anh chỉ có thể có tầm ảnh hưởng lớn thứ hai, còn Pháp thì đã bị đặt ra ngoài cuộc đua.
    Thời kì này, dầu lửa trở nên vô cùng thiết yếu, đặc biệt với Mỹ. Từ lâu, người ta đã đặt giả thuyết về nguyên nhân sự tăng trưởng của các nước giàu, đó là do giá dầu đặc biệt thấp. Giá dầu lại bị áp đặt bởi các công ty lớn của các nước nhập khẩu dầu.
    Giá một thùng dầu thô (159 lít) ở mức 1,20 đôla năm 1900, 1,10 năm 1914, chênh lệch giữa 1,20 và 1,70 vào thời kì đầu chiến tranh lạnh và dưới 2 đôla trong suốt những năm 1960. Nguồn dầu lửa được kiểm soát bởi 7 ?oông lớn? - những công ty lớn độc quyền về dầu mỏ, và 10 năm sau, những công ty này đã chiếm 60 % lượng ?ovàng đen? tinh chế, sản xuất 1200 triệu tấn dầu, và có doanh thu toàn cầu đạt 67,5 tỉ đôla.
    Và như vậy, tự các doanh nghiệp lớn làm luật cho riêng mình. Các nước sản xuất dầu hầu như chẳng nhận được gì từ khoản doanh thu khổng lồ trên. Sử dụng nguồn nhiên liệu giá rẻ đã giúp cho các nước phương Bắc phát triển mạnh mẽ.
    Ngân sách các nước này có nguồn thu không nhỏ từ thuế nhập khẩu dầu và thuế tiêu thụ nhiên liệu. Như vậy, dầu lửa chính là động lực phát triển của các nước công nghiệp, nhưng cũng là sự lãng phí tài nguyên và khai thác kiệt quệ ở các nước xuất khẩu.
    Tuy nhiên, một cường quốc phát triển dựa trên nguồn năng lượng dầu mỏ sẽ không có nền tảng vững chắc. Các nước phát triển tiêu thụ 71 % năng lượng năm 1970, so với 38 % năm 1950. Khi mà ?ocác nước giàu chế ngự các nước nghèo? thì tất cả đều nằm trong trật tự, nhưng các nước sản xuất cũng không thể để cho nguồn tài nguyên nước mình bị khai thác kiệt quệ?
    Sau cuộc khủng hoảng Suez, Pháp và Anh hiểu rằng sử dụng vũ lực cũng không giải quyết được vấn đề gì. Nhưng với Mỹ lại khác! 10 000 quân đã được đưa đến Beyrouth cùng với hạm đội trang bị vũ khí hạt nhân đã đủ để chứng tỏ sức mạnh của người Mỹ.
    Tuy nhiên, để đương đầu với các ?oông lớn? của ngành công nghiệp dầu mỏ, năm 1960, OPEC được thành lập. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) lúc đầu bao gồm Vênêzuêla, Arập Xếut, Iran, Irak và Koweit, sau đó có thêm Quatar, Libye, Abu Dhabi, Equateur, Nigeria, Inđônêsia và Gabon tham gia. 13 nước OPEC kiểm soát 85 % xuất khẩu dầu toàn cầu vào đầu những năm 1970.
  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Dầu lửa và chiến tranh
    Các cuộc chiến của OPEC
    Mục tiêu đầu tiên của OPEC là đảm bảo lợi nhuận của các nước sản xuất dầu bằng cách thống nhất chính sách về dầu lửa. Hiệp ước của Tổ chức đã được kí kết giữa các nước thành viên năm 1962.
    Trong 10 năm đầu tiên, đó là thời gian đấu tranh giữa OPEC và các công ty dầu lửa. OPEC muốn ổn định mức giá niêm yết và tăng khoản hoàn trả định kì của các công ty và tiền thuế. Để thực hiện điều này, OPEC đã gia tăng kiểm soát các mỏ dầu của mình và chỉ cho phép các nước sản xuất dầu khai thác trực tiếp.
    Đầu những năm 1970, một thay đổi lớn đã diễn ra khi Hội nghị lần thứ 21 của Tổ chức OPEC quyết định ấn định 55 % hoa lợi (tiền thuê của một công ty dầu lửa trả cho các nước bị khai thác dầu hay có đường ống dẫn dầu chạy qua).
    Các công ty đã phải chấp nhận tăng giá và xem xét lại giá cả theo quy luật thị trường quốc tế sau khi Hiệp định Teheran và Tripoli được kí (tháng 2 và tháng 4 năm 1971). Đi xa hơn, OPEC cố gắng giành lại cho các nước thành viên quyền sở hữu đầy đủ các nguồn dầu mỏ.
    Tháng 2/1971, Houari ra quyết định Algerie phải chiếm phần lớn trong các công ty dầu lửa của Pháp hoạt động ở Algerie, đồng thời, các đường ống dẫn dầu và mỏ khai thác dầu được tuyên bố thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
    Chính quyền Bagdad cũng tiếp bước khi tiến hành quốc hữu hoá Iraq Petroleum, và Kadhafi cũng tuyên bố nhà nước Lybie trở thành chủ sở hữu 51 % các doanh nghiệp hoạt động ở Lybie. Ở các nước mà giới doanh nghiệp còn cố ?ogỡ gạc? quyền lợi cho mình, các hợp đồng khai thác cũng được kí kết lại theo hình thức khác.
    Và như vậy, các công ty nước ngoài chỉ tham gia khai thác theo hình thức công ty liên doanh giữa nhà nước và công ty theo % sở hữu. Đây thực sự là một quá trình phi thực dân hoá nguồn dầu mỏ.
    Cuối năm 1973, khi cuộc chiến Kippour đang diễn ra, các nước Arập, bao gồm Arập Xêút, Koweit, Irak, Iran, Abu Dhabi và Quatar, đã quyết định tăng 70 % giá dầu thô niêm yết. Trong 2 tháng sau đó, giá dầu đã tăng từ 3 lên 11,65 đôla/thùng.
    Ngày 18/10/1973, cũng vẫn các nước trên (trừ Iran), là thành viên Tổ chức Arập các nước xuất khẩu dầu đã xác định vàng đen cũng có thể trở thành một vũ khí chính trị. Các nước này đã giảm sản xuất 5 %/tháng, và cộng đồng quốc tế đã có phản ứng tức thì. Cộng đồng quốc tế không ép buộc Israel phải rút khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng năm 1967 và người Palestin cũng không được khôi phục quyền lợi của họ.
    Đó là thắng lợi của Israel, nhưng sau đó, các nước Arập tuyên bố cấm vận với Mỹ, người luôn ủng hộ cho Israel. Biện pháp cấm vận cũng nhanh chóng được áp dụng đối với Hà Lan, Bồ Đào Nha, Rhodesie và Nam Phi. Cuộc chiến Kippour đã tạo cơ hội cho các nước thành viên OPEC quan trọng hoá vấn đề năng lượng và đã đạt được mục tiêu tăng giá và lật đổ các công ty dầu lửa lớn.
    Như vậy, khủng hoảng kinh tế đã xảy ra và các quyết định của OPEC càng thúc đẩy tiến trình đó, đồng thời cũng càng ngày càng có ảnh hưởng đến toàn thế giới. Nhưng Mỹ, tuy bị ảnh hưởng bởi cấm vận kéo dài đến năm 1974, lại không bị tác động nhiều. Các nước OPEC vẫn không thể kiểm soát được điểm cập bến của các tàu chở dầu.
    Nhập khẩu dầu từ các nước vùng Vịnh chỉ chiếm 6 % nhu cầu của Mỹ và việc tăng giá dầu thô vẫn do Mỹ điều khiển. Cấm vận đối với Mỹ càng làm tăng cường vị thế của Mỹ trong số các nước tư bản, đồng thời lại làm suy yếu các nước Châu Âu và Nhật Bản.
    Chính điều đó đã giúp cho các ngành sản xuất trong nước phải cạnh tranh nhiều hơn và thúc đẩy việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế như than đá, năng lượng hạt nhân?
    Cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ 2 (sau chiến tranh Iran ?" Irak) đã khiến cho nhiều nước muốn ổn định giá cả và kìm hãm sự cạn kiệt các nguồn dầu mỏ trên thế giới. Câu lạc bộ Roma, vào năm 1972, đã cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nếu chỉ dựa hoàn toàn vào dầu lửa.
    Như vậy, sau hai cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan đến dầu mỏ, người ta mới nghĩ đến việc cần phải hãm lại việc khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên dầu mỏ trên thế giới. Đồng thời, các quốc gia cũng phải phát triển và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế.
    Pháp hiện nay đã dựa chủ yếu vào nguồn năng lượng hạt nhân. Ở biển Bắc, Mêxicô, Angola, Alaska, nhiều mỏ dầu mới cũng bắt đầu đi vào khai thác. Nếu như vậy thì OPEC cũng khó có thể gây ảnh hưởng nhiều và Mỹ sẽ vẫn giành chiến thắng trong cuộc chiến dầu lửa.
  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Dầu lửa và chiến tranh
    Chiến tranh dầu lửa hiện nay
    Vào thời kì cuối chiến tranh lạnh, Liên Xô đã tìm cách thâm nhập Đông Phi, Yemen và Afghanistan để có thể kiểm soát các con đường dầu mỏ. Điều đó sẽ giúp cho Liên Xô có được nhiều thuận lợi trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Nhưng kết thúc chiến tranh lạnh là sự sụp đổ của nhà nước Xô Viết.
    Sản xuất của nước Nga sau này chỉ bằng một nửa Liên Xô, nguyên nhân một phần do Nga còn bám riết Tchetchenie. Với nước Nga hiện nay cần phải có thời gian để khôi phục lại sức mạnh. Nga đã có tiếng nói nhất định và đang dần khôi phục được địa vị của một cường quốc trên bản đồ địa chính trị thế giới. Điều này đạt được có đóng góp một phần không nhỏ của các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt, bởi hiện nay châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Nga về mặt này.
    Trung Quốc là một nước đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức trên 11 %, nhưng cũng mới chỉ là đối thủ tiềm tàng của Mỹ trong tương lai. Để đảm bảo cho sự phát triển của mình, Trung Quốc hiện đang khát dầu hơn bao giờ hết. Còn Châu Âu, đây là cường quốc về kinh tế nhưng lại thấp kém về mặt quân sự.
    Chính trong bối cảnh thế giới như vậy mà Mỹ đã muốn áp đặt sự thống trị của mình, nhân danh tự do, dân chủ và nhân quyền, mà che giấu sau đó là những âm mưu, toan tính cho những lợi ích riêng của mình. Mỹ luôn muốn xây dựng một thế giới đơn cực, và mục tiêu trước hết để đạt được điều đó là phải nắm giữ những vị trí chiến lược quan trọng cùng các mỏ dầu lớn của thế giới.
    Năm 1991, cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần 1 đã làm kiệt quệ hoàn toàn đất nước Irak; và 13 năm sau, Tổng thống Bush, bất chấp quan điểm của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, quyết định tấn công lật đổ Saddam Hussein. Ngay trong lòng nước Mỹ, các cuộc biểu tình với biểu ngữ ?oHãy chấm dứt chiến tranh vì dầu mỏ?(No war for oil) vẫn nổ ra.
    Các lý do để bào chữa cho cuộc chiến còn gây rất nhiều tranh luận?Đằng sau cuộc chiến chống khủng bố do chính quyền Bush phát động, người ta tự hỏi liệu còn nguyên nhân nào nữa khiến Mỹ phải đầu tư quá nhiều tiền của và con người cho một ?ovũng lầy? ở Irak nếu không phải là dầu mỏ?
    Tuy nhiên, với bối cảnh hiện nay, Mỹ không dễ dàng để đạt được điều đó, bởi xu thế một thế giới đa cực đang dần hình thành và không dễ gì để xoay chiều. Chúng ta có thể thấy điều đó rõ hơn quan cuộc chiến giữa Nga và Grudia xung quanh vấn đề Nam Osetia và quan hệ Nga - EU.
    Một khi lợi ích bị xâm phạm, Nga sẽ không thể tiếp tục để cho Mỹ tiếp cận tới các vùng ảnh hưởng của mình. Và hơn bao giờ hết, Nga vẫn nắm giữ nhiều lợi thế, về ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế thế giới và cả các nguồn dầu mỏ, khí đốt cung cấp cho châu Âu?


    (Theo VIT-Tuanvietnam)
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Ai vượt ?oranh giới đỏ??
    Lời tuyên bố của Tổ chức hợp tác Bắc Đại Tây Dương (NATO) ?okhông thể tiếp tục mối quan hệ bình thường? với Nga, cùng với việc Ngoại trưởng Mỹ R.Rai-xơ vừa ký với người đồng cấp Ba Lan hiệp định triển khai 10 tên lửa đánh chặn tại Ba Lan lại đặt quan hệ Nga ?" NATO vào một giai đoạn nhạy cảm.
    [​IMG]
    Tổng thư ký NATO Jaap de Hoop Scheffer. Ảnh: AP.

    Những năm 90 của thế kỷ trước, thời kỳ nước Nga (quốc gia thừa kế của Liên Xô) rối loạn bởi khó khăn trong nước, Mỹ đã có thời cơ thuận lợi để cho sự ra đời của trật tự thế giới mới theo kiểu đơn cực, sẵn sàng áp đặt để bảo đảm sự độc tôn quyền lực và lợi ích. Hành động đơn phương đã trở thành chính sách chủ đạo của Oa-sinh-tơn. Khi ?ogấu Nga? thức giấc vào đầu thế kỷ 21, chính sách kiềm chế ảnh hưởng của Nga vẫn được các nhà hoạch định chính sách tại Oa-sinh-tơn chú ý.
    Không chấp nhận thân phận ?ochiếu dưới?, nhưng Nga luôn phản ứng kìm chế để tránh rơi vào một cuộc đối đầu nguy hiểm. Nhiều lần Nga đã khẳng định không muốn chống lại bất kỳ ai và chỉ mong muốn đóng vai trò cân bằng trong công việc toàn cầu một cách tích cực. Mát-xcơ-va vẫn luôn thể hiện sự tôn trọng những ?oranh giới đỏ? vốn ngầm được xác lập sau khi ?ochiến tranh lạnh? kết thúc.
    Tuy nhiên, Nga càng nhẫn nhịn thì lại càng bị lấn tới. Phớt lờ lời cảnh báo của Mát-xcơ-va, NATO, đứng đầu là Mỹ, đang mấp mé bước qua lằn ranh, như cố tình đẩy Nga vào một cuộc đối đầu bất đắc dĩ. Khi các cuộc ?ocách mạng sắc màu? nổ ra, Crem-li vạch rõ đó là âm mưu thu hẹp không gian ảnh hưởng của Nga tại các nước Liên Xô trước đây. Mát-xcơ-va đã tố cáo NATO hành động trái với những cam kết phương Tây đã đưa ra và vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) khi triển khai kế hoạch ?oĐông tiến?. Bất chấp mọi lời phản đối và thậm chí cả lời đề nghị hợp tác, Mỹ nhất quyết đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) tại châu Âu như ?ongọn giáo? hạt nhân gí vào yết hầu nước Nga. Bỏ qua mọi cảnh báo, Mỹ và phương Tây vẫn rắp tâm thực hiện bằng được kịch bản độc lập cho Cô-xô-vô.
    Như một lẽ sinh tồn tự nhiên, Mát-xcơ-va đã lên tiếng cảnh báo rằng không ai được vượt qua ?oranh giới đỏ?, bởi đó là giới hạn cuối cùng có thể ảnh hưởng tới an ninh. Gần một thập kỷ phục hồi nền kinh tế, Nga có đủ khả năng để đáp trả bất cứ đối thủ nào có hành động đe dọa an ninh của mình. Mát-xcơ-va không thể cứ mãi ngồi im chấp nhận lợi ích của dân tộc, an ninh của quốc gia chịu sự chi phối của nước khác. Nga đã cắm cờ ở đáy biển Bắc Cực để khẳng định chủ quyền, tuyên bố đình chỉ thực hiện CFE. Quân đội Nga đã cùng các thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, tuyên bố sẽ đưa hải quân trở lại Địa Trung Hải, đưa máy bay ném bom chiến lược bay tuần tiễu trở lại, khởi động chương trình phòng không quy mô lớn. Mát-xcơ-va đang dự tính mở lại các căn cứ quân sự tại nước ngoài. Crem-li cũng đã chứng tỏ rằng, những lời cảnh báo của mình không phải là nói suông khi nhanh chóng dập tắt cuộc tấn công quân sự của Gru-di-a (nước đang được Mỹ ủng hộ gia nhập NATO) vào Nam Ô-xê-ti-a.
    Mặc dù vậy, tránh đối đầu là sợi chỉ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Nga. Do đó, Mát-xcơ-va luôn thể hiện mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Nam Ô-xê-ti-a. Trước hội nghị khẩn cấp của NATO về xung đột giữa Nga và Gru-di-a, Mát-xcơ-va còn thể hiện thiện chí khi bày tỏ hy vọng NATO sẽ đưa ra một quyết định cân bằng, có trách nhiệm. Tuy nhiên, phản ứng từ phía NATO lại là những lời cảnh báo đầy cứng rắn.
    Với cách hành xử như hiện tại, sẵn sàng bước qua những ?oranh giới đỏ? nhạy cảm, NATO có thể sẽ đẩy mối quan hệ với Nga trở về thời ?ochiến tranh lạnh?. Ai cũng rõ điều này nguy hại tới hòa bình thế giới ra sao.
    BẢO TRUNG

  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 24/09/2008, 02:01 (GMT + 7)
    Việt Nam quan tâm gia nhập Pacific 4
    Theo thông báo mới đây của Ngoại trưởng Chi-lê A-lê-han-đrô Phốc-lây (Alejandro Foxley), Việt Nam là một trong nhiều nước đang quan tâm đến việc gia nhập Tổ chức đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, một tổ chức thúc đẩy thương mại tự do được biết với cái tên Pacific 4 (P4) - tập hợp Chi-lê, Xinh-ga-po, Niu Di-lân và Bru-nây.
    Phóng viên TTXVN tại Bu-ê-nốt Ai-rết (Buenos Aires, Ác-hen-ti-na) dẫn báo "El Mercurio" của Chi-lê cho biết tại cuộc họp ở Niu Y-oóc (New York, Mỹ) nhân khởi động các cuộc thương lượng để Mỹ gia nhập P4, Ngoại trưởng Phốc-lây khẳng định trong bối cảnh Vòng đàm phán Đô-ha thất bại và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ít tiến triển trong việc thành lập khu vực thương mại tự do, P4 đã mời các nước khác tham gia tổ chức này. Ông cho rằng việc Mỹ gia nhập tổ chức này sẽ thúc đẩy các quốc gia khác ở châu Á và Mỹ La-tinh tham gia sáng kiến hội nhập kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương này.
    Ông Phốc-lây khẳng định Chi-lê đã bàn việc mở rộng P4 với Pê-ru và Cô-lôm-bi-a và cả hai nước này đều bày tỏ sự quan tâm tham gia. Trong khi đó, Ngoại trưởng Xinh-ga-po đã đặt vấn đề với Việt Nam và Ngoại trưởng Niu Di-lân đã làm việc với đại diện của Ô-xtrây-li-a. Người đứng đầu ngành ngoại giao Chi-lê hi vọng với sự tham gia của Mỹ, P4- được thành lập năm 2005 - sẽ sớm trở thành P5, và trong tương lai sẽ trở thành P10 hoặc P25.
    TTXVN

  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga, Cuba và Venezuela thương lượng dùng chung vệ tinh
    17:03'' 24/09/2008 (GMT+7)
    Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) hôm 23/9 cho biết nước này đang thương lượng với Cuba và Venezuela về việc sử dụng chung các vệ tinh định vị Glonass của Nga.
    [​IMG]
    Glonass tương đương với Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
    Phát biểu trước các phóng viên tại Moscow, Anatoly Perminov - lãnh đạo Roscosmos tuyên bố: "Tôi vừa trở về sau một chuyến thăm và làm việc ở Cuba. Họ rất quan tâm đến triển vọng hợp tác với chúng ta về việc sử dụng hệ thống Glonass, vốn sẽ phủ sóng toàn cầu vào năm 2010".
    Ông Perminov nói thêm rằng Moscow và La Havana đang xúc tiến một thỏa thuận hợp tác hàng không vũ trụ và đã xem xét các cách thức sử dụng chung những vệ tinh viễn thám.
    Trước đây, Nga cũng từng công bố ý định chia sẻ công nghệ vũ trụ với Cuba. Hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng một trung tâm vũ trụ tại quốc gia Nam Mỹ này.
    Ông Perminov tiết lộ thêm rằng, Nga cũng muốn đặt nhiều cơ sở liên lạc vũ trụ trên mặt đất tại Venezuela nhưng nhấn mạnh các cơ sở này không phục vụ mục đích quân sự.
    Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Glonass của Nga hiện tương đương với Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, vốn được thiết kế để sử dụng cho cả mục địch quân sự và dân sự. Nga đang có kế hoạch phóng thêm 6 vệ tinh nữa trong vòng 3 tháng tới để bổ sung thêm cho Glonass.
    Theo Viện nghiên cứu chế tạo máy trung tâm Nga, hệ thống Glonass hiện có 16 vệ tinh, với 13 chiếc đang hoạt động trong quỹ đạo, 2 chiếc đang trong tình trạng bảo trì còn 1 chiếc dự kiến sẽ được rút khỏi quỹ đạo.
    Trước đó, lãnh đạo Roscosmos từng cho hay số lượng vệ tinh Glonass sẽ được tăng lên tới 30 chiếc vào năm 2011.
    Moscow đã phân bổ tổng cộng 9,9 tỉ Rúp (khoảng 400 triệu USD) từ ngân sách liên bang cho việc phát triển hệ thống Glonass vào năm 2007 và 4,7 tỉ Rúp (190 triệu USD) hồi năm 2006.
    Hôm 12/9, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã kí một chỉ thị, yêu cầu chi thêm 2,6 tỉ USD cho việc mở rộng hệ thống Glonass.
    Thanh Bình (Theo RIA Novosti)

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Gruzia kêu gọi tái hợp lãnh thổ trong hòa bình

    Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili kêu gọi Liên Hợp Quốc không công nhận độc lập hai vùng ly khai Abkhazia và Nam Ossetia, đồng thời đề xuất tiến trình tái hợp các vùng lãnh thổ của nước này.
    "Chúng ta cần tuân thủ chính sách không công nhận độc lập hai tỉnh ly khai của Gruzia và thiết lập quy trình đầy đủ tại Liên Hợp Quốc, để giải quyết cuộc xung đột bằng các biện pháp hòa bình, nhằm tái hợp nhất lãnh thổ Gruzia", ông Saakashvili phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm qua.
    Tổng thống Gruzia cũng hoanh nghênh ý tưởng tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguyên nhân và hậu quả xung đột tại Nam Ossetia, đồng thời kêu gọi các bên quan tâm theo dõi thỏa thuận ngừng bắn tại khu vực này. Ông cáo buộc Nga xâm lược Gruzia trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày hồi tháng 8 và cho rằng, Matxcơva xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia khi công nhận độc lập của hai vùng ly khai.
    Trước đó hôm 7/9, tổng thống Gruzia tuyên bố sẽ lấy lại hai vùng đất Abkhazia và Nam Ossetia với sự trợ giúp của "phần còn lại của thế giới". Ông nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là sự tái thống nhất trong hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia".
    Cũng tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm qua, Tổng thống Mỹ George Bush cáo buộc Nga vi phạm hiến chương Liên Hợp Quốc khi đưa quân vào Gruzia, đồng thời khẳng định Washington sẽ tiếp tục ủng hộ Tbilisi. Tổng thống sắp mãn nhiệm còn tuyên bố Washington sẽ phối hợp với các đồng minh NATO và với Liên minh châu Âu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia.
    Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia hôm 26/8, giữa lúc căng thẳng với phương Tây leo thang. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố đó không phải là lựa chọn dễ dàng nhưng là cơ hội duy nhất để cứu vớt cuộc sống của người dân hai vùng đất này. Sau đó Nga ký hiệp ước với hai khu vực ly khai, trong đó cam kết Nga sẽ bảo vệ họ trước bất kỳ hành động tấn công nào từ Gruzia.
    Đa số người dân tại Nam Ossetia được cấp hộ chiếu Nga. Do đó, khi Nga đưa quân tới đây để đẩy lui cuộc tấn công của quân Gruzia hôm 8/8, ông Medvedev tuyên bố: "Theo hiến pháp và luật pháp liên bang, với tư cách là tổng thống Liên bang Nga, tôi có nghĩa vụ bảo vệ mạng sống và phẩm giá của các công dân Nga, dù họ đang ở nơi nào đi nữa. Những kẻ có tội sẽ bị trừng phạt một cách đích đáng".
    Ông chủ Điện Kremlin còn nhấn mạnh: "Mọi người đều biết rõ nước Nga đã và đang hiện diện tại lãnh thổ của Gruzia trên các cơ sở hoàn toàn hợp pháp và thực thi sứ mệnh gìn giữ hòa bình của mình theo những thoả thuận quốc tế đã đạt được. Chúng tôi trước sau như một cho rằng, nhiệm vụ chính của chúng tôi là duy trì hoà bình. Về mặt lịch sử Nga đã và vẫn sẽ là nước bảo đảm an ninh cho các dân tộc Kavkaz".
    Ngọc Sơn (theo Ria Novosti)
  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Afghanistan đề nghị lập đội đặc nhiệm chung với Pakistan
    24/09/2008 -- 2:49 PM
    Hà Nội (TTXVN) - Afghanistan và Pakistan đang thảo luận khả năng thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung cùng với sự tham gia của liên quân do Mỹ cầm đầu tại Afghanistan, để chống lại các phần tử khủng bố Al Qaeda và Taliban đang ẩn náu dọc khu vực biên giới hai nước.
    Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Washington để thảo luận khả năng tăng gấp đôi quy mô của quân đội Afghanistan, Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Abdul Rahim Wardak khẳng định "Afghanistan và Pakistan sẽ có một lực lượng đặc nhiệm chung, có thể tác chiến ở cả hai bên biên giới". Theo Bộ trưởng Wardak, Chính phủ Afghanistan đã thảo luận vấn đề này với các quan chức Pakistan trong vài tuần qua.
    Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Wood cho biết Washington đang nghiên cứu đề nghị của Afghanistan về việc mời Mỹ tham gia lực lượng đặc nhiệm trên. Phát biểu với báo giới tại Washington, ông Wood khẳng định Mỹ rất quan tâm đến đề nghị của Afghanistan và sẽ tiến hành phân tích kỹ đề nghị này để đưa ra quyết định cuối cùng.
    Trong khi đó, một số quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ý tưởng thành lập lực lượng đặc nhiệm chung đã từng bị Pakistan từ chối do Islamabad quan ngại về vấn đề chủ quyền lãnh thổ./.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này