1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Máy bay do thám Mỹ bị rơi ở Pakistan

    Máy bay do thám được NATO sử dụng rộng rãi ở Afghanistan.
    (Dân trí) - Quân đội Pakistan cho biết vừa phát hiện xác một máy bay do thám được cho là của Mỹ bị đâm ở khu vực gần biên giới với Afghanistan nhưng từ chối xác nhận đã bắn hạ nó.
    Trong khi đó, ba quan chức tình báo của Pakistan nói quân đội và các thành viên bộ lạc đã bắn hạ chiếc máy bay vào đêm ngày thứ 3 gần Jalal Khel, ngôi làng nằm trong vùng Nam Waziristan của Pakistan.

    Các quan chức Mỹ không xác nhận chuyện bị mất máy bay do thám, vốn được sử dụng để thu thập tin tức tình báo và bắn tên lửa vào các căn cứ của Taliban và Al-Qaeda tại vành đai biên giới của Pakistan.

    Tuy nhiên, một tuyên bố của quân đội Pakistan hôm nay cho biết, các lực lượng an ninh nước này đã tìm thấy chiếc máy bay do thám bị đâm. Sự cố kỹ thuật có vẻ như là nguyên nhân khiến máy bay rơi và quân đội Pakistan đang tiếp tục điều tra.

    Tuyên bố trên cũng không nói rõ máy bay trên là của nước nào nhưng các quan chức an ninh cho biết, họ chắc chắn đó là máy bay của Mỹ.

    Thông tin trên xuất hiện vào thời điểm căng thẳng giữa Washington và Islamabad đang gia tăng do các cuộc tấn công bất ngờ của Mỹ tại khu vực biên giới của Pakistan với Afghanistan.

    Các lãnh đạo Pakistan đã lên án các chiến dịch của Mỹ tại khu vực này, đặc biệt là cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Nam Waziristan hôm 3/9 vừa qua. Theo các nguồn tin của Pakistan, chiến dịch đã khiến 20 người thiệt mạng, trong đó có phụ nữ và trẻ em.

    Báo chí Mỹ gần đây đưa tin, Tổng thống Bush đã bí mật cho phép các lực lượng đặc biệt của Mỹ tiến hành các chiến dịch quân sự bên trong lãnh thổ Pakistan mà không cần sự cho phép của các nhà chức trách nước này.

    Pakistan tuyên bố sẽ bảo vệ "bằng mọi giá" chủ quyền của đất nước. Người dân địa phương và các quan chức an ninh Pakistan tuần này cho hay, quân đội chính phủ gần đây đã chĩa vũ khí vào các trực thăng của Mỹ, buộc máy bay phải quay trở lại Afghanistan. Phía Mỹ đã phủ nhận thông tin này.

    VTH
    Theo AP, Reuters, Ria

  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Ngoại trưởng Nga, Mỹ sẽ có ?ocuộc đối đầu căng thẳng?


    (VnMedia) ?" Hôm nay (24/9), Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice dự kiến sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Đây được xem là một ?ocuộc đối đầu căng thẳng? sau khi Moscow đưa quân vào đáp trả cuộc tấn công của Gruzia vào Nam Ossetia hồi tháng trước.

    ?oRõ ràng chúng tôi đang trải qua một giai đoạn ghập ghềnh, đầy chông gai trong quan hệ với Nga," một quan chức Mỹ phát biểu trước thềm cuộc ?ođối đầu? giữa bà Rice và ông Lavrov bên lề cuộc họp thường niên lần thứ 63 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

    Theo người phát ngôn của bà Rice, các cuộc hội đàm trong chiều nay giữa bà với Ngoại trưởng Nga sẽ tập trung vào vấn đề hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên nhưng bà Rice cũng sẽ đề cập đến các hành động quân sự của Nga ở Gruzia, một nhân tố chính đang đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

    Các quan chức Mỹ cho biết, trong cuộc gặp này, bà Rice dự định sẽ vừa thuyết phục Ngoại trưởng Lavrov thực hiện cái mà bà gọi là nghĩa vụ quốc tế của Nga đối với Iran vừa nỗ lực thúc đẩy Nga tuân theo các cam kết trong thoả thuận đình chiến do Pháp làm trung gian về vấn đề Gruzia. Theo thoả thuận này, các lực lượng của Nga sẽ phải rút khỏi ?ocác khu vực an ninh? gần Nam Ossetia và Abkhazia trước ngày 10/10.

    Mối quan hệ không mấy dễ chịu giữa bà Rice với ông Lavrov đã từng được phơi bày tại nhiều cuộc họp quốc tế trong quá khứ. Hai vị Ngoại trưởng này từng nhiều lần ?ođấu khẩu? với nhau về vấn đề Iran và các vấn đề khác. Moscow liên tục phản đối các biện pháp trừng phạt Tehran.

    Ngoại trưởng Rice là người luôn đứng đầu trong việc làm cho mối quan hệ Nga-Mỹ xấu đi. Bà là người đứng đầu trong việc lên án Nga đưa quân vào Gruzia nhằm ngăn chặn nỗ lực của Tbilisi trong việc giành lại quyền kiểm soát khu vực Nam Ossetia.

    Trong khi lên án các hành động của Nga thì các quan chức Mỹ vẫn nói rằng Washington nhận thấy nước này cần phải hợp tác chặt chẽ với Nga trong một loạt các vấn đề toàn cầu như vấn đề hạt nhân của Iran và CHDCND Triều Tiên.

    Đáp lại, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nesterenko đã nhắc lại chỉ trích của Nga cho rằng Mỹ đang cố gắng vừa lên án Moscow kịch liệt, đòi trừng phạt Moscow vì vấn đề Gruzia nhưng lại yêu cầu Moscow hợp tác trong các vấn đề khác.

    "Nếu họ muốn trừng phạt Nga, đó là một chuyện. Nhưng nếu họ nhất trí rằng chúng ta có chung nhiều lợi ích cần cùng nhau thúc đẩy thì đó lại là một chuyện khác. Dùng theo cách nói của bà Condoleezza Rice là ''bạn không thể có cả hai cùng lúc,''" ông Nesterenko nói


  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Pháp tăng cường quân tới Afghanistan

    Thứ tư, 24 Tháng chín 2008, 06:22 GMT+7

    Theo AP, hôm 22/9, Hạ viện Pháp đã cho phép chính phủ tiếp tục thực hiện cam kết tăng cường sự hiện diện quân sự của nước này tại Afghanistan.
    [​IMG]
    Binh lính Pháp tại Afghanistan

    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã ký cam kết tăng cường thêm 100 binh sỹ tới Afghanistan trong bối cảnh vừa xảy ra một vụ tấn công đẫm máu nhằm vào lực lượng liên quân vào tháng 8 vừa qua.
    Quyết định này cho phép chính phủ tiếp tục duy trì 3.300 quân Pháp đang đồn trú tại Afghanistan trong đội hình lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu.
    Việc quyết định này được thông qua là vấn đề dễ hiểu vì hiện tại Tổng thống Nicolas Sarkozy vẫn là người nắm giữ quyền kiểm soát của cả Thượng viện và Hạ viện Pháp.
    Phe đối lập do những Người xã hội lãnh đạo đã cực lực phản đối kế hoạch mới được thông qua này và kêu gọi chính phủ Pháp nên thay thế bằng một chiến lược mới thay vì tiếp tục gửi lính Pháp tới bãi lầy Afghanistan.
    Hôm 18/8 vừa qua, 10 lính Pháp đã thiệt mạng trong một vụ mai phục của tàn quân Taliban. Đây được xem là tổn thất lớn nhất về người đối với lực lượng liên quân trong vòng 3 năm qua.
    Tu Vũ (Theo AFP)

  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Mỹ sắp triển khai ra đa phòng thủ tên lửa tại Czech
    Thứ tư, 24 Tháng chín 2008, 19:31 GMT+7

    Ria Novosti ngày 24/9 đưa tin, tại thủ đô Praha - Cộng hoà Cezch các chuyên gia quân sự Mỹ đã bắt đầu tiến hành các cuộc thảo luận bàn về vấn đề triển khai hệ thống ra đa phòng thủ tên lửa mà Mỹ sẽ triển khai trên lãnh thổ nước này.

    Thông tin trên được Bộ Quốc phòng Cộng hoà Cezch thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong ngày hôm nay 24/9.

    Đại diện Bộ Quốc phòng Cezch cho biết, nhóm chuyên gia quân sự này đang tiến hành thảo luận các bước triển khai lắp đặt hệ thống ra đa cảnh báo sớm ở nước này.

    Hôm thứ Hai vừa qua Bộ Quốc phòng Cezch cũng đã cho giới báo chí biết một văn bản liên quan đến thoả thuận giữa Mỹ và Cezch có tên Status of Forces Agreement (SOFA) được ký kết vào thứ Sáu tuần trước giữa Bộ trưởng Quốc phòng Vlasta Parkanova và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại London.

    Hệ thống ra đa cảnh báo sớm sẽ được lắp đặt tại Cezch là một phần của hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ lắp đặt 10 quả tên lửa đánh chặn tại Ba Lan để đồng bộ hoá với hệ thống rađa tại Cezch. Chương trình này ngay từ khi được khởi xướng đã vấp phải sự phản đối hết sức mạnh mẽ của Nga vì Moscow cho rằng kế hoạch của Mỹ là nhằm cô lập và đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.

    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người tiền nhiệm nay là Thủ tướng Putin cũng đã lên tiếng có cách đáp trả thích đáng.

    Bình Nguyên (Theo Ria Novosti)

  5. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Cuối cùng quân đội Mỹ đồng ý chương trình tiến tới thay thế cây M-4 vốn gây nhiều tranh cải. Điều kiện đặt ra rất thoáng, Không có bất kỳ giới hạn nào về tiêu chuẩn đạn, dạng hệ điều khiển......Tuy nhiên loại súng mới cần phải tạo bước tiến nhảy vọt so với hiện nay. Cần dể dàng lắp và sử dụng các thiệt bị phụ trợ tác chiến. Cty sản xuất cần chứng minh khả năng sản xuất nhanh , tiêu chuẩn và duy trì giá thành đúng hợp đồng. Tất cả các cty đều được quyền tham gia cạnh tranh món thầu nầy. Tin có nhiều hứa hẹn . Nhưng bao lâu?
    QH Mỹ đồng ý số tiền khổng lồ cho QP tài khoá tới. Trong đó chương trình mua mới của hải quân gồm có : 14.1 tỷ USD . Trong đó có 1 DDG-1000, one LPD-17 Amphibious Transport Dock, one Virginia Class Submarine; two Littoral Combat Ships; two T-AKE cargo ships; and one Intra-Theater Troop Transport Ship. 1 chiếc nhiều hơn so với yêu cầu của hải quân.
    Không quân có Joint Strike Fighter: $6.3 billion, $2.9 billion for 20 F-22s, $523 million (not requested) is included for advance procurement of anotherl 20 F-22s.
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    IAEA: Triều Tiên sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
    00:13'' 25/09/2008 (GMT+7)
    Triều Tiên đã thực hiện thêm động thái nữa tiến tới khả năng tái khởi động chương trình hạt nhân đã bị gián đoạn, cơ quan hạt nhân Liên hợp quốc cho biết.
    Nước này đã lên kế hoạch đưa nguyên liệu hạt nhân vào lò phản ứng hạt nhân Yongbyon mà trước đó đã bị tháo dỡ một phần.
    Bà Melissa Fleming, một người phát ngôn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại Geneva nói rằng các quan chức của Triều Tiên đã thông báo cho cơ quan này rằng các nhà khoa học của họ sẽ lấp đầy lò phản ứng này trong vòng 1 tuần.
    Trước yêu cầu của Triều Tiên, IAEA đã tháo dỡ các thiết bị giám sát và các dấu niêm phong của cơ quan này lò phản ứng Yongbyon.
    Các thanh sát viên của IAEA sẽ không tiếp cận với lò phản ứng Yongbyon nữa và sẽ không thể giám sát bất kỳ hoạt động nào ở lò phản ứng hạt nhân này.
    Mohamed ElBaradei, tổng giám đốc IAEA, nói hôm 23/9 rằng các thanh sát viên của họ đã quan sát thấy rằng một số thiết bị trong quá trình vô hiệu hoá lò phản ứng đã bị rời đi thì nay đã được mang trở lại.
    Ông ElBaradei còn nói rằng ông hi vọng có thể triển khai các điều kiện để Triều Tiên trở lại với Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân vào một ngày sớm nhất.
    Tuần trước, một hàng thông tấn của Hàn Quốc đưa tin nước này đang hồi phục lại một lò phản ứng tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon và không còn muốn Mỹ đưa ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố nữa.
    Ông Hyun Hak-bong, quan chức phụ trách đàm phán hạt nhân của Triều Tiên, tuyên bố với giới báo chí rằng Triều Tiên đã ?ochuẩn bị rất kỹ để tái khởi động? lò phản ứng, hãng tin Yonhap cho hay.
    Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao của Mỹ nói rằng tuyên bố trên đơn giản chỉ là một thủ đoạn mặc cả cho các cuộc đàm phán về lâu dài. Mỹ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên đang thực sự xây lại lò phản ứng của họ.
    Triều Tiên bắt đầu vô hiệu hoá lò phản ứng hồi tháng 6 như là một phần của hiệp ước đạt được trong các cuộc đàm phán với 5 quốc gia, gồm Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ về chương trình vũ khí hạt nhân của nó.
    Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã ngừng hoạt động vô hiệu hoá lò phản ứng này vào tháng 8 sau khi Mỹ từ chối đưa ngay Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố.
    Ngoại trưởng Mỹ, bà Condoleezza Rice, đang chuẩn bị có cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, bên lề cuộc họp Đại hộ đồng bảo an Liên hợp quốc ở New York trong tuần này.
    Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Mỹ, Christopher Hill, cho biết hôm 23/9 rằng Bình Nhưỡng đã gây khó khăn cho các cuộc đàm phán 6 bên trong suốt cả tháng qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang cố gắng đạt được một thoả thuận với Bình Nhưỡng.
    ?oQuá trình đàm phán 6 bên có những giai đoạn khó khăn và chúng ta đang trải qua một trong những giai đoạn đó,? ông nói.
    Mặc dù Triều Tiên đã đe doạ tái khởi động lò phản ứng Yongbyon, "chúng tôi không mong đợi bất cứ sự tiến triển nào trong vài ngày tới."
    Ông Hill nói rằng các quan chức Mỹ có cảm tưởng Triều Tiên muốn đạt được thoả thuận với chính quyền Bush trước khi vị Tổng thống Mỹ rời nhiệm sở.
    Nhật Vy (Theo CNN, VOA)

  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Mỹ tuyên bố không còn quân cho chiến trường Afghanistan
    05:14'' 25/09/2008 (GMT+7)
    Trong một tuyên bố rất được chú ý cả trong và ngoài nước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa khẳng định nước Mỹ không còn sẵn quân để tăng viện cho chiến trường Afghanistan.

    Phát biểu trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 23/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thời hạn sớm nhất để có thể huy động quân thêm để tăng viện cho chiến trường Afghanistan là phải đến mùa xuân hoặc mùa hè năm 2009.
    "Do vậy, ưu tiên hàng đầu cần chú trọng bây giờ là tăng quân của chính lực lượng người Afghanistan cho chiến trường Afghanistan", ông Gates nhấn mạnh.
    "Tuy nhiên, với tình hình an ninh được cải thiện rõ rệt ở chiến trường Iraq, có thể linh động bằng cách chuyển bớt quân từ Iraq sang tăng viện cho chiến trường Afghanistan", ông Gates lưu ý thêm.
    Hiện còn khoảng 146.000 lính Mỹ đang thực hiện nhiệm vụ tại Iraq.
    Cuối tháng 8 vừa qua, lực lượng Mỹ đã bắt đầu rút khỏi tỉnh Anbar của Iraq và những binh lính rời Anbar sẽ chuyển nhiệm vụ tại tỉnh này sang phục vụ chiến trường Afghanistan. Trước đó,các quan chức Mỹ và Iraq đã đồng ý về việc rút quân Mỹ khỏi Iraq bắt đầu từ tháng 7/2009 và sẽ hoàn tất quá trình rút quân hoàn toàn khỏi Iraq vào năm 2011.
    Liên quân do Mỹ dẫn đầu vẫn đang truy quét lực lượng Taliban nổi dậy ở Afghanistan và gần đây liên tiếp tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng cả không quân khiến dân thường bị ảnh hưởng, thương vong.
    Năm 2008 được coi là năm bạo lực nhất trên đất nước Hồi giáo này kể từ năm 2001 khi cuộc xâm lược Mỹ đã lật đổ chính quyền Hồi giáo cứng rắn của quân Taliban.
    Ít nhất 120 lính Mỹ và 104 quân đội từ các quốc gia NATO khác đã chết trong năm 2008, những con số kỷ luc. Tổng cộng trên 4.500 người, chủ yếu là quân đội, đã chết trong các cuộc tấn công nổi loạn trong năm nay.
    Nhật Vy (Theo THX, CNN, AFP)
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Bà Rice "lên lớp" Ngoại trưởng Nga về vấn đề Grudia
    10:27'' 25/09/2008 (GMT+7)
    Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice hôm 24/9 tuyên bố trước người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng chiến dịch quân sự của Nga tại Grudia hồi tháng trước là "một sai lầm lớn và đang làm tổn hại tới danh tiếng của Nga trên trường quốc tế".
    Theo Daniel Fried - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu, trong một cuộc tiếp xúc căng thẳng nhưng lịch thiệp giữa hai đại diện ngoại giao hàng đầu của Washington và Moscow kể từ khi nổ ra chiến sự Nga - Grudia, bà Rice đã có "sự trao đổi thấu đáo" với người đồng cấp Nga Lavrov.
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice (phải) bắt tay người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại cuộc tiếp xúc song phương ở khách sạn Waldorf-Astoria, New York hôm 24/9.
    Ông Fried cho biết thêm rằng: "Bất đồng giữa họ rất rõ ràng. Tuy nhiên, tại cuộc gặp song phương không có những cảnh la mắng hay đập bàn đập ghế. Cả hai Ngoại trưởng đều là những chuyên gia có nghề".
    Ông Fried kể, bà Rice đã nói với ông Lavrov rằng việc Moscow công nhận độc lập của hai tỉnh ly khai thuộc Grudia - Nam Ossetia và Abkhazia - là "một sai lầm nghiêm trọng" và đang tạo ra vô vàn khó khăn cho nước Nga. Tuy nhiên, ông Lavrov đã phản bác những lời chỉ trích gay gắt của người đồng cấp Mỹ bằng "lập trường đã công bố lâu nay của Nga".
    Phát biểu trước Hội đồng Đối ngoại (CFR) - tổ chức tư nhân, trung lập được cho là có ảnh hưởng nhất tới chính sách ngoại giao của Mỹ, tại New York sau đó, Ngoại trưởng Nga chỉ ra sự căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với Mỹ, đặc biệt vì các kế hoạch phòng thủ tên lửa của Washington nhưng nhấn mạnh Moscow không hề cảm thấy bị cô lập.
    "Thực tế, chúng tôi đôi khi cảm thấy những chính sách thù địch (từ phía Mỹ)", ông Lavrov nói.
    Tranh cãi về vấn đề Iran
    Các Ngoại trưởng Nga và Mỹ mới chỉ đối thoại 3 lần kể từ cuộc chiến ở Grudia. Mối quan hệ giữa họ trước đây cũng luôn sóng gió vì bất đồng xung quanh việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Iran.
    Nga đã tẩy chay cuộc hội đàm dự kiến diễn ra hôm 25/9 của các cường quốc lớn trên thế giới về vấn đề hạt nhân Iran. Cuộc gặp này nhằm thảo luận về đợt cấm vận thứ tư chống chính quyền Tehran nhằm buộc họ phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi. Moscow vẫn tiếp tục phản đối việc áp dụng thêm những biện pháp trừng phạt chống quốc gia Hồi giáo.
    Chính quyền Bush đã tìm cách hạ thấp mức độ ảnh hưởng của quyết định tẩy chay hội đàm của Nga. Bà Rice nhận định việc điều chỉnh thời gian là không thích hợp.
    Trong khi đó, ông Lavrov than phiền rằng Mỹ không thể ngăn chặn Nga tham dự các cuộc tiếp xúc của G8, vốn "rất quan trọng đối với toàn thế giới" và sau đó lại đòi hỏi sự hợp tác từ Nga trong những lĩnh vực mà Washington quan tâm. "Bạn không thể đạt được cả hai điều đó", Ngoại trưởng Nga quả quyết.
    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu tiết lộ bà Rice và ông Lavrov đã nhất trí về việc cần phải tổ chức một cuộc gặp cấp bộ trưởng nhằm thảo luận về vấn đề Iran ở giai đoạn nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, thời gian và địa điểm cho sự kiện này vẫn chưa được ấn định. Ông Lavrov cũng tỏ ra ít chắc chắn về khả năng diễn ra một cuộc gặp như thế này.
    Thanh Bình (Theo Reuters)

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga không muốn trừng phạt Iran

    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cho rằng không có khủng hoảng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran, nên chưa cần thiết phải ra các biện pháp trừng phạt đối với nước này.
    "Với tình trạng hiện tại trong chương trình hạt nhân của Iran, không cần thêm các biện pháp tăng cường khẩn cấp nào nữa", ông Lavrov phát biểu bên lề cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
    Ông thông báo cuộc họp cấp ngoại trưởng giữa Nga, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh và Đức về chương trình hạt nhân của Iran đã bị hủy, do các bên không thống nhất được thời điểm do quá bận rộn với lịch trình hiện tại ở Liên Hợp Quốc. Theo kế hoạch trước đó, cuộc gặp diễn ra hôm nay tại New York.
    Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết căng thẳng giữa Washinton và Matxcơva về cuộc chiến ở Gruzia có thể đồng nghĩa với việc trước mắt Nga sẽ không tham gia các cuộc đàm phán về Iran.
    Trong cuộc gặp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hôm thứ ba, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nhắc lại rằng quốc gia Hồi giáo này theo đuổi chương trình hạt nhân vì hòa bình chứ không phải để sản xuất vũ khí nguyên tử như cáo buộc của phương Tây.
    Tehran đang chịu ba lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an vì không chấp nhận từ bỏ hoạt động làm giàu uranium. Phương Tây cho rằng Tehran đang dùng vỏ hạt nhân bọc dân sự che giấu chương trình vũ khí nguyên tử, điều mà Iran cực lực bác bỏ.
    Ngọc Sơn (theo Ria Novosti)
  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga muốn xem xét lại thể thức đối thoại với NATO
    Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) **i-tơ-ri Rô-gô-din cho biết, ông sẽ đề nghị lãnh đạo đất nước xem xét lại thể thức đối thoại chính trị với NATO, hiện được thực hiện thông qua Hội đồng Nga-NATO.
    Theo ông Rô-gô-din, thể thức Hội đồng Nga-NATO được thành lập 6 năm trước, nay không còn phù hợp, vì trong một cơ chế đối thoại chính trị, mỗi bên phải tham gia với tư cách quốc gia, nhưng trên thực tế, Mỹ vẫn giữ vai trò chủ đạo về phía NATO trong khuôn khổ hội đồng này.
    Ngày 23-9, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Mỹ xác định rõ họ muốn có mối quan hệ như thế nào với Mát-xcơ-va, hoặc "trừng phạt" Nga, hoặc là nhất trí rằng hai bên có những lợi ích chung cần cùng nhau hợp tác, chứ không thể đồng thời muốn cả hai.
    (TTXVN)

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này