1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 25/9/2008, 3:2''

    Ấn Độ giới thiệu tên lửa Agni-3


    Tên lửa Agni-3 của Ấn Độ
    VIT-Tin từ NEW DELHI, chính phủ Ấn Độ đã chính thức giới thiệu tên lửa đạn đạo nội địa Agni-3 dành cho lực lượng quốc phòng.


    Agni-3, loại tên lửa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân, lần đầu được thử nghiệm vào cuối năm 2006. Theo Bộ Quốc Phòng Ấn Độ, việc sản xuất loại tên lửa có tầm xa 3.000 km này sẽ bắt đầu tại công ty quốc doanh Bharat Dynamics.
    Tháng Bảy năm 2006, cuộc thử nghiệm đầu tiên của Agni-3 đã thất bại, nhưng trong cuộc thử nghiệm thứ hai vào ngày 12 tháng Ba năm 2007, đường bay kéo dài 15 phút đã trúng tất cả các mục tiêu.
    Agni-3 được tích hợp một máy tính hướng dẫn và là loại tên lửa nhiên liệu rắn đầu tiên của Ấn Độ. Nó có thể dễ dàng vận chuyển và lắp đặt phục vụ cho việc triển khai tại các bề mặt khác nhau.
    Agni-3 được chế tạo và phát triển bởi cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cùng với các hãng sản xuất vũ khí nội địa.
    Tính đến thời điểm này, Ấn Độ đã ra mắt tên lửa Agni-1 với tầm xa 700 km và Agni-2 với tầm xa 2.000 km.
    Các nhà khoa học nước này hiên đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm xa trên 5.000 km. Loại tên lửa này có thể được thửu nghiệm vào đầu năm sau.


    DD (theo DefenseNews)
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 25/9/2008, 3:3''

    Tàu khu trục Nga tuần tra tầm xa trên biển



    VIT - Tàu khu trục Neustrashimy (Fearless) thuộc Hạm đội Baltic đã rời căn cứ hải quân chính của họ ở Kaliningradhôm 24/9 để thực hiện nhiệm vụ tuần tra tầm xa, một phát ngôn viên của Hải quân Nga tiết lộ.


    ?oTàu Neustrashimy sẽ tiến hành nhiều nhiệm vụ trên biển,? hạm trưởng Igor Dygalo cho biết.
    Ông không bình luận liệu chiến hạm này có tham gia vào đội tàu đặc nhiệm Nga đang trên đường tới Caribbe để tham gia cuộc tập trận hải quân với Venezuela hay không.
    Một đội tàu đặc nhiệm thuộc Hạm đội Phương Bắc của Nga, trong đó có tàu tuần dương hạt nhân Pyotr Velikiy, tàu chống ngầm hạng nặng Đô đốc Chabanenko, và các tàu hộ tống đã thực hiện chuyến công du tại Đại Tây Dương để tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Hải quân Venezuela vào tháng 11 tới.
    Tàu khu trục Neustrashimy, hiện đang vận hành trong Hải quân Nga, được thiết kế như một tàu chống ngầm đa năng. Vũ khí trang bị trên tàu này bao gồm các tên lửa chống tàu SS-N-25 Switchblade, tên lửa đất đối không SA-N-9 Gauntlet, một súng cỡ nòng 100mm, ngư lôi và bom phá tàu ngầm. Tàu khu trục này cũng chở trực thăng chống ngầm Ka-27.


    NM (Theo RIA)
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ Tư, 24/09/2008, 10:36 (GMT + 7)
    Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ tiếp tục tuyên bố Nga vi phạm hiến chương LHQ


    Trong khi tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đang nóng lên từng ngày. Nhưng không vì thế cuộc khẩu chiến giữa Nga và Mỹ xung quanh cuộc chiến Gru-dia dịu bớt. Trong phiên họp lần thứ 63 của đại hội đồng LHQ tổng thống Mỹ G. Bu-sơ lớn tiếng cáo buộc Nga vi phạm hiến chương LHQ khi tiến hành các chiến dịch quân sự chống Gruzia hồi tháng 8 và Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các ?onền dân chủ non trẻ? như Gru-dia và U-crai-na.
    Đây có thể là những tuyên bố quốc tế cuối cùng của ông G. Bu-sơ trước khi rời nhà Trắng vào tháng 11 tới. Trái với lập trường cứng rắn của ông G. Bu-sơ, người đồng nhiệm là tổng thống Pháp N. Sa-cô-di cho rằng Nga là một đối tác quan trọng và châu Âu muốn xây dựng một kênh đối thoại với Nga vì sự ổn định của châu Âu cũng như các vấn đề kinh tế giữa hai bên.
    Ngoài ra trong khuôn khổ của phiên họp lần thứ 63 của đại hội đồng LHQ các nhà lãnh đạo và các quan chức ngoại giao của hơn 200 quốc gia cũng thảo luận về các vấn đề quan trọng của thế giới như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chống đói nghèo ở châu Phi, vấn đề hạt nhân của I-ran và cuộc khủng hoảng ở Gru-dia.
    Tuấn Sơn (theo russiatoday)


  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 25/9/2008, 10:36''

    Nga-Ukraine có thể hợp tác chế tạo tàu sân



    VIT - Moscow có thể kí kết hợp đồng với Ukraine để chế tạo tàu sân bay cho Hải quân Nga, một nghị sĩ cấp cao Nga hôm 24/9 tiết lộ.


    Quan chức này đã bình luận về thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đưa ra hôm 23/9 rằng, Nga có thể đưa ra một số đề xuất có lợi đối với Ukraine ?" có thể thuyết phục Kiev cho phép Hạm đội Biển Đen của Nga tiếp tục hoạt động tại căn cứ Sevastopol sau năm 2017, khi thời hạn cho thuê căn cứ này hết hiệu lực.
    ?oChúng tôi có thể tạo những cơ hội có lợi lớn trong lĩnh vực đóng tàu. Họ có các xưởng đóng tàu Nikolaev ?" thường chế tạo các tàu sân bay trong suốt thời Xô Viết,? Vyacheslav Popov, một cựu chỉ huy Hạm đội phương Bắc và hiện giờ làm việc trong thượng viện Nga, cho biết.
    ?oCác xưởng đóng tàu này bị phá sản và hiện giờ bị bỏ không, và nếu có sự nhất trí giữa Nga và Ukraine, chúng tôi có thể giúp khôi phục các xưởng đóng tàu đó,? ông Popov nói.
    Hiện tại, Nga thiếu khả năng chế tạo tàu sân bay và việc hiện đại hóa các xưởng đóng tàu hiện có của họ sẽ rất tốn kém và mất thời gian.
    Popov cho biết, đề xuất này ?ocó thể sẽ là một vấn đề nhạy cảm? khi Tổng thống thân phương Tây của Ukraine, ông Viktor Yushchenko, đang theo đuổi kế hoạch trở thành thành viên của NATO và EU cho quốc gia này.
    Tổng thống Yushchenko đã kêu gọi hải quân Nga sớm rút khỏi căn cứ Sevastopol, đồng thời đưa ra những yêu cầu triển khai khắt khe hơn và mức giá cho thuê cao hơn. Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Yulia Tymoshenko. Hôm 08/9, Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko tuyên bố sẽ ngăn chặn bất cứ cuộc xung đột nào ảnh hưởng đến căn cứ Biển Đen của Nga tại Sevastopol trên bán đảo Crimea, bất chấp sức ép từ tổng thống của quốc gia này.
    Căng thẳng trong quan hệ Nga-Ukraine leo thang sau khi các tàu chiến của Hạm đội Biển Đen neo đậu ngoài bờ biển Gruzia trong và sau khi diễn ra cuộc xung đột vũ trang dữ dội với Tbilisi hồi tháng trước.
    Hôm 24/9, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng, phái đoàn Nga và Ukraine sẽ gặp nhau tại Kiev vào hôm nay (25/9) để tiến hành vòng hội đàm mới về hoạt động của căn cứ này trong bối cảnh cuộc xung đột Gruzia.
    ?oTrong các cuộc hội đàm, Ukraine sẽ đưa ra quan điểm về hoạt động của Hạm đội Biển Đen trong tình hình khủng hoảng,? thông báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho hay.
    Căn cứ hải quân của Nga tại bán đảo Crimea hiện có 50 tàu chiến và tàu tuần tra, cùng với khoảng 80 máy bay chiến đấu.


    Thu An (Theo RIA)

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 25/9/2008, 11:11''

    Mỹ thực hiện thành công 2 vụ phóng tên lửa


    Đêm 23, rạng sáng 24/9, Mỹ đã thực hiện thành công hai vụ phóng tên lửa, gồm một tên lửa mang theo vệ tinh thương mại và một tên lửa quân sự.


    Theo các quan chức quân sự Mỹ, tên lửa của Lầu Năm góc được phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở bang California. Tên lửa này được lập trình để bay gần một vệ tinh nghiên cứu trong vũ trụ, với hi vọng sẽ giúp giới quân sự thu thập hình ảnh để tìm hiểu cơ chế tách phần thân của tên lửa trên. Đây được coi là một phần trong các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.
    Cùng ngày, Mỹ cũng phóng tên lửa thứ hai mang theo vệ tinh thông tin Galaxy 19 lên quỹ đạo từ bệ phóng nổi ở Thái Bình Dương. Vệ tinh này dự kiến sẽ phục vụ các khách hàng của hãng truyền thông vệ tinh quốc tế Intelsat tại Mỹ, Canada, Mexico và khu vực Caribe.


    (Theo TTXVN)
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Không quân Sri-Lanka nhận chiến đấu cơ MiG-29
    Thứ năm, 25/09/2008

    Sri Lanka Watch dẫn nguồn tin từ Lực lượng Không quân Sri Lanka cho biết, Không quân nước này đã nhận 5 chiến đấu cơ MiG-29 và đang chuẩn bị đưa chúng vào vận hành.
    Theo thông tin hiện có, Sri-Lanka đã chi không dưới 75 triệu USD để mua máy bay chiến đấu của Nga sản xuất. Như vậy, giá mỗi chiếc MiG-29 là hơn 15 triệu USD.
    Được biết, trong tháng 3 năm nay, Nga và Sri-Lanka đã tiến hành các cuộc hội đàm về việc mua 4 chiến đấu cơ nâng cấp MiG-29SM và 1 máy bay huấn luyện MiG-29UB. Quyết định mua số máy bay nói trên đã được chính phủ nước này thông qua sau khi Lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil tấn công vào căn cứ không quân gần sân bay Colombo hồi tháng 3/2007.
    Hiện nay, Không quân Sri-Lanka sở hữu chiến đấu cơ F-7 do Trung Quốc sản xuất, máy bay ném bom Kfir của Israel và MiG-27 của Nga.
    Việc tiếp nhận những chiến đấu cơ đa chức năng MiG-29SM sẽ nâng cao đáng kể tiềm năng chiến đấu của Lực lượng Không quân Sri-Lanka.
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Venezuela sẽ mua máy bay huấn luyện Trung Quốc

    Channel News Asia dẫn lời tuyên bố của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez trong chương trình hàng ngày ?oXin chào Tổng thống? cho biết, Venezuela sẽ mua 24 máy bay huấn luyện K-8 Karakorum do Trung Quốc sản xuất.
    Hợp đồng cung cấp sẽ được kí kết trong những ngày tới trong khuôn khổ diễn ra chuyến thăm sắp tới của TT Venzuela đến Trung Quốc. Dự kiến, máy bay huấn luyện K-8 sẽ được trang bị cho quân đội Venezuela trong năm 2009. Giá trị hợp đồng chưa được tiết lộ.
    Máy bay huấn luyện K-8 Karakorum do công ty chế tạo máy bay Nanchang của Trung Quốc hợp tác với doanh nghiệp Pakistan Aeronautical Complex của Pakistan chế tạo. Nó có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi và máy bay tấn công hạng nhẹ.
    K-8 có thể bay với vận tốc gần 800km/h. Bán kính họat động là 400km, thời gian bay kéo dài gần 3 tiếng.
    Với phiên bản máy bay chiến đấu, K-8 được trang bị pháo cỡ nòng 23mm và có thể mang gần 1 tấn và bom điều khiển và không điều khiển trên 4 điểm treo bên ngoài.
    Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã sản xuất được gần 500 chiếc K-8. Một phần trong số đó đã được xuất khẩu sang một số quốc gia châu Á và châu Phi.
    Theo Vitinfo
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga và Ukraina đàm phán về Hạm đội Biển Đen
    Matxcơva và Kiev hôm nay bắt đầu vòng thảo luận mới về vai trò của căn cứ hải quân Nga tại Ukraina, trong cuộc chiến 5 ngày ở Gruzia đầu tháng trước.
    Bộ Ngoại giao Ukraina cho biết họ sẽ nhắc nhở Matxcơva tuân thủ những sắc lệnh mà tổng thống nước này đưa ra, theo đó ngoài khu vực triển khai tạm thời hạm đội Biển Đen phải tuân thủ pháp luật của Ukraina.
    Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko hôm qua loại bỏ khả năng hạm đội Biển Đen sẽ ở lại Sevastopol sau khi hợp đồng hết hạn vào năm 2017. "Chúng tôi cần thực thi cam kết đến năm 2017 và sau đó cần biến Ukraina thành khu vực không có căn cứ quân sự", bà nói.
    Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói rằng Matxcơva muốn hạm đội Biển đen tiếp tục ở lại Sevastopol sau khi hết hạn hợp đồng vào năm 2017. Ukraina có vị trí chiến lược đối với Matxcơva bởi hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt của Nga sang phương Tây đi qua nước này. Ukraina cũng có một bộ phận dân số nói tiếng Nga và giữ quan hệ chặt chẽ với Nga.
    Căng thẳng Nga - Ukraina lên cao sau khi một số tàu thuộc hạm đội Biển Đen rời cảng Sevastopol tới thả neo ngoài khơi Gruzia, trong suốt thời gian xung đột. Ukraina doạ không cho các tàu này trở về căn cứ do lo ngại bị kéo vào cuộc chiến. Tổng thống Ukraina Victor Yushchenko cũng yêu cầu việc di chuyển tàu chiến Nga tại Sevastopol phải được phép của Kiev.
    Theo một thỏa thuận giữa Nga và Ukraina năm 1997, Hạm đội Biển Đen được đóng tại cảng Sevastopol cho đến năm 2017. Nhiều người Ukraina lo ngại sau khi giải quyết xong vấn đề với Gruzia, Matxcơva sẽ để mắt đến Kiev bởi nước này cũng đang nỗ lực tìm kiếm quan hệ mật thiết với phương Tây và gia nhập NATO.
    Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn chính thức của Nga Ria Novosti hôm nay dẫn lời phát biểu của Tổng thống Ukraina Victor Yushchenko trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó lên án việc Nga "dùng vũ lực thôn tính" các khu vực ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Ông khẳng định Kiev sẽ không bao giờ công nhận độc lập của hai vùng đất này.
    Trong thời gian qua, Kiev vốn bị chia rẽ giữa một bên lên án Matxcơva trong cuộc chiến với Gruzia và hướng đến mục tiêu gia nhập NATO, với một bên chủ trương "dĩ hòa vi quý" với nước láng giềng khổng lồ. Mâu thuẫn này đã góp phần dẫn đến sự đổ vỡ của chính phủ Ukraina hồi tuần trước.
  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Sân bay quốc tế Pakistan bị dọa đánh bom
    Pakistan đang gia tăng an ninh tại sân bay quốc tế Islamabad, sau khi có tin tình báo một kẻ đánh bom tự sát đang chuẩn bị tấn công vào nơi có đông người nước ngoài này.
    Các chuyến bay tại phi trường Islamabad vẫn diễn ra bình thường, mặc dù một số khu vực tại sân bay bị tạm đóng cửa. Trong cả tuần qua, bầu không khí tại thủ đô Pakistan luôn căng thẳng sau vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào khách sạn Marriot, làm hơn 50 người thiệt mạng, trong đó có một nữ công dân Việt Nam.
    Một số nguồn tin cảnh báo Islamabad có thể sẽ còn hứng chịu thêm các vụ đánh bom tự sát bằng xe tải hoặc xe hơi. Giới chức Pakistan nhìn nhận mối đe dọa tấn công vào sân bay thủ đô là đặc biệt nghiêm trọng.
    Hãng hàng không Anh British Airways đã đình chỉ các chuyến bay đến Islamabad vô thời hạn. Trong khi đó, các cơ quan ngoại giao và công ty nước ngoài tại Pakistan đang tăng cường các biện pháp an ninh khẩn cấp.
    Mỹ cũng yêu cầu tất cả các nhân viên chính phủ không lưu trú hay viếng thăm các khách sạn chính ở những thành phố lớn của Pakistan như Islamabad, Karachi và Peshawar. Cả sứ quán Mỹ và cơ quan ngoại giao Anh tại Islamabad đều tạm ngừng hoạt động cấp visa.
    Nạn nhân người Việt thiệt mạng trong vụ nổ ở Islamabad được xác định là cô Nguyễn Hồng Ngọc. Theo báo chí Czech, cô và bạn trai là tân đại sứ Czech tại Pakistan Ivo Zdarek vẫn an toàn sau vụ nổ. Nhưng họ quyết định không chạy thoát ra ngoài mà ở lại khách sạn để cứu người, do đó bị mắc kẹt trong biển lửa.
    Tối 20/9 vừa qua, một chiếc xe tải chở 600 kg chất nổ loại cực mạnh phát nổ phía trước khách sạn Marriot ở Islamabad, khiến tòa nhà sang trọng cao 5 tầng và có 290 phòng này chìm trong biển lửa. Nhóm khủng bố để lẫn khối chất nổ với các loại lựu đạn, pháo cối và bột nhôm để tăng sức công phá và quy mô đám cháy.
    Vụ đánh bom tạo ra một hố sâu 6 mét, đường kính 30 mét và khiến khách sạn bị hư hại hoàn toàn dù không sập. Có 53 người thiệt mạng và 266 người bị thương trong sự kiện này. Nhóm 4 người nước ngoài tử vong gồm một nữ công dân Việt Nam, đại sứ Czech tại Pakistan Ivo Zdarek và hai nhân viên quốc phòng Mỹ.
    Bộ Nội vụ Pakistan nhận định các chiến binh Al-Qaeda và Taliban ẩn náu tại khu vực dọc biên giới Afghanistan có thể đứng sau hành động khủng bố đẫm máu này. Tân tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari sau đó tuyên bố sẽ làm mọi cách để nhổ tận gốc "mối ung nhọt" khủng bố ở nước này.
    Đình Chính (theo BBC, AP)
  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Mỹ cảnh báo Triều Tiên về hạt nhân

    Bên trong khu phức hợp hạt nhân Yongbyon. Ảnh: AP.
    Washington hôm nay yêu cầu Bình Nhưỡng xem xét lại quyết định cấm cửa các thanh sát viên quốc tế tại cơ sở hạt nhân chính của nước này là Yongbyon.
    > Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng
    Tuần trước, Triều Tiên tuyên bố đang tiến hành các bước chuẩn bị để tái khởi động lại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã dỡ bỏ niêm phong và thiết bị theo dõi tại một phần của Yongbyon theo yêu cầu của Triều Tiên.
    IAEA cũng cho hay, Triều Tiên dự kiến cho công bố nguyên liệu hạt nhân ở Yongbyon trong tuần tới. Các thanh sát viên của Liên Hợp Quốc cũng bị cấm xâm phạm khu vực nhạy cảm của lò phản ứng Yongbyon, được cho là có thể sử dụng để sản xuất plutonium, loại nguyên liệu quan trọng trong chế tạo bom nguyên tử.
    Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice hôm qua cho rằng việc tái khởi động chương trình hạt nhân sẽ càng khiến Triều Tiên lún sâu vào tình thế bị cô lập. Bà nhấn mạnh thêm rằng các cuộc đàm phán hạt nhân vẫn chưa chấm dứt.
    Những động thái trên diễn ra trong thời điểm tranh cãi về trợ cấp cho Bình Nhưỡng, đổi lại việc nước này tiến hành giải trừ hạt nhân. Bình Nhưỡng tuyên bố tái khởi động hạt nhân vì Washington chưa hoàn thành lời hứa loại nước họ khỏi danh sách ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.
    Triều Tiên bắt đầu tiến trình đóng cửa lò phản ứng hạt nhân từ tháng 11 năm ngoái. Nước này cũng cho phá hủy tháp làm lạnh hạt nhân ở khu phức hợp Yongbyon trước sự chứng kiến của báo chí quốc tế, hành động mang tính biểu tượng thể hiện cam kết của họ đối với tiến trình giải trừ hạt nhân.
    Hải Ninh (theo BBC)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này