1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Chủ nhật, 28/9/2008, 22:45''

    Vì sao Nga muốn duy trì Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol?

    Ukraine đã bác bỏ khả năng cho phép Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân tại cảng Sevastopol của nước này sau năm 2017. Tuy nhiên, Moscow cho biết sẽ tìm kiếm một giải pháp thay thế để hai bên cùng có lợi.


    Vị trí chiến lược của Sevastopol
    Sevastopol là một hải cảng của Ukraine, nằm ở phía tây của bán đảo Crimea trong Biển Đen. Thành phố này trước đây là căn cứ của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Liên Xô và ngày nay là căn cứ của Hải quân Ukraine và Nga.
    Vì có địa thế lợi hại, Sevastopol là một căn cứ quan trọng của hải quân. Trong chiến tranh Crimea (1853-1856), quân Anh và Pháp bao vây Sevastopol gần một năm mới hạ được thành phố này. Sau khi Liên Xô tan rã, Sevastopol trở thành một cảng thương mại và đóng tàu. Ngoài ra, Sevastopol cũng có bãi biển cho khách du lịch đến tham quan.
    Năm 1997, Nga ký hợp đồng đặt căn cứ quân sự Hải quân ở Sevastopol vì cảng Novorosisk của Nga khi đó không thể tiếp nhận tất cả các tàu và binh lính Hạm đội Biển Đen. Theo thỏa thuận, Moscow sẽ sử dụng căn cứ này đến hết năm 2017 và phải trả một khoản tiền thuê khoảng 98 triệu USD mỗi năm. Ukraine cho rằng, số tiền trên là quá nhỏ so với một quốc gia hùng mạnh về kinh tế như Nga.
    Vì có vị trí chiến lược, Sevastopol cũng là mục tiêu ?onhòm ngó? của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mùa hè năm 1983, một tuần dương hạm của Mỹ đã qua eo biển Bosfor (Thổ Nhĩ Kỳ) vào Biển Đen. Đây là lần đầu tiên NATO biểu lộ ?osự khao khát có mặt của hải quân ở Biển Đen?.
    Lợi dụng nguyện vọng của giới lãnh đạo Ukraine muốn gia nhập NATO, Mỹ và phương Tây ra sức thúc ép nước này tạo điều kiện để Hải quân Mỹ và NATO có thể sớm xây dựng các căn cứ ở Biển Đen, ngay sát biên giới với Nga. Mấy năm gần đây, tần số xuất hiện tàu chiến Mỹ và NATO tại Biển Đen càng ngày càng dày lên, nhưng vẫn được coi là ?otình huống bất thường?.
    Trong khi đó, tham vọng trở thành thành viên của NATO đã đẩy quan hệ Ukraine - Nga trở nên căng thẳng. Nga đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo việc Ukraine gia nhập NATO là ?ovi phạm Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước?, bởi theo hiệp ước đó ?oMột nước này không được tạo ra mối đe dọa tới an ninh của nước kia?. Nếu Ukraine trở thành thành viên của NATO sẽ càng nảy sinh nhiều vấn đề, buộc phía Nga phải suy nghĩ tới an ninh của mình?.
    Giải pháp ?ođôi bên cùng có lợi?
    Các sự kiện diễn ra ở Nam Ossetia gần đây lại càng ?ođổ thêm dầu vào lửa? vào mối quan hệ Kiev ?" Moscow. Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko tuyên bố liên minh với Tổng thống Gruzia bằng cách ra sắc lệnh yêu cầu Hạm đội Biển Đen phải chính thức thông báo cho phía Ukraine trước 72 giờ nếu muốn ra vào lãnh hải nước này. Nếu Ukraine không cho phép Nga sử dụng căn cứ ở Sevastopol thì Nga xử lý thế nào?
    Xét về điều kiện khí hậu và tự nhiên, Novorosisk không thuận lợi bằng Sevastopol nhưng rất có thể Nga sẽ xây dựng một căn cứ mới ở đây. Tuy sẽ rất tốn kém nhưng cũng không hơn mức giá phải trả để được đặt căn cứ ở Sevastopol. Như vậy về mặt quân sự, vấn đề Sevastopol dường như đang được Ukraine thổi phồng lên và không phù hợp với thực tế hiện nay.
    Việc Nga muốn duy trì Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol chủ yếu là muốn bảo vệ an ninh nước Nga trước nguy cơ ?obành trướng? của NATO từ lãnh thổ đến lãnh hải. Phát biểu trong cuộc gặp gần đây với báo giới Nga tại Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đề nghị kéo dài thời hạn của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol sau năm 2017. Nga sẽ đưa ra những đề nghị "đôi bên cùng có lợi" liên quan đến chi phí thuê quân cảng cũng như việc phát triển cơ sở hạ tầng của Sevastopol, hợp tác phát triển ngành đóng tàu và tổ hợp công nghiệp quốc phòng... Tuy nhiên, Thủ tướng Ukraine Tymoshenko đã bác bỏ đề nghị trên và cho rằng, Ukraine cần duy trì thỏa thuận này đến năm 2017 và sau đó sẽ đưa Ukraine trở thành khu vực không có bất kỳ căn cứ quân sự (nước ngoài) nào. Một số nhà nhận định cho rằng, động thái trên của Ukraine thực chất muốn tăng tiền cho thuê căn cứ từ 98 triệu USD lên 2 tỷ USD.


    (Theo QĐND)

  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Chủ nhật, 28/9/2008, 14:4''

    Mỹ sắp bán trực thăng qua tân trang cho Pakistan


    VIT-Tin từ Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chấp thuận bán một lô (không tiết lộ số lượng) trực thăng Cobra cho Pakistan.


    Đây là những chiếc trực thăng AH-1F Cobra được tân trang lại cùng với thiết bị đi kèm.
    Lầu Năm Góc cho biết, các trực thăng đã qua tân trang sẽ giúp Pakistan tăng cường sức mạnh quân sự nhằm chống lại các chiến binh Taliban và Al Qaeda tại những vùng bộ lạc gần biên giới nước này với Afghanistan.
    Hợp đồng này là một phần trong gói vũ khí trị giá 1,01 tỷ đô la dành cho bốn đồng minh của Mỹ ?" Pháp, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
    Vài ngày gần đây, Ủy ban Hợp tác về An ninh Quốc phòng của Lầu Năm Góc, cơ quan phụ trách chính việc buôn bán vũ khí, đã trình lên Quốc hội 6 bản hợp đồng độc lập.
    Nhà thầu chính sẽ là công ty US Helicopter ở thành phố Ozark, bang Alabama.
    Các nhà lập pháp sẽ có 30 ngày để xem xét các bản hợp đồng.


    DD (theo Dawn)
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Israel sẽ bán hàng triệu đô la vũ khí cho Azerbaijan


    VIT- Theo RIA Novosti, một tờ báo Israel đưa tin, nước này sẽ cung cấp gói vũ khí trị giá hàng triệu đô la cho Azerbaijan.


    Nhật báo Haaretz cho hay, theo bản thỏa thuận ký giữa Bộ Quốc phòng Israel với Azerbaijan, ba hãng sản cuất vũ khí quốc phòng của Israel ?" Israel Military Industries, Tadiran Communications và Soltam ?" sẽ cung cấp cho Baku các hệ thống giàn phóng tên lửa (MLRS), súng cối, quân trang và thiết bị radio.
    Azerbaijan, đất nước láng giềng với Iran, giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt. Nước cộng hòa Xô-viết cũ này đang lên kế hoạch sản xuất 52,5 triệu tấn dầu thô và 27,4 triệu mét khối khí đốt trong năm nay.
    Theo bài báo, trước đó, Tổng thống Azerbaijan, ông Ilham Aliyev tuyên bố muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Israel. Ông cũng cho đề cập về ?omối đe dọa? mà cả hai nước phải đối mặt từ Iran.


    DD (theo RIA)
  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Ukraine đẩy mạnh nghiên cứu buôn bán vũ khí

    VIT - Văn phòng chính phủ Ukraine hôm 24/9 cho hay, Thủ tướng Ukraine Yulia Timoshenko đã giao cho Phó Thủ tướng Alexander Turchinov và cơ quan giám sát kiểm tra nghiên cứu việc buôn bán vũ khí của công ty xuất nhập khẩu quốc doanh Ukrspet***port của nước này.


    Sau khi bắt đầu cuộc xung đột tại Kapkaz, các chính trị gia của Ukraine đã tiến hành thảo luận về tính hợp pháp trong việc Ukraine cung cấp vũ khí cho Gruzia. Ngày 02/9, Quốc hội Ukraine đã thông qua nghị định ?ovề việc thành lập Ủy ban Điều tra lâm thời Ukraine phụ trách việc kiểm tra cung cấp trang thiết bị quân sự của Ukraine cho Gruzia với việc phá vỡ quy định hiến pháp của Ukraine và luật pháp quốc tế?.
    Tổng thống Viktor Yuchshenko tuyên bố, việc Ukraine cung cấp vũ khí hợp pháp cho Gruzia là hợp pháp và công ty Ukrspet***port không có ý định ngừng hoạt động này.
    Hiện nay, ở Ukraine có rất nhiều công ty sản xuất trang thiết bị quân sự và chuyên dụng trong đó công ty xuất khẩu chính là Ukrspet***port và 3 công ty con.
    Trước đây, theo công bố của Liên Hợp Quốc, Ukraine đã trở thành nhà cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự chính cho Gruzia: nước này đã cung cấp 74 chiếc tăng nâng cấp T-72, 8 máy bay, 5 hệ thống pháo binh, 495 quả tên lửa và những trang thiết bị khác. Tổng giá trị vũ khí cung cấp ước đạt hơn 100 triệu USD.
    Căn cứ theo những nguồn tin quân sự của Nga, 1 chiếc Tu-22 và 3 chiếc Su-25 của Không quân Nga đã bị tổ hợp tên lửa phòng không S-200 và Buk-M1 - Ukraine cung cấp cho Gruzia ?" tiêu diệt trong thời gian diễn ra cuộc xung đột quân sự hồi đầu tháng 8 tại khu vực Kapkaz. Đồng thời, Nga còn cho rằng, hệ thống phòng không do chính Ukraine điều khiển nhưng Ukraine bác bỏ cáo buộc này.


    Huy Linh (Theo Arms-Tass)
  5. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Nga-Ấn phát triển tên lửa hành trình BrahMos mới

    VIT - Giám đốc Công ty BrahMos hôm 29/9 tiết lộ, Nga và Ấn Độ phối hợp phát triển tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới.

    ?oHôm nay, tại cuộc họp của ủy ban liên liên chính phủ Nga-Ấn về hợp tác kĩ thuật-quân sự, chúng tôi đã quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu về việc phát triển tên lửa BrahMos. Tên lửa siêu âm mới này sẽ có tốc độ trên Mach-5 (nhanh gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh),? Giám đốc điều hành công ty BrahMos, Sivathanu Pillai, nói.
    Được thành lập năm 1998, Công ty Không gian vũ trụ BrahMos ?" dự án chung giữa Nga và Ấn Độ - chuyên sản xuất và buôn bán tên lửa siêu thanh BrahMos. Các phiên bản phóng từ tàu ngầm và mặt đất của tên lửa này đã được thử nghiệm thành công và được đưa vào vận hành trong Hải quân và Quân đội Ấn Độ.
    Giám đốc Pillai khẳng định rằng, công ty đã hoàn tất việc phát triển phiên bản phóng từ máy bay của tên lửa BrahMos và Không quân Ấn Độ đã chọn máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30 MKI Flanker như bệ phóng thử nghiệm cho tên lửa này.
    Tên lửa BrahMos có tầm phóng 290km (180 dặm) và có thể mang đầu đạn thông thường với trọng lượng lên tới 300kg. Nó có tốc độ tối đa là 2,8 Mach ?" nhanh gấp gần 3 lần so với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
    Các chuyên gia dự đoán rằng, Ấn Độ có thể mua tới 1.000 tên lửa BrahMos cho lực lượng vũ trang của họ trong thập kỉ tới, và xuất khẩu 2.000 tên lửa cho các quốc gia khác trong cùng giai đoạn đó.

    NM (Theo RIA
  6. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Nga buộc tội Mỹ cản trở hội đàm cắt giảm vũ khí
    10:13'' 30/09/2008 (GMT+7)
    Moscow ngày 29/9 buộc tội Mỹ ngăn chặn các cuộc thương thuyết về một hiệp ước mới nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của cả hai bên. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ Nga - Mỹ đang xấu đi.
    Nga cáo buộc Mỹ cản trở hội đàm cắt giảm vũ khí chiến lược. (Ảnh: Rian)
    Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: "Nga và Mỹ tiến hành các cuộc đàm phán để đảm bảo rằng sau khi hiệp ước START I hết hiệu lực vào tháng 12/2009, hai phía sẽ có một số cách kiểm soát vũ khí chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, cho tới lúc này mọi việc chưa đi tới đâu".
    Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START I) giữa Mỹ và Liên bang Xô viết được ký năm 1991 đã làm giảm khoảng 80% tổng số vũ khí hạt nhân tồn tại vào thời điểm đó.
    Phát biểu bên lề phiên tranh luận mở thường niên tại Đại hội đồng LHQ, kết thúc vào cuối ngày 29/9, ông Lavrov cho biết, sở dĩ cuộc hội đàm bị trì hoãn là vì "các đồng sự người Mỹ của chúng tôi không muốn thiết lập giới hạn với số tên lửa và đầu đạn hạt nhân trong kho. Họ chỉ muốn giới hạn đối với số đầu đạn hạt nhân được triển khai".
    Hai bên tham gia ký kết START I được phép duy trì không quá 6.000 đầu đạn hạt nhân ngoài một số lượng nhất định các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom.
    Cáo buộc của Ngoại trưởng Nga được đưa ra vào thời điểm quan hệ giữa Washington và Moscow ngày càng trở nên băng giá sau cuộc chiến ngắn giữa Nga và Grudia vào tháng trước.
    Ngoại trưởng Nga cũng chỉ trích phương Tây cung cấp vũ khí cho Grudia - nơi Moscow có các đặc quyền. Theo ông Lavrov, Mỹ và nhiều cường quốc phương Tây khác đã chuyển một lượng lớn vũ khí cho Chính phủ Grudia bằng các biện pháp "vụng trộm", vi phạm các quy định của Liên minh châu Âu và những cam kết của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu.
    Hoài Linh (Theo Reuters)
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    The F/A-18 E/F Super Hornet sẽ dc nâng cấp AN/APG-79 AESA Radar thay thế cho loại rada cũ AN/APG-73.
    Sự thay đổi này sẽ khiến F/A 18 tăng lực mạnh mẽ và kéo dài tuối thọ
    The F/A-18 E/F Super Hornet
    [​IMG]
    Loại ra đa AN/APG-79 AESA mới
    [​IMG]
    Được macay3 sửa chữa / chuyển vào 12:37 ngày 30/09/2008
  8. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Mỹ bán tên lửa không-đối-không tiên tiến cho Thổ Nhĩ Kỳ

    VIT - Lầu Năm Góc khẳng định: Mỹ có kế hoạch bán các tên lửa không-đối-không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) trị giá 157 triệu USD cho Lực lượng Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trong một thông báo hôm 26/9, Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: ?oDSCA đã thông báo với Quốc hội về việc bán tên lửa AMRAAM AIM-120C-7, cũng như các trang thiết bị và dịch vụ liên quan, cho Thổ Nhĩ Kỳ".
    Tên lửa không-đối-không tầm trung tiên tiến AMRAAM, có khả năng bắn hạ các mục tiêu đang bay, sẽ được bắn từ máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng Không quân nước này cũng đang sử dụng tên lửa AMRAAM được mua trước đó.
    Theo thỏa thuận trên, Mỹ sẽ bán 107 tên lửa AMRAAM, 2 thiết bị điều khiển tên lửa, côngtenơ chứa tên lửa, các thiết bị dự phòng và sửa chữa, thiết bị thử nghiệm và hỗ trợ, tài liệu kĩ thuật, thiết bị huấn luyện, các dịch vụ hỗ trợ hậu cần và kĩ thuật, cùng những thiết bị liên quan khác. Giá trị thỏa thuận ước đạt 157 triệu USD.
    ?oThổ Nhĩ Kỳ là đối tác của Mỹ trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực. Việc giúp đồng minh NATO của chúng tôi trong việc phát triển và duy trì khả năng phòng thủ sẵn sàng ?" sẽ góp phần cân bằng quân sự trong khu vực ?" là cần thiết đối với lợi ích quốc gia Mỹ. Thỏa thuận đề xuất này phù hợp với mục tiêu đó,? DSCA cho biết.
    ?oThổ Nhĩ Kỳ cần những khả năng này cho việc hiện đại hóa khả năng phòng vệ, an ninh khu vực, khả năng kết hợp với Mỹ và NATO. Chương trình hiện đại hóa này sẽ tăng cường khả năng của lực lượng không quân trong việc bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi tuần tra khu vực biên giới và bờ biển rộng lớn của quốc gia nhằm bảo vệ chống lại các đe dọa trong tương lai. Thỏa thuận đề xuất này cũng sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường khả năng góp phần vào cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cần và các chiến dịch của NATO,? tuyên bố của Lầu Năm Góc cho hay.
    Nhà thầu chính trong thương vụ này sẽ là Công ty Raytheon của Mỹ.

    Thu An (Theo TurkishPress)
  9. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Ấn Độ mua số lượng lớn xe tăng chiến đấu Nga
    VIT - Ấn Độ sẽ mua 347 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga và chế tạo thêm 1000 chiếc với sự giúp đỡ của Nga, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết vào ngày hôm qua (29/9) ?" khi hai quốc gia quyết định giải quyết những bất đồng vốn đã làm trì hoãn một số thỏa thuận vũ khí.

    Một quan chức quốc phòng Ấn Độ khẳng định, Ấn Độ - một trong những nước mua vũ khí lớn nhất thế giới và Nga -- nhà cung cấp lâu nay của Ấn Độ -- cũng đã nhất trí xúc tiến giao một tàu sân bay, dự kiến sẽ được giao trong năm 2012.
    Thông tin trên đưa ra sau khi diễn ra cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và người tương nhiệm phía Ấn Độ, ông A.K. Antony. Sau cuộc gặp này, Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony cho biết, hai nước cũng đã nhất trí kéo dài thỏa thuận hợp tác quốc phòng thêm 10 năm nữa.
    Năm 2004, Ấn Độ và Nga đã kí kết thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD giao tàu Admiral Gorshkov cho Ấn Độ trước năm 2008. Hiện Ấn Độ có thể phải trả thêm 1,2 tỷ USD để nâng cấp hàng không mẫu hạm này.
    Ấn Độ có kế hoạch dành 30 tỷ USD trong 4 năm tới để hiện đại hóa số vũ khí có từ thời Xô Viết.
    Các quan chức Ấn Độ cho biết, Moscow và New Delhi đã nhất trí xúc tiến các dự án dở dang, trong đó có việc giao máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI, xe tăng chiến đấu, tàu khu trục tàng hình và tàu khu trục mang tên lửa.
    Trong khi các nhà phân tích nhận định Nga đang trì hoãn một số dự án giao vũ khí do lo ngại về tiến triển trong quan hệ của Ấn Độ với Mỹ và Pháp trong việc mua thêm vũ khí, thì Ấn Độ khẳng định Nga vẫn là người bạn chân thành và đáng tin cậy của họ.
    Thỏa thuận quốc phòng giữa hai nước đạt trên 35 tỷ USD kể từ khi họ bắt đầu hợp tác vào những năm 1960.

    NM (Theo Reuters)
  10. blusunflower

    blusunflower Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2008
    Bài viết:
    799
    Đã được thích:
    2
    Tàu chiến Mỹ và Nga vây hãm hải tặc Somali
    Cướp biển Somali trên con tàu chở xe tăng và vũ khí của Ukraina đang bị chiến hạm của Nga, Mỹ bao vây.
    Trong các chiến hạm này có tàu khu trục USS Howard của Mỹ, một tàu chiến của Nga. Mỹ cũng triển khai thêm một số chiến hạm khác, cách con tàu bị cướp 16km.
    Máy bay quân sự đang quần đảo trên vùng biển này để hải tặc không thể chuyển vũ khí cướp được đi nơi khác. Tàu khu trục của Mỹ trang bị tên lửa hạm đối không, tên lửa hành trình Tomahawk và thủy thủ đoàn gồm người Ukraina, Somali, Nga, Mỹ và Anh.
    "Chúng tôi đang bị bao vây bởi ba tàu chiến và một vài chiếc nữa ở phía xa", phát ngôn viên của nhóm cướp biển Sugule Ali cho biết hôm qua. "Sự xuất hiện của họ không khiến chúng tôi sợ hãi, và cũng không bỏ con tàu. Chúng tôi có đủ lương thực và thành viên thủy thủ đoàn vẫn khỏe".
    Trước đó, nhóm cướp biển đòi 20 triệu USD tiền chuộc và cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp chúng bị tấn công. Ban đầu, nhóm này đòi 35 triệu USD.
    Hải tặc Somali cướp con tàu chở hàng của Ukraina mang tên Faina hôm 25/9, khi nó đang chở 33 chiếc xe tăng loại T-72 tới Kenya và một số lượng lớn đạn dược cùng các loại phụ tùng thay thế của xe bọc thép. Số xe tăng này được bán cho chính phủ Kenya. Một chuyên gia hải dương học cho hay Faina chở "hóa chất nguy hiểm" và cảnh báo về việc sử dụng vũ lực để chiếm lại tàu.
    Bộ Ngoại giao Ukraina thông báo có 17 công dân của họ cùng 3 người Nga và một người Latvia trên con tàu bị cướp ở Somali. Hải tặc hoành hành tại quốc gia vùng Đông Phi trong những năm gần đây. Tổng cộng chúng đang giữ hơn 10 con tàu trong căn cứ ở Puntland, một vùng bán tự trị của Somali. Nước này không có chính phủ hoạt động hiệu quả trong 17 năm nay, dẫn tới luật pháp không được đảm bảo ở đất liền cũng như ngoài khơi.
    (theo BBC)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này