1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Tàu khu trục của Nga tới Địa Trung Hải tham gia tập trận với hải quân Italia

    VIT- Theo RIA, một tàu chiến thuộc Hạm Đội Biển Đen của Nga đã tiến vào Biển Aegean và đang trên đường tới vùng biển Italia nhằm tham gia tập trận trên biển cùng hải quân nước này.

    Phát ngôn viên Hạm Đội Biển Đen cho hay, tàu Ladny, một loại tàu khu trục lớp Krivak được trang bị tên lửa hành trình, sẽ tham gia vào cuộc tập trận mang tên IONIEX-2008 với hải quân Italia. Cuộc tập trận này diễn ra hai năm một lần.
    Trước đó vào tháng Tám, tàu Ladny đã tham gia vào cuộc tập trận chống khủng bố Active Endeavour của NATO tại Địa Trung Hải.
    Năm 2007, các tàu hải quân Nga đã tham gia 9 cuộc tập trận chung với các nước khác, bao gồm các quốc gia ven biển Địa Trung hải?"Bulgaria, Romania, Ukraine, Nga và Gruzia. Họ cũng tham gia một cuộc tập trận tên gọi Open Spirit 2007, với sự tham gia của Đức, Mỹ, Đan Mạch, Hà Lan, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Bỉ, Pháp, Nauy, Phần Lan, Thụy Điển và Estonia.
    Tuy nhiên, NATO đã hoãn và hủy bỏ một số cuộc tập trận chung trong năm nay, sau cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Gruzia hồi tháng Tám.
  2. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Israel chi 15,2 tỷ USD mua chiến đấu cơ F-35

    VIT - Hôm 30/9, chính phủ Mỹ cho biết, họ đã tán thành thỏa thuận bán 25 máy bay tấn công phối hợp F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin chế tạo và lựa chọn thêm 50 chiếc nữa trong những năm tới cho Israel. Giá trị thỏa thuận ước đạt 15,2 tỷ USD.

    Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng (DSCA) ?" tổ chức chuyên giám sát các thỏa thuận vũ khí lớn của Lầu Năm Góc - cho biết, thỏa thuận này cần thiết đối với lợi ích an ninh quốc gia Mỹ trong việc giúp Israel phát triển và duy trì ?okhả năng phòng vệ sẵn sàng và hiệu quả.?
    Theo DSCA, Israel cần loại chiến đấu cơ này để tăng cường khả năng phòng thủ không-đối-không và không-đối-đất.
    DSCA đã thông báo với Quốc hội về thỏa thuận vũ khí đề xuất trên trước khi các nghị sĩ đi về các khu vực bầu cử của họ nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Các nghị sĩ có 30 ngày để phản đối thỏa thuận nhưng điều này hiếm khi xảy ra, bởi vì các thỏa thuận thường được xem xét kĩ lưỡng trước đó.
    Cơ quan trên cho biết, Israel muốn mua 25 máy bay cất cánh và hạ cánh bình thường F-35A, đồng thời lựa chọn mua bổ sung 50 máy bay F-35A hoặc F-35B (cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng) sau đó.
    Tất cả số máy bay này sẽ được trang bị các động cơ G-135 do Pratt & Whitney chế tạo hoặc động cơ F-136 do Công ty General Electric và Công ty Rolls-Royce của Anh sản xuất.
    Trước đó, trong tháng này, Lầu Năm Góc đã tán thành 3 thỏa thuận vũ khí trị giá 330 triệu USD với Israel.

    Thu An (Theo Reuters)
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0

    Quan sát viên EU bắt đầu nhiệm vụ ở Grudia
    17:07'' 01/10/2008 (GMT+7)
    Các quan sát viên của Liên minh châu Âu (EU) chính thức bắt đầu nhiệm vụ của họ ở Grudia từ hôm nay (1/10) nhằm giám sát việc thực thi các thỏa thuận ngừng bắn ở vùng xung đột Caucasus này.


    Các hãng tin Itar-Tass và Interfax dẫn lời ông Javier Solana, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU, cho hay, trong giai đoạn đầu, hơn 200 quan sát viên sẽ làm nhiệm vụ trên các vùng lãnh thổ cận kề Nam Ossetia và Abkhazia.
    Những thành viên này đến từ 22 quốc gia thuộc EU và do nhà ngoại giao Đức Hansjorg Haber dẫn đầu.
    Theo phóng viên Reuters đi cùng đoàn, nhóm quan sát viên đầu tiên đã tiến vào vùng đệm quanh Nam Ossetia. Họ phải dừng lại tại một chốt kiểm tra quân sự của Nga và được phép đi qua sau 10 phút thảo luận.
    "Chúng tôi đã ở trong vùng đệm", một thành viên trong đoàn nói với phóng viên Reuters.
    Theo các thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Grudia do Pháp làm trung gian, trước tiên, Moscow phải rút quân khỏi các vùng lãnh thổ Grudia giáp biên với vùng xung đột Abkhazian và Nam Ossetia vào ngày 10/10.
    Đêm ngày 7/8, Grudia đã mở một cuộc tấn công bất ngờ vào vùng li khai Nam Ossetia nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Ngay sau đó, Nga mở một cuộc tấn công đáp trả và đẩy lui quân đội Grudia.
    Xung đột quân sự giữa hai bên chấm dứt ngày 12/8 nhờ một thỏa thuận ngưng bắn do Pháp làm trung gian, trong đó Nga cam kết sẽ rút binh sĩ của mình khỏi Grudia. Một thỏa thuận bổ sung sau đó định ra khung thời gian Nga phải rút quân và các quan sát viên nước ngoài triển khai tới khu vực.
    Thanh Hảo (Theo Tân Hoa xã, Reuters)
  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Quân đội Pakistan: Quân Mỹ không kích một ngôi làng của Pakistan
    07:38'' 01/10/2008 (GMT+7)
    Nguồn tin từ 2 quan chức quân sự Pakistan vừa cho hay, quân lính Mỹ đã không kích một ngôi làng của Pakistan vào sáng sớm ngày 1/10.

    2 quan chức quân sự dấu tên này cho biết, ngôi làng bị tấn công nằm ở khu vực miền núi thuộc Bắc Waziristan, nằm sát biên giới giữa Pakistan với Afghanisstan.
    Theo họ, cuộc tấn công xảy ra bất ngờ vào lúc 1h00 theo giờ địa phương. 2 người này mô tả rằng máy bay Mỹ đã phóng xuống 2 hoặc 3 quả tên lửa và tàn phá ít nhất một ngôi nhà tại làng này. Hiện tại đã có các trường hợp thương vong đầu tiên được báo cáo, trong đó có 5 người chết.
    Tới thời điểm này, quân đội Mỹ chưa đưa ra bình luận gì về việc có hay không sự kiện như 2 quan chức quân sự Pakistan vừa đã nêu trên.
    Đây là vụ việc mới nhất diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Pakistan và quân đội Mỹ nói riêng cũng như Mỹ nói chung có phần căng thẳng vài tuần gần đây.
    Mới hôm 18/9, tình báo Pakistan cũng cho hay, tên lửa Mỹ bắn xuống khu đóng quân Pakistan. Theo các quan chức tình báo của Pakistan, bốn tên lửa bị nghi ngờ là do máy bay không người lái của Mỹ đã ném xuống một ngôi làng nằm phía nam Waziristan của Pakistan, gần biên giới với Afghanistan.
    Theo các quan chức tình báo của Pakistan thì khu vực bị ném bom lại là khu vực đang đóng quân của một doanh trại quân đội Pakistan. Những chiếc tên lửa này đã lao xuống làng Baghar, cách thị trấn Wana 55 km về phía tây, làm 7 người bị chết.

    Lính Mỹ đi tuần tra ở một tỉnh của Afghanistan vùng biên giới giữa Pakistan và Afghanistan (Ảnh: AFP)

    Làng Baghar cũng gần với Angor Adda, một làng biên giới đã bị quân biệt kích của Mỹ đột kích hôm 3/9, và cũng chính là nơi một cuộc tấn công khác bằng máy bay trực thăng của Mỹ bị đầy lùi hôm thứ 2 sau khi quân đội Pakistan và người dân địa phương bắn trả.
    Cuộc tấn công xảy ra chỉ vài giờ sau khi chỉ huy quân đội Mỹ, tướng Admiral Michael Mullen khẳng định lại quan điểm tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Washington đối với Pakistan.
    Chính quyền Pakistan ngày 16/9 đã cho phép các lực lượng của mình bắn trả lại nếu lính Mỹ tấn công vào vùng biên giới giữa Pakistan và Afghanistan.
    Trước đó quân đội Mỹ đã mở cuộc tấn công vào khu vực này nhằm càn quét tàn quân Taliban và mạng lưới khủng bố al-Qaeda, nhưng lại gây thiệt mạng cho nhiều dân thường và gây nên làn sóng phản đối từ chính trường cũng như người dân Pakistan.
    Nhật Vy (Theo BBC, AP, CNN, Reuters)

  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thế giới thất vọng trước quyết định của QH Mỹ
    17:14'' 30/09/2008 (GMT+7)
    Trong khi Tổng thống Bush thất vọng vì kế hoạch giải cứu thị trường bị bác bỏ thì các nhà lãnh đạo thế giới, gồm cả Thủ tướng Anh Gordon Brown đã có hành động nhằm bảo vệ thị trường tài chính của nước mình.
    Toàn cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ 2008

    Khủng hoảng tài chính Mỹ khiến nhiều nước lo ngại. (Ảnh: Rian)
    Tại châu Âu, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập các giám đốc ngân hàng tham gia một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 30/9.
    Ở Anh, Thủ tướng Gordon Brown cam kết sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ hệ thống tài chính nước này.
    Ông Brown nói, sự thất bại của kế hoạch giải cứu của người đứng đầu nước Mỹ Bush là rất đáng thất vọng và ông khẳng định chính phủ Anh sẽ có những hành động quyết đoán để giải quyết vấn đề.
    "Cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Mỹ là rất đáng buồn", Thủ tướng Brown cho biết tại Downing Street. "Thống đốc Ngân hàng Anh, Bộ trưởng Tư pháp và tôi sẽ thực thi bất cứ hành động cần thiết nào để đảm bảo sự ổn định liên tục tại Anh".
    Tại Australia, nơi thị trường sụt giảm 5% ngay trong 30 phút đầu tiên sau giờ mở cửa lúc sáng nay, Thủ tướng Kevin Rudd kêu gọi toàn cầu gây sức ép nhằm buộc các nghị sĩ Mỹ phải coi kinh tế thế giới quan trọng hơn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
    Ông Rudd nói, Australia cùng với Anh và các cường quốc châu Âu khác đang phối hợp để thuyết phục các nghị sĩ Mỹ đặt vấn đề chính trị trong nước qua một bên và phê chuẩn kế hoạch cho phép Bộ Tài chính mua lại tài sản từ các ngân hàng đang gặp khó khăn.
    "Bây giờ là thời điểm hỗn loạn, thời điểm đáng lo" Thủ tướng Rudd phát biểu như vậy tại Canberra.
    "Điều quan trọng là tất cả những người có thiện chí trên toàn thế giới sẽ phối hợp với những người bạn của chúng ta ở Mỹ để xem xét những biện pháp đúng đắn, được thực hiện thông qua tiến trình chính trị nhằm ổn định hệ thống tài chính toàn cầu.
    Lời kêu gọi mà chúng ta cần đưa ra với các nghị sĩ Mỹ là hãy gạt qua một bên chính trị đảng phái và thông qua gói giải cứu vì nó rất cần thiết để bình ổn thị trường tài chính Mỹ lẫn thị trường tài chính thế giới. Tất cả lợi ích của chúng ta ở đây đang bị đe dọa".
    Hoài Linh (Theo Times)
  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Phái viên Mỹ đi Bình Nhưỡng cứu thỏa thuận hạt nhân
    16:19'' 30/09/2008 (GMT+7)
    Nhà đàm phán hạt nhân Mỹ Christopher Hill, hôm nay (30/9), tới Seoul và sẽ sang Bình Nhưỡng trong một nỗ lực cứu vãn thỏa thuận giải giáp hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đang có nguy cơ sụp đổ.

    Phái viên hạt nhân Mỹ Christopher Hill. (Ảnh: AFP)
    Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice cho hay, phái viên Hill tới Bình Nhưỡng theo lời mời của các quan chức CHDCND Triều Tiên. Hiện chưa rõ ông sẽ gặp gỡ những ai tại Bình Nhưỡng và sẽ lưu lại thành phố này bao lâu.
    Mỹ và các nước đối tác đang lo ngại rằng thỏa thuận giải giáp hạt nhân mà sáu quốc gia khó khăn lắm mới đạt được hồi tháng 2/2007 có khả năng đổ vỡ.
    Trước đó, thỏa thuận này đã vấp phải nhiều trở ngại. Tuy nhiên, tranh cãi mới nhất xoay quanh việc Mỹ đòi tiến hành các thủ tục chặt chẽ hơn nữa trong xác minh các hoạt động hạt nhân mà Bình Nhưỡng đã công khai, được xem là nghiêm trọng nhất.

    Phó phát ngôn viên Robert Wood của Ngoại trưởng Mỹ, hôm 29/9 tuyên bố Washington "rất quan ngại về sự đảo ngược các hoạt động giải giáp mà CHDCND Triều Tiên đang thực hiện".
    Tuần trước, CHDCND Triều Tiên thông báo rằng nước này sẽ khởi động lại nhà máy tái chế plutonium trong vòng một tuần và yêu cầu các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc rời khỏi nhà máy Yongbyon.
    Quốc gia này được dự đoán là đã sản xuất đủ lượng plutonium để chế tạo khoảng 6 quả bom trước khi Yongbyon bị đóng cửa năm ngoái. Hồi tháng 10/2006, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm một vũ khí hạt nhân.
    Bất kỳ một sự phá vỡ nào trong thỏa thuận giải giáp hạt nhân cũng sẽ tước đi của chính quyền Tổng thống George W. Bush một điểm thành công trong chính sách ngoại giao trước khi ông rời Nhà Trắng vào tháng 1.
    Các cuộc hội đàm sáu bên khởi động từ năm 2003 với sự tham gia của Hàn Quốc, CHDND Triều Tiên, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.
    Tại Seoul, ông Hill sẽ gặp người đồng cấp Kim Sook. Sau khi sang Bình Nhưỡng, nhà đàm phán này sẽ tới Bắc Kinh và Tokyo.
    Sứ quán Mỹ ở thủ đô Hàn Quốc không tiết lộ ông Hill sẽ sang Bình Nhưỡng bằng đường bộ hay bay thẳng từ một căn cứ không quân Mỹ.
    Thanh Hảo (Theo AFP)
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Iran, Triều Tiên bị chỉ trích mạnh tại hội nghị IAEA
    11:55'' 30/09/2008 (GMT+7)
    Ngay ngày họp đầu tiên của đại hội đồng cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 29/9, cả Iran và CHDCND Triều Tiên đều bị chỉ trích mạnh mẽ vì những hoạt động hạt nhân gây tranh cãi.
    Trong phiên tranh luận khai mạc hội nghị kéo dài cả tuần của IAEA, Anh, Nhật và EU đồng thanh chĩa mũi dùi về phía Tehran và Bình Nhưỡng.
    IAEA thảo luận về vấn đề hạt nhân Iran, Triều Tiên và Syria.
    Chỉ trích Iran, Triều Tiên
    "Cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận cảnh Iran tìm kiếm vũ khí hạt nhân", Bộ trưởng kiêm phát ngôn viên chính phủ Pháp Luc Chatel phát biểu trước các nước thành viên của IAEA với tư cách là đại diện của EU.
    Đặc phái viên của chính phủ Nhật Matsuda Iwao cảnh báo: "Việc phát triển hạt nhân mà CHDCND Triều Tiên đang tiến hành là một mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh không chỉ với Nhật mà còn cả với Đông Á cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế".
    Giám đốc IAEA Mohamed ElBaradei cũng bày tỏ lo ngại tương tự khi nói về Iran và Triều Tiên trong bài phát biểu khai mạc. "Tôi kêu gọi Iran thực thi mọi biện pháp minh bạch được yêu cầu để xây dựng lòng tin của quốc tế về bản chất an toàn của chương trình hạt nhân của Iran vào thời điểm sớm nhất có thể. Điều đó sẽ tốt cho Iran, cho Trung Đông và cho cả thế giới".
    IAEA đã tiến hành điều tra chương trình hạt nhân của Iran trong 5-6 năm qua nhưng tới giờ vẫn chưa quyết định được là chương trình này có hoàn toàn hòa bình như Tehran tuyên bố hay không.
    Đề cập tới CHDCND Triều Tiên, ông ElBaradei nói: "Tôi vẫn hy vọng có thể tạo điều kiện cho Triều Tiên để nước này tái tham gia Hiệp ước không phổ biến hạt nhân vào thời điểm sớm nhất".
    Tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố đang chuẩn bị khởi động lại nhà máy tái xử lý hạt nhân và yêu cầu IAEA gỡ bỏ niêm phong, các thiết bị giám sát và ngăn không cho các thanh tra IAEA tới khu vực nhạy cảm.
    Bộ trưởng Năng lượng Anh Malcolm Wicks nói: "Chúng tôi mong chờ nhà chức trách Triều Tiên nắm bắt những cơ hội mới nhất để tiếp tục hợp tác với IAEA và thực thi cam kết giải trừ chương trình hạt nhân hoàn toàn, có thể xác minh".
    Theo thỏa thuận 6 nước công bố tháng 2/2007, Triều Tiên đồng ý vô hiệu hóa và tháo dỡ các cơ sở hạt nhân chủ chốt, cho phép các thanh tra hạt nhân trở lại nước này để đổi lấy 1 triệu tấn nhiên liệu viện trợ và được đưa khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố của Mỹ.
    Tuy nhiên, tháng trước, Bình Nhưỡng tuyên bố ngừng tiến trình này để phản đối việc Washington từ chối đưa họ khỏi danh sách đen như đã cam kết.
    Răn đe Syria
    Những cáo buộc rằng Syria dính líu tới các hoạt động hạt nhân trái phép cũng được đại hội đồng IAEA thảo luận.
    Bộ trưởng Pháp Chatel nói, EU lo âu vì Syria không phản hồi đề nghị tới thăm một số khu vực tình nghi là căn cứ hạt nhân của IAEA. Ông kêu gọi Damascus tạo điều kiện tiếp cận theo yêu cầu và trả lời mọi câu hỏi của IAEA.
    Mỹ buộc tội Syria đang xây dựng một cơ sở hạt nhân ngầm tại một nơi xa xôi trong sa mạc gọi là Al-Kibar cho tới khi nơi này bị bom Israel phá vào tháng 9/2007.
    Damascus đồng ý cho một nhóm 3 thành viên của IAEA tới Al-Kibar vào tháng 6 vừa qua nhưng từ đó trở đi không cho phép bất cứ đoàn thanh tra quốc tế nào tới đó nữa.
    Iran và Syria đều được chú ý trong đại hội đồng IAEA năm nay vì cả hai nước có thể là ứng viên cho một vị trí tại ban điều hành IAEA gồm 35 thành viên sau khi nhiệm kỳ một năm của Pakistan kết thúc.
    Vị trí này sẽ được phân cho một quốc gia khác trong nhóm Trung Đông và Nam Á (còn gọi là MESA).
    Tuy nhiên, hiện nay cả Iran và Syria đều bị nghi tiến hành các hoạt động hạt nhân bí mật, việc đề cử nước nào trong hai quốc gia này của MESA hầu như sẽ vấp phải phản đối và có thể phải tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu - việc chưa từng xảy ra tại đại hội đồng vì tất cả công việc tại cơ quan gồm 144 nước này đều được quyết định bằng sự nhất trí.
    Đại sứ Iran tại IAEA Ali Asghar Soltanieh - là diễn giả cuối cùng lên bục phát biểu ngày 29/9, đã buộc tội Mỹ dùng IAEA vào mục đích chính trị cá nhân.
    Hoài Linh (Theo AFP, DPA)
  8. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    http://www.vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/53431/default.aspx
    Máy bay chiến đấu Su-35 do Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi của Nga sản xuất đã không lọt vào danh sách các công ty tham gia đấu thầu cung cấp chiến đấu cơ đa chức năng để hiện đại hóa cho Lực lượng Không quân của Brazil.

    Thông báo do phòng báo chí Lực lượng không quân của quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh công bố hôm thứ Tư (01/10) cho hay, trong giai đoạn 2 vụ đấu thầu, các chiến đấu cơ của các nhà sản xuất sau: Boeing F-18E (F-18 Super Hornet), Dassault Aviation (Rafale), và SAAB (Gripen NG) sẽ được tham gia tranh tài.
    Như vậy, ngoài Su-35, bị loại trong vụ đấu thầu theo chương trình tái trang bị Lực lượng Không quân Brazil còn có EF-2000 Typhoon của Eurocopter và F-16 của Lockheed Martin.
    Tuyên bố của Không quân Brazil khẳng định, thời hạn cung cấp lô máy bay thứ nhất gồm 36 chiếc sẽ diễn ra vào năm 2014. Theo thông tin của báo chí Brazil, toàn bộ số máy bay cung cấp có thể lên tới 100 chiếc. Chúng sẽ thay thế những máy bay cường kích hiện có AMX do Alenia/Embraer sản xuất, chiến đấu cơ nâng cấp F-5E của tập đoàn Northrop Grumman và máy bay Mirage-2000 mới hơn do công ty Dassault của Pháp sản xuất.
    Đồng thời, Brazil khẳng định thêm rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất khi đưa ra quyết định cuối cùng chọn nhà cung cấp là vấn đề chuyển giao công nghệ cho quốc gia Nam Mỹ này để ?oBrazil có khả năng sản xuất hoặc tham gia sản xuất chiến đấu cơ thế hệ 5 trong tương lai trung hoặc dài hạn?, Itar-tass cho hay.
    Sao thế nhỉ? Sao Con cưng của KQ Nga rớt đài sớm thế? Do không đạt yêu cầu về tính năng, hay về tính đồng bộ, hoặc do yếu tố chuyển giao công nghệ quá nhạy cảm với Nga???
  9. napster90

    napster90 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    1
    em nghĩ chắc là do chuyển giao công nghệ hoặc là Brazil bị Mỹ gây sức ép chăng
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Tàu chiến Mỹ và Nga vây hãm hải tặc Somali
    Xuồng máy của hải tặc gần con tàu Faina. Ảnh: BBC.
    Cướp biển Somali trên con tàu chở xe tăng và vũ khí của Ukraina đang bị chiến hạm của Nga, Mỹ bao vây.
    Trong các chiến hạm này có tàu khu trục USS Howard của Mỹ, một tàu chiến của Nga. Mỹ cũng triển khai thêm một số chiến hạm khác, cách con tàu bị cướp 16km.
    Máy bay quân sự đang quần đảo trên vùng biển này để hải tặc không thể chuyển vũ khí cướp được đi nơi khác. Tàu khu trục của Mỹ trang bị tên lửa hạm đối không, tên lửa hành trình Tomahawk và thủy thủ đoàn gồm người Ukraina, Somali, Nga, Mỹ và Anh.
    "Chúng tôi đang bị bao vây bởi ba tàu chiến và một vài chiếc nữa ở phía xa", phát ngôn viên của nhóm cướp biển Sugule Ali cho biết hôm qua. "Sự xuất hiện của họ không khiến chúng tôi sợ hãi, và cũng không bỏ con tàu. Chúng tôi có đủ lương thực và thành viên thủy thủ đoàn vẫn khỏe".
    Trước đó, nhóm cướp biển đòi 20 triệu USD tiền chuộc và cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp chúng bị tấn công. Ban đầu, nhóm này đòi 35 triệu USD.
    Hải tặc Somali cướp con tàu chở hàng của Ukraina mang tên Faina hôm 25/9, khi nó đang chở 33 chiếc xe tăng loại T-72 tới Kenya và một số lượng lớn đạn dược cùng các loại phụ tùng thay thế của xe bọc thép. Số xe tăng này được bán cho chính phủ Kenya. Một chuyên gia hải dương học cho hay Faina chở "hóa chất nguy hiểm" và cảnh báo về việc sử dụng vũ lực để chiếm lại tàu.
    Bộ Ngoại giao Ukraina thông báo có 17 công dân của họ cùng 3 người Nga và một người Latvia trên con tàu bị cướp ở Somali. Hải tặc hoành hành tại quốc gia vùng Đông Phi trong những năm gần đây. Tổng cộng chúng đang giữ hơn 10 con tàu trong căn cứ ở Puntland, một vùng bán tự trị của Somali. Nước này không có chính phủ hoạt động hiệu quả trong 17 năm nay, dẫn tới luật pháp không được đảm bảo ở đất liền cũng như ngoài khơi.
    Hải Ninh (theo BBC)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này