1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    Nga, Cuba và Venezuela thương lượng dùng chung vệ tinh
    Người đứng đầu Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) hôm 23/9 cho biết nước này đang thương lượng với Cuba và Venezuela về việc sử dụng chung các vệ tinh định vị Glonass của Nga.
    Glonass tương đương với Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
    Phát biểu trước các phóng viên tại Moscow, Anatoly Perminov - lãnh đạo Roscosmos tuyên bố: "Tôi vừa trở về sau một chuyến thăm và làm việc ở Cuba. Họ rất quan tâm đến triển vọng hợp tác với chúng ta về việc sử dụng hệ thống Glonass, vốn sẽ phủ sóng toàn cầu vào năm 2010".
    Ông Perminov nói thêm rằng Moscow và La Havana đang xúc tiến một thỏa thuận hợp tác hàng không vũ trụ và đã xem xét các cách thức sử dụng chung những vệ tinh viễn thám.
    Trước đây, Nga cũng từng công bố ý định chia sẻ công nghệ vũ trụ với Cuba. Hai bên đã bắt đầu đàm phán về việc xây dựng một trung tâm vũ trụ tại quốc gia Nam Mỹ này.
    Ông Perminov tiết lộ thêm rằng, Nga cũng muốn đặt nhiều cơ sở liên lạc vũ trụ trên mặt đất tại Venezuela nhưng nhấn mạnh các cơ sở này không phục vụ mục đích quân sự.
    Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Glonass của Nga hiện tương đương với Hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, vốn được thiết kế để sử dụng cho cả mục địch quân sự và dân sự. Nga đang có kế hoạch phóng thêm 6 vệ tinh nữa trong vòng 3 tháng tới để bổ sung thêm cho Glonass.
    Theo Viện nghiên cứu chế tạo máy trung tâm Nga, hệ thống Glonass hiện có 16 vệ tinh, với 13 chiếc đang hoạt động trong quỹ đạo, 2 chiếc đang trong tình trạng bảo trì còn 1 chiếc dự kiến sẽ được rút khỏi quỹ đạo.
    Trước đó, lãnh đạo Roscosmos từng cho hay số lượng vệ tinh Glonass sẽ được tăng lên tới 30 chiếc vào năm 2011.
    Moscow đã phân bổ tổng cộng 9,9 tỉ Rúp (khoảng 400 triệu USD) từ ngân sách liên bang cho việc phát triển hệ thống Glonass vào năm 2007 và 4,7 tỉ Rúp (190 triệu USD) hồi năm 2006.
    Hôm 12/9, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã kí một chỉ thị, yêu cầu chi thêm 2,6 tỉ USD cho việc mở rộng hệ thống Glonass.
    (Theo RIA Novosti)
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 11:15 ngày 24-09-2008

    Tổng thống Nga D.Medvedev thăm Kazakhstan
    --------------------------------------------------------------------------------
    ND - Theo ITAR-TASS và RIA-Novosti, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Kazakhstan, ngày 22-9, Tổng thống Nga D.Medvedev và Tổng thống Kazakhstan N.Nazarbayev đã hội đàm thảo luận các chủ đề.
    Đó là các chủ đề: tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại và tài chính, phối hợp bảo vệ biên giới, phối hợp hành động trên trường quốc tế và tăng cường liên kết trong khuôn khổ các tổ chức khu vực như Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng kinh tế Á-Âu, v.v.
    Tham dự Diễn đàn các nhà lãnh đạo khu vực biên giới Nga và Kazakhstan, Tổng thống hai nước đều bày tỏ ủng hộ ý tưởng mở rộng khuôn khổ diễn đàn hợp tác biên phòng nói trên thành một diễn đàn liên khu vực, cho phép tăng cường sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa các địa phương của hai nước.
    Năm 2007, kim ngạch thương mại giữa Nga và Kazakhstan đạt 16,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2006, và trong sáu tháng đầu năm nay đạt 9,6 tỷ USD, tăng 27%.

  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 00:47 ngày 24-09-2008

    Mỹ và Trung Quốc lo ngại về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
    --------------------------------------------------------------------------------
    ND - Theo tin nước ngoài, Nhà Trắng cho biết, trong cuộc điện đàm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào và Tổng thống Mỹ G.Bush, hai bên bày tỏ lo ngại đối với tuyên bố mới nhất của CHDCND Triều Tiên về kế hoạch khôi phục các cơ sở hạt nhân tại tổ hợp Dông Piên trở lại trạng thái ban đầu.
    Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng nối lại tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
    Ngày 22-9, CHDCND Triều Tiên đã yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) tháo bỏ kẹp chì và camera giám sát của IAEA tại tổ hợp hạt nhân Dông Piên.
    Bình Nhưỡng tuyên bố, bắt đầu các thao tác chuẩn bị cho việc tái khởi động tổ hợp Dông Piên, vì Mỹ không đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.
    Ông Ch.Hill, nhà thương lượng chính của Mỹ trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, cho rằng, chưa có mối nguy trước mắt về việc CHDCND Triều Tiên khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Dông Piên. Bất cứ sự khởi động lại nào của cơ sở tái chế ở Dông Piên cũng đòi hỏi sự thử nghiệm phức tạp và có thể kéo dài hàng tháng. Ông nhấn mạnh, Mỹ coi tuyên bố trên của Triều Tiên là "vấn đề nghiêm túc" và thừa nhận những hành động gần đây của Bình Nhưỡng là một phần "gai góc" trong tiến trình thương lượng vốn hết sức khó khăn về giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
    * Chính phủ Hàn Quốc đã chấp thuận cho thêm hai tổ chức xã hội, tôn giáo nữa tới thăm Thủ đô Bình Nhưỡng của CHDCND Triều Tiên. Ðây là lần đầu tổ chức không liên quan đến hoạt động cứu trợ của Hàn Quốc được đến Bình Nhưỡng.

  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 11:15 ngày 24-09-2008

    Indonesia đối phó phong trào ly khai
    --------------------------------------------------------------------------------
    ND - Theo Reuters, ngày 23-9, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ 18 người tại tỉnh Papua, phía đông nước này, vì đã tham gia giương lá cờ của phong trào ly khai trong một cuộc tuần hành.
    Cảnh sát Indonesia cho biết, lá cờ Ngôi sao buổi sáng, biểu tượng của Phong trào Papua tự do (OPM) đã bị cấm tại tỉnh Papua.
    Tại Papua, phong trào ly khai đòi tách tỉnh này khỏi Indonesia đã nổi lên từ gần 40 năm nay. Gần đây các hoạt động đòi ly khai tăng mạnh tại tỉnh này.
    Cuối tuần qua, khoảng một nghìn người đã tham gia cuộc biểu tình đòi tiến hành trưng cầu ý dân về việc công nhận nền độc lập của Papua. Trước đó, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại nhiều khu vực ở Papua.

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 11:22 ngày 23-09-2008

    Quân đội Sri Lanka tiêu diệt 59 tay súng LTTE
    --------------------------------------------------------------------------------
    ND - Theo Reuters, ngày 22-9, trong hai ngày qua, quân đội Sri Lanka đã mở cuộc tiến công vào căn cứ của lực lượng Những con hổ giải phóng Ta-min (LTTE) ở phía bắc nước này, tiêu diệt 59 tay súng LTTE và làm 31 tên khác bị thương. Phía quân đội chính phủ có tám binh sĩ thiệt mạng và 28 người bị thương.
    Tối 21-9, Tổng thống Sri Lanka tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ kiên quyết tiến hành cuộc tiến công để giải phóng những người dân đang sống dưới sự cai trị của phiến quân LTTE, nhằm chấm dứt cuộc nội chiến bùng phát tại nước này từ năm 1983 làm hơn 70 nghìn người chết.

  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật 17:46 ngày 24-09-2008

    Phần Lan: Nổ súng tại trường học, 10 người thiệt mạng
    --------------------------------------------------------------------------------


    NDĐT- Báo chí Phần Lan hôm qua đưa tin, một tay súng đã bắn xối xả vào các sinh viên tại một trường dạy nghề ở Kauhajoki, phía tây-nam nước này, làm 10 người thiệt mạng và hai người khác bị thương.
    Cảnh sát nhận dạng thủ phạm là Matti Juhani Saari, đang theo học làm bếp trưởng tại trường. Gây án xong, Matti Juhani Saari quay súng tự sát và chết tại bệnh viện sau đó do bị thương nặng.
    Đài phát thanh YLE dẫn lời hiệu trưởng Tapio Varmola cho biết, lúc 11 giờ, kẻ tấn công đã nổ súng vào nhóm sinh viên trong khi họ đang làm bài kiểm tra trong lớp. Có khoảng 150 sinh viên ở trong trường lúc xảy ra vụ nổ súng.
    Tháng 11 năm ngoái, một sinh viên 18 tuổi tên đã xả súng tại một trường học ở thành phố Jokela, miền nam Phần Lan, làm tám người thiệt mạng.
    Phần Lan được coi là một trong những nước có tỷ lệ người sở hữu súng cao nhất thế giới, chỉ xếp thứ ba sau Mỹ và Yemen.
    Đ.T
    Theo RIA Novosti, AFP

  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên LHQ ra khỏi cơ sở hạt nhân


    (VnMedia) ?" Bình Nhưỡng vừa trục xuất các thanh sát viên Liên Hợp Quốc ra khỏi nhà máy sản xuất plutonium của nước này đồng thời chuẩn bị khởi động tổ hợp nhà máy hạt nhân Yongbyon vào tuần tới. Đây là thông tin được chính ông Olli Heinonen, Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), cho biết ngày hôm nay (24/9).

    Ông Heinonen đã tiết lộ tại một cuộc họp kín của IAEA rằng các thanh sát viên Liên Hợp Quốc đã bị buộc phải rời cơ sở sản xuất plutonium trong tuần này.

    Trong khi đó, theo các nhà ngoại giao thân cận với IAEA cho hay, 3 thanh sát viên đã bị đuổi ra khỏi cơ sở sản xuất plutonium hiện vẫn đang giám sát các khu vực khác của tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Các nhà ngoại giao trên cũng cho biết các thanh sát viên đã bị buộc phải gỡ bỏ khoảng 100 dấu niêm phong và tháo bỏ 20-25 máy quay giám sát khỏi cơ sở này.

    Thông tin trên cũng được khẳng định bởi bà Melissa Fleming, phát ngôn viên của IAEA. "Không còn bất kỳ dấu niêm phong hay thiết bị giám sát nào được đặt tại cơ sở tái chế plutonium," bà Fleming nói.

    "CHDCND Triều Tiên đã tuyên bố, từ giờ trở đi các thanh sát viên IAEA sẽ không còn được ra vào nhà máy tái chế plutonium," bà Fleming cho biết.

    "CHDCND Triều Tiên cũng thông báo với các thanh sát viên IAEA rằng họ có kế hoạch đưa nguyên liệu hạt nhân đến nhà máy tái chế trong thời gian một tuần nữa," bà Fleming phát biểu với các phóng viên tại thủ đô Vienna.

    Trước đó hồi cuối tuần, Bình Nhưỡng đã tuyên bố nước này đang nỗ lực tái khởi động tổ hợp hạt nhân Yongbyon đã bị tháo dỡ từ tháng 11 năm ngoái theo một thoả thuận giải trừ vũ khí hạt nhân đổi viện trợ mà CHDCND Triều Tiên ký kết với 5 cường quốc khác.

    Các nhà ngoại giao phương Tây và các nhà phân tích hạt nhân cho rằng CHDCND Triều Tiên sẽ cần ít nhất nhiều tháng và có thể nhiều hơn nữa để đưa tổ hợp hạt nhân Yongbyon trở lại hoạt động như bình thường.


  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Mỹ và Iraq cảm ơn liên quân
    Ngày 24/9, bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2008, Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Iraq Jalal Talabani đã chính thức có lời cảm ơn đối với các nước có tham gia lực lượng liên quân tại Iraq suốt từ năm 2003 tới nay.
    "Thật là vinh hạnh được sát cánh bên những quốc gia bạn bè đã giúp đỡ nuôi dưỡng nền dân chủ ở quý quốc", Tổng thống Mỹ Bush nói với Tổng thống Iraq Jalal Talabani.
    "Rất nhiều người ở những quốc gia khác nhau đã có những sự hy sinh để sát cánh cùng người dân Iraq thoát khỏi chế độ độc tài để trở thành một ví dụ điển hình về nền dân chủ mới cho thế giới noi theo", Tổng thống Mỹ Bush nói thêm.
    "Tôi muốn cảm ơn những ai đã cùng chúng tôi giải quyết những vấn đề trên, chia sẻ tầm nhìn và thể hiện lòng can đảm vì một mục tiêu chung cao đẹp", Tổng thống Mỹ Bush nói.
    Về phần mình, Tổng thống Iraq Jalal Talabani cũng đã chính thức có lời cảm ơn đối với các nước có tham gia lực lượng liên quân tại Iraq suốt từ năm 2003 tới nay.
    "Tôi ở đây, thay mặt người dân Iraq để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và đánh giá cao nhất đối với tất cả những quốc gia bạn bè đã giúp đỡ người dân Iraq thoát khỏi chế độ độc tài", ông Talabani phát biểu.
    "Tất nhiên, các quốc gia đáng kính này đã có những sự hy sinh để sát cánh cùng người dân Iraq thoát khỏi chế độ độc tài. Do vậy, thay mặt người dân Iraq, tôi muốn bày tỏ sự chia buồn và cảm thông sâu sắc đối với những người đã hy sinh mạng sống của mình để chiến đấu cho sự nghiệp phát huy và bảo vệ tự do và dân chủ", ông Talabani nhấn mạnh.
    Trên thực tế, các nước tham gia liên quân mà đặc biệt là Mỹ, đã chịu những tổn thất rất nặng nề, đặc biệt là những sinh mạng quân sỹ nước mình.
    Theo thống kê của hãng thông tấn Mỹ AP thì tính tới ngày 18/9 thì số lính Mỹ thiệt mạng tại Iraq đã lên tới 4.168, kể từ khi cuộc chiến tranh Iraq do Mỹ khởi xướng bắt đầu từ tháng 3/2003.

    Lính Mỹ tại Iraq. (Ảnh AFP)
    Trong số thiệt mạng kể trên thì có ít nhất 3.377 nhân viên quân sự Mỹ bị giết do những hành động trả thù hoặc tấn công có chủ ý từ phía quân nổi dậy Iraq.
    Con số thống kê nói trên của AP nhiều hơn 6 mạng so với thống kê chính thức của Lầu Năm Góc, cũng cập nhật thì tính tới ngày 18/9.
    Dù là tính theo cách nào thì con số thương vong ngày càng tăng như trên cũng làm dân Mỹ giận dữ hơn với cuộc chiến Iraq và tăng sức ép rút quân sớm lên chính phủ Mỹ.
    Hiện còn khoảng 146.000 lính Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tại Iraq.
    Nhật Vy (Theo AP, CNN, Reutes)
  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Iran muốn thành lập một uỷ ban quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân

    (VnMedia) - Hôm qua 23/9, trong một bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ), Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad cho rằng nên thành lập một uỷ ban quốc tế để giám sát quá trình giải trừ hạt nhân của tất cả các cường quốc có sở hữu vũ khí nguyên tử trên thế giới.

    Đề cập tới Mỹ, ông nói ?omột trong những nước trên là thủ phạm của thảm hoạ Hiroshima và Nagasaki. Và hiện nay họ vẫn đang tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân chết người thế hệ mới cũng như đang sở hữu các kho hạt nhân mà thanh sát viên quốc tế không thể tiếp cận?.

    Bởi vậy, Tổng thống Iran đã kêu gọi thành lập một uỷ ban quốc tế, đại diện cho các quốc gia độc lập nhằm giám sát các hoạt động giải trừ vũ khí nguy hiểm của các cường quốc hạt nhân. Ông cũng yêu cầu IAEA phải thông báo cho cộng đồng quốc tế về kết quả kiểm định tiến trình phi hạt nhân hoá của các quốc gia này.
    Ông cũng cho biết Iran đã hợp tác chặt chẽ với các thanh sát viên hạt nhân của Liên Hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhưng ?omột số nước vẫn đang cố tình đàn áp và cản trở tiến trình phát triển hạt nhân hoà bình của Iran thông qua những sức ép về chính trị và kinh tế đối với cả nước Cộng hoà Hồi giáo này và IAEA".
    Ông Ahmadinejad tuyên bố Iran sẽ không đáp ứng những yêu cầu của phương Tây buộc Iran phải ngừng chương trình hạt nhân của mình vì chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hoà bình, đó là sản xuất điện năng. Tuy nhiên, ông cho biết Iran luôn mở rộng đối thoại.

    Ông nói: ?oTehran luôn sẵn sàng đối thoại, tuy nhiên, chúng tôi đã và sẽ không bao giờ đáp ứng những yêu cầu vô lý?.

    Được biết, ngày mai 25/9, ngoại trưởng 6 cường quốc tham dự vòng đàm phán về hạt nhân với Iran bao gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh và Đức sẽ có cuộc hội đàm bên lề ĐHĐ LHQ.


  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Vụ bê bối gián điệp tai tiếng nhất trong lịch sử Estonia
    (Dân trí) - Ngày 21/9, Herman Simm, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, cùng vợ đã bị bắt giam do những cáo buộc liên quan đến hoạt động gián điệp cho nước ngoài.
    Theo nguồn tin từ Viện Công tố Estonia, Herman Simm là cựu Giám đốc Cơ quan An ninh thuộc Bộ Quốc phòng, bị nghi ngờ đã "thu thập trái phép các thông tin tuyệt mật và chuyển chúng cho quốc gia khác? trong thời gian dài, còn bà vợ Heete Simm, hiện đang là luật sư, bị cáo buộc là đã tiếp tay cho chồng trong các hoạt động gián điệp. Trong lịch sử hiện đại của Estonia, đây được coi là vụ bê bối đầu tiên liên quan đến tội phản quốc.

    Vụ bê bối này ngày càng trở lên ầm ĩ bởi Herman Simm không chỉ đơn thuần là một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, mà còn là người chịu trách nhiệm bảo vệ các bí mật quốc gia. Sự việc nghiêm trọng đến nỗi Viện Công tố, Cảnh sát an ninh, Cục thông tin (Cơ quan tình báo đối ngoại Estonia) và Bộ Quốc phòng cùng nhảy vào cuộc để tiến hành điều tra.

    Được biết, người đàn ông 61 tuổi này đã làm việc cho Bộ Quốc phòng Estonia từ năm 1995 đến năm 2006. Năm 1995, Herman Simm giữa chức trưởng phòng phân tích thông tin, sau đó, năm 2001, ông là Giám đốc Cơ quan An ninh - chịu trách nhiệm bảo vệ các bí mật quốc gia ngay trong Bộ Quốc phòng. Trên cương vị này, Simm được phép tiếp cận tất cả các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

    Trong thời gian từ năm 2001-2006, Simm thường xuyên đi công tác nước ngoài với tư cách là Trưởng đoàn đại biểu của Estonia tham gia đàm phán về việc ký kết các thỏa thuận bảo vệ thông tin bí mật với các quốc gia thành viên NATO và EU. Do đó, những tổn thất mà Herman Simm đã gây ra đối với nền an ninh của Estonia cũng như của NATO và EU là không nhỏ.

    Hơn thế nữa, người này cũng tham gia vào việc xây dựng hệ thống bảo vệ thông tin trong khối NATO và EU. Vào tháng 6/2003, theo chỉ thị đặc biệt của thủ tướng Estonia lúc bấy giờ là ông Juhana Parts, Herman Simm được cấp hộ chiếu ngoại giao và được phép mang theo người các tài liệu tuyệt mật.

    Sau khi về nghỉ hưu vào tháng 11/2006, Herman Simm vẫn được mời làm việc cho Bộ Quốc phòng với tư cách là cố vấn an ninh và vẫn được phép tiếp cận các thông tin bí mật của cơ quan này.

    Phản ứng trước vụ bê bối đầy tai tiếng này, Thủ tướng Estonia, Andrus Ansip, đã gọi đây là hành động ?okhông thể chấp nhận được?, còn Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Jaak Aviksoo, thì coi đây là ?otrường hợp rất đáng tiếc?. Jaak Aviksoo cũng nói thêm rằng, thực tế cho thấy ngay cả những nước lớn cũng khó có thể tránh khỏi những trường hợp tương tự như thế này. Ông khẳng định, việc cần phải làm ngay trước mắt là nhanh chóng xác định rõ mức độ thiệt hại cũng như có những biện pháp thật sự hữu hiệu tránh để xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự một lần nữa.

    Nếu như bị kết án vì tội phản quốc, rất có thể Herman Simm sẽ bị kết án từ 3 đến 15 năm tù giam.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này