1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 3

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Pen7CAD, 02/11/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Đặc phái viên Mỹ mang đề xuất mới tới CHDCND Triều Tiên
    22:07'' 01/10/2008 (GMT+7)
    Ngày 1/10, Đặc phái viên Mỹ Christopher Hill đã mang đề xuất mới tới CHDCND Triều Tiên nhằm khôi phục lại tiến trình giải trừ hạt nhân của nước này.

    Phát ngôn viên sức quán Mỹ tại Hàn Quốc cho hay, ông Christopher Hill đã tới CHDCND Triều Tiên bằng đường bộ thông qua khu phi quân sự chia cắt 2 miền Triều Tiên và trưa 1/10.
    Cùng lúc, Đài truyền hình quốc gia CHDCND Triều Tiên KCNA chỉ cho biết ngắn gọn là ông Hill cùng phái bộ của mình đã tới thủ đô Bình Nhưỡng sau khi đi qua biên giới 2 miền.
    "Nhiệm vụ của tôi là thuyết phục Thứ trưởng ngoại giao CHDCND Triều Tiên Kim Kye Gwan đồng ý với đề xuất của Washington về việc cho phép lắp hệ thống đếm các lò hạt nhân của nước này?T, ông Hill trao đổi với báo giới.
    Nhiệm vụ của ông Hill lần này là mang đề xuất mới tới CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh tiến trình giải trừ hạt nhân của nước này "đang đi chệch hướng".
    Việc tiến trình giải trừ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sở dĩ bị cho là "đang đi chệch hướng" sau khi có những thông tin về việc CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu ngừng quá trình giải trừ hạt nhân, đúng như đã tuyên bố trước đó ít ngày.
    Đài truyền hình Nhật NHK và hãng thông tấn Nhật Kyodo ngày 3/9 đều có bài cho hay, CHDCND Triều Tiên đã bắt đầu ngừng quá trình giải trừ hạt nhân bằng việc khôi phục lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
    Kyodo dẫn lời một quan chức dấu tên nêu rõ, việc khôi phục lò phản ứng hạt nhân Yongbyon đã chính thức bắt đầu từ ngày 2/9.
    Trước đó, vào ngày 26/8, phản ứng đầu tiên của Mỹ với CHDCND Triều Tiên đã xuất hiện sau khi CHDCND Triều Tiên bất ngờ tuyên bố sẽ ngừng quá trình giải trừ hạt nhân của mình và thậm chí còn có thể sẽ khôi phục lò phản ứng hạt nhân Yongbyon.
    Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice lúc đó đã cho hay, Washington đã tỏ quan điểm rõ ràng rằng các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân 6 bên "cần có cơ chế rõ ràng để có thể đảm bảo những tuyên bố giải trừ của TriềuTiên là thực chất thì mới có những bước đi tiếp theo tương ứng".
    Nhật Vy (Theo Reuters, THX, CNN)

  2. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga lo ngại sự hiện diện của NATO ở Ukraine, Grudia
    15:08'' 02/10/2008 (GMT+7)
    Việc hai nước láng giềng của Nga là Ukraine và Grudia gia nhập NATO có thể dẫn tới triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược ở hai quốc gia này và khơi ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới, lãnh đạo an ninh Kremlin nói.
    Trong một cuộc trả lời phỏng vấn công bố trên nhật báo Izvestia số ra 1/10, Bí thư Hội đồng an ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết, Washington và NATO đang tìm cách tăng cường sự ảnh hưởng quân sự và chiến lược đối với Nga thông qua việc mở rộng biên giới của liên minh này.
    "Grudia và đặc biệt là Ukraine, nếu gia nhập NATO, sẽ trở thành địa điểm phù hợp để triển khai các đơn vị bộ binh, hải quân và không quân được trang bị vũ khí hạt nhân chiến lược và có độ chính xác cao", ông Patrushev nói.
    "Khả năng loại vũ khí như vậy được triển khai ở Ukraine sẽ khiến nó có bản chất chiến lược vì những cơ sở kinh tế và quân sự quan trọng của Nga ở châu Âu, gồm một số bộ phận của Chính phủ và quân đội, nằm trong khu vực bị ảnh hưởng. Những hành động như vậy của Mỹ có thể làm trầm trọng thêm sự hoài nghi lẫn nhau và dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mà chúng tôi không mong muốn, tôi muốn nhấn mạnh điều này", ông Patrusev tuyên bố.
    Tại hội nghị thượng đỉnh Bucharest hồi tháng 4, các thành viên NATO đã từ chối đơn xin cấp Kế hoạch hành động thành viên của Ukraine và Grudia, bản kế hoạch vốn mở đường cho họ trở thành thành viên NATO. Tuy nhiên, NATO vẫn để ngỏ khả năng gia nhập liên minh đối với Ukraine và Grudia trong tương lai.
    Cũng trong bài phỏng vấn trên, ông Patrusev cảnh cáo rằng nếu Mỹ tấn công Iran từ đất Grudia thì đó cũng được coi là một mối đe dọa khác với an ninh quốc gia Nga.
    Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã rất căng thẳng khi NATO có kế hoạch mở rộng về phía đông và Mỹ dự định triển khai lá chắn tên lửa tại Đông Âu. Mọi việc còn xấu thêm khi cuộc chiến ngắn giữa Nga và Grudia nổ ra.
    Hoài Linh (Theo Rian, Reuters)
    [/quote]
  3. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Nga sẽ rút hết quân khỏi Grudia vào 10/10
    09:49'' 02/10/2008 (GMT+7)
    Tổng thống Dmitry Medvedev khẳng định Nga sẽ thực hiện đúng cam kết rút hết quân đội khỏi các khu vực của Grudia ngoài hai vùng li khai Nam Ossetia và Abkhazia vào tuần tới.
    "Như đã thỏa thuận, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sẽ rút hết khỏi Grudia vào ngày 10/10", hãng thông tấn Interfax dẫn lời nhà lãnh đạo Nga sau khi ông có các cuộc thảo luận với Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Rodriguez Zapatero tại thành phố St. Petersburg.
    "Nga đã làm mọi việc được đề ra trong kế hoạch", Tổng thống Medvedev nói. "Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả theo thời gian đã định".
    Theo thỏa thuận ngưng bắn giữa Nga và Grudia do Pháp làm trung gian, Moscow sẽ rút quân khỏi các vùng lãnh thổ Grudia giáp ranh với Abkhazia và Nam Ossetia.
    Tuyên bố trên được ông Medvedev gửi tới báo chí sau khi các quan sát viên EU bắt đầu công việc giám sát thực thi thỏa thuận ngưng bắn trên lãnh thổ Grudia. Quân đội Nga đã đồng ý cho một số quan sát viên vào một vùng đệm quanh khu vực Nam Ossetia để giám sát tiến trình rút quân.
    Tổng thống Nga cũng bác bỏ một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa thời điểm quan hệ giữa Moscow và phương Tây đang rất căng thẳng.
    "Ngày nay, chúng tôi không có sự khác biệt ý thức hệ nào để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lạnh hay bất kỳ một cuộc chiến nào khác... Sự hợp tác là quan trọng với họ chẳng kém gì với chúng tôi. Cuối cùng thì mọi thứ sẽ được khôi phục đầy đủ", ông chủ điện Kremlin nói.
    Grudia đã mở một cuộc tấn công bất ngờ vào vùng li khai Nam Ossetia vào đêm ngày 7/8 nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Ngay sau đó, Nga mở một cuộc tấn công đáp trả và đẩy lui quân đội Grudia.
    Xung đột quân sự giữa hai bên chấm dứt ngày 12/8 nhờ một thỏa thuận ngưng bắn do Pháp làm trung gian, trong đó Nga cam kết sẽ rút binh sĩ của mình khỏi Grudia. Một thỏa thuận bổ sung sau đó định ra khung thời gian Nga phải rút quân và các quan sát viên nước ngoài triển khai tới khu vực.
    Nam Ossetia và Abkhazia đã ly khai khỏi Grudia từ đầu những năm 1990 sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Trong một động thái làm Grudia và phương Tây tức giận hơn nữa, ngày 26/8, Moscow công nhận hai khu vực này là các quốc gia độc lập.
    Thanh Hảo (Theo THX, Itar-Tass)
  4. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Hai miền Triều Tiên hội đàm quân sự 13:25'' 02/10/2008 (GMT+7)
    Các quan chức quân sự của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, hôm nay (2/10), bắt đầu các cuộc hội đàm trong lần tiếp xúc chính thức đầu tiên giữa 2 bên kể từ khi ông Lee Myung-bak lên lãnh đạo chính quyền Seoul hồi tháng 2.

    Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hai bên dự kiến sẽ thảo luận về việc thực thi các thỏa thuận quân sự trước đó. Tuy nhiên, bộ này không cung cấp thông tin chi tiết.
    Trưởng đoàn đại biểu Hàn Quốc, đại tá Lee Sang-cheol, cho biết ông cảm thấy "có trách nhiệm lớn" khi tới nơi hội đàm ở làng đình chiến Panmunjom thuộc Vùng Phi quân sự chia tách hai miền Triều Tiên.
    Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, đại tá Lee cam kết sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo các cuộc bàn thảo cho một kết quả tích cực.
    Hội đàm quân sự giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên diễn ra khi căng thẳng đang tăng cao xunh quanh động thái của Bình Nhưỡng tiến tới khởi động lại các cơ sở hạt nhân cùng những lo ngại về sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong Il.
    Ông Kim, năm nay 66 tuổi, đã không được nhìn thấy trong nhiều ngày qua, kể từ sau khi có tin ông bị đột quỵ vào giữa tháng 8.
    Việc CHDCND Triều Tiên quyết định ngừng tiến trình vô hiệu hóa lò tái chế hạt nhân Yongbyon và có những bước đi hướng tới phục hồi cơ sở này đã gây quan ngại cho các nước trong khu vực.
    Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Mỹ, ông Christopher Hill, đã tới Bình Nhưỡng từ hôm qua (1/10) trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận giải giáp đổi lấy viện trợ mà sáu bên đã ký kết.
    Cũng trong hôm qua, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã kỷ niệm Ngày Lực lượng Vũ trang bằng lời kêu gọi xây dựng quân đội nước này mạnh mẽ hơn nữa.
    Quân đội Hàn Qốc phải "sẵn sàng kiên quyết đối phó với bất cứ một lực lượng nào đe dọa đất nước chúng ta", trích lời ông Lee.
    Cuộc xung đột Triều Tiên trong những năm 1950-1953, vốn cướp đi mạng sống của hàng triệu người và khiến bán đảo này bị chia tách, đã kết thúc bằng một thỏa ước ngừng bắn chứ không phải bằng một hiệp ước hòa bình.
    Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã ấm lên đáng kể sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo hai bên năm 2000. Hội nghị thứ 2 - được tổ chức cách đây đúng 1 năm - cũng được ca ngợi là một bước tiến quan trọng hướng tới sự hòa giải.
    Thanh Hảo (Theo AP)


  5. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Ucraina đã ra lệnh bán vũ khí cho Grudia để tấn công Nam Ôxêtia


    Nhật báo Izvestia tại Nga ngày 2-10 cho biết Tổng thống Ucraina Viktor Yushchenko đã ra lệnh bán vũ khí cho Grudia để giúp nước này chiến đấu với khu vực ly khai Nam Ôxêtia và với Nga.
    Dẫn các tài liệu thu thập được, báo này viết: ?oUcraina đã cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Grudia để tiến hành các chiến dịch quân sự chống lại Nam Ôxêtia và Nga theo lệnh của ông Viktor Yushchenko, và điều này đã gây thiệt hại đến khả năng quốc phòng của chính Ucraina?.
    Theo Izvestia, trong hai năm qua, Ucraina đã bán cho Grudia 7 hệ thống phòng không Buk - M1. Và dù hệ thống vũ khí này có vai trò không thể thay thế trong việc bảo vệ các địa điểm chiến lược của Ucraina, ông Yushchenko đã cho phép bán gần một nửa số hệ thống vũ khí này của đất nước.
    Tờ báo còn cho biết Ucraina cũng đã bán cho Grudia 200 hệ thống phòng không Strela và Igla, các xe tăng T-72 và dàn phóng rốckét Grad. Các dàn phóng rốckét này, ?ođược (Tbilixi) chọn mua với sự trợ giúp của Mỹ?, đã được quân đội Grudia sử dụng trong cuộc tấn công Nam Ôxêtia ngày 8-8 nhằm giành lại quyền kiểm soát tỉnh ly khai này.
    TTXVN

  6. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Đức thăm Nga giữa những căng thẳng về Grudia
    15:36'' 02/10/2008 (GMT+7)
    Thủ tướng Đức Angela Merkel, chiều nay (2/10), có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại thành phố St. Petersburg giữa thời điểm hai đối tác thương mại lớn này đang nỗ lực làm dịu những căng thẳng liên quan tới cuộc chiến ở Grudia.

    Một nguồn tin trong chính phủ Đức cho hay, hai nhà lãnh đạo cùng với các quan chức cấp cao hai bên sẽ bàn thảo về tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
    Đức vốn được coi là đồng minh thân cận nhất của Nga ở Tây Âu. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên đã xấu đi khi Nga mở cuộc phản công đối với quân đội Grudia sau khi Tbilisi bất ngờ dùng vũ lực với Nam Ossetia nhằm giành lại tỉnh li khai này.
    Cuộc hội đàm hôm nay được cho là cũng sẽ đề cập đến nhiệm vụ của nhóm quan sát viên EU khi quân Nga rút khỏi "các vùng đệm" xung quanh Nam Ossetia và tiếp đó là vùng Abkhazia vào ngày 10/10 như kế hoạch đã định.

    Các quan sát viên EU tại thị trấn Mukhrani của Grudia. (Ảnh: AFP)
    Nguồn tin trên cho hay, Hội nghị thượng đỉnh EU trong tháng này nhằm bàn thảo việc nối lại đàm phán với Nga về một hiệp định hợp tác và đối tác mới cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hai nhà lãnh đạo Medvedev và Merkel.
    Kể từ cuộc chiến hồi tháng 8, những căng thẳng liên quan tới Grudia đã lan sang nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ hợp tác Nga - Đức.
    Tuần trước, Moscow rút khỏi một cuộc họp tại Đại hội đồng LHQ của các ngoại trưởng đến từ Đức và 4 cường quốc khác nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
    Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã nỗ lực đưa Moscow trở lại bàn đàm phán và các nước này - còn bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp và Mỹ - cuối cùng cũng nhất trí về một dự thảo mới của Hội đồng Bảo an LHQ phê chuẩn các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran.
    Mặc dầu vậy, thương mại được xem là nền tảng trong các mối quan hệ Nga - Đức. Hiện nay, khoảng 4.600 công ty của Đức có chi nhánh tại Nga và cứ 4 cỗ máy nhập khẩu vào Nga thì có 1 được sản xuất tại Đức.
    Các mặt hàng xuất khẩu của Đức sang Nga tăng 23% trong nửa đầu năm nay, lên 15,8 tỷ Euro (22,3 tỷ USD), theo Ủy ban về Các quan hệ kinh tế Đông Âu. Cùng khoảng thời gian này, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga sang Đức là 16,7 tỷ Euro.
    Thanh Hảo (Theo AFP)

  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Phi chính thức hoạt động
    Ngày 1-10, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại châu Phi (AFRICOM), đã chính thức đi vào hoạt động theo một dự án được thúc đẩy từ năm 2006 của Lầu Năm góc. Tư lệnh AFRICOM, Tướng Uy-li-am Oát khẳng định mục tiêu của cơ quan này là ngăn chặn các cuộc xung đột và hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia trong khu vực để thiết lập và duy trì sự ổn định tại châu Phi.
    Một số quốc gia châu Phi đã bày tỏ nghi ngờ về chức năng thực sự của cơ quan này và cuộc chiến chống khủng bố chỉ là một cái cớ hợp lý để Mỹ tiếp cận châu Phi nhằm kiểm soát về chính trị và quyền lợi kinh tế trong bối cảnh nhiều nước lớn đang ráo riết chạy đua đầu tư ở châu Phi.
    NGUYỄN HÒA

  8. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Mỳf muẮn mua thĂm chiẮn 'Ắu cơ


    F-22 Raptors 'ược coi là? loài chiẮn 'Ắu cơ hiẶn 'ài nhẮt
    KhĂng quĂn Hoa Kỳ? 'ang dự 'ình mua thĂm mẶt sẮ chiẮn 'Ắu cơ vượt Ăm F-22 Raptors trong mẶt kẮ hoàch tfng cươ?ng nfng lực.
    Bà?n tin mới ra cù?a hàfng thĂng tẮn Mỳf Associated Press cho hay hiẶn khĂng quĂn nước nà?y 'àf cò trong tay 183 chiẮc Raptors, và? muẮn tfng thĂm. Cò nguĂ?n tin nòi Mỳf muẮn sơ? hưfu 381 chiẮc.
    Tuy nhiĂn trong bẮi cà?nh kinh tẮ gf̣p khò khfn, tĂn tĂ?ng thẮng Mỳf khi nhẶm chức và?o nfm tới sèf phà?i ''thf́t lưng buẶc bùng'' trong chi tiĂu quẮc phò?ng.
    MĂfi chiẮc F-22 Raptors cò già 191 triẶu 'Ăla.
    KhĂng chì? viẶc mua thĂm mày bay, mà? ngay cà? viẶc chẮ tào thĂm chiẮn 'Ắu cơ dàng nà?y cùfng 'ang cò nguy cơ bì ngư?ng lài.
    Càc quan chức quĂn 'Ặi khi 'Ă? 'àt nguyẶn vòng tẶu thĂm mày bay 'àf chì? ra rf?ng tfng tình chiẮn 'Ắu cù?a khĂng lực là? cĂ?n thiẮt, nhẮt là? trong cuẶc 'Ắi 'Ă?u với càc cươ?ng quẮc quĂn sự như Nga và? Trung QuẮc 'Ă? ''bà?o vẶ sự sẮng cò?n'' cù?a nước Mỳf.
    ChuĂ?n tướng James Poss, phù tràch tì?nh bào tài Chì? huy sơ? KhĂng quĂn, 'ược hàfng AP trìch lơ?i nòi rf?ng 'ang tĂ?n tài mẶt sự hiĂ?u lĂ?m, rf?ng nay chì? cò?n 'e dòa tư? Trung ĐĂng.
    "Chùng ta ơ? phương TĂy 'àf tự ru ngù? mì?nh bf?ng ỳ tươ?ng rf?ng ChiẮn tranh lành 'àf kẮt thùc, 'àf hẮt thơ?i cành tranh quĂn sự và? cà? thẮ giới tuĂn thù? viẶc già?m chày 'ua quĂn sự mà? chùng ta tuyĂn bẮ."
    Đe dòa quẮc phò?ng
    Mới 'Ăy, bẶ trươ?ng QuẮc phò?ng Hoa Kỳ? Robert Gates tuyĂn bẮ cĂ?n cò cĂn bf?ng trong ngĂn sàch vùf trang, khĂng thĂ? quà tẮn kèm trong viẶc mua càc thiẮt bì 'f́t tiĂ?n mà? quĂn 'i càc loài vùf khì cơ bà?n vẮn rẮt cĂ?n thiẮt cho viẶc chẮng phà?n loàn.
    Tuy nhiĂn Ăng Gates cùfng cà?nh bào nguy cơ mẶt cuẶc ''ChiẮn tranh lành mới''.
    TĂ?ng cẶng viẶc nghiĂn cứu, chẮ tàp và? sà?n xuẮt càc mày bay F-22 Raptors 'àf tiĂu tẮn cù?a ngĂn sàch chình phù? Mỳf 65 tỳ? 'Ăla.
    Ngoà?i loài nà?y, khĂng quĂn Mỳf cùfng mua thĂm hơn 1.700 mày bay phà?n lực F-35 Lightning. MĂfi chiẮc F-35 trì già 104 triẶu 'Ăla.
    Chùng ta ơ? phương TĂy 'àf tự ru ngù? mì?nh bf?ng ỳ tươ?ng rf?ng ChiẮn tranh lành 'àf kẮt thùc, 'àf hẮt thơ?i cành tranh quĂn sự và? cà? thẮ giới tuĂn thù? viẶc già?m chày 'ua quĂn sự mà? chùng ta tuyĂn bẮ.

    ChuĂ?n tướng James Poss, phù tràch tì?nh bào tài Chì? huy sơ? KhĂng quĂn
    Tuy nhiĂn phà?i mẮt và?i nfm nưfa loàt chiẮn 'Ắu cơ phà?n lực nà?y mới 'ược giao hà?ng.
    F-22 'ược cho là? loài mày bay tình nfng vượt trẶi, cò thĂ? ''là?m chù? bĂ?u trơ?i'' vì? di chuyĂ?n nhanh hơn, khẮng chẮ 'ược càc loài radar và? cò 'Ặng cơ 'ùp khiẮn nò cò thĂ? bay nhanh hơn tiẮng 'Ặng.
    HiẶn loài nà?y 'ược sà?n xuẮt tài càc nhà? mày cù?a hàfng Lockheed Martin tài Georgia và? Texas. Cành do hàfng Boeing sà?n xuẮt cò?n 'Ặng cơ thì? do cĂng ty Pratt & Whitney cung cẮp.
    NgĂn sàch cù?a bẶ QuẮc phò?ng Mỳf cho nfm 2008 là? 657 tỳ? 'Ăla, bao gĂ?m cà? chi phì cho cuẶc chiẮn tài Iraq và? Afghanistan.
    Ứng viĂn tĂ?ng thẮng cù?a 'à?ng CẶng hò?a John McCain, ngươ?i tư?ng lài chiẮn 'Ắu cơ trong cuẶc chiẮn ViẶt Nam, trong cuẶc tranh luẶn trĂn truyĂ?n hì?nh hĂ?i tuĂ?n trước 'àf tuyĂn bẮ chi phì quẮc phò?ng là? "tẮi cĂ?n thiẮt".
    ĐẮi thù? cù?a Ăng, Thượng nghì sỳf Barack Obama, thì? nòi ưu tiĂn hà?ng 'Ă?u cù?a Ăng là? 'Ặc lẶp vĂ? nfng lượng, y tẮ và? tài thiẮt hà tĂ?ng cơ sơ?.
    Hà viẶn Mỳf 'àf ''tàm ứng'' 523 triẶu 'Ăla cho ngĂn sàch 2009 'Ă? mua thĂm chiẮn 'Ắu cơ trong hy vòng chương trì?nh tfng nfng lực khĂng quĂn sèf 'ược tiẮp tùc với chình phù? mới.

  9. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Lựa chọn bất đắc dĩ
    Lời cam kết của Mỹ và NATO về tương lai của một Áp-ga-ni-xtan ?okhông còn bóng dáng Ta-li-ban? đang đứng trước nguy cơ đổ bể. Nếu không như vậy thì việc gì Tổng thống Áp-ga-ni-xtan Ha-mít Ca-dai lại phải kêu gọi thỏa hiệp với giáo sĩ Mu-la Ô-ma, thủ lĩnh tối cao của Ta-li-ban, để thiết lập nền hòa bình cho đất nước đang bị chiến tranh tàn phá này.
    Khó ai có thể tin rằng, 7 năm sau khi Ta-li-ban bị Mỹ lật đổ, tình hình đất nước Nam Á này lại bi đát như vậy. Đến nỗi Tổng thống H.Ca-dai phải tính chuyện đàm phán với chính kẻ thù ?okhông đội trời chung?. Động thái không thể ngờ tới đó dường như cho thấy cả chính phủ Áp-ga-ni-xtan và lực lượng liên quân đang ?ođuối sức? với gánh nặng tái thiết hòa bình ở quốc gia Nam Á này.

    Các tay súng Ta-li-ban (ảnh internet)
    Nhìn vào những con số thống kê mới biết rằng, Ta-li-ban hiện đã quay lại kiểm soát khoảng 10% lãnh thổ Áp-ga-ni-xtan, trong khi chính phủ của Tổng thống H.Ca-dai chỉ nắm được khoảng 30%. Chống trả Ta-li-ban không thể hiệu quả khi mà tình trạng cát cứ ở Áp-ga-ni-xtan đã đến mức báo động. Hiện có tới 60% lãnh thổ nằm trong tay các ?olãnh chúa? địa phương và những ?olãnh chúa? này vẫn đang thi nhau tìm cách mở rộng quyền lực, tách dần ra khỏi sự kiểm soát của chính phủ Ca-bun.
    Giữa lúc bộn bề khó khăn như vậy, chính phủ Áp-ga-ni-xtan lại thiếu hẳn sự trợ sức cần thiết từ lực lượng liên quân. Nhưng xem ra liên quân có muốn tăng cường hậu thuẫn cho Ca-bun cũng khó, bởi chính đội quân này cũng đang trong tình thế rối bời. Đã thiếu trang thiết bị quân sự, nội bộ NATO còn bị chia rẽ bởi hiện tượng ?ođùn đẩy? trách nhiệm tại các điểm nóng chiến sự như ở vùng đồi núi phía Nam Áp-ga-ni-xtan. Đức và một số thành viên NATO khác không muốn tăng viện thêm quân tới phía Nam bất ổn trong khi các đồng minh chủ chốt của Mỹ cảnh báo sẽ hạn chế việc triển khai quân ở Áp-ga-ni-xtan. Trong lúc ?onước sôi, lửa bỏng? như vậy thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rô-bớt Ghết lại tung ra phát biểu bất cẩn khi cho rằng, Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) đang sát cánh chiến đấu cùng Mỹ ?othiếu kinh nghiệm? và ?okhông được đào tạo một cách cơ bản?, càng khoét sâu thêm mâu thuẫn đang âm ỉ giữa Oa-sinh-tơn và các thành viên khác của NATO kể từ khi các nước này khước từ đề nghị tăng viện thêm quân tới Áp-ga-ni-xtan của Mỹ.
    Còn nhớ hồi đầu tháng hai năm nay, sốt ruột trước những tin tức chiến sự chẳng lành liên tục bay về từ Áp-ga-ni-xtan, Ngoại trưởng Mỹ C.Rai-xơ và Ngoại trưởng Anh Đ.Mi-li-ben đã bí mật tới căn cứ không quân lớn của NATO ở thành phố Can-đa-ha, nơi được xem là cái nôi của tàn quân Ta-li-ban, để thị sát. Nhưng những gì được chứng kiến chỉ là số binh sĩ thương vong mỗi lúc một tăng. Hãng tin Pháp AFP cho biết, năm 2008 là năm "chết chóc" nhất đối với các lực lượng nước ngoài tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2008, có ít nhất 221 binh sĩ nước ngoài, chủ yếu là lính Mỹ, bỏ mạng trong "cuộc chiến chống khủng bố" do Oa-sinh-tơn cầm đầu tại Áp-ga-ni-xtan, cao hơn con số 219 của cả năm 2007.
    Vào tháng 1-2008, quân số của ISAF do NATO cầm đầu là 50.000, tăng 13.000 người so với tháng 1-2007. Hiện tổng số binh sĩ Mỹ và ISAF đã vọt lên con số 70.000 người. Có một nghịch lý rằng, binh sĩ Mỹ và NATO càng tăng thì Ta-li-ban hoạt động càng mạnh trong khi người dân Áp-ga-ni-xtan phản đối sự có mặt của quân đội nước ngoài. Họ ?odị ứng? cũng phải bởi ngày càng có nhiều dân thường thiệt mạng trong các vụ ?obắn nhầm? của liên quân. Tình trạng ?otên bay, đạn lạc? diễn ra nhiều tới mức Tổng thống H.Ca-dai phải cảnh báo: "Tình trạng thương vong của người dân tiếp tục tăng lên có thể làm xói mòn tính hợp pháp của cuộc chiến chống khủng bố và sự tín nhiệm của nhân dân Áp-ga-ni-xtan trong quan hệ hợp tác với cộng đồng quốc tế".
    Sự bất lực của liên quân trong việc truy quét tàn quân và Al-Qaeda tại khu vực phía Nam và miền Trung Áp-ga-ni-xtan đã đặt dấu hỏi về năng lực bảo đảm an ninh của đội quân được trang bị ?otận răng? này. Sự hoành hành của Ta-li-ban ngày càng táo tợn với hàng loạt vụ nhân viên cứu trợ nhân đạo bị sát hại, quan chức nước ngoài bị bắt cóc, các tổ chức phi chính phủ bị đe dọa? khiến uy tín của Mỹ và NATO ngày càng sụt giảm. Kết quả thăm dò mới đây của công ty khảo sát quốc tế GlobScan Inc, được tiến hành tại 23 nước với khoảng 24.000 người tham gia, cho thấy dư luận quốc tế không mấy tin tưởng cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động từ năm 2001 sẽ thành công.
    Quyết định thỏa hiệp với Ta-li-ban của chính phủ Áp-ga-ni-xtan tất nhiên chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ. Có điều, trong bối cảnh hiện nay, khi liên quân đang đuối sức với gánh nặng tái thiết an ninh và kinh tế ở quốc gia này thì đây có lẽ là quyết định cần thiết.
    LINH AN

  10. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Quân Mỹ tuyển thêm người phạm pháp


    Quân đội Mỹ gặp khó khăn khi tuyển mộ
    Thống kê mới cho biết quân đội Mỹ năm ngoái tuyển người có tiền sử phạm pháp nhiều hơn so với năm 2006, vì sức ép đáp ứng nhu cầu chiến đấu.
    Một ủy ban quốc hội Mỹ công bố số liệu, cho thấy 861 người từng bị án đã được cho nhập ngũ, cao hơn con số 457 người của năm trước.
    Các tội trạng bao gồm hành hung, bạo hành ********, ngộ sát và ăn trộm.
    Phía quân đội nói họ đã kiểm tra kỹ nhân thân và rằng việc này là cần thiết trước thách thức của việc tuyển mộ trong một xã hội đổi thay.
    Số người phạm pháp được nhập ngũ chỉ chiếm rất nhỏ trong hơn 180.000 người vào quân đội trong năm tài chính kết thúc hồi tháng Chín 2007.
    Nhưng cảm giác chuẩn mực bị hạ thấp đang gây lo ngại cho một số người.
    Dân biểu đảng Dân chủ Henry Waxman nói: ?oSự tăng khá cao số lượng người phạm pháp được tuyển mộ là kết quả của sức ép cuộc chiến Iraq đặt lên quân đội.?
    Ông Waxman là chủ tịch Ủy ban Cải tổ và Giám sát Chính phủ của Hạ viện Mỹ. Ủy ban này công bố số liệu của Bộ Quốc phòng.

    BBC
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này