1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hải tặc Somali tự tiêu diệt nhau
    Nhóm cướp biển trên con tàu chở xe tăng của Ukraina hôm nay nổ ra cuộc đấu súng nội bộ, khiến 3 tên thiệt mạng. Trong khi đó mọi diễn biến của con tàu bị cướp này đều đang trong tầm quan sát của chiến hạm Mỹ.

    Một bức ảnh do hải quân Mỹ cung cấp cho thấy những con thuyền nhỏ của hải tặc đang áp sát tàu MV Faina. Ảnh: AFP.
    Kênh Vesti TV của Nga hôm nay đưa tin không có thành viên thủy thủ đoàn nào trên tàu MV Faina bị thương trong vụ đấu súng nói trên. Tuy nhiên, thuyền trưởng tàu Faina là ông Vladimir Kolobkov, mang quốc tịch Nga đã qua đời vì lên cơn đau tim.
    Một nhân viên của Chương trình hỗ trợ thủy thủ Đông Phi là Andrew Mwangura cho biết thêm, xung đột xảy ra giữa những tên cướp biển khi chúng tranh luận về việc có nên từ bỏ con tàu và trả tự do cho các thủy thủ đoàn trước sức ép của các chiến hạm hay không.
    Trước đó, bộ Ngoại giao Nga thông báo có 3 người Nga, 17 người Ukraina và một người Latvia trên tàu bị cướp. Hải tặc Somali khống chế con tàu chở hàng này hôm 25/9, khi nó đang chở 33 chiếc xe tăng loại T-72 tới Kenya và một số lượng lớn đạn dược và phụ tùng thay thế của xe bọc thép.
    Số xe tăng này được bán cho chính phủ Kenya. Tuy nhiên phát ngôn viên Hạm đội 5 thuộc hải quân Mỹ, đại úy Nathan Christensen lại khẳng định, đích đến thực sự của số hàng trên con tàu trên là Sudan chứ không phải Kenya. Hiện cả Ukraina và Kenya đều phủ nhận thông tin này.
    Khu trục hạm USS Howard của Mỹ trang bị tên lửa hạm đối không, tên lửa hành trình Tomahawk đã được điều tới Somali hôm 28/9, nhằm đảm bảo hải tặc không vận chuyển xe tăng, đạn dược cùng các loại vũ khí hạng nặng trên tàu ra khỏi vùng biển này. Phía Nga cũng điều tàu chiến Neustrashimy đến hỗ trợ hải quân Mỹ.
    Nhóm cướp biển này lên tiếng đòi 20 triệu USD tiền chuộc và cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp chúng bị tấn công.
    Ngọc Quỳnh (theo Reuters, Ria Novosti)
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đại sứ Nga rút khỏi Gruzia
    Hôm qua, đại sứ Nga Vyacheslav Kovalenko rời Gruzia cùng 22 nhân viên sứ quán khác, một tháng sau khi Tbilisi có những động thái gay gắt trong quan hệ ngoại giao với Matxcơva.

    .
    Ông Kovalenko thông báo trước khi rời đi: ?oMột số nhà ngoại giao sẽ ở lại đây (Tbilisi). Các nhân viên lưu lại để bảo quản tòa nhà sứ quán vốn là tài sản của nước Nga?. Ngay khi về đến Matxcơva, ông tuyên bố Gruzia sẽ phải thực thi những bước đầu tiên để đưa quan hệ với Nga trở lại bình thường và thay đổi chính sách thù địch đối với nước Nga.
    ?oTôi nghĩ đó là vì quyền lợi của bản thân Gruzia. Gruzia không nên tự kết đồng minh với người này để chống lại người khác mà phải làm bạn với tất cả, sử dụng tình hữu nghị vì các lợi ích quốc gia?, đại sứ Nga Kovalenko bình luận.
    Nhà ngoại giao Nga còn mô tả Gruzia là quốc gia có nền kinh tế yếu kém với dân số nghèo khổ. Do đó ông đưa ra nhận định ?oGiữ quan hệ láng giềng tốt và thắt chặt kinh tế với Nga chắc chắn sẽ giúp Gruzia phát triển kinh tế của mình?.
    Quan hệ song phương Nga - Gruzia đổ vỡ sau cuộc xung đột hồi đầu tháng 8. Căng thẳng ngoại giao lên tới đỉnh điểm khi Matxcơva công nhận độc lập của hai vùng ly khai Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố quyết định này là cơ hội duy nhất để cứu vớt cuộc sống của người dân địa phương.
    Còn Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili tuyên bố sẽ lấy lại hai vùng đất ly khai với sự trợ giúp của "phần còn lại của thế giới". Ông nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là sự tái thống nhất trong hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia". Đầu tuần này, ông cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc không công nhận độc lập hai vùng ly khai và đề xuất tiến trình tái hợp các vùng lãnh thổ của nước này.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Hải tặc Somali bác tin tự bắn nhau

    Nhóm cướp biển trên con chở xe tăng của Ukraina hôm qua nhắc lại yêu sách đòi 20 triệu USD tiền chuộc, đồng thời phủ nhận tin nội bộ chúng tiêu diệt lẫn nhau khiến ba tên thiệt mạng.
    Tổ chức Chương trình hỗ trợ thủy thủ Đông Phi trước đó cho biết, nhóm hải tặc trên tàu chở xe tăng đã tranh cãi về việc có nên trả lại hàng và thủy thủ hay không. Kết cục, chúng quay sang bắn nhau và khiến ba tên thiệt mạng.
    Tuy vậy, phát ngôn viên của nhóm cướp biển Sugule Ali khẳng định đây là thông tin không chính xác. "Không hề có vụ giao tranh nào trên tàu cả. Đây là một kiểu tuyên truyền rẻ tiền do những người không hiểu gì về tình hình hiện này thực hiện" Ali nhấn mạnh.
    Ông ta cũng nhắc lại yêu cầu về số tiền chuộc cho con tàu chở xe tăng và đạn dược đang nằm trong tay hải tặc Somali. "Chúng tôi là 53 người Somali và chúng tôi muốn 20 triệu USD", Ali nói. "Chúng tôi sẽ không nói chuyện với các bên trung gian hay đàm phán".
    Hải tặc Somali cướp con tàu chở hàng của Ukraina mang tên Faina hôm 25/9, khi nó đang chở 33 chiếc xe tăng loại T-72, một số lượng lớn đạn dược và các loại phụ tùng thay thế của xe bọc thép. Vụ bắt giữ con tàu này gây ra tranh cãi về đích đến của chuyến hàng. Mỹ cho rằng xe tăng và vũ khí trên tàu sẽ được chuyển tới Sudan, trong khi chính phủ Kenya khẳng định đó là số hàng họ mua cho quân đội.
    Lợi dụng tình hình bất ổn trong khu vực, hải tặc Somali đã cướp tới 30 con tàu chỉ tính từ đầu năm nay. Chúng thường hoạt động tại Vịnh Aden nằm giữa Yemen và miền bắc Somali, nơi có khoảng 20.000 tàu qua lại mỗi năm.
    Somali không có một chính phủ hoạt động hiệu quả trong vòng 17 năm nay, dẫn tới luật pháp không được đảm bảo ở đất liền cũng như ngoài khơi. Mỹ có một đơn vị chống khủng bố ở nước láng giềng Djibouti và thường mở các cuộc không kích chiến binh Hồi giáo Somali vì cho rằng họ hỗ trợ mạng Al-Qaeda.
    Hải Ninh (theo Reuters)
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Đàm phán quân sự hai miền Triều Tiên bế tắc

    Trưởng hai phái đoàn đàm phán bắt tay nhau trước cuộc hội đàm sáng nay. Ảnh: AP.
    Cuộc hội đàm quân sự giữa Bình Nhưỡng và Seoul hôm nay kết thúc mà không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
    Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Won Tae-jae cho biết, cuộc gặp gỡ bên trong khu vực phi quân sự giữa hai nước kéo dài trong 90 phút. Cuộc hội đàm mở màn không mấy suôn sẻ vì bị trì hoãn hơn một tiếng, do phái đoàn Triều Tiên yêu cầu toàn bộ cuộc đàm phán được công khai với báo giới.
    Tuy nhiên, phía Hàn Quốc không chấp thuận vì chưa có bất kỳ cuộc đàm phán nào trước đó giữa hai bên có sự tham dự của giới truyền thông từ đầu đến cuối. Seoul cho rằng Bình Nhưỡng chỉ tìm cách biến cuộc đàm phán này thành hành lang tuyên truyền cho họ.
    "Nghe có vẻ như các vị tìm cách công bố những gì các vị muốn hơn là giải quyết vấn đề trước mắt", trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc, đại tá Lee Sang-Cheol, nói với người đồng nhiệm Triều Tiên Pak Rim-Su.
    Đây là cuộc đàm phán đầu tiên giữa hai nước trong vòng 8 tháng. Sự kiện diễn ra tại thời điểm căng thẳng về chương trình nguyên tử của Triều Tiên lên cao sau khi nước này tái khởi động các cơ sở hạt nhân. Bình Nhưỡng xác nhận rằng họ chuẩn bị tái khởi động lò phản ứng Yongbyon, đồng thời không còn mong muốn sự nhượng bộ của Mỹ như trong thỏa thuận trước đó.
    Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng xấu đi nghiêm trọng sau khi tổng thống theo tư tưởng bảo thủ của Hàn Quốc là Lee Myung-Bak nhậm chức hồi tháng 2 và tuyên bố sẽ có đường lối cứng rắn với Triều Tiên. Mọi việc trầm trọng hơn sau khi binh sĩ Triều Tiên bắn chết một nữ khách du lịch Hàn Quốc vì cho rằng bà đã thâm nhập vào vùng cấm.
    Trên danh nghĩa, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, kể từ khi cuộc chiến năm 1950-1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp định hòa bình.
    Ngọc Sơn (theo AFP, AP)
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nga đổ thêm tiền cho quốc phòng

    Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria Novosti.
    Thủ tướng Nga Vladimir Putin hôm qua tuyên bố, nước này dự kiến sẽ chi thêm 80 tỷ ruble (tương đương 3,1 tỷ USD) để trang bị thêm vũ khí và hoạt động triển khai quân vào năm tới.
    Ông Putin thông báo trong cuộc họp của chính phủ rằng, một phần khoản tiền trên sẽ dùng để bù đắp những thiệt hại của quân đội Nga sau cuộc chiến chớp nhoáng với Gruzia, hồi đầu tháng 8.
    Matxcơva tổn thất ít nhất 4 máy bay các loại, trong đó có cả máy bay ném bom chiến lược Tu-22M Backfire và một số xe bọc thép trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày nhằm buộc Gruzia "chấp nhận hòa bình", sau khi Tbilisi khai ngòi xung đột bằng hành động đánh úp Nam Ossetia.
    Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng nhấn mạnh, chính những sự kiện căng thẳng gần đây tại khu vực Kavkaz cho thấy tầm quan trọng của việc Nga tăng cường khả năng chiến đấu cho các lực lượng vũ trang.
    Cuộc chiến giữa Nga và Gruzia nổ ra hôm 7/8, sau khi Tbilisi tấn công Nam Ossetia, nơi phần lớn người dân có quốc tịch Nga sinh sống. Matxcơva nhanh chóng triển khai binh sĩ đẩy lùi quân Gruzia. Các nước phương Tây kịch liệt phản đối hành động phản công của Nga, cũng như việc Matxcơva công nhận độc lập hai khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia.
  6. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Triều Tiên chuẩn bị thử tên lửa tầm xa mới

    VIT - Tờ Dong-A Ilbo của Hàn Quốc hôm 02/10 đưa tin, CHDCND Triều Tiên đã và đang nâng cấp một căn cứ phóng tên lửa trên bờ biển phía Đông nước này nhằm chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa mới.

    Tờ Dong-A Ilbo dẫn các nguồn tin tình báo cho biết, các hoạt động tại Musudan-ri trên bờ biển thuộc tỉnh Bắc Hamkyong được tập trung vào việc nâng cấp căn cứ này với các trang thiết bị mới hoặc xây dựng các cơ sở mới.
    Các quan chức tình báo tin rằng, điều này cho thấy CHDCND Triều Tiên đang chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa mới, một phiên bản tiên tiến của tên lửa Taepodong-2 ?" trên lí thuyết có thể chạm tới bờ biển phía Tây nước Mỹ.
    CHDCND Triều Tiên đã làm các quốc gia láng giềng lo sợ khi tiến hành thử nghiệm tên lửa Taepodong-1 từ Musudan-ri vào năm 1998 phía trên Nhật Bản. Nước này đã thử nghiệm tên lửa Taepodong-2 từ căn cứ tên lửa tương tự vào năm 2006 nhưng vụ thử này không thành công.
    Dong-A Ilbo viện dẫn các nguồn tin khác cho biết, CHDCND Triều Tiên đã phát triển tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mới ?" một phiên bản của tên lửa tên lửa Taepodong-2 - với tầm phóng lên tới 10000km. Tên lửa Taepodong-2 hiện nay có tầm phóng 6700km.
    Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định, họ sẽ không bình luận về các vấn đề tình báo quân sự. Cục Tình báo quốc gia cũng từ chối bình luận về vụ việc này.

    NM (Theo AFP)
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Somali cho phép nước ngoài dùng vũ lực chống cướp biển
    23:46'' 01/10/2008 (GMT+7)
    Một quan chức Bộ Ngoại giao Somali vừa cho biết nước này đã cho phép các lực lượng nước ngoài được dùng vũ lực để chống nhóm cướp biển đang bắt giữ tàu ngoài khơi nước này.

    Thứ trưởng thường trực, Bộ Ngoại giao Somali ,ông Mohamed Jama Ali, cho biết đây là động thái khẩn cấp của chính quyền nước này nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng về cướp biển xảy ra ngay hải phận nước mình hiện nay.
    "Cộng đồng quốc tế được phép dùng vũ lực chống lại toán cướp biển này", ông Ali khẳng định.
    Toán cướp mà ông Ali nhắc đến chính là nhóm hải tặc hôm 27/9 đã đòi 35 triệu USD tiền chuộc cho chiếc tàu chở vũ khí của Ukraine mà chúng bắt giữ ngoài khơi Somali hai ngày trước đó.
    Hải quân Mỹ và Nga vài ngày trước đã cử tàu chiến tới vùng biển ngoài khơi Somalia để chống lại bọn hải tặc trong khu vực và với động thái trên của chính quyền Somali, các tàu chiến này giờ đây đã có thể nổ súng tấn công vào nhóm hải tặc trên.
    Lúc gặp nạn hôm 25/9, tàu MV Faina của Ukraine đang chở 33 xe tăng T-72 cùng một số lượng lớn đạn dược và súng phóng lựu tới Kenya. Trong số 21 thành viên thuỷ thủ đoàn cùng bị bắt giữ với tàu MV Faina có 17 người Ukraine, Nga và Latvia.
    Tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2008, bọn hải tặc đã bắt giữ hơn 30 chiếc tàu ngoài khơi Somalia, biến vùng biển này trở thành nơi nguy hiểm nhất trên thế giới và đe doạ tuyến đường hàng hải quan trọng giữa châu Á và châu Âu. Mục đích của các nhóm cướp biển là những khoản tiền chuộc lớn và chúng thường được đáp ứng.
    Nhật Vy (Theo AP, AFP, CNN)

  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga bác khả năng tái diễn Chiến tranh Lạnh
    Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm qua cho rằng, ông không thấy có bất cứ cơ sở nào khiến một cuộc chiến tranh với Mỹ - dù lạnh hay nóng - có thể sẽ diễn ra.
    Quan hệ Nga - Mỹ trong năm nay đã xuống mức trầm trọng nhất trong thời hậu Chiến tranh Lạnh. Tình hình tiếp tục xấu đi sau khi Nga đưa quân vào Gruzia, một đồng minh của Mỹ. Matxcơva trước đó liên tục than phiền về việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới của họ.
    Tuy thế, Tổng thống Nga Medvedev cho rằng Chiến tranh Lạnh trước đây xảy ra do những sự khác biệt về tư tưởng giữa Liên Xô và các quốc gia thuộc liên minh quân sự NATO. Trong khi theo ông "hai bên hiện không có khác biệt nào về tư tưởng để một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thể nổ ra".
    Medvedev nhấn mạnh sẽ không làm trầm trọng thêm quan hệ vốn không mấy tốt đẹp giữa Nga và NATO, đồng thời cảnh báo NATO cần Nga hơn là ngược lại. Ông chủ Điện Kremlin cũng cho rằng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ Matxcơva - Washington. Dù ai trở thành ông chủ Nhà Trắng, "nhiệm vụ số một của người đó sẽ là đương đầu với tình hình kinh tế".
    Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon bình luận, dù Nga tăng cường hoạt động quân sự ở vùng Nam Mỹ vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, Washington cũng "không có ý định tái diễn Chiến tranh Lạnh". Đánh giá về việc Matxcơva tăng cường quan hệ với Venezuela và hai nước này sắp tập trận chung, ông nhận định: "Ai cũng hiểu nước nào nắm ưu thế quân sự ở Caribbe. Vì thế, Mỹ không coi hoạt động trên là một mối đe dọa về quân sự hay địa chính trị".
    Hải quân Nga và Venezuela sẽ tiến hành cuộc tập trận chung lần đầu tiên vào tháng 11 tới. Quan hệ giữa hai nước đang nồng ấm hơn trong thời gian gần đây, nhất là sau cuộc chiến Gruzia. Nga và Venezuela ký 12 hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 4,4 tỷ USD trong hai năm nay. Nga cũng mới thực hiện những động thái chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh, khi liên tiếp cho máy bay ném bom chiến lược và đoàn chiến hạm tới diễn tập với Venezuela ở Nam Mỹ.
    Hải Ninh (theo AP)
  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Iran hạn chế quyền giám sát hạt nhân của LHQ

    Tehran có thể sẽ cắt giảm hợp tác với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sau khi Liên Hợp Quốc ra nghị quyết mới về chương trình hạt nhân của họ.
    Mousa Ghorbani, nghị sĩ cấp cao của Iran, cho biết quốc hội nước này sẽ hạn chế việc giám sát của IAEA tại các cơ sở hạt nhân, sau khi nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua. Theo nghị quyết này, Iran bị yêu cầu ngừng hoạt động làm giàu hạt nhân nhưng không nhận thêm lệnh trừng phạt mới nào.
    "Iran đã hào phóng cho phép IAEA thanh sát các cơ sở hạt nhân để chứng tỏ thiện chí, nhưng mức độ tiếp cận các cơ sở đó sẽ sớm bị giảm bớt. Việc Hội đồng Bảo an ra nghị quyết mới khiến chúng tôi tự hỏi, liệu có nên tiếp tục sự hợp tác vô ích này thêm bao lâu nữa", ông Ghorbani tuyên bố.
    IAEA điều tra hoạt động hạt nhân của Iran suốt 6 năm qua, nhưng vẫn chưa thể xác nhận chương trình này chỉ thuần túy vì mục đích hòa bình như Tehran tuyên bố hay không. Trước đó, cơ quan này cho biết Iran từ chối cho họ tiếp cận các cơ sở hạt nhân, các cá nhân cũng như những văn bản liên quan đến chương trình này.
    Tehran đang chịu ba lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an vì không chấp nhận từ bỏ hoạt động làm giàu uranium. Phương Tây cho rằng Tehran đang dùng vỏ bọc hạt nhân dân sự che giấu chương trình vũ khí nguyên tử, điều mà Iran kiên quyết phủ nhận.
    Ngọc Sơn (theo AFP)
  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Quan sát viên EU bắt đầu tuần tra tại Gruzia
    Những quan sát viên đầu tiên của Liên minh châu Âu hôm nay tiến vào vùng đệm an ninh quanh Nam Ossetia và Abkhazia, bắt đầu giám sát thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Gruzia.
    [​IMG]
    Các quan sát viên của EU đến Tbilisi hôm qua. Ảnh: AP.
    Một nhóm quan sát viên không trang bị vũ khí của EU đã có mặt bên trong vùng đệm xung quanh Nam Ossetia, cách thành phố Gori của Gruzia 20 km về phía tây. Đoàn xe này ban đầu dừng tại một trạm kiểm soát của quân Nga đánh dấu khu vực vùng đệm và sau cuộc trao đổi ngắn họ được phép đi qua.
    Có khoảng 200 quan sát viên đến từ 22 quốc gia EU được triển khai tới Gruzia, giám sát quá trình rút quân của Nga khỏi các khu vực ly khai. Phần lớn trong số đó là binh sĩ Pháp, còn lại gồm cả các chuyên gia về nhân quyền và luật pháp.
    Nga duy trì quân đội tại hai khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia kể từ sau khi đánh bật quân Gruzia khỏi Nam Ossetia hồi đầu tháng 8. Matxcơva cho biết sẽ hoàn thành việc rút quân khỏi những vùng đất này và vùng đệm an ninh trước 10/10, đúng theo thỏa thuận hòa bình do EU làm trung gian.
    Kế hoạch hòa bình 6 điểm
    1. Không sử dụng thêm vũ lực
    2. Chấm dứt tất cả các hành động quân sự
    3. Không ngăn cản hoạt động cứu trợ
    4. Binh sĩ Gruzia quay trở lại vị trí đóng quân cố định
    5. Binh sĩ Nga quay trở lại các vị trí như trước khi xung đột nổ ra, nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga có thể thực thi "các biện pháp an ninh bổ sung".
    6. Có các cuộc đàm phán quốc tế về an ninh tại Nam Ossetia và Abkhazia.
    Qan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Javier Solana hôm qua bày tỏ, ông lạc quan về việc các bên sẽ đều thực hiện đúng thỏa thuận ngừng bắn gồm 6 điểm giữa Matxcơva và Tbilisi. Trong khi đó, trung tướng Nikolai Uvarov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã rút khỏi 5 trạm kiểm soát xung quanh khu vực cảng Poti bên bờ Biển Đen của Gruzia. Hiện Nga vẫn còn 9 trạm kiểm soát xung quanh Nam Ossetia và 3 trạm gần Abkhazia.
    Trước đó, Mỹ cam kết hỗ trợ Gruzia một tỷ USD để tái thiết đất nước và dự kiến châu Âu cũng sớm viện trợ cho quốc gia này sau khi các bộ trưởng của 27 nước EU nhóm họp tại Brussels trong tháng tới.
    Cuộc chiến giữa Nga và Gruzia bắt đầu hôm 7/8 sau khi Tbilisi bất ngờ mang quân tấn công Nam Ossetia, nơi phần lớn người dân có quốc tịch Nga sinh sống. Matxcơva nhanh chóng triển khai binh sĩ đẩy lùi quân Gruzia. Các nước phương Tây phản đối hành động trả đũa của Nga và việc Matxcơva công nhận độc lập hai khu vực ly khai là Nam Ossetia và Abkhazia.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này