1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga có thể phải trả 2 tỉ USD/năm để thuê căn cứ Sevastopol
    26/09/2008 12h39 (GMT+7)
    Một quan chức quốc phòng Nga cho hay, nước này có thể phải trả từ 1,5- 2 tỉ USD/năm cho Ukraine để thuê căn cứ hải quân Sevastopol nếu Hạm đội Biển Đen còn ở đây sau năm 2017.
    Theo hiệp ước song phương năm 1997, mỗi năm, Nga trả 98 triệu USD để thuê căn cứ Sevastopol và Hạm đội Biển Đen theo kế hoạch sẽ rút khỏi căn cứ trên bán đảo Crimea sau năm 2017. Moscow luôn khẳng định muốn mở rộng thời hạn thuê căn cứ.


    Tàu chiến của Hạm đội Biển Đen.

    "Vào thời điểm năm 1997, Moscow đã thuyết phục Kiev rằng, gánh nợ năng lượng của Ukraine nên là điểm bắt đầu để thoả thuận cho giá cả thuê căn cứ hải quân?, nguồn tin quân sự Nga cho biết.
    Theo đó, số nợ này được trả trong 20 năm, mỗi năm Nga trừ 98 triệu USD cho Ukraine.
    Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko, người đang tìm kiếm tư cách thành viên NATO và EU cho nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, đã kêu gọi hải quân Nga sớm rút khỏi căn cứ Sevastopol đồng thời đưa ra những yêu cầu triển khai chặt chẽ hơn, chi phí cao hơn.
    Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Yuriy Yekhanurov hôm qua đã bác bỏ khả năng mở rộng thời hạn cho thuê căn cứ. "Năm 2017 đã được ghi trong hiến pháp. Khi thời điểm này đến, Ukraine sẽ không còn một căn cứ nước ngoài nào trên lãnh thổ của mình?, ông Yekhanurov nói.
    Chiều thứ Tư vừa qua, Bộ Ngoại giao Ukraine cho hay, đại diện Nga ?" Ukraine sẽ gặp nhau tại Kiev vào ngày hôm qua 25/9 để thảo luận về hoạt động của hải quân Nga ở căn cứ Sevastopol.
    Để gia hạn hợp đồng thuê căn cứ, Nga có thể phải đưa ra một đề xuất hấp dẫn với Ukraine. Ông Vyacheslav Popov, cựu chỉ huy Hạm đội Biển Bắc, hiện là thành viên Thượng viện Nga hôm qua cho hay, Moscow có thể đề xuất hợp đồng Ukraine xây dựng tàu sân bay cho hải quân Nga.
    Căn cứ hải quân của Nga ở Crimea hiện có 50 tàu chiến, tàu tuần tra cùng khoảng 80 máy bay và lực lượng phòng vệ bờ biển.
    Le&Le (Theo Rian)
  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    8 tướng Mỹ bị kỷ luật
    25-09-2008 19:15:26 GMT +7
    (NLĐO)- Hôm qua 24-9, 8 viên tướng Mỹ, từ 1 đến 3 sao, đã phải chịu các hình thức kỷ luật hành chính sau khi để xảy ra vụ vận chuyển "nhầm" nhiều kíp nổ đầu đạn hạt nhân tới Đài Loan (Trung Quốc) năm 2006.
    Một số quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, 6 tướng Không quân và 2 tướng Lục quân đã nhận được thư công bố hình thức kỷ luật từ Lầu Năm Góc. Hình thức kỷ luật này được cho là có thể chấm dứt binh nghiệp hoặc hy vọng được thăng chức của những quân nhân này.
    Hầu hết các tướng trên đều phụ trách nhiệm vụ hậu cần và liên quan ở các mức độ khác nhau đối với vụ vận chuyển nhầm tới Đài Loan 4 kíp nổ điện tử dành cho đầu đạn hạt nhân của tên lửa đạn đạo năm 2006. Tuy nhiên, sai sót này đã không được tiết lộ cho đến cuối tháng 3 năm nay.
    Theo TTXVN, 9 quân nhân khác trong Không quân nhưng có quân hàm thấp hơn cũng bị kỷ luật, song chi tiết về các hình thức trừng phạt chưa được tiết lộ.
    Đầu tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã tiến hành cải tổ mạnh mẽ cấp lãnh đạo lực lượng Không quân cũng như thực hiện nhiều biện pháp thay đổi khác.
    Ông Gates đã cách chức Tướng Michael Moseley, Tham mưu trưởng Không quân, và Bộ trưởng Không quân Michael Wynne, do đã không giải quyết thoả đáng nhiều vụ việc sai sót liên quan đến hạt nhân của Không quân Mỹ thời gian gần đây.
    Ngoài vụ việc trên, tháng 8-2007, một máy bay B-52 của Không quân Mỹ cũng đã mang "nhầm" 6 tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp bay qua bầu trời nước Mỹ.
    B.T.N

  3. DVuongHung

    DVuongHung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2008
    Bài viết:
    427
    Đã được thích:
    1
  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 26/09/2008, 10:56 (GMT + 7)
    Tin thêm về vụ lính Mỹ và Pa-ki-xtan đấu súng trên biên giới Áp-ga-ni-xtan


    Mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh chủ chốt của nước này ở Nam Á là Pa-ki-xtan đang hết sức căng thẳng sau khi đã xảy ra đấu súng giữa các binh sĩ hai bên chiều ngày 25-9 ở khu vực biên giới giữa Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan.
    Người phát ngôn quân đội Mỹ, Chuẩn đô đốc G.Xmít cho biết, vụ việc xảy ra sau khi các lực lượng Pa-ki-xtan tại một chốt biên phòng nổ súng bắn 2 máy bay trực thăng OH-58 Kiowa của Mỹ đang hộ tống một đội tuần tra gồm các binh lính Mỹ và Áp-ga-ni-xtan. Lực lượng Mỹ đáp trả bằng vũ khí hạng nhẹ nhằm vào chốt biên phòng trên và các lực lượng Pa-ki-xtan cũng bắn trả. Đề cập vụ việc này, quân đội Pa-ki-xtan cho biết họ chỉ bắn cảnh cáo khi hai máy bay trực thăng của quân đội Mỹ xâm phạm lãnh thổ Pa-ki-xtan. Tuy nhiên, ông Xmít và Lầu Năm Góc khẳng định máy bay của họ vẫn trong không phận Áp-ga-ni-xtan, cách đường biên giới khoảng 2km.
    Trong phiên thảo luận của Đại hội đồng LHQ tại Niu Y-oóc (Mỹ), Tổng thống Pa-ki-xtan A-li Da-đa-ri đã cố gắng xoa dịu mâu thuẫn giữa hai bên khi tuyên bố rằng binh lính Pa-ki-xtan chỉ bắn ?opháo sáng? vào 2 chiếc trực thăng của Mỹ. Tuy nhiên, ông Da-đa-ri một lần nữa yêu cầu các cường quốc phương Tây không xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Pa-ki-xtan trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông Da-đa-ri nhấn mạnh rằng "Pa-ki-xtan không cho phép chủ quyền và lãnh thổ của mình bị xâm phạm. Hành động đó không giúp ích trong việc loại trừ mối đe dọa khủng bố, mà trên thực tế, có thể phản tác dụng".
    Ông Da-đa-ri còn lưu ý với thế giới rằng Pa-ki-xtan không phải là nguyên nhân mà là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố, và đang trong một cuộc chiến đẫm máu. Ông kêu gọi các nước giàu giúp đỡ Pa-ki-xtan vượt qua cuộc chiến này bằng một kế hoạch tổng thể cả trên lĩnh vực kinh tế và xã hội, có thể cung cấp cho quốc gia Nam Á này thực phẩm, năng lượng, việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục.
    Cuộc đấu súng trên tuy chỉ xảy ra trong khoảng 5 phút, nhưng trong bối cảnh một loạt vụ máy bay Mỹ từ Áp-ga-ni-xtan bị tình nghi xâm phạm không phận Pa-ki-xtan liên tục xảy ra trong mấy ngày qua, cùng với một số vụ binh lính Mỹ gây thương vong cho thường dân Pa-ki-xtan trong hai tháng gần đây, khiến quan hệ giữa Mỹ và Pa-ki-xtan ngày càng căng thẳng. Hai ngày trước khi xảy ra vụ đọ súng, lực lượng biên phòng Pa-ki-xtan đã bắn rơi một máy bay không người lái được cho là của Mỹ ở làng Oa-di-ri-xtan thuộc lãnh thổ của Pa-ki-xtan, khiến mâu thuẫn đồng minh giữa hai nước càng bị khoét sâu.
    PHẠM CHU

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    TƯ LIỆU
    Những ?oông trùm? trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga (Phần 1



    Nước Nga thế hệ Putin, Medvedev hiện đang vặn mình trỗi dậy, dần khôi phục lại vị thế cường quốc và sức mạnh quân sự của mình, mà trong đó, kho vũ khí hạt nhân chiến lược vẫn được coi là con át chủ bài nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ và phương Tây.


    Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga hiện được chiếm lĩnh bởi ba ?oông lớn?, đó là: Lực lượng tên lửa chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược và Lực lượng Không quân chiến lược.
    Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) là một trong 4 đơn vị chủ chốt cấu thành nên Các Lực lượng Hạt nhân Chiến lược của Liên bang Nga, lực lượng chính sở hữu các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cơ động và cố định trên mặt đất và các đầu đạn hạt nhân. SMF luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, được coi là ?onhân tố? quan trọng trong học thuyết quân sự Nga. Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược hiện nay là Thượng tướng Nikolai Solovtsov, được bổ nhiệm vào ngày 27/4/2001.
    Là một quân chủng riêng biệt của các Lực lượng Vũ trang Nga, ngay từ khi được thành lập vào ngày 17/12/1959, SMF đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng cũng như chất lượng, ngày càng nâng cao khả năng tác chiến của các tổ hợp tên lửa góp phần quan trọng tạo nên thế cân bằng hạt nhân giữa Liên xô và Mỹ trong những năm 70 của thế kỷ trước.
    Kể từ sau Hiệp ước cắt giảm các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ký kết năm 1987 giữa Liên xô và Mỹ, Hiệp ước hạn chế và cắt giảm các vũ khí tấn công chiến lược START-I năm 1991 và START-II năm 1993 giữa Nga và Mỹ, quân số cũng như trang bị của SMF đã bị cắt giảm một cách đáng kể.
    Theo sắc lệnh của Tổng thống ban hành ngày 24/3/2001, SMF bị hạ cấp từ một quân chủng riêng biệt trong biên chế của các Lực lượng Vũ trang xuống thành một binh chủng độc lập thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tham mưu.
    Hiện tại, chiến lược phát triển dài hạn của SMF là chú trọng tăng số lượng các tổ hợp tên lửa cơ động và đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa Topol-M hiện đại có khả năng xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.
    Tính tới đầu năm 2008, Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga có 682 hệ thống tên lửa chiến lược có khả năng mang 3.100 đầu đạn hạt nhân. So với năm 2007, số lượng các tên lửa tăng thêm 39 quả (5,3%), số lượng đầu đạn tăng 177 đơn vị (5,3 %). Riêng SMF sở hữu 430 tổ hợp tên lửa, có khả năng mang 1605 đầu đạn hạt nhân. Hiện tại, trong trang bị của SMF có 75 tên lửa R-36MUTTH và R-36M2 (SS-18, Satan), 100 tên lửa UR-100NUTTH (SS-19), 201 tổ hợp tên lửa di động trên đường Topol (SS-25), 48 hầm phóng và 6 tổ hợp Topol - M (SS-27) cơ động hiện đại nhất.
    Lực lượng Tên lửa Chiến lược bao gồm 3 tập đoàn quân tên lửa: Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 27 đóng tại Vladimir, Tập đoàn quân tên lửa số 31 (Orenburg), Tập đoàn quân tên lửa phòng vệ số 33 (Omsk). Tập đoàn quân tên lửa số 53 (Chita) đã bị giải thể vào năm 2

  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    TƯ LIỆU
    Những ?oông trùm? trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga (Phần 1 )

    Các hệ thống tên lửa đạn đạo hiện có trong biên chế của SMF
    SS-18 ?oSatan? (R-36M)
    Tên lửa R-36MUTTH (RS-20B) và R-36M2 (RS-20V), theo cách gọi của NATO là SS-18 ?oSatan?, do Phòng Thiết kế Phương Nam đặt tại Dnepropetrovsk (Ukraine) phát triển. R-36MUTTH bắt đầu được triển khai nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1979-1983, còn R-36M2 từ năm 1988-1992. Cả hai loại tên lửa này đều do Nhà máy chế tạo máy Phương Nam sản xuất với 2 tầng nhiên liệu lỏng và có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân.
    [​IMG]
    SS-18 ?oSatan?là tổ hợp tên lửa cố định, phóng từ hầm phóng, có tầm bắn tối đa là 11.000 km và lượng chất nổ lên đến 8,8 tấn.
    Do có thời gian phục vụ từ 25-30 năm theo dự kiến, R-36M2 có thể kéo dài thời gian hoạt động tới khoảng năm 2020. Bởi vậy, trong kế hoạch phát triển của mình, SMF có tính đến việc đưa toàn bộ số tên lửa R-36M2 (khoảng 40 chiếc) vào trạng thái trực chiến.
    SS-19 ?oStiletto? (UR-100N)
    Tên lửa UR-100NUTTH, theo cách gọi của NATO là SS-19, do Nhà máy cơ khí NPO ở Reutov (Ngoại ô Matxcơva) thiết kế trong giai đoạn từ năm 1979?"1984, sau đó được Nhà máy sản xuất trang thiết bị M. V. Khrunichev (Matxcơva) chế tạo.
    [​IMG]
    SS-19 cũng là một tổ hợp tên lửa cố định với 2 tầng nhiên liệu lỏng và có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân. Mỗi quả tên lửa SS-19 có khả năng mang 6 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 750 kiloton và có thể cùng lúc nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau.
    Hiện nay, một số tên lửa SS-19 đã hết hạn sử dụng và bắt đầu được đưa ra khỏi trang bị của SMF, tuy nhiên, sau một loạt cuộc thử nghiệm thành công, SS-19 vẫn có thể kéo dài thời gian phục vụ lên ít nhất 25 năm, vì thế chúng vẫn được giữ lại tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm

  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    TƯ LIỆU
    Những ?oông trùm? trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga (Phần 1 )

    SS-25 ?oSickle? (RT-2PM Topol)
    Tổ hợp tên lửa di dộng trên đường RT-2PM Topol, còn được NATO gọi là tên lửa SS-25 ?oSickle?, do Viện Công nghệ Nhiệt Matxcơva nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn từ năm 1985-1992. Các tên lửa SS-25 ?oSickle? được sản xuất tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk gần Izhevsk cách thủ đô Matxcơva khoảng 1.000 km về phía Đông.
    [​IMG]
    SS-25 ?oSickle? có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn với tầm bắn 10.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá 550 kiloton.
    Theo kế hoạch, SS-25 ?oSickle? vẫn sẽ có mặt trong nhóm tên lửa chiến lược của Nga cho tới năm 2015 và sau đó sẽ được thay thế bằng thế hệ tên lửa Topol-M hiện đại hơn.
    SS-27 (RT-2UTTH Topol-M)
    RT-2UTTH Topol-M hay SS-27 (theo cách gọi của NATO) là tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga hiện nay. SS-27 do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển, là phiên bản cải tiến từ tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó.
    SS-27 gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu đượcc triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của SMF. Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006, hiện nay đã có 6 tổ hợp trong biên chế của SMF.
    [​IMG]
    SS-27 (RT-2UTTH Topol-M) bắn từ hầm phóng
    [​IMG]
    SS-27 (RT-2UTTH Topol-M) bắn từ xe cơ động chuyên dụng
    Tên lửa SS-27 có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn, đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với tầm bắn lên tới 10.000 km với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Chúng được chế tạo tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk.
    So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, SS-27 có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Dự kiến đến năm 2015, đây sẽ là loại tên lửa chủ lực trong hệ thống tên lửa hạt nhân trên bộ của Nga.
    * SS là viết tắt của từ Surface-to-surface, có nghĩa đất đối đất
  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga sẽ nâng cấp các hệ thống vũ khí hạt nhân
    12:14'' 27/09/2008 (GMT+7)
    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vừa thông báo các kế hoạch nhằm xây dựng một "hệ thống hạt nhân ngăn chặn được bảo đảm", sẽ đi vào hoạt động năm vào 2020.
    [​IMG]

    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (phải) bước qua các binh sĩ Nga tại buổi tập trận gần Orenburg, cách thủ đô Moscow khoảng 1.300km về phía đông nam, ngày 26/9/2008. (Ảnh: AP)
    Medvedev nói ông muốn những quan chức đứng đầu quân đội Nga đệ trình các kế hoạch vào tháng 12 tới.
    Tổng thống Nga kêu gọi một chương trình xây dựng các tàu ngầm hạt nhân mới và "một hệ thống quốc phòng trên không trung". Ông nhấn mạnh, lý do cần thiết phải nâng cấp hệ thống hạt nhân đã được giải thích bằng cuộc xung đột với Grudia hồi tháng trước, khi Nga mở một cuộc phản công lớn để tiêu diệt ý định giành lại Nam Ossetia của Tbilisi.
    Thông báo trên được đưa ra vài tuần sau khi Nga cáo buộc Mỹ khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang mới bằng cách lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan.

    "Chúng ta phải đảm bảo hệ thống hạt nhân ngăn chặn trong các điều kiện quân sự và chính trị khác nhau vào năm 2020", ông Medvedev phát biểu trước các chỉ huy quân đội Nga.
    Medvedev tuyên bố Nga cần thiết phải xây dựng "các loại vũ khí mới" và "chiếm ưu thế trong không gian", theo các đoạn trích được báo Itar-Tass đăng tải.
    "Chúng ta dự định bắt đầu chế tạo hàng loạt tàu chiến, đặc biệt là các tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử, trang bị tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân và các tàu ngầm đa chức năng", Tổng thống Medvedev nói. "Chúng ta cũng sẽ phát triển một hệ thống phòng thủ trên không".
    Phản ứng trước động thái trên của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cho biết điều đó sẽ không làm thay đổi cán cân sức mạnh.
    Nga liên tục chỉ trích Mỹ về kế hoạch phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, sử dụng rocket đặt ở Ba Lan và radar ở Cộng hòa Séc. Moscow cho rằng kế hoạch này làm đảo lộn sự cân bằng chiến lược và tạo ra "một vành đai thép" quanh nước Nga, đồng thời cảnh báo nước này sẽ "buộc phải đáp trả".
    Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga cử tàu chiến đối phó cướp biển Somalia
    22:24'' 26/09/2008 (GMT+7)
    Hải quân Nga hôm 26/9 tuyên bố đã cử một tàu chiến tới vùng biển ngoài khơi Somalia để chống lại bọn hải tặc trong khu vực.

    Nga đã quyết định cử các tàu chiến định kỳ tới những khu vực đang bị hải tặc hoành hành nhằm bảo vệ các công dân và tàu thương mại của nước này (Ảnh RIA Novosti)
    Igor Dygalo, phát ngôn viên của Hải quân Nga, cho biết tàu chiến Neustrashimy thuộc Hạm đội Baltic đã được lệnh rời khu căn cứ hải quân chủ chốt ở Kaliningrad hôm 25/9 để làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho khu vực ngoài khơi Somalia cũng như những vùng biển khác trên khắp thế giới.
    Ông Dygalo nói thêm rằng Nga đã quyết định triển khai các tàu chiến định kỳ tới những khu vực đang bị cướp biển hoành hành nhằm bảo vệ các công dân và tàu thương mại của nước này.
    Động thái trên được đưa ra sau khi có thông tin rằng, bọn hải tặc đã bắt giữ một tàu chở hàng của Ukraine cùng toàn bộ thuỷ thủ đoàn ở vùng biển phía đông Somali hôm 25/9. Bộ Ngoại giao Ukraine ra tuyên bố cho biết 3 trong số 21 con tin mang quốc tịch Nga.
    Theo các quan chức Ukraine, tàu gặp nạn đang chở 33 xe tăng T-72 do Nga sản xuất cùng một lượng đáng kể đạn dược và các bộ phận thay thế cho xe bọc thép.
    Hiện nhà chức trách chưa tiết lộ số xe tăng trên đang được vận chuyển tới đâu. Tuy nhiên, hãng thông tấn ITAR-Tass của Nga đưa tin lô hàng này đã được bán cho Kenya. Các quan chức khẳng định vụ giao dịch này không hề trái với luật pháp quốc tế.
    Sự cố trên đã nâng tổng số vụ tấn công của hải tặc ở ngoài khơi Somalia lên con số 61 trong năm nay. Theo Noel Choong - lãnh đạo Trung tâm cảnh báo hải tặc của Cơ quan hàng hải quốc tế tại Malaysia, bọn cướp biển hiện đang bắt giữ 14 chiếc tàu cùng hơn 300 thành viên các thuỷ thủ đoàn.
    Nga hiện đang tìm cách khôi phục và mở rộng sự hiện diện của hải quân nước này khắp toàn cầu. Một đội tàu chiến của Nga đang trên đường tới Venezuela để tham dự các cuộc tập trận chung với quốc gia Nam Mỹ này.
    Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko đã ra lệnh thực thi những biện pháp nhằm đảm bảo sự giải cứu tàu hàng cùng toàn bộ thủy thủ đoàn vừa bị bọn hải tặc bắt giữ. Bộ Ngoại giao Ukraine thừa nhận họ hiện không có thông tin nào về lô hàng trên con tàu này.
    Thanh Bình (Theo AP, RIA Novosti)

  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Hàn Quốc bi quan về đàm phán hạt nhân Triều Tiên
    21:07'' 26/09/2008 (GMT+7)
    Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan hôm 26/9 nhận định các cuộc đàm phán quốc tế nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của CHDCND Triều Tiên đang có chiều hướng đổ vỡ sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ khôi phục hoạt động của nhà máy sản xuất plutonium - nguyên liệu dùng để chế tạo bom nguyên tử.

    Ngoại trưởng Hàn Quốc Yu Myung-hwan (Ảnh Reuters)
    Cơ quan giám sát năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 25/9 cho biết CHDCND Triều Tiên sắp trục xuất các thanh sát viên của Liên hợp quốc khỏi nhà máy hạt nhân Yongbyon có từ thời LB Xô viết cũ ở nước này.
    Bình Nhưỡng cũng đồng thời lên kế hoạch tái khởi động cơ sở hạt nhân trên vào tuần tới, kéo lùi kết quả thực hiện một thoả thuận giải trừ hạt nhân đổi lấy viện trợ cũng như gây áp lực với Washington.
    "Chúng ta đang lâm vào tình trạng khó khăn và có thể sắp quay trở về điểm xuất phát", Ngoại trưởng Hàn Quốc phát biểu trước một hội nghị chuyên đề.
    Ông Yu Myung-hwan, người vừa trở về sau một chuyến công du tới Mỹ để tham dự các cuộc thương lượng với giới chức CHDCND Triều Tiên và Mỹ, nói rằng Bình Nhưỡng có thể đang nỗ lực gây sức ép đối với chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Bush và vị lãnh đạo tiếp theo của Nhà Trắng.
    Ông Yu nhận định: "Có thể quyết định kéo lùi các bước vô hiệu hoá chương trình hạt nhân là một chiến lược của Bình Nhưỡng, liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ".
    Theo Ngoại trưởng Hàn Quốc, với mong muốn đạt được một thành công về chính sách đối ngoại trong vài tháng cầm quyền còn lại, chính quyền Bush có thể sẵn sàng đưa ra những nhượng bộ cuối cùng. Nếu không, Bình Nhưỡng sẽ ở vị trí mặc cả lợi thế hơn khi tân tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 1/2009.
    Ông Yu tuyên bố trước giới truyền thông rằng hiện vẫn còn các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc và Mỹ tại nhà máy Yongbyon của CHDCND Triều Tiên. Bình Nhưỡng có thể muốn họ lưu lại để chứng kiến họ tiến hành những bước quan trọng đầu tiên nhằm tái khởi động cơ sở hạt nhân chủ chốt này.
    Tờ Washington Post hôm 26/9 bình luận rằng thoả thuận giải trừ hạt nhân có thể đã đổ vỡ một phần vì CHDCND Triều Tiên cho rằng, kế hoạch của Washington về cơ chế thẩm định các tuyên bố hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ trao cho các thanh sát viên quốc tế quá nhiều cơ hội tiếp cận quốc gia này.
    Cụ thể là, các thanh sát viên có quyền chụp ảnh và quay video về bất cứ địa điểm hạt nhân khả nghi nào; lưu lại tại một địa điểm lâu tới chừng nào mà họ cho là cần thiết cũng như lặp lại các chuyến công du, thu thập và mang đi các mẫu vật cần kiểm nghiệm.
    CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu vô hiệu hoá cơ sở hạt nhân Yongbyon hồi tháng 11/2007 theo một thoả thuận kí kết với Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đổi lại, Bình Nhưỡng cũng đã nhận được các chuyến hàng dầu nhiên liệu nặng và các đồ cứu trợ khác.
    Mới đây, Hàn Quốc nhấn mạnh các hoạt động viện trợ cho nước láng giềng có thể bị ngừng lại do CHDCND Triều Tiên chấm dứt việc thoả thuận giải trừ hạt nhân.
    Thanh Bình (Theo Reuters, VOA, AFP)

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này