1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi hanuman2008, 02/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alo12303

    alo12303 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2013
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    5
    Koalitsiya-SV, niềm hy vọng giúp Nga vượt Trung Quốc
    Có một thực tế không dễ thừa nhận đối với người Nga đó là trình độ pháo binh của nước này đang bị TQ qua mặt khá dễ dàng.
    [​IMG]
    Vào trung tuần tháng 5 vừa qua, sau nhiều lời đồn đoán truyền thông Nga đã chính thức dẫn lời ông Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga khẳng định, Nga đã tiến hành thử nghiệm mẫu pháo 152-mm “Koalitsiya-SV“, sử dụng phương pháp mới về phóng đạn. Nga phấn đấu tạo lập hệ thống pháo binh hoàn toàn mới về nguyên tắc, cho phép xóa bỏ những lạc hậu về chất lượng pháo binh tồn đọng hồi đầu thế kỷ.
    [​IMG]
    Báo chí Nga cho biết, pháo Koalitsiya-SV nổi bật về mức độ tự động cao, cho phép giảm đáng kể cơ số nhóm điều khiển (có thể đến 2 người). Trong đó, tháp pháo với trang bị vũ khí sẽ hoàn toàn tách riêng khỏi khoang điều khiển, có nghĩa là kíp chiến đấu sẽ ở nguyên trong buồng lái bọc thép khi nạp đạn và thực hiện loạt bắn pháo liên tiếp. Khoang bọc thép chắc chắn tạo điều kiện tăng cao độ đảm bảo an toàn cho chiến sĩ.
    [​IMG]
    Đề án Koalitsiya-SV nổi tiếng vì hàng loạt tính năng độc đáo. Nguyên tắc mới về phóng đạn chỉ là một trong những điểm ưu việt đó. Cần nói thêm là một trong những phiên bản đầu tiên của Koalitsiya-SV khá khác biệt bởi bố trí cùng lúc hai nòng kích bích pháo cỡ 152-mm.
    [​IMG]
    Hệ thống hai nòng cỡ lớn như vậy cần tạo điều kiện để “Koalitsiya” đạt được tốc độ nhanh mà trước đây chưa từng thấy, và thực thi chế độ bắn liên tục vào các mục tiêu từ một khẩu pháo. Trong chế độ nhả đạn như vậy, đạn phóng không ngừng với tốc độ nhanh, di chuyển theo quỹ đạo khác nhau, đồng thời xe chở pháo cơ động áp sát và triệt hạ mục tiêu. Tuy nhiên trong phiên bản tiếp theo sau đó, đã quyết định từ bỏ mô hình hai nòng pháo, mặc dù vẫn bảo lưu yêu cầu đạt tốc độ đạn đạo cao.
    [​IMG]
    Nga phấn đấu chế tạo hệ thống pháo hoàn toàn mới về nguyên tắc, cho phép loại bỏ khoảng cách lỗi thời về chất lượng pháo binh Nga sau khi Liên Xô tan rã. Thực tế là các hệ thống pháo có mặt trong trang bị của quân đội Nga hiện nay đều thua kém những mẫu ưu tú của phương Tây cũng như pháo Trung Quốc.
    [​IMG]
    Các mẫu kích bích pháo tự hành 155 mm hiện đại của Trung Quốc, chẳng hạn như PLZ-05, được chế tạo có sử dụng công nghệ thu nhận được trong quá trình hợp tác với tập đoàn nghiên cứu không gian Mỹ Space Research những năm 1980.
    [​IMG]
    Thời đó, Space Research là cơ sở tiên phong trong lĩnh vực chế tạo pháo hạng nặng với nòng kéo dài và gia tăng tầm bắn. Kinh nghiệm sản xuất hệ thống pháo tầm xa kết hợp với thành quả của nhà máy Cáp Nhĩ Tân 674 N dẫn đến sáng chế mô hình khung gầm bánh xích tầm trung thế hệ mới, cũng như mở đường cho thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực các phương tiện điều khiển hỏa lực tự động hóa. Cuối cùng, pháo tự hành Trung Quốc còn hoàn thiện hơn nhờ có yếu tố vay mượn của Nga là hệ thống tự động nạp đạn, được sử dụng trong mẫu pháo Nga “Msta-S“.
    [​IMG]
    Kết quả là, các hệ thống pháo mới của Trung Quốc đã qua mặt được những mẫu tương tự của Nga về trình độ tự động hóa và tầm bắn. Với toàn bộ tính năng của nó, hệ thống pháo mới của Trung Quốc có thể sánh ngang với những mẫu pháo tốt nhất của phương Tây.
    [​IMG]
    Điều đó đã chứng tỏ hồi những năm 2000, khi mà Trung Quốc chào bán được những lô pháo lớn đáng kể cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Saudi Arabia. Ngoài ra, họ còn có thể sử dụng giấy phép của Nga để sản xuất đạn pháo cải tiến “Krasnopol“.
    [​IMG]
    Như vậy, bây giờ Nga phải huy động nỗ lực to lớn để khôi phục lại vị thế của mình trên thị trường vũ khí pháo binh và Koalitsiya-SV hay còn được biết đến với tên gọi “rồng 2 đầu“ sẽ là niềm hy vọng sống còn của người Nga.
    [​IMG]
    Hình vẽ thiết kế 3D của Koalitsiya-SV, loại pháo 2 nòng hạng năng hiện đại của Nga dự kiến sẽ sớm chính thức xuất hiện trong thời gian tới.
    [​IMG]
    Vào thời điểm hiện tại Bắc Kinh cũng đang rất thèm muốn chi tiết thiết kế của Koalitsiya-SV, nhưng tất nhiên lần này Moscow sẽ phải tỉnh táo hơn khi bán vũ khí hay bán bản quyền chế tạo vũ khí cho Bắc Kinh, và một điều quan trọng hơn nữa là Koalitsiya-SV không phải là phiên bản dành cho xuất khẩu, chính vì thế Bắc Kinh chỉ có thể dùng gián điệp may ra mới có được bản vẽ thiết kế chi tiết loại pháo 2 nòng hiện đại này.

    Nghe có vẻ khó tin quá nhỉ:-O:-O
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Nga sẽ tổ chức hội nghị quốc tế về an ninh châu âu [:D]

    [YOUTUBE]lnO-pp6Sp7Q[/YOUTUBE]


    Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về an ninh châu âu sẽ được tổ chức tại Moscow , diễn đàn này sẽ được bộ quốc phòng Nga đại diện tổ chức .Với sự tham dự của hơn 50 quốc gia bao gồm tất cả các thành viên Nato&Mỹ Các khách mời bao gồm các bộ trưởng quốc phòng các chính trị gia &các chuyên gia quân sự
  3. alo12303

    alo12303 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2013
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    5
    'Sát thủ diệt tăng' Kornet, Javelin: Ai hơn ai?
    Kornet (Nga) và Javelin (Mỹ) đều là 2 loại tên lửa chống tăng có điều khiển nổi tiếng trên thế giới. Vậy nếu so 2 loại thì "ai hơn ai"?
    9M133 Kornet mạnh cỡ nào?
    Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet (NATO định danh AT-14 Spriggan) do Phòng Thiết kế Cơ khí KBP (Tula) phát triển từ năm 1988, được chấp nhận trang bị vào năm 1994. Nó được dùng để tiêu diệt mọi loại xe tăng, xe bọc thép và cả công sự phòng ngự nổi. Thậm chí, tổ hợp còn có khả năng bắn hạ mục tiêu bay thấp.
    9M133 Kornet nặng 27kg (29kg tính cả ống phóng), dài 1,2m, đường kính thân 152mm, tầm bắn 100-5.000m. Nó được trang bị đầu đạn 2 liều nổ đối phó với xe tăng dùng giáp phản ứng nổ (ERA). Khi tác động vào xe tăng địch, liều nổ thứ nhất kích nổ giáp ERA, để phơi bày giáp chính cho liều nổ thứ hai đánh vào.
    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet và bệ phóng.

    Với đầu đạn lõm chống tăng nặng 7kg, 9M133 có khả năng xuyên giáp lên đến 1200mm ở sau giáp phản ứng nổ ERA – đủ để hạ gục bất cứ xe tăng nào. Còn nếu tấn công vào các công sự, mục tiêu giáp mỏng và để chống bộ binh, 9M133 có thể sử dụng đầu đạn nhiệt áp 10kg.
    9M133 Kornet được thiết kế bộ binh mang vác hoặc trang bị trên phương tiện cơ giới. Đối với biến thể mang vác, 9M133 Kornet cùng với kính ngắm và giá phóng ba chân tạo thành tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác được định danh là 9K123.
    Tổ hợp chống tăng này dùng công nghệ dẫn đường lade bán tự động SACLOS. Nghĩa là, tên lửa được dẫn bắn bám theo chùm tia laser chiếu vào mục tiêu. Trong chiến đấu, xạ thủ phải liên tục chiếu laser, để dẫn đường cho tên lửa đi đúng hướng.
    Ai hơn ai?
    So sánh sức mạnh hai “vua” chống tăng vác vai của cặp đôi cường quốc quân sự hàng đầu thế giới Nga – Mỹ, rất khó để đánh giá được “ai hơn ai”?
    Nếu xét về hệ thống dẫn đường thì FGM-148 Javelin rõ ràng nhỉnh hơn với công nghệ đầu tự dẫn hồng ngoại cho khả năng “bắn và quên” (xạ thủ ấn nút phóng, tên lửa tự bay tới mục tiêu). Công nghệ này giúp cho xạ thủ nhanh chóng rút lui sau khi bắn tránh đối phương phản kích.
    Trong khi đó, 9M133 Kornet vẫn thuộc tên lửa chống tăng thế hệ thứ hai, sử dụng hệ dẫn đường lade bán tự động SACLOS. Điều này đòi hỏi xạ thủ phải liên tục chiếu lade vào mục tiêu, để khối chỉ huy dẫn bắn cho tên lửa qua sóng vô tuyến hoặc phải hiệu chỉnh đường bay cho tên lửa liên tục bằng máy ngắm và cần gạt.
    Việc dẫn bắn bằng tia laser cũng khiến tổ hợp dễ bị đối phương phát hiện và phản công. Khối lượng nặng nề với khối điều khiển, thiết bị ngắm và cơ cấu phóng cũng là khó khăn cho kíp chiến đấu 2 người của tổ hợp trong tác chiến.
    [​IMG]
    Tên lửa chống tăng Kornet nhỉnh hơn Javelin về sức công phá, tầm bắn.

    Nhưng nếu so về sức công phá, tầm bắn thì FGM-148 Javelin chịu lép vế trước 9M133 Kornet. Đạn tên lửa 9M133 Kornet có khả năng xuyên giáp sau giáp phản ứng nổ ERA 1.200mm, cao gấp đôi con số 600mm tên lửa Javelin. Tầm bắn xa lên đến 5.000m nhỉnh hơn tầm 4.750m của tên lửa Javelin.
    Ngoài ra, tuy đầu tự dẫn hồng ngoại FGM-148 Javelin được đánh giá cao, nhưng nó cũng có yếu điểm bị ảnh hưởng bởi các vật thể tỏa nhiệt cao. Điều đó có thể khiến nó nhận nhầm mục tiêu. Còn với 9M133 Kornet điều đó không thể xảy ra.
    Cuối cùng, giá của FGM-148 Javelin là quá đắt đỏ (80.000 USD/đạn, 125.000 USD/khối điều khiển), đắt hơn nhiều lần so với 9M133 Kornet.
    Trên chiến trường, tên lửa chống tăng 9M133 Kornet cũng thể hiện rất tốt, không thua kém gì tên lửa Javelin. Trong chiến tranh Iraq 2003, tên lửa 9M133 Kornet được ghi nhận diệt ít nhất 2 xe tăng M1 Abrams. Ở Lebanon năm 2006, lực lượng Hezbollah đã dùng vũ khí này “nướng chín” xe tăng hiện đại Merkava của Israel.


    Nguồn:http://soha.vn/quan-su/sat-thu-diet-tang-kornet-javelin-ai-hon-ai-20130526071132682.htm
  4. lqmmanh

    lqmmanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    133
    Nguy cơ Hải Quân Mông Cổ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong tương lai này các đồng chí=))=))

    Hôm qua, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tạm giữ con tàu mang số hiệu M.TA1, quốc tịch Mông Cổ để điều tra hành vi xâm nhập trái phép vùng biển VN.

    Trước đó, khoảng 1 giờ ngày 20.4, hai tàu trinh sát của Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phát hiện một tàu lạ không cắm cờ đang đi sâu vào vùng biển Thanh Hóa, cách cửa Lạch Thơi khoảng 4 hải lý, nên áp sát, phát tín hiệu yêu cầu dừng lại để kiểm tra nhưng tàu lạ quay đầu ra khơi và tăng tốc bỏ chạy. Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh sau đó dùng tàu của Hải đoàn 48 - Bộ Tư lệnh biên phòng truy đuổi. Sau hơn 2 giờ, tàu của biên phòng đã tiếp cận được chiếc tàu trên và áp giải về cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh).

    [​IMG]
    Tàu M.TA1 đang bị giữ tại biển Vũng Áng - Ảnh: Quang Dương

    Qua điều tra, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cho biết tàu mang quốc tịch Mông Cổ, dài 106 m, rộng 16 m, trọng tải gần 3.800 tấn. Trên tàu có 14 thuyền viên quốc tịch Myanmar, chở một số lượng lớn dầu diesel không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Theo khai nhận của thuyền trưởng, tàu xuất phát từ Cao Hùng (Đài Loan), chở dầu vào vùng biển Thanh Hóa, Ninh Bình để bán lậu.

    Thượng tá Võ Trọng Hải, Phó chỉ huy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, cho biết các thuyền viên khai đã nhiều lần vận chuyển dầu trái phép vào vùng biển VN để tiêu thụ. Ngoài hành vi buôn lậu, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đang xem xét hành vi xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển VN của con tàu này. Ông Hải cũng cho biết giấy tờ mang theo thể hiện các thuyền viên trên tàu mang quốc tịch Myanmar nhưng lực lượng chức năng nghi đây là giấy tờ giả. “Ngoài mục đích buôn lậu xăng dầu, tàu này còn có mục đích gì khác khi xâm phạm vùng biển VN không, chúng tôi đang tiếp tục điều tra làm rõ”, thượng tá Hải nói.
  5. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    [​IMG]

    Ông Lavrov: Không có chiến tranh “Lạnh” giữa Nga và Hoa Kỳ



    Cuối cùng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng xua tan màn sương phủ lên mối quan hệ Nga-Mỹ do "tình huống Edward Snowden". Thứ Sáu, ngày 9 tháng Tám, ông Obama đã tổ chức một cuộc họp báo đột xuất. Đây là cuộc họp báo đầu tiên của Tổng thống Mỹ trong ba tháng qua. Nội dung cơ bản được phát biểu: Hoa Kỳ tạm nghỉ trong quan hệ với Nga nhằm cân nhắc các vấn đề và "điều chỉnh" mối quan hệ; các công việc với Nga vẫn được Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện. Và cuối cùng, sẽ không có chuyện tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa Đông ở Sochi.

    Tại cuộc họp báo, ông Obama đã giải thích quyết định không dự hội nghị thượng đỉnh tại Matxcova. Ông thừa nhận rằng các bất đồng với Nga sẽ tiếp tục tồn tại trong tương lai, nhưng đó sẽ không là lý do để ngừng đối thoại với quốc gia. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, - Tổng thống Mỹ cho biết, - trong quan hệ với Nga đã từng có những căng thẳng, có sự hợp tác trong một số phương diện và đối đầu cạnh tranh trong những lĩnh vực khác. Nhưng hai bên cũng đạt được tiến bộ về Hiệp ước START mới, Nga tiếp tục hỗ trợ Hoa Kỳ ở Afghanistan.

    Tổng thống Mỹ nói: “Tôi nghĩ rằng tình tiết cuối ("vụ việc Snowden") chỉ là một trong một số sự bất đồng nổi bật. Chúng tôi quan sát thấy bất đồng trong vài tháng qua xung quanh vấn đề Syria, vấn đề nhân quyền. Chúng tôi thấy hợp lý tạm dừng, cân nhắc về phương hướng của Nga, về những lợi ích cốt lõi của chúng ta và hiệu chỉnh các mối quan hệ. Để chúng ta đạt được những gì điều tốt đẹp cho Hoa Kỳ và tôi hy vọng, cũng là tốt cho Nga. Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng một số khác biệt sẽ vẫn tồn tại và chúng tôi sẽ không thể giấu. Nhưng đó là điều bình thường.”

    Không có chiến tranh Lạnh giữa Nga và Hoa Kỳ, từng điểm mục đang được xử lý, trong đó có vài vấn đề bất thường. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã nhận định như vậy về kết quả cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ John Kerry. Tại Washington đã diễn ra buổi đàm phán 2+2, có sự tham dự của cả các bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu và Chuck Hagel.

    Cuộc đàm phán 2+2 tại Washington đầu tiên trong 5 năm qua dự định diễn ra trong bầu không khí làm việc khá thoải mái. Sau màn tuyên bố hoãn chuyến thăm Matxcova do Nhà Trắng thực hiện ngay trước đấy, buổi trao đổi càng đòi hỏi hạn chế tối đa mọi cảm xúc: hai bên có quá nhiều câu hỏi cần được chia sẻ quan điểm. Ông Lavrov nhắc tới điều này khi khai mạc cuộc đàm phán:

    “Chương trình nghị sự của chúng ta có nhiều nội dung. Tất nhiên, có những vấn đề mà chúng ta không gặp nhau. Chúng ta sẽ tiếp tục nhắc đến một cách bình tĩnh, như nên làm. Tôi nhớ khi tôi gặp John Kerry lần đầu tiên trong tư cách hiện tại, ông nói rằng các quốc gia chúng ta có trách nhiệm đặc biệt, quá nhiều điều phụ thuộc vào chúng ta, do đó cần phải cùng nghiêm túc làm việc. Chúng tôi sẽ cố gắng như vậy và hy vọng được đáp lại.”

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận xét, bất chấp những thách thức hiện hữu, hai quốc gia chúng cần thiết cùng nhau giải quyết phần lớn những vấn đề toàn cầu. Suy nghĩ này được ông John Kerry cố gắng truyền đạt một cách dễ hiểu nhất tới công chúng Mỹ:

    “Chúng tôi lấy làm vui được tiếp các bộ trưởng Lavrov và Shoigu, hai ông Sergey. Không cần phải nhắc lại tầm quan trọng mối quan hệ giữa hai nước chúng ta, đó là điều nhấn mạnh tính chất lợi ích chung của Mỹ và Nga. Chúng ta đều hiểu như vậy. Vấn đề không chỉ riêng trường hợp Snowden. Nhưng cuộc đối thoại của chúng ta quan trọng hơn mọi mẫu thuẫn nhất thời, mặc dù là mâu thuẫn nghiêm trọng.”

    Cái quan trọng là kết quả đàm phán chứ không nằm ở các tuyên bố. Và đối với nhiều vấn đề, các bộ trưởng đã ghi nhận sự tương đồng trong phương pháp tiếp cận và đánh giá, - ông Lavrov cho biết:

    “Chủ đề NMD được thảo luận với hình thức rất khách quan, để hiểu rõ những rủi ro về ổn định chiến lược trong phương hướng đi sâu toàn diện mà chúng tôi và người Mỹ đều quan tâm như nhau. Đã có sự trao đổi ý kiến về chương trình hạt nhân Iran. Chúng tôi hy vọng sớm tổ chức cuộc gặp tiếp theo của nhóm "3+3" có mặt quan chức Iran. Chúng tôi mong hỗ trợ tinh thần của tân tổng thống Iran, người đã tuyên bố sẵn sàng cởi mở hơn và tìm kiếm các thỏa hiệp.”

    Ngoài ra, đôi bên đạt được một số nỗ lực tối thiểu về đề tài Syria: cuối tháng Tám sẽ diễn ra cuộc họp của các chuyên gia Nga và Mỹ để chuẩn bị cho hội nghị hòa bình Geneva-2. Đồng thời, hôm thứ Sáu, cả hai ông Lavrov và Kerry đã tái khẳng định tính tương đồng trong các đánh giá của Nga và Hoa Kỳ về tình hình Syria.

    Ông Lavrov nhấn mạnh rằng trong quá trình đàm phán, trường hợp Snowden hầu như không được đề cập tới:

    “Chúng tôi không có chiến tranh Lạnh, mà ngược lại là quan hệ đối tác mật thiết nhất, tiềm năng tốt để tăng cường quan hệ. Edward Snowden là một điều bất thường, một tình tiết không dễ chịu. Và chúng tôi hiểu xung quanh đề tài này tập trung nhiều cảm xúc. Nhưng không vì thế có thể phá hoại các lợi ích chung của chúng ta. Qua cuộc họp ngày hôm nay, tôi không thấy bất kỳ lý do gì để cho phép nói rằng mối quan hệ của chúng tôi bị đẩy lùi. Hội nghị thượng đỉnh được hoãn lại, trái với những gì báo chí viết về quyết định hủy bỏ. Tôi tin chắc rằng Tổng thống Obama sẽ có dịp sử dụng lời mời vẫn được duy trì.”

    Các lãnh đạo quốc phòng hai nước cũng cho biết về những thỏa thuận cụ thể đạt được: Matxcova và Washington dự định tăng cường hợp tác quân sự. Theo lời ông Sergei Shoigu, tập trận chung cần được thực hiện thường xuyên hơn và thu hút đông hơn các đơn vị. Bộ trưởng Quốc phòng Nga mời người Mỹ tham gia cuộc đua các xe tăng.

    May quá chưa bị mất ngủ;))
  7. moviestar88

    moviestar88 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2009
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    122
    Xin chia buồn với nhân dân Ai Cập . Thảm kịch Thiên An Môn thứ 2 lại tái diễn . Quân đội Ai Cập không khác gì lũ súc vật khi ra tay tàn sát đồng bào mình
  8. redfire

    redfire Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    67
    [​IMG]
  9. tungphale

    tungphale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2013
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    6
  10. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Phó Thủ tướng Nga Rogozin gọi ông Obama là "đồng chí"
    Khôi Nguyên (Vietnam+) lúc : 17/03/14 22:54

    [​IMG] Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin (Nguồn: RIA)
    Ngay sau khi biết mình có tên trong danh sách các quan chức cấp cao Nga phải chịu lệnh trừng phạt vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã đăng trên khoản Twitter của mình những lời chế giễu lệnh trừng phạt nói trên của ông Obama.
    Ông Dmitry Rogozin thắc mắc không biết sẽ phải “chịu” lệnh trừng phạt kiểu gì nếu các quan chức Nga không có tài sản và tài khoản ở nước ngoài.
    “Đồng chí Obama, làm điều này để làm gì đối với những người không có tài khoản cũng không có tài sản ở nước ngoài? Hay là ông không nghĩ tới việc này?”
    Ông Dmitry Rogozin không quên đính kèm cả đường link dẫn đến một tin tức của hãng RIA Novosti với thông báo tên ông có trong danh sách các quan chức bị Nhà trắng trừng phạt.
    Trong khi đó, theo Itar-Tass, khi bình luận về lệnh trừng phạt này với kênh truyền hình Russia 24, doanh nhân Nga Boris Titov nói rằng, điều đó có nghĩa là Mỹ công nhận quyền của Nga đối với Crimea.
    “Tất cả các nguy cơ mà đã hình thành trong thời gian gần đây và nếu chúng biến thành các trừng phạt thì, điều này có nghĩa là họ công nhận quyền của chúng ta đối với Crimea, và chúng ta sẽ tiếp tục phát triển các mối quan hệ với phương Tây,” – doanh nhân Titov nói.
    Tuy nhiên, ông Titov cũng cho rằng thời điểm này vẫn còn quá sớm để nói phương Tây có hạn chế các trừng phạt của họ hay không.
    Doanh nhân này cho rằng, Nga không bắt buộc phải đáp trả các lệnh trừng phạt này, mà ngược lại cần phải xây dựng đối thoại, bởi nước Nga đã “đạt được chính nghĩa ở Crimea.”
    Ông Titov cho rằng, Moskva nên lờ đi tất cả những xích mích không đáng kể này và tích cực làm việc cùng nhau, thúc đẩy các dự án kinh tế chung giữa hai bên.
    http://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-nga-rogozin-goi-ong-obama-la-dong-chi/249252.vnp

Chia sẻ trang này