1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    ông Hanuman chọn lọc lại dùm đi
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Hải tặc Somali cướp tàu chở xe tăng
    Một con tàu của Ukraina đang chở những chiếc xe tăng T-72 đã bị cướp ngoài khơi Somali, phía đông châu Phi, chiều qua.
    [​IMG]
    T-72 là loại xe tăng phổ biến trên thế giới do Liên Xô trình làng từ năm 1971. Ảnh: Wikimedia.
    Bộ Ngoại giao Ukraina cho biết thuyền trưởng của tàu đã cấp báo bị ba tàu cướp biển có vũ trang bao vây. Chiếc tàu hàng Ukraina có 21 thành viên thủy thủ đoàn này đang chở 30 chiếc xe tăng cùng các loại phụ tùng thay thế của xe bọc thép.
    Con tàu đang trên đường tới cảng Mombasa của Kenya thì bị hải tặc tấn công. Số xe tăng nói trên dự kiến sẽ được dỡ tại cảng sau đó đưa tới Nam Sudan bằng đường bộ.
    Hải tặc hoành hành ở Somali trong thời gian gần đây. Tổng cộng hiện chúng giữ hơn 10 con tàu trong căn cứ ở Puntland, một vùng bán tự trị Somali. Trong khi đó hiện chưa rõ tàu của Ukraina bị đưa đến đâu.
    Somali không có một chính phủ hoạt động hiệu quả trong vòng 17 năm nay, dẫn tới luật pháp không được đảm bảo ở đất liền cũng như ngoài khơi. Mỹ có một đơn vị chống khủng bố ở nước láng giềng Djibouti và thường mở các cuộc không kích chiến binh Hồi giáo Somali vì cho rằng họ hỗ trợ mạng Al-Qaeda.
    Tháng 4/2006, 5 thủy thủ Việt Nam làm thuê trên tàu đánh cá Donwon-ho 628 của Hàn Quốc cũng bị hải tặc Somali bắt giữ. Họ bị giam tại đây trong suốt hơn 3 tháng mới được trả tự do cùng các thành viên khác trong thủy thủ đoàn, sau khi bọn cướp biển nhận được một khoản tiền chuộc lớn.
    Hải Ninh (theo BBC)
  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Đặc nhiệm Đức đột kích máy bay chở khách
    Trưa nay, cảnh sát đặc nhiệm Đức tràn lên một chiếc máy bay chở khách của hãng KLM tại phi trường quốc tế Cologne-Bonn, bắt hai nghi phạm người Somali vì có âm mưu tấn công khủng bố.
    Chiếc máy bay của hãng hàng không Hà Lan KLM đang chuẩn bị cất cánh rời thành phố Cologne, phía tây Đức để đi Amsterdam thì các nhân viên an ninh xuất hiện. Lính biệt kích tràn vào khoang phi cơ, nhanh chóng khống chế và đưa hai nghi phạm ra ngoài.
    Các hành khách còn lại cũng bị yêu cầu phải rời máy bay để cảnh sát kiểm tra hành lý. Khoảng hơn một tiếng sau công việc này kết thúc và hành khách được phép trở lại máy bay để khởi hành đi thủ đô Hà Lan.
    Hai nghi phạm gồm một người Somali 23 tuổi và một người Đức gốc Somali 24 tuổi bị còng tay sau chiến dịch theo dõi kéo dài suốt vài tháng qua của an ninh Đức. Những người này có ý định tấn công tự sát để tiến hành "thánh chiến" và cảnh sát đã phát hiện bức thư tuyệt mệnh tại căn hộ của họ.
    Đình Chính (theo BBC, AP)

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga thu thập chứng cứ chiến tranh
    Matxcơva hôm qua khẳng định đã có đủ chứng cứ để đưa ra tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh trong cuộc chiến Nga - Gruzia xung quanh khu vực ly khai Nam Ossetia, hồi đầu tháng 8 vừa qua.
    "Quá trình tập trung chứng cứ tại Nam Ossetia đã hoàn thành. Các điều tra viên thu thập được nhiều bằng chứng phong phú và công bằng để phục vụ cho những phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh tại Nam Ossetia", Alexander Bastrykin, người đứng đầu Ủy ban điều tra của Nga tuyên bố.
    Ông cho biết thêm các nhà điều tra sẽ dẫn ra những sự kiện "giúp tòa án quốc tế đánh giá vấn đề xảy ra một cách công bằng và đưa ra quyết định về trách nhiệm của mỗi cá nhân, cho dù họ ở phía nào". Quan chức này cho rằng các bằng chứng làm lộ rõ "mục đích của những kẻ gây hấn là tiêu diệt hoàn toàn dân tộc Ossetia" tại khu vực ly khai.
    Theo thống kê của chính quyền ly khai Nam Ossetia, có khoảng 1.500 người chủ yếu là thường dân thiệt mạng sau khi Gruzia tấn công dữ dội vào vùng đất này hồi đầu tháng 8. Thủ phủ của khu vực ly khai là Tskhinvali cũng bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến. Phía Nga và Nam Ossetia cho biết máy bay và pháo của Gruzia đã nhằm vào các vùng dân cư.
    Trong khi đó, một số nước phương Tây lên tiếng phản đối chiến dịch của Nga "buộc Gruzia phải công nhận hòa bình" và đặc biệt là việc Matxcơva công nhận độc lập hai khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Hiện tất cả các bên liên quan đều yêu cầu một cuộc điều tra quốc tế xung quanh cuộc giao tranh này.
    Cuộc chiến Nga - Gruzia
    Đêm 7/8: Gruzia khai mào cuộc chiến khi bất ngờ tấn công tổng lực nhằm tái chiếm Nam Ossetia.
    Ngày 8/8: Matxcơva động binh vì có các binh sĩ hòa bình Nga và thường dân mang quốc tịch Nga thiệt mạng ở Nam Ossetia.
    Ngày 9/8: Nga giành lại quyền kiểm soát thủ phủ Tskhinvali, oanh kích thành phố Gori của Gruzia. Tbilisi ban bố tình trạng chiến tranh trên cả nước.
    Ngày 10/8: Gruzia rút toàn bộ quân khỏi Nam Ossetia và kêu gọi ngừng bắn. Nga triển khai tàu chiến áp sát Gruzia.
    Ngày 11/8: Cuộc chiến lan rộng sang Abkhazia. Nga cho bộ binh xâm nhập lãnh thổ phía tây Gruzia.
    Ngày 12/8: Nga ngừng chiến dịch vì cho rằng Gruzia "đã bị trừng phạt đích đáng".
    Ngày 13/8: Nga và Gruzia đồng ý với kế hoạch ngừng bắn do Pháp đề xuất.
    Ngày 26/8: Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của hai vùng ly khai Abkhazia và Nam Ossetia.
    Ngọc Quỳnh (theo Ria Novosti)
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 25/9/2008, 17:07 GMT+7
    Nga và Ukraina đàm phán về Hạm đội Biển Đen
    Matxcơva và Kiev hôm nay bắt đầu vòng thảo luận mới về vai trò của căn cứ hải quân Nga tại Ukraina, trong cuộc chiến 5 ngày ở Gruzia đầu tháng trước.
    [​IMG]
    Tàu chiến Nga tại cảng Sevastopol của Ukraina. Ảnh: Navy.
    Bộ Ngoại giao Ukraina cho biết họ sẽ nhắc nhở Matxcơva tuân thủ những sắc lệnh mà tổng thống nước này đưa ra, theo đó ngoài khu vực triển khai tạm thời hạm đội Biển Đen phải tuân thủ pháp luật của Ukraina.
    Thủ tướng Ukraina Yulia Tymoshenko hôm qua loại bỏ khả năng hạm đội Biển Đen sẽ ở lại Sevastopol sau khi hợp đồng hết hạn vào năm 2017. "Chúng tôi cần thực thi cam kết đến năm 2017 và sau đó cần biến Ukraina thành khu vực không có căn cứ quân sự", bà nói.
    Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov nói rằng Matxcơva muốn hạm đội Biển đen tiếp tục ở lại Sevastopol sau khi hết hạn hợp đồng vào năm 2017. Ukraina có vị trí chiến lược đối với Matxcơva bởi hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt của Nga sang phương Tây đi qua nước này. Ukraina cũng có một bộ phận dân số nói tiếng Nga và giữ quan hệ chặt chẽ với Nga.
    Căng thẳng Nga - Ukraina lên cao sau khi một số tàu thuộc hạm đội Biển Đen rời cảng Sevastopol tới thả neo ngoài khơi Gruzia, trong suốt thời gian xung đột. Ukraina doạ không cho các tàu này trở về căn cứ do lo ngại bị kéo vào cuộc chiến. Tổng thống Ukraina Victor Yushchenko cũng yêu cầu việc di chuyển tàu chiến Nga tại Sevastopol phải được phép của Kiev.
    Theo một thỏa thuận giữa Nga và Ukraina năm 1997, Hạm đội Biển Đen được đóng tại cảng Sevastopol cho đến năm 2017. Nhiều người Ukraina lo ngại sau khi giải quyết xong vấn đề với Gruzia, Matxcơva sẽ để mắt đến Kiev bởi nước này cũng đang nỗ lực tìm kiếm quan hệ mật thiết với phương Tây và gia nhập NATO.
    Trong một diễn biến khác, hãng thông tấn chính thức của Nga Ria Novosti hôm nay dẫn lời phát biểu của Tổng thống Ukraina Victor Yushchenko trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó lên án việc Nga "dùng vũ lực thôn tính" các khu vực ly khai của Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Ông khẳng định Kiev sẽ không bao giờ công nhận độc lập của hai vùng đất này.
    Trong thời gian qua, Kiev vốn bị chia rẽ giữa một bên lên án Matxcơva trong cuộc chiến với Gruzia và hướng đến mục tiêu gia nhập NATO, với một bên chủ trương "dĩ hòa vi quý" với nước láng giềng khổng lồ. Mâu thuẫn này đã góp phần dẫn đến sự đổ vỡ của chính phủ Ukraina hồi tuần trước.
    Ngọc Sơn (theo Ria Novosti, AFP)
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Nga thị sát căn cứ tàu ngầm
    Hôm qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tới thăm căn cứ tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đặt tại vùng Viễn Đông của nước này.
    http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2008/09/3BA06D2A/
    Nga đủ mạnh để cung cấp cho quân đội
    26/09/2008 11h28 (GMT+7)
    Trong chuyến thị sát căn cứ tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương ở cảng Krasheninnikov trên bán đảo Kamchatka, 25/9, Tổng thống Nga Medvedev khẳng định, nền kinh tế ổn định, đủ mạnh của Nga là nguồn cung dồi dào cho quân đội.
    ?oBất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta vẫn cần hướng tới việc xây dựng các tàu ngầm mới?, Tổng thống Nga tuyên bố.
    Ông còn nhấn mạnh, việc hiện đại hoá lực lượng vũ trang Nga cần được đẩy nhanh hơn nữa, ưu tiên là các vũ khí mới, tiến tiến và nâng cao điều kiện hoạt động của các quân nhân.
    Tổng thống Nga đưa ra hai mục tiêu hàng đầu trong hiện đại hoá quân đội là: Cung cấp cho quân đội vũ khí, trang thiết bị hiện đại hơn, nâng cao điều kiện xã hội và tài chính cho quân nhân.
    Được hanuman2008 sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 26/09/2008
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Gánh nặng quá sức
    ?oPhải đến mùa xuân hoặc mùa hè năm sau, Mỹ mới có thể tăng viện binh lực cho chiến trường Áp-ga-ni-xtan?. Tuyên bố này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết đưa ra tại phiên điều trần mới đây tại Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ cho thấy tình cảnh khó khăn của Mỹ trên chiến trường ở vùng Nam Á xa xôi này.
    Hiếm có khi nào mà người đứng đầu Lầu Năm Góc lại phải thận trọng trong một tuyên bố đến vậy. Mà cẩn thận cũng phải, bởi giữa lúc đang vướng phải hàng loạt vấn đề gai góc ở I-rắc, thì việc phải tăng viện thêm hơn 10.000 quân tới Áp-ga-ni-xtan trong lúc này, theo đề nghị của các tư lệnh chiến trường, quả là quá sức.

    Không thể nói Oa-sinh-tơn xao nhãng với mục tiêu bình ổn Áp-ga-ni-xtan. Mặc dù đã chuyển giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), song Mỹ vẫn duy trì tại Áp-ga-ni-xtan tới 33.000 quân để phối hợp cùng 40.000 binh sĩ của NATO. Với đủ các loại vũ khí, thiết bị hiện đại và đội quân hùng hậu như vậy, tưởng chừng Mỹ và NATO có thể dễ dàng dập tắt bất cứ mầm mống trỗi dậy nào của các tay súng Ta-li-ban và Al-Qaeda.
    Ấy thế mà thực tế lại đang ngược lại. Hơn 3 vạn quân Mỹ vẫn bị coi là phải dàn quá mỏng. Tình trạng thiếu hụt quân số cấp bách đến mức Tướng Mác Ki-ơ-nan, chỉ huy cấp cao Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan, yêu cầu được hỗ trợ gấp ít nhất 3 lữ đoàn và khoảng 10.000 đến 20.000 lính dự bị. Có thể nói, lực lượng Mỹ và NATO đang hết sức lúng túng với sứ mệnh tái thiết an ninh và ổn định tình hình ở Áp-ga-ni-xtan bảo vệ tự do và tái thiết đất nước.
    Theo đánh giá của chính ông R.Ghết, trong vòng 2 năm qua, bạo lực do mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và tàn quân Ta-li-ban tiến hành đã gia tăng mạnh ở Áp-ga-ni-xtan. Còn theo báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc, các vụ tấn công nhằm vào binh sĩ Mỹ và NATO tăng lên đến 40%, khiến ít nhất 195 binh lính nước ngoài phải bỏ mạng tại ?ovùng đất dữ? này trong năm 2008.
    Trong khi đó, những rạn nứt trong mối quan hệ đồng minh giữa Oa-sinh-tơn và một số thành viên trong NATO có khả năng khiến Mỹ trở thành ?ochiến binh đơn độc? tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Bất chấp đề nghị của Mỹ, Đức và một số thành viên NATO khác không muốn triển khai thêm quân đến khu vực miền núi bất ổn ở phía Nam Áp-ga-ni-xtan với lý do ?oquân đội bản xứ đã đủ mạnh để bảo vệ an ninh?. Còn Ca-na-đa thì thẳng thừng đặt điều kiện rằng, chừng nào các đồng minh châu Âu chịu gửi ít nhất 1.000 quân tới Áp-ga-ni-xtan, thì nước này mới gửi sang chừng ấy binh sĩ. Tình trạng ?ongoảnh mặt làm ngơ? của một số thành viên NATO khiến ông R.Ghết phải lên tiếng cảnh báo: ?oKhông khéo NATO sẽ bị chia thành hai phe, một phe chiến đấu hết mình còn phía kia thì không?.
    Đã thiếu sự hỗ trợ từ đồng minh, Mỹ lại còn đang ở vào thế ?ođâm lao phải theo lao?. Không tăng viện thêm quân tới Áp-ga-ni-xtan thì không thể tránh khỏi ?omột I-rắc thứ hai?, nơi quân Mỹ cũng đang sa lầy vào một cuộc chiến hao người tốn của. Còn tiếp tục đổ vật lực thì cũng như ?omuối bỏ bể? vì cuộc chiến I-rắc và Áp-ga-ni-xtan chẳng khác nào những cái ?othùng không đáy?. Tính đến nay, Mỹ đã phải chi cho sứ mệnh bảo đảm an ninh và tái thiết ở Áp-ga-ni-xtan 858 tỷ USD mà vẫn chưa tìm được lối thoát khỏi hai cuộc chiến này.
    Trong cảnh bạo lực gia tăng mà tương lai ?okhông còn Ta-li-ban và chủ nghĩa khủng bố? vẫn xa vời, người dân Áp-ga-ni-xtan có lý do để ?odị ứng? với sự hiện diện của binh sĩ Mỹ và NATO. Tâm lý này càng tăng thêm sau nhiều vụ dân thường Áp-ga-ni-xtan trở thành nạn nhân trong các vụ ?obắn nhầm? của liên quân. Mâu thuẫn giữa hai bên có lúc căng thẳng đến mức ông R.Ghết phải thừa nhận trước Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ rằng, việc tăng viện cho chiến trường Áp-ga-ni-xtan có thể là "phản tác dụng" tại một đất nước vốn có tâm lý chống lại sự hiện diện của quân đội nước ngoài.
    Thực trạng không mấy sáng sủa ở cả hai ?ochảo lửa? I-rắc và Áp-ga-ni-xtan cho thấy triển vọng ổn định tình hình ở đó còn khá mờ mịt. Xem ra, những ?ovũng lầy? này đang trở thành gánh nặng quá sức với Mỹ.
    LINH AN

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0


    Quân đội Mỹ, Pakistan đọ súng

    Cập nhật lúc 08h54" , ngày 26/09/2008 -




    (VnMedia) - Hôm qua (25/9), các lực lượng bộ binh của Mỹ và Pakistan đã có cuộc đọ súng ngắn ở khu vực biên giới giữa Afghanistan và Pakistan. Đây là một trong hàng loạt sự kiện xảy ra gần đây đang làm cho mối quan hệ giữa 2 đồng minh trở nên căng thẳng.

    Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, cuộc đụng độ kéo dài khoảng 5 phút sau khi binh lính Pakistan bắn cảnh cáo vào gần hai chiếc trực thăng của Mỹ từ một đồn biên phòng của Pakistan. Không có ai bị thương vong trong vụ việc này nhưng hiện các quan chức Mỹ và Pakistan đang tranh cãi với nhau về việc liệu các máy bay của Mỹ đã xâm nhập vào lãnh thổ Pakistan hay chưa.

    Trước đó, Mỹ đã mở một chiến dịch tấn công nhằm vào các chiến binh bên trong lãnh thổ Pakistan. Tuy nhiên, các cuộc tấn công này không tiêu diệt được các chiến binh mà lại chủ yếu làm thiệt mạng nhiều dân thường. Điều này đã khiến Pakistan tức giận. Islamabad đã phản đối những cuộc tấn công này và cảnh báo nước này sẽ có hành động tự bảo vệ mình.

    "Trong khi chúng tôi không để bọn khủng bố sử dụng lãnh thổ của Pakistan để tiến hành những cuộc tấn công vào nhân dân và những người hàng xóm của chúng tôi thì chúng tôi cũng không thể cho phép các bạn bè của chúng tôi xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của chúng tôi," Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari phát biểu tại New York ngày hôm qua.

    Tuy nhiên, tại thủ đô Washington, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bryan Whitman nhấn mạnh những chiếc trực thăng của họ đã không xâm nhập vào lãnh thổ của Pakistan. Ông này miêu tả vụ việc là ?orất đáng lo? đồng thời kêu gọi Islamabad hãy đưa ra một lời giải thích. "Các máy bay không hề bay vào lãnh thổ Pakistan," ông Whitman nói. "Pakistan cần phải giải thích rõ hơn cho chúng tôi hiểu tại sao chuyện này xảy ra."

    Đáp lại, quân đội Pakistan khẳng định, các binh lính của họ đã bắn cảnh cáo vào hai chiếc trực thăng của Mỹ sau khi chúng xâm phạm không phận Pakistan.
    Kiệt Linh - (Theo Reuters, BBC)

  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0


    Nga ưu tiên hàng đầu mối quan hệ với Châu Mỹ latinh
    Cập nhật lúc 10h03" , ngày 26/09/2008 -


    Tổng thống Chavez (bên trái) và Thủ tướng Putin (bên phải).

    (VnMedia) - Trong buổi tiếp đón Tổng thống Venezuela Hugo Chavez ngày hôm qua (25/9), Thủ tướng Vladimir Putin đã cam kết sẽ đặt mối quan hệ giữa Nga với Châu Mỹ la tinh lên ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nước này.

    Ông Chavez hiện đang có chuyến thăm thứ hai đến Nga trong vòng hơn hai tháng qua. Tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Thủ tướng Putin đã đề nghị sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Venezuela đồng thời xem xét khả năng hợp tác hạt nhân giữa Nga với quốc gia Nam Mỹ này.

    Ông Putin không nói cụ thể về tiềm năng hợp tác quân sự giữa Nga và Venezuela nhưng theo các nguồn tin, Venezuela có thể sẽ mua các hệ thống phòng thủ trên không của Nga và thêm nhiều máy bay chiến đấu Sukhoi.

    Trước đó cùng ngày, một quan chức điện Kremlin đã tiết lộ Nga sẽ cho Venezuela vay 1 tỉ USD để mua vũ khí của Nga trong một nỗ lực nhằm giúp Venezuela cải cách các lực lượng quân sự của nước này.

    Tính từ năm 2005 đến nay, Nga đã ký các hợp đồng trị giá 4,4 tỉ USD với Venezuela trong việc cung cấp các loại vũ khí bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và 100.000 súng trường tấn công Kalashnikov.

    Về hợp tác hạt nhân, Thủ tướng Putin không nói cụ thế về việc liệu Nga và Venezuela sẽ hợp tác trên lĩnh vực nào nhưng Moscow đang hướng tới việc trở thành nước xây dựng các nhà máy hạt nhân và cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho những nước đang tìm kiếm năng lượng hạt nhân.

    Tổng thống Chavez, người miêu tả ông Putin là "người bạn thân thiết của tôi?, đã nói rằng mối quan hệ khăng khít giữa Nga với Venezuela sẽ giúp xây dựng một thế giới đa cực và hai nước sẽ cùng nhau nỗ lực giảm sự thống trị của Mỹ trên toàn cầu.

    Chuyến thăm của Tổng thống Chavez diễn ra trong bối cảnh một đội tàu chiến của Nga đang hướng về Venezuela, một nước ở ?osân sau? của Mỹ - đây được xem là một hành động đáp trả của điện Kremlin đối với việc Mỹ gần đây đang tiến gần đến biên giới nước này.
    Kiệt Linh - (Theo AFP, AP)




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này