1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 19/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Tin tức quân sự thế giới - phần 5

    Phần 4 đã 100 trang mà khổ chủ lâu nay lặn biệt tăm, tạm thời mở phần 5 mai mốt hanuman có vào thì trả lại

    Tin tức quân sự thế giới - phần 3 xem ở
    http://www10.ttvnol.com/forum/quansu/983452/
    Phần 4: http://ttvnol.com/forum/quansu/1100497.ttvn
  2. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Hàn Quốc ra mắt tên lửa hành trình tầm xa mới
    [​IMG]
    Hàn Quốc đã bắt tay vào việc phát triển tên lửa hành trình đất đối đất Hyunmoo-3C mới được nâng cấp tăng thêm tầm bắn. Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ Yonhap cho biết, tên lửa hành trình mới cho phép Hàn Quốc có thể tấn công các mục tiêu quân sự và trung tâm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra, cơ quan quân sự của nước này đã bắt đầu sản xuất tên lửa Hyunmoo-3C.
    Được phát triển từ nguyên mẫu là tên lửa hành trình Hyunmoo-3 với tầm bắn đạt gần 1.000 km, phiên bản tên lửa Hyunmoo-3C có tầm bắn lên tới 1.500 km và đủ khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của một số nước. Việc phát triển tên lửa Hyunmoo-3C mới của Hàn Quốc cũng có sự tham gia của Mỹ theo khuôn khổ thỏa thuận an ninh giữa hai nước.
    Tên lửa hành trình Hyunmoo-3. Ảnh: defense-update.com.
    Theo thỏa thuận an ninh nói trên, Mỹ sẽ duy trì 28.500 quân bảo vệ lãnh thổ và đảm bảo an ninh hạt nhân cho Hàn Quốc trong trường hợp nước này bị CHDCND Triều Tiên tấn công. Ngoài ra, cũng theo thỏa thuận ký với phía Mỹ, Hàn Quốc được phép phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn không quá 300 km. Tuy nhiên, việc phát triển tên lửa hành trình đất đối đất lại không bị giới hạn tầm bắn bởi thỏa thuận này vì nó chỉ có khả năng mang đầu đạn nặng không quá 500 kg.
    Trong thời gian gần đây, Hàn Quốc đang chú ý tăng cường tiềm lực quốc phòng của mình để đối phó với ?ongười hàng xóm? phương Bắc. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, CHDCND Triều Tiên hiện đang sở hữu khoảng 600 tên lửa đạn đạo R-11 Scud, có khả năng bắn tới mọi địa điểm trong lãnh thổ Hàn Quốc và một số vùng của Nhật Bản. Ngoài ra, quốc gia Đông Á này còn sở hữu 200 tên lửa Rodong-1 có khả năng bắn tới Tokyo và các tên lửa liên lục địa Taepodong (CHDCND Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ phóng thử tên lửa loại này trong thời gian gần đây).
    Tuấn Sơn (theo Lenta)
    namdamlua thích bài này.
  3. spyders

    spyders Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    526
    Đã được thích:
    12
    Coi hình thì thấy bé xíu,cỡ sam 3 nhà mình là cùng mà cũng bay được 1500km lận à bác?
  4. hongvienanh

    hongvienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Vậy là số phận Triều Tiên đã được định đoạt Giờ chỉ còn là vấn đề thời gian thôi nha
    Hải quân Mỹ đã được dần triển khai đến giữa vùng biển Trung Quốc và Triều Tiên (quá ư là rõ nét: ngăn chặn đến sự dính dáng của Trung Quốc vào vấn đề Hàn - Triều). Tin tức được cập nhật liên tục:
    _ Lâ?u Năm góc hôm qua tuyên bố ta?u sân bay USS George Washington sef viếng thăm Ha?n Quốc trong tuâ?n na?y va? tham gia diêfn tập ha?i quân chung trong nhưfng tháng tới.
    Chiến hạm khô?ng lô? trọng ta?i 97.000 tấn, được mệnh danh là Ngôi sao của Hạm đội 7 của Mỹ, sef thăm ca?ng Busan ơ? cực đông nam cu?a bán đa?o Triê?u Tiên tư? 21 đến 25/7. Ngoa?i ra, sef có ba ta?u khu trục nưfa đi cu?ng USS George Washington.
    China Daily dâfn lơ?i Hạm trươ?ng chi? huy George Washington David Lausman khă?ng định ră?ng "sự hiện diện mạnh mef cu?a Myf ơ? khu vực Thái Bi?nh Dương la? minh chứng cho sức mạnh cu?a liên minh va? chứng tỏ chúng ta sẵn sàng bảo vệ Hàn Quốc".
    Cũng hôm qua, Bộ trươ?ng Quốc pho?ng Robert Gates đaf đến Ha?n Quốc. Myf va? Ha?n Quốc sef có nhưfng cuộc đa?m phán "2 cộng 2" đâ?u tiên bao gô?m Gates, Ngoại trươ?ng Myf Hillary Clinton va? nhưfng ngươ?i đô?ng nhiệm Ha?n Quốc ba?n vê? các cuộc tập trận chung sắp tới.
    Phát ngôn viên báo chí Lâ?u Năm góc Geoff Morrell khă?ng định chuyến thăm cu?a ta?u sân bay George Washington cu?ng với các quan chức Myf la? "một sự biê?u lộ rof ra?ng va? hiê?n nhiên cam kết cu?a Myf với an ninh cu?a Ha?n Quốc".
    Morrell cho biết George Washington sef tham gia nhưfng cuộc diêfn tập cu?a Myf - Ha?n dự kiến diêfn ra trong nhưfng tháng tới. USS George Washington, có ba?n doanh tại căn cứ cu?a Myf ơ? Yokosuka, Nhật Ba?n, la? ta?u sân bay duy nhất được huy động thươ?ng xuyên cu?a ha?i quân Myf.
    Tuâ?n trước, Lâ?u Năm góc tuyên bố kế hoạch tập trận Myf- Ha?n chung vâfn tiếp tục. Morrell cufng cho biết đây là cuộc tập trận phòng thủ song sẽ gư?i một thông điệp rof ra?ng tới Triê?u Tiên.
    Kế hoạch tập trận chung Myf - Ha?n được công bố ngay sau vụ ta?u ha?i quân Ha?n Quốc chi?m hô?i cuối tháng 3 khiến 46 thu?y thu? thiệt mạng. Sau đó, kế hoạch na?y bị hoafn lại để chơ? pha?n ứng cu?a Liên Hợp Quốc với vụ chi?m ta?u.
    Trung Quốc trước đó đaf ba?y to? lo ngại ră?ng việc tập trận ơ? Hoa?ng ha?i có thê? châm ngo?i cho căng thă?ng trên bán đa?o Triê?u Tiên, đặc biệt la? nếu có mặt ta?u sân bay USS George Washington.
    Link ở đây: http://vn.news.yahoo.com/vne/20100720/twl-ngoi-sao-cua-ham-oi-7-my-en-han-quoc-79585cb.html
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Có 10 cái Mỹ cũng thế, định đoạt j`. Huyên hoang khoác lác để giúp Lee TT khi mà số người ủng hộ còn dưới 10%. Mèo cũng chỉ ủng hộ ông này ở mức tránh đảo chính ngay tắp lự mà thôi, sau đây nhảy núi là cách hành động có lợi nhất, để đến mức dựa cột thì có khi đảng này giải tán.
    Tầu nó ho một tiếng mà phải chuyển tập trận từ bờ tây sang bờ đông, Gấu nó tập trận một cái lại nài nỉ nó tập trận chung, oách với ai, với dăm con liệt não còn mót được ở Seoul, mà mấy con ấy oách được cũng chỉ vì chúng mới ra viện, không kịp đọc báo.

    Ừ, quảng cáo ngu quá, không biết nhầm lẫn ở đâu, hay là chính cái tên lửa này chỉ là trò hề thôi ???
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 13:28 ngày 20/07/2010
  6. hd311

    hd311 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    51
    Ừ, quảng cáo ngu quá, không biết nhầm lẫn ở đâu, hay là chính cái tên lửa này chỉ là trò hề thôi ???
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 13:28 ngày 20/07/2010
    [/quote]
    Con này chắc bay bằng nhiên liệu ... sức gió :)
  7. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    http://ttvnol.com/forum/quansu/1100497/trang-1.ttvn
    .....
    http://ttvnol.com/forum/quansu/1100497/trang-100.ttvn
    Không hiểu các Mõ có phật ý với việc này ko. Đáng ra, bạn thịt cầy mắm tép nên biết nguyên lý cơ bản là ai có việc người ấy.
    Theo tớ bỏ qua đi, rồi nhờ các Mõ treo cái này lên tường .
    =================================
    Nhân đây nói chiện mắm tép. Thịt cầy thì mắm tép là nhất. Thịt chó đậu phụ tìm mắm tôm chỉ là vì không có mắm tép, không có chó bắt mèo.....trông nhà. Tớ thì mãi mới quen, trước dây cứ ra quán là xin bát muối ớt cho lành. Đã ăn mắm tép quen rồi, thì cái mắm tôm nó tục tĩu như.... mắm tôm, ngồi nhậu chửi nhau khá tiện, dưng cơ mừ nhỡ chạm đến văn chương, thì lại.... mắm tôm.
    Nhà mình cách đây 20 năm có 2 cụ già, nhờ cái nghề này mà nuôi mấy tiến sỹ kỹ sư ăn học, làm ông nọ bà kia, rồi về chửi trả như.... tép nhảy, có học có khác. 2 ông bà già khú 90 tuổi ôm nhau than thở : người già thì của cũng già, ngày ngày gọi cháu ra bòn vườn sinh sống, rồi chết cả, rồi mấy lão tiến sỹ kỹ sư tây học dỡ nhà lim xây nhà bê tông, chả còn cái gì. Cũng hài hước, hai cái ông bà già khú ấy không tiếc nhà lim, vườn mít, sung già...... là những "của" sang trọng thời trước, mà tiếc 2 cái mê, được dùng chặn 2 cái cửa sổ, một là chỗ ông nằm, một chỗ bà. Đấy là cái mê riu của ông và cái mê nong của bà, hai công cụ làm nghề mắm tép. Hồi hãy còn trẻ, tức mới 76 -77 tuổi, ông còn trèo lên gác bếp, dỡ xuống riu nong, bắt bà ra đầm, ông đun, bà đãi, rồi cái riu ranh con mới 30 tuổi đầu nó đã rách, hai ông bà mếu máo khóc thương 2 đứa con có hiếu nhất, thân mật nhất, đảm đang nhất, lại oán mấy thằng tiến sỹ kỹ sư vô lễ bất nghĩa, mới giữ lại 2 tấm xác con yêu, đặt ngay giường nằm, ngày đêm gần gũi, có lẽ là mong mấy đứa tây học dở kia soi như gương chăng ?.
    Ờ, mà phải giải thích cho các bạn chút, tiếng cổ bi h nghe như tiếng cam phu chia, líu la líu lô líu lường. Mê là cái còn lại khi một cái đồ đan nó hỏng, giống như khi quần áo hỏng thì các bạn dùng làm giẻ, ta có thể gọi theo ngôn ngữ đan là mê áo, mê quần....Nong là gì ? đồ đan tre có hạng dẹt, tròn, có cạp nhưng cạp thấp không cao như rổ, rá, đáy đan kín, cỡ to tướng, vật liệu "hai tếch", dùng để phơi phóng sàng sảy. Trong hạng dẹt tròn ấy, có sàng là lưới lọc thưa, dần là lưới lọc mau, mau thưa là kích cỡ hạt gạo, đầu tiên lấy lưới thưa giữ lại rác, gạo thóc rơi xuống, rồi lại lấy lưới mau giữ lại gạo thóc, cám bổi, sạn nhỏ rơi xuống. Còn mẹt là cái có kích cỡ hình dáng như dần sàng, đường kính dưới 1 mét, nhưng không có lỗ lưới, nó bẹt và tròn như thế nên có một số nhan sắc được ví von. Nia to hơn mẹt, không cạp bằng tre nứa, mà cạp mây, đan bằng nan dầy. Nói rông dài thế để biết cái nong, nó không có lỗ, cấu tạo như nia, nhưng to tướng, đường kinh 2-3 mét tuỳ loại, cạp bằng cây song, cột cạp bằng sợi mây, thường đan bằng nan cật=rất tốn tre, món nứa rẻ tiền-nếu có-cũng chỉ được dùng cho hạng nong nhỏ không quan trọng, cũng thường là đan lóng đôi. Cật là gì và lóng là gì, đôi thế nào ..... bó tay chấm chuối.
    Nói đến dần sàng là vì thế này. Bình thường, thì động tác đãi chỉ làm ở rổ, rá, khi cái động tác đãi ấy thực hiện trên lưới kỹ thuật cao dần sàng, thì gọi luôn là dần động từ, sàng động từ. Với toàn bộ các khâu công nghệ thóc gạo, thì nong nia không dùng để đãi, tức các động tác lắc quay tròn, vớt rác nổi lên, sạn chìm xuống, trong nước hay trong không khí, mượn sức nước hay sức không khí để tráng bổi rác trấu cám nhẹ đi.... Với kỹ thuật thóc gạo, nong nia chỉ để đựng, phơi.
    Nhưng với mắm tép, thì cái nong dùng để đãi. Trong các thứ mắm, mắm tép ngon nhất, chỉ vì đãi được. Đãi là động tác dùng nong lọc tép, đầu tiên hua tay cho con tép sống lặn xuống, tráng rác nổi đi, đi luôn cả loại tép chết trương. Sau đó lại nghiêng nong, phùng mang trợn má doạ cho con tép sống bơi sang một bên , tép chết và sạn chìm ở lại một bên, lấy được mẻ đãi chỉ toàn tép nhảy, mắm mới ngon ngọt thơm tho. Trong các thứ mắm, không có mắm nào được như thế.
    Tép được bắt bằng cái riu, cái riu là một dụng cụ cũng được chế tạo bằng kỹ thuật đan tre và song mây, nó có cái miệng rộng và nông để hớt tép, có cái lưới lọc nước để ăn tép như cá voi, tận dụng hai cái gốc tre làm "giầy" trượt bùn trông rất ngộ nghĩnh. Nếu như có bể nước trong vắt, thì thấy cái riu hoạt động như một chú mặc váy, hai chân dạng rộng, nằm ngửa, váy căng ra, hai bàn chân dạng rộng là 2 cái gốc tre, lưng cổ đầu thẳng tưng . Người đẩy riu cầm cái đầu chú mặc váy, đẩy chú đi nổi sát mặt nước, cái váy căng giữa hai chân chú là lưới đan thưa, lọc lấy tép bơi ở mặt nước, rong thì có rễ bị gạt chìm xuống, bèo có cây tre ngang gạt ra hai bên, tép gặp cây tre này sợ hơi chìm xuống. Nhỡ gặp chỗ nào quá nông, thì đôi giầy gốc tre của chú mặc váy nằm ngửa này trượt trên bùn, rất tiện. Gọi là chú chứ không phải cô mặc váy, là vì cái riu có cái ấy, dùng làm tay cấm xốc nhanh miệng riu lên, tép tươi không kịp chạy ra, tép chui vào riu tuy chen nhau nhưng không chết, vẫn sống, người đun lòng vòng rồi quay về người đãi, kỹ thuật đãi lại chỉ tép sống mới đãi được. Loại tép ăn nổi chạm râu vào mặt nước này đi theo đàn, rất nhỏ, cũng gọi luôn là tép riu, nó nhỏ nên được ví với giống người nào em út trong đàn. Các bạn biết rồi, con nào càng nhỏ càng nấu canh ngọt, mắm tép ngon là vì cái nguyên liệu cơ bản này làm nền làm móng, và sau đó ngôi nhà thơm ngon quý giá được xây dựng bằng kỹ thuật rất sạch như bên trên.
    Chả cần nói các bạn cũng ước lượng được đun riu hao lực thế nào, lọc bao nhiêu nước mới ra 20-30 kg tép riu / ngày, thứ ngày xưa có giá rẻ hơn rau, mức nhỏ nhất để làm mắm. Còn nếu như mỗi ngày kiếm dưới 10kg, thì nó không còn là mắm tép riu thơm tho nữa, vì khi làm mắm nó đã trắng rồi, hay là mắm tép Hà Lội. Người ta đánh cá có mật độ cao hơn nhiều, lưới chăng ngang dọc hồ, cũng chỉ mong kiếm được ngần ấy cân, còn đây cái riu chỉ có chiều ngang hơn mét. Đây là nói ước, còn đẩy cái riu nặng trong đầm, lúc thì bơi không chạm đáy, lúc lại lội gạt bùn, nắng mưa ốm đau cũng cố để giữ khách quen, mà mỗi năm mới có dịp gặp 1 lần.
    Mắm tép làm đơn giản như các thứ mắm khác, con tép riu sống rất dai, lại được đãi bằng cách đặc trưng, nên rất tươi. Nhà sư bị cấm ăn thịt cầy, vậy nên các chùa chiền chỉ có món này là bổ béo nhất. Nhà chùa lại tĩnh tâm, thanh giác, nên kinh nghiệm truyền đời làm mắm càng quý. Thường thì ngày xưa ở trọ ở chùa, người làm mắm đẩy riu vài hôm là đầm hết tép, lại chuyển đi đầm khác, lang thang mưa nắng khổ ải. Vào chùa ở trọ, nhà chùa không đòi, nhưng thường cúng dường coong mắm. Đương nhiên là, ông thì nhắm đậu phụ với sư, bà buôn lê ăn bánh đúc với vãi, đề tài chính: mấy ngàn năm mắm tép. Chùa quen thường có 2 coong mắm, một coong làm từ năm ngoái, đang ăn dở, sang năm đến mùa lại gặp, lại mở coong này, lại có chuyện tán dóc, mẻ này mẻ kia, hôm đó mưa nắng, năm nay thế nào... Người làm mắm như thế, đến hẹn lại lên, cứ tháng năm là ở làng này, đến tháng mười lại ở đúng chỗ tháng mười năm ngoái, chùa là tinh hoa làm mắm của các vãi trong làng, còn người làm mắm lại chắt lọc tinh hoa hàng tỉnh. Coong đơn giản là cái chum nhỏ để làm mắm làm tương gia đình, chum to làm bán. Phì cười, nhiều người cứ cãi nhau sư có được ăn cá không.
    Làm mắm tép đơn giản, ngoài muối, có thêm thính gạo, tức gạo rang thơm giã nhỏ, khi ăn có vị chát đậm hơn, tác dụng như chất giữ mùi của nước hoa. Vị thơm ngon của mắm kết hợp với bột lâu ngày, tạo thành thứ không tan ngay và ngọt sắc như nước phở, mà ngọt êm và đọng lại rất quý, đây là thứ mắm để ăn, chứ không phải để pha chế thức ăn, nhưng vẫn được dùng dể nấu vì nó ngọt và bổ. Do quá đậm đặc vị ngọt và hương thịt, nên thính gạo hãm bớt cả mùi lẫn vị, và toả ra dần, hợp cái lý thức ăn. Tỷ lệ theo thể tích là 10:4:2 = tép:muối:thính. Muốn tép ngấu nhanh hơn thì giảm đi 1 bát muối, nhưng phải ăn hết trong nửa năm. Thật ra, khi giảm đi 1 bát, thì tỷ lệ nước vẫn quá bão hoà, nhưng thiếu lớp muối dầy trên đỉnh, khi nó bị nước rút xuống, mắm lộ ra, hút ẩm, tạo thành những điểm nhạt, gây mùi. Khi ăn mắm cũng vậy, lúc đó muối đã ngấm đều, cần đậy kín, múc ra từng lọ nhỏ ăn độ mươi ngày, khác với mắm nước, lúc nào cũng đều, không lo có điểm quá nhạt.
    Cấm tiệt không cho các thức màu mè như riềng sả ớt mầu gia vị...., lai căng kiểu mọi Hà với đĩ Huế, những thứ thực vật đó có nước, tạo thành những điểm trống mà muối không ngấm được trong ngày đầu tiên, chỉ cần một điểm như thế, là sang năm lọ mắm có mùi mắm tôm rồi, mắm tôm mắm tép chỉ khác nhau điểm đó, mắm nước cá nục cá cơm cũng chỉ khác nhau điểm đó.
    Cốt yếu, bí quyết chả có gì, chỉ là người phụ nữ khéo tay và giỏi lo toan, từ đãi, đong.... đều nhẹ nhàng, tỷ lệ giập nát không đáng kể, rồi sắp thời gian đi về của buổi làm việc, đến chợ bán tép hay về nhà làm mắm đều tươi, nếu không phí cái công đãi đi. Người phụ nữ đảm đang của một gia đình cần nhẫn, cứ đúng hẹn lại gặp khách quen, mọi người dọn coong dọn chum, xếp hàng, nhờ thế mà không phải chờ đợi bày bán mặc cả, tép tươi nguyên. Ốm đau mưa nắng cũng phải cố đem nhau đi, chỉ cần lỡ hẹn, là có người khác chen vào, mình lại phải ra bầy bán ở chợ, tép ươn, mang oan cái tiếng làm mắm không được thơm.
    Thường dùng bát đong tỷ lệ, vừa tiện vừa đều vừa chính xác, không được đong mạnh tay hay trộn xóc, nát tép, con tép chết và mất khả năng phòng ngự vi khuẩn trước khi ngấm muối. Để cho đều, mới dùng cách rải thành các lớp mỏng mà không cần xóc trộn. Trên cùng bao giờ cũng là lớp muối dầy, và khéo làm sao để cái lớp muối ấy nằm ở khúc hẹp của chum, chỉ do quen tay quen mắt, nhìn cái chum đã biết. Cũng vậy, coong mắm mới kiêng vận chuyển vần vò trong 1-2 ngày đầu, khi đó, muối chưa rút hét nước tép thành nước muối, vẫn còn dạng hạt, có thể bị lắng đãi, xuất hiện những điểm không đều. Những kỹ xảo này mắm tôm mắm cá không cần, vì chúng không thơm như mắm tép.
    Sau khi muối đã ngấm đều thì không lo gì nữa, muối ngăn không cho vi khuẩn xuất hiện, đồng thời, muối nhiều hơn tỷ lệ bão hoà trong toàn bộ nước tép, rút sạch các dung dịch khác nhau trong con tép, men thuỷ phân protein thì có ở mọi bộ phận tép cũng bị rút trong thứ nước đó, đủ ngày đủ tháng thì đến cả cái vỏ chitin - chitosan cũng tan hết, chúng tạo ra thứ dầu thường dùng bổ da nhanh khi chữa bỏng, mua bán trên thi trường rất đắt, phụ nữ xinh rất khoái mắm tép vì cái lý do này, thật ra, thuỷ phân công nghiệp làm mất di nhiều chất quý, sao mà bằng tự nhiên, cũng đương nhiên là tép riu có tỷ lệ vỏ cao hơn nhiều tép gạo, chứ đừng nói tôm to.
    http://www.ebook.edu.vn/?page=1.16&view=1264
    http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%E1%BB%8F_t%C3%B4m_gi%C3%BAp_gi%E1%BA%A3m_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_Cholesterol
    http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Thuoc-chua-bong-tu-vo-tom/10715593/188/
    Vì đong bát thể tích mà không cân, nên phải dùng mối hột, dùng muối tinh dạng bột là đong sai. Đồng thời, loại muối hột thô chát do các khoáng chất trong nước biển, có tác dụng với thính, tạo hiệu ứng đọng vị trong cổ, như vị chát của trà xanh nhà ta, ai đã uống sành trà Việt, thì Ô Long là loại trà hỏng từ lúc trồng, cây trà cớm nắng, mùa trà mưa nhiều, người không biết sao, tiếc tiền sao đem phơi làm trà khô quá chậm... làm mất sạch vị đọng cổ, vị quý nhất của trà Vịt. Tất nhiên đừng nói chiện với thằng sành trà Tầu, nó lại chê trà Vịt chát lợm giọng, người Tầu thực ra màu mè, thưởng hương ướp, vị tẩm.... vào cành trà Ô Long cố ý làm cớm cho.... mất tính trà, quá rõ là giả dối hợm hĩnh, trọc phú tập toẹ, mượn triếng trà xanh mà khác hẳn trà xanh Vịt, Nhựt. Nói đùa, cái trà Ô Long đó, khác gì làm hương vị nhân tạo, rồi tẩm vào bông vải, tha hồ tán dương mọi nhẽ.
    Bi h các bạn có thể tìm mắm tép ở đây này, chính xác là mắm tép đấy. Tốt nhất là cũng như ngày xưa, mua một cái coong (chum nhỏ cỡ vài chục lít), thuê người ta làm, rồi mang về nhà mình để ngoài trời. Mắm này là thứ thật, nhưng còn tuỳ người làm. Trong này họ tả nấu mắm tép nước, làm cũng gần giống như mắm đặc mình đang nói. Thật ra, cái xứ này có đầm, nhưng làm mắm tép chả ra gì, có điều là ngày nay chẳng còn đâu có.
    http://thanhhoa24h.vn/am-thuc-hai-phong/15101-mm-tep-ha-yen.html
    http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Mam-tep-Ha-Yen/10856186/239/
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 20/07/2010
  8. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Thế tép là con gì ? à, ngày nay khá nhiều đầu lợn sống chung với người. Ví như con mẹ viết bài này, khẳng định là dân trung du, nhà quê đặc. Mình còn có phúc được đọc một áng văn viết mẹ yêu làm mắm tép rất tình, lấy tép từ dậm. Mình có pm lại cho nhà văn thôn nữ trung du đó, rằng, mắm làm từ đồ lấy trong dậm chỉ có lợn ăn, giống lợn đặc biệt thích ăn mắm cá nhạt, có trong đoạn đại phong đổ chùa, chèo cổ Xuý Vân.
    http://www.hanoitv.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=16422:mm-tep-k-gi&catid=115:am-thuc-ha-thanh&Itemid=164
    Dân gốc phố cổ Hà Thành cũng biết ăn mắm tép. Nhưng mà mình cũng vì đọc một áng văn Hà mà kinh tởn đời, không bao h gọi món, mua lọ....mắm tép đất Hà nữa. Họ tả ăn mắm tép với giềng, màu đỏ hồng, thịt luộc trắng muốt, vừa thơm vừa yêu. Ối xời, ngày xưa, cái thứ mắm đó ông bà mình quát trẻ con bằng câu "độc", thành ra, lớn lên thấy cái gì đo đỏ trăng trắng cũng sợ.... độc. Ngày xưa làm gì có máy móc, cá toàn xâu mang, thì làm sao vùng thành phố rộng có được tinh tế. Đánh được con cá ở Bưởi, thì chỉ vua chúa mới có ngựa chạy vào, còn từ các tư bản phú ông, đại ca trùm phường.... đều nên ăn canh mẻ, ăn cá đi bộ từ Bưởi từ Chèm. Phì ra cười, trước đọc một áng văn của một nhà văn nổi tiếng đất Hà, có nhắc là, canh cá không nên dùng đồ chua dạng hoa quả, mà phải dùng mẻ, dấm.... Mãi lớn kễu mới biết nguyên nhân, thôi kệ cái dân lưỡi ươn ấy.
    Mắm tép màu hồng là 3 tháng, trăm ngày, độc thật, vì tép có rất nhiều ấu trùng sán, còn màu hồng là còn cấu trúc protein, có thể còn có cái trứng chưa mòn hết vỏ. Các thứ mắm ngon ngọt là vì protein đã thuỷ phân ra thành axít amin (amino acid), ăn vào tiêu ngay. Mà phải những sinh vật bé, như cá cơm làm mắm sẽ ngon, vì men phân huỷ có nhiều trong ruột nó, không thể mổ ruột cá làm mắm được, mà ướp con to như cá nục, thì thớ thịt dầy, nhiều chỗ chưa kịp ngấm muối trong độ nửa ngày, dù có 3 năm sau thì mắm cá nục cũng không thể hết cái mùi nửa ngày đầu tiên đó, rất ngọt, vị rất ngon, nhưng mùi có vết. Mắm cá không thể như mắm tôm mắm tép, vì tôm và tép là những sinh vật nhỏ, rất giầu các khoáng chất, nhiều vi lượng quý, trong khi can xi vẫn nhiều, mà là can xi tan rồi, nên mắm tép vừa thơm ngon quý giá, vừa bổ nhất trong các loại mắm. Mắm tép là thứ thức ăn bổ thượng hạng trong các loại thực phẩm, trên phân pho mát vì nhiều khoáng vi lượng. Dĩ nhiên không chấp trứng thịt giò chả sữa, những loại đó là protein thô, lại là vật nuôi ăn cám, 10 đồng protein công nghiệp thô ấy may ra hấp thụ được 1.
    Mắm tép phải 9 tháng đổ ra, màu nâu xỉn, lúc đó protein đã thuỷ phân hết, phần lớn can xi khoáng chất đã ở dạng tan, mới bổ, mới lành, được tròn năm thì ăn ngon. Người ốm không tiêu được thịt cá, thì mắm ngấu các loại là chất bổ thượng hạng, nhưng khi ốm, lại không ăn được nhiều mắm tôm nặng mùi, mắm cá quá mặn. Nhưng mà lấy cái lọ thuỷ tinh làm độ dăm ba cân tép, ai để 9 tháng. Phải làm mắm hàng tạ hàng yến, bằng coong bằng chum, cái đó dân Hà lấy đâu ra. Mùi còn tanh, vị còn tưởi, mới có giềng sả. Mắm tép đủ ngày tháng thơm ngọt mùi vị quý giá, tớ cứ cơm ngội bánh mỳ chén trực diện, nấu canh đay muống cũng cho vào một thìa thay muối, chả cần đúng cỗ thịt thủ, thịt bụng, rau thơm.....đều nuốt ừng ực. Bát mắm tép trong chạn nấu canh rất tiện, nhiều người vẫn dùng mắm tôm, có vị ngọt như canh cua mà chả tốn công gì, nhưng lại làm hỏng mùi thanh khiết của rau tươi. Ngon từ mũi cách hàng hàng mét, ngon đến đầu lưỡi, ngon vào cuối lưỡi, mùi vị thơm ngon quý giá đọng lại trên cuống họng, phải tợp ngụm rượu, chép cái cho hết vị đầu lưỡi, khà cái cho sạch vị đọng cổ họng, mới có thể thưởng thức được món khác, vì mùi vị của mắm tép rất đậm. Ăn uống chép khà như thế mới ngon lành sung sướng, đúng kiểu, sành điệu, sang trọng nhất hiệu, nên tớ ghét đặc ăn tiệc làm khách, vừa mất bữa chén, vừa mẻ đi một chút cái lưỡi cái mũi. Chóp chép cái, oái, cuống họng luộc ăn mắm tép cực ngon, mà đừng có ớt tỏi rau thơm gì, cứ làm mỗi môi mắm với mỗi thẳng nửa lít, nhớ đời. Đấy là hôm mạt quá, còn hôm nào cằn hơn mức mạt quá thì làm cái bánh đa, mắm sắn trong chum, thường là đong ra lọ bát ăn vài ngày một. Món nào cũng tốn mồi, vì mồi ăn rất vào, ngửi đã thấy muốn có vị ngọt đầu lưỡi, thấy vị đầu lưỡi đã muốn có vị quý đọng cổ, nuốt xong đã muốn ăn, vừa vào mồm chưa nhai đã muốn nuốt. Cỗ mắm tép thường làm thịt thủ thịt bụng là vì thế, không nhai hay chỉ nhai qua rồi nuốt chửng cũng không hại dạ dầy, vì các thứ thịt đó mềm.
    Nói là không cần rau thơm, vì bản thân mắm tép có mùi thơm của thịt tốt, rất hấp dẫn, cho rau thơm vào khó thấy, (nên ăn mắm tép với thị xấu bụng thủ là vì vậy, hưởng thụ được cái hay của bì mỡ, mà vẫn liếm láp mùi vị thịt tốt). Nhưng người ta lại ăn quen rau thơm rồi, cơm thường không sao, nhấc chén lên, không thấy thoang thoảng là thấy không đủ, thì húng chó húng xoăn mùi tầu là hợp vị, có tí hành dọc nhai cho đã-nhưng không tốt lắm cho sức khoẻ đàn ông, tránh các rau lạnh như xà lách-mùi, cũng đừng nên dấp cá vì nó bới ra và khếch đại cái mùi tanh đã bị quá trình ủ dấu kín. Kể ra, nhiều người quen ăn mắm đỏ rồi, nên cũng bày ra riềng, tỏi, gừng.... không thì họ ăn rồi về nhà họ bình luận, dĩ nhiên là mình biết họ mọi, nhưng lúc đó có cãi được đâu. Hành ấm, mắm lạnh, ăn là bụng dạ hợp, nhưng không hợp đàn ông ở điểm này, thanh niên chưa có chỗ, nên làm tí răm, mắm tép là thứ bổ mà dễ tiêu, vì protein đã được thuỷ phân thành axít amin tan trong nước rồi, nuốt một cái là đã bắt đầu hấp thụ vào máu, hiệu suất gấp mười lần trứng thịt, số lượng gấp nhiều lần mắm tôm mắm nước, lại có những axít amin quý mà bình thường lửa nấu ăn làm cho hỏng gần hết, lại nhiều dầu nhờn bôi trơn từ vỏ chitin đã tan hoàn toàn, sau đó lại tiếc ngẩn, thôi mất thằng bác sỹ kỹ sư rồi, đấy là còn may, đang buổi giao thời, liên thanh đều không có mà vẫn phải tắc cú phát một, đúng ngày mai phải đi bắn bài 1 mà hôm nay mất đạn thì hỏng to.
    Thật ra, cái khó là tiếng dân nhà quê đặc mà lại phải trung du, có dùng từ tép chỉ thức khác, đơn giản là vì họ không biết tép thật, vùng trung du gọi tép là mớ tôm cua cá ốc tạp nham như dạng đánh dậm, thế mới có lợn lấy dậm bắt tép làm mắm. Tép trong tiếng của dân núi ra núi hẳn, đồng bằng ra đồng bằng hẳn, là giống có hình dáng như con tôm, nhưng khi trưởng thành chỉ bằng đầu đữa, đầu kim đan. Miền trung du là miền, nói thật ra là kiết xác nhất về thuỷ sản, rừng vàng biển bạc không có, đồng ruộng phì nhiêu không có, ăn bẩn thỉu, giọng nhà quê, nhưng lại rất chập mạch hão huyền khoe khoang. Trên núi thường có nhiều hồ tự nhiên cũng như nhân tạo, là thiên đường của tép gạo. Dưới đồng ruộng phì nhiêu thì xưa nay ti tỉ các thể loại đầm, mọc rong, lăn, lác, là thiên đường của tép riu, các cái đầm này không sâu lắm, nhờ có nhiều rong nên nước thường trong vắt, đến tuổi cập kê, tép riu tụ tập thành đàn lớn trên mặt nước trong vắt trông rất đẹp, nhưng nhu cầu sướng mắt phải nhường nhu cầu sướng mồm. Các anh chị thanh niên tép riu, đang tuổi bẻ gẫy sừng trâu đó, làm ra thứ mắm có một không hai.
    Tép gạo khác tép riu ở điểm nào ?. Giống tép gạo to hơn và trông mập hơn, trong rổ chúng cong lưng trông như hạt gạo mà, chúng cũng không mấy tươi, tươi thường không mầu, các bạn lạ gì tôm tép, khi ươn thì ra mầu trắng, nên càng giống gạo. Tại sao chúng lại hay ươn ? à, nó là giống ở sâu, không đun riu được, giống tép gạo cậy to khoẻ, thường ăn sâu hơn, cỡ 1 mét dưới hồ hay ở đáy ao đầm nông. Dưới đồng bằng thì thường trẻ con kiếm tép bằng vó nhỏ. Vó nhỏ là loại vó trẻ em tự làm, lưới vải màn cũ, kích thước dưới 1 mét, chỉ cần dùng cái que nhỏ như cần câu rô, rắc thính cám rang. Vì mỗi lượt vó được vài chú tép, nên chúng mới phải để lâu, ươn rồi, chứ không tươi như mẻ tép riu. Ở hồ nước trong và sâu miền núi có rất nhiều tép gạo, không ở đáy hồ sâu, mà lưng chửng cỡ 1 mét nước, cũng dùng vợt chặn được mẻ to đến hàng kg, trong vắt, tươi nhảy, ăn gỏi trộn cực ngon, đĩa trộn tép gạo mập con, trong vắt, điểm ướt đỏ tươi, nhìn không muốn ăn vì sợ hỏng mất cái đẹp, nhưng ăn vào rồi thì lại liếm mép đòi tẩn đĩa nữa. Đó là con mập ăn gỏi, cứ như trai ốc cá mú, nấu canh lại phải con gầy con nhỏ mới ngọt, như hến, trùng trục, cá rô,...làm mắm cũng thế. Tép các hồ núi đá như Hồ Ba Bể, Núi Cốc, béo và trong. Gần đây có thằng quảng cáo mắm tép hồ Thác Bà Kể ra, lâu không có mắm tép, thì hãng nèo chả ăn được.
    bạn nèo đi nhậu nhiều thì biết. Dân trung du thì nấu món thuỷ sản tệ nhất quả đất, mặc dù nhiều cá tôm đặc sản, nhưng đấy là đặc sản, thuê thợ nấu cỗ, chứ rất ít ao hồ đầm nước, đầm thì hầu như không có, ao nhà thì chẳng ai đào trên đồi, thợ nẫu cỗ thì cũng là tinh cốt cô lọc từ bình dân gia đình, không có thì lấy gì ra mà cô, mà lọc. Dân trên núi hiểu biết hơn, nhưng cũng ít xài mắm thuỷ sản tự làm, thường là tiện gần hồ, suối, sông, ăn tươi, cũng tự sản tự tiêu, vì không nhiều hàng hoá làm ra đem buôn bán. Các giống dân ven biển phía bắc có ba miền, miền Quảng Ninh có phong vị riêng, những thuỷ sản để lâu thường là hàng hoá giá trị, như cá khô hay mắm Cát Hải, tôm khô, rạm khô..... Miền Nghệ An Hà Tĩnh nổi tiếng với mắm cá nục và mắm tôm, mắm tôm thật ra không phải làm từ tôm, mà làm từ tép biển, tiếng trong đó là ruốc, như con moi Quảng Ninh, còn con ruốc Quảng Ninh lại là bạch tuộc, đáng ra mắm tôm cũng thơm ngon, dưng cơ mừ đến mùa hớt được nhiều quá, các bác đem ít muối, ướp qua, hết chuyến thuyền về mới ướp lại, nên nặng mùi, được cái số lượng, nổi tiếng là hàng hoá buôn bán "con thuyền Nghệ An", mùa lấy ruốc làm mắm thường tập trung ngắn ngày, ruốc dầy đặc, hàng hoá bán đi cũng thuộc loại bình dân. Trừ cái tính "con thuyền Nghệ An" ra, thì mắm tôm có vai trò dinh dưỡng như mắm tép, kinh nghiệm đi rừng xẻ gỗ ngày xưa chẳng hạn, mang đi cả nải mắm tôm, vừa là nguồn cung protein duy nhất, cũng là thứ hàng đắt giá trên núi. Mắm tôm đen hơn mắm tép, có lẽ do con moi khô trông cũng xác xác nhạt nhạt, không đỏ tươi tròn trịa như con tép khô.
    Các vùng đầm nước san sát như ở Thái Bình, Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình, đồng bằng Thanh Hoá.... là vương quốc mắm tép. Dân Nam Hà hay lang thang (có lẽ bởi họ khéo tay quá), truyền loại mắm này khắp các nơi như là món quà biếu quý. Ngày nay thuỷ lợi tiến bộ, thì mắm tép cũng vào sách đỏ. Tình hình đất đai đắt thế này, thì mấy cái đầm Thanh Hoá chắc lại đi theo mấy cái đầm Hà Tây. Tép riu thì sống ở đầm, Nam Hà trước đây lại có cái dở là ít đầm, trong khi đó lại nhiều rộng chiêm trũng, những ruộng cấy lúa một vụ ấy không có rong như đầm, không có tép, nhưng dân Nam Hà lang thang làm mộc cũng có, mà đun riu làm mắm cũng có. Nhìn chung, mấy tỉnh này nấu đồ thuỷ sản nước ngọt rất đỉnh, nhưng mình thấy dân Thái Bình, Ninh Bình là đánh giá lọ mắm tép sành hơn cả. Thái Bình thì tuyệt chủng giống đầm từ lâu rồi, còn lại chút ở Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá.
    Bây giờ nói riu là gì ? chả mấy ai biết, nữa là tép riu, mắm tép. Mắm tép thì ngon, ai ai cũng đã từng đọc câu ấy . Thế nhưng mắm tép là gì, ăn nó ra seo ? Rồi lấy đâu ra cái đầm rong để luyện ăn mắm tép từ nhỏ, để trờ thành pờ rô. Ăn không pờ rô, thì lấy đâu ra làm pờ rô. Chả có cách nào, phải chấp nhận giống này vào sách đỏ, quỹ gien cạn, rồi tuyệt chủng. "Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi", rồi thế, ai chả sẽ phải sống nhờ cỏ công nghiệp. Nghe chiện cười, có chàng Võ Tòng trong sách đi ra, tìm khắp thế gian không còn cánh rừng nào có hổ, cho đến khi tóc bạc râu phờ, mới tìm được bác Lý Quỳ, hai ông ôm nhau uống rượu xếch.
    Được huyphuc1981_nb sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 20/07/2010
  9. lehahai

    lehahai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    297
    Đã được thích:
    0
    Bác Phúc lạc đề rồi nhé. Bác cũng nhầm chỗ này rồi, dân Nghệ Tĩnh không bắt ruốc bằng thuyền đâu, cũng đánh bắt thủ công ven bờ thôi (đi bộ ).
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    tám thờ cầy mắm tép cái. Ơ hờ, đúng là có đanh ven bờ, cũng có dùng thuyền nhỏ đi trong ngày ven bờ. Dưng cơ mừ cả hai đặc sản mắm cá nục và mắm tôm đều nổi tiếng thơm như "câu thơ thi xã". Cũng có thể là ông Quát đanh giá quá cao, nhưng có điều ông ấy lại không "con thuyền Quảng Yên" . "con thuyền Thanh Hoá"....
    Xem Israel thử hệ thống chặn tên lửa mới
    (Dân trí) - Bộ quốc phòng Israel ngày 18/7 cho hay hệ thống phòng thủ tên lửa mang tên ?oVòm sắt? (Iron Dome) của nước này đã vượt qua các cuộc thử nghiệm mới nhất và đã sẵn sàng để triển khai trong vài tháng tới.
    http://www.youtube.com/watch?v=4Qkivcv31Qw&feature=player_embedded
    http://dantri.com.vn/c36/s36-409876/xem-israel-thu-he-thong-chan-ten-lua-moi.htm
    [hl]cái này[ có lẽ là cái duy nhát được áp dụng trong toàn bô trào lưu FCS. Tuy vậy, giá trị của nó ? đánh chặn 1 đạn ca chiu sa là quad ssown giản, vì nó bay theo quỹ đạo không điều khiển, thậm chí, dễ hơn nữa, là đọng cơ đạn này hết ngay và chỉ bay trheo quán tính. Nhưng nếu Hezbola dùng 10 giàn cachiusa bắn cùng lúc ?
    kể cả việc, Hez thi đua xem ai chết trước vì.... hết vàng. Nhìn chung cũng chỉ là chiêu "an dân" mà thôi.
    /hl]

Chia sẻ trang này