1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tin tức quân sự thế giới - phần 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi thtcaymamtep, 19/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Magicsword

    Magicsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    NAM HÀN :

    Kết quả của chương trình chiến đấu cơ F-X III :
    Nam Hàn đã quyết định mua 40 F-35 LIGHTNING II



    Trong chương trình chiến đấu cơ F-X III (Giai đoạn 3)của Nam Hàn, phiên bản chiến đấu cơ tiềm kích đa năng
    F-15 SE (Silent Eagle) của công ty quốc phòng Hoa Kỳ Boeing cho đến tháng 8 năm nay được coi là có nhiều triển vọng được chọn lựa nhất.

    F-15 SE đã hoàn toàn đánh bại 2 đối thủ cạnh tranh không kém phần hiện đại đến từ châu Âu là : RAFALE của công ty hàng không Dassault (Pháp Quốc) và TYPHOON hay EUROFIGHTER của công ty liên hợp quốc tế hàng không châu Âu EADS.

    Một phiên bản khác cũng của công ty hàng không Hoa Kỳ Boeing là chiến đấu cơ đa năng hiện đại F/A-18 E/F và ngay cả đến chiến đấu cơ tiềm kích thế hệ thứ Năm F-35 LIGHTNING II (Tia Chớp) hiện đại nhất của xí nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ Lockheed Martin hình như cũng không làm lay chuyển được những đánh giá thuận lợi của giới chức cao cấp phụ trách chương trình F-X III của chính phủ Nam Hàn cho chiến đấu cơ F-15 SE Ó Yên Lặng.

    Nhưng trong khi công ty Boeing gần như nắm chắc chiến thắng trong tay với hợp đồng đắt giá lên đến 7,3 tỉ US-Dollars cho 60 chiến đấu cơ tiên tiến F-X III này thì một bất ngờ lại xảy đến vào ngày 24 tháng 9 năm 2013 trong một cuộc họp giữa các viên chức cao cấp thuộc Cơ Quan Hành Chánh Chủ Nhiệm Việc Mua Sắm Các Chưong Trình Quốc Phòng DAPA (Defense Acquisition Program Administration) của chính phủ Nam Hàn và Bộ Trưởng Quốc Phòng Kim Kwan Jinon.

    Theo đó, thì việc xét nghiệm các tiêu chuẩn khảo sát cho các mẩu chiến đấu cơ tham dự trong chương trình F-X III lại phải bắt buộc lại từ đầu. Mặc dầu trước đó, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2013, cơ quan DAPA trong quá trình xét nghiệm về mặt tổn phí cho toàn bộ chương trình F-X nhận thấy chỉ có chiến đấu cơ Ó Yên Lặng F-15 SE của công ty Boeing là đáp ứng được yêu cầu ngân khoản tài chính của chính phủ Nam Hàn dành chi tiêu cho chương trình này mà thôi.

    Tại sao lại có sự thay đổi quan điểm bất ngờ vào phút chót như vậy ?

    Thật sự ra, trước đó quyết định muốn chọn lựa chiến đấu cơ F-15 SE cho chương trình máy bay chiến đấu tiềm kích đa năng F-X III cũng là một quyết định gây ra nhiều tranh cải kịch liệt ngay trong nội bộ các cơ quan có chức năng chọn lựa cho chương trình này của chính phủ Nam Hàn.

    Một viên tướng cựu Tham Mưu Trưởng của Không Lực Nam Hàn đã công khai lên tiếng đả kích những quyết định thuận lợi nghiêng về chiến đấu cơ Ó Yên Lặng. Theo quan điểm của ông thì chiến đấu cơ tiềm kích đa năng F-15 SE của công ty Boeing, mặc dầu đã được đặc biệt nâng cấp về khả năng khó phát hiện (low observable), vẫn chưa đạt được yêu cầu của Nam Hàn về khả năng tàng hình (stealth) tối cần thiết trên chiến trường đa dạng trong tương lai. Bởi vì theo Chiến Lưọc Phản Công của Không Lực Nam Hàn trong trường hợp có đụng độ vỏ trang trên vùng bán đảo Triều Tiên, thì lực lượng tiềm kích trên không của Không Lực Nam Hàn cần phải có khả năng đột kích tàng hình (stealthy attack) để có thể đánh phủ đầu (First Strike) triệt hạ ngay mối đe dọa tấn công hạch tâm (nuclear attack) từ phía Bắc Hàn.

    Phát ngôn viên Baek Yoon-Hyung của cơ quan DAPA tuyên bố sau cuộc họp vào tháng 9 vừa qua là quyết định tái xét lại các mẫu chiến đấu cơ tiềm kích cho chương trình F-X III là kết quả của những cuộc tranh luận nội bộ sâu sắc về tình hình an ninh khu vực cũng như môi trường tác chiến đa dạng, mức độ tổn phí cùng với khả năng đáp ứng kỷ-chiến thuật tiến bộ (advanced technology and air operational tactics) cần phải có của chiến đấu cơ tiềm kích đa năng F-X trên chiến trường tương lai luôn biến dạng.

    Rỏ ràng là sự phát triển kỷ thuật nhanh chóng với một tốc độ chóng mặt của Không Quân Nhân Dân Trung Quốc với các mẫu chiến đấu cơ tiên tiến thuộc thế hệ thứ 5 hoặc tối thiểu cũng là 4+như J-20 CHENGDU hoặc J-31 SHENYANG đã ảnh hưởng không nhiều thì ít vào quyết định này của chính phủ Nam Hàn.

    Seoul bây giờ chỉ còn hy vọng là quá trình khảo nghiệm lần này sẽ tiến triển nhanh chóng và có thể kết thúc vào cuối năm 2014.

    Các công ty từng tham dự vào chương trình F-X III vừa qua cũng đả bày tỏ ý định là cũng sẻ tham gia lại vào chương trình lần này. Tuy nhiên, dưới khía cạnh mới trong các tiêu chuẩn chọn lựa cùng với áp lực không ngừng gia tăng đến từ bên ngoài như sự hiện diện của các máy bay chiến đấu hiện đại thuộc thế hệ mới đến từ Trung Quốc đang đi vào thử nghiệm cũng như chương trình máy bay tiềm kích hiện đại thế hệ thứ 5 của Nhật Bản đang được chính phủ nước này đẩy mạnh, triển vọng được chọn lựa lần này có lẽ sẽ nghiêng về mẫu chiến đấu cơ tiềm kích đa năng tàng hìnhthuộc thế hệ thứ Năm F-35 LIGHTNING II (Tia Chớp) của công ty hàng không quốc phòng Hoa Kỳ Boeing.

    Từ ban đầu, F-35 vốn là ứng cử viên được ưa thích của Bộ Quốc Phòng Nam Hàn nhằm thay thế kể từ năm 2016 các loại chiến đấu cơ tiềm kích F-4 PHANTOM và F-5 FREEDOM FIGHTER đã củ kỷ và lạc hậu hiện vẩn còn tồn tại trong biên chế của Không Lực Nam Hàn. Tuy nhiên, trở ngại chủ yếu ngăn trở cho một quyết định chọn lựa dứt khoát sau cùng cho đến nay vẩn là giá thành quá đắt của mẫu máy bay hiện đại này. Bộ Quốc Phòng Nam Hàn mặc dầu rất muốn đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa Không Lực của mình, nhưng cũng không muốn tiêu tốn quá nhiều từ ngân sách quốc phòng vốn được kiểm soát rất kỷ từ Quốc Hội.

    Vì vậy, theo đề nghị của viên chủ tịch Phân Bộ Quốc Phòng và Không Gian của công ty Boeing, Dennis Muilenburg, thì giải pháp thích hợp nhất cho giai đoạn III của chương trình F-X này có lẽ sẽ là một giải pháp dung hòa vừa chọn F-35 lẩn F-15 SE.

    Những đề nghị khác, trong trường hợp chiến đấu cơ đắt giá F-35 được chọn lựa, sẽ là hoặc giảm thiểu con số máy bay chiến đấu tiềm kích xuống dưới con số 60 như dự định nguyên thủy của Bộ Quốc Phòng Nam Hàn; hoặc nâng cấp ngân sách dự chi cho chương trình chiến đấu cơ F-X III này.

    Tin cập nhật mới nhất :

    Sau một phiên họp của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Nam Hàn vào tháng 11 mới đây quyết định sau cùng cho chương trình F-X III đã được chính thức công bố vào ngày thứ sáu, 22.11.2013, là Nam Hàn sẽ mua 40 chiến đấu cơ tiềm kích đa năng thế hệ thứ Năm F-35 LIGHTNING II (Tia Chớp) của công ty quốc phòng Hoa Kỳ Lockheed Martin và chờ đợi đợt chuyển giao đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2018. Ngoài ra sẽ không loại bỏ khả năng là ngoài 40 chiếc F-35 này, thêm 20 chiếc chiến đấu cơ hiện đại nữa có thể là F-35, mà cũng có thể là một mẫu chiến đấu cơ tiên tiến khác sẽ được đặt hàng tiếp trong tương lai xa hơn trong trường hợp ngân sách quốc phòng cho phép.

    Khả năng tàng hình hiện đại cũng như kỷ thuật tác chiến điện tử tinh xảo của F-35 rỏ ràng đã thuyết phục được Bộ Quốc Phòng Nam Hàn để dẫn đến quyết định nói trên.

    [​IMG]
    F-35 LIGHTNING II (Tia Chớp) bắt đầu từ năm 2018 sẽ đi vào biên chế tác chiến của Không Lực Nam Hàn.

    [​IMG]
    Mủ bay mới nhất, được phát triển bởi Liên Hợp Công Ty Mỹ-Do Thái, ROCKWELL-ELBIT, có lẽ sẽ được chọn cho phi công F-35 LIGHTNING II.
    ALPHA3 thích bài này.
  2. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  3. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  4. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  5. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  6. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Top 10 quốc gia vung tiền cho quân sự lớn nhất thế giới

    1. Mỹ: 682 tỷ USD
    2. Trung Quốc: 166 tỷ USD
    3. Nga: 90,7 tỷ USD
    4. Anh: 60,8 tỷ USD
    5. Nhật Bản: 59,3 tỷ USD

    6. Pháp: 58,9 tỷ USD
    7. Ả Rập Xê-út: 56,7 tỷ USD
    8. Ấn Độ: 46,1 tỷ USD
    9. Đức: 45,8 tỷ USD
    10. Ý: 34 tỷ USD
    Chi tiết:
  7. Magicsword

    Magicsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    ẤN ĐỘ - NGA (Phần 1) :

    Không Quân Ấn Độ không hài lòng lắm với chương trình hợp tác phát triển chiến đấu cơ tiềm kích thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 / PAK-FA với Nga vốn là nền tảng kỷ thuật căn bản cho Ấn để phát triển kế hoạch chiến đấu cơ tiềm kích tương lai của mình FGFA.

    Nền kỷ nghệ quốc phòng của Nga có thật sự mạnh mẻ và hiện đại như thường được công luận thế giới đánh giá hay không vốn là một câu hỏi khá bất ngờ vừa được đặt ra sau khi một bài báo xuất hiện vào đầu năm nay trên tạp chí Business Standard, một tạp chí thương mại có tiếng của Ấn Độ, cho thấy đối tác Ấn Độ thật sự không hoàn toàn hài lòng với chương trình hợp tác kỷ thuật với Cộng Hòa Liên Bang Nga để chế tạo chiến đấu cơ tiềm kích thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 PAK-FA.

    Theo tạp chí Business Standard thì thống Chế Không Quân S. Sukumar, thứ trưởng Không Lực Ấn Độ, trong phiên họp vào ngày 15 tháng Giêng vừa qua đã phát biểu là :

    « Mẫu chiến đấu cơ tiềm kích của Nga thật sự có độ tin cậy thấp, bộ phận radar hoạt động không chính xác và khả năng tàng hình của nó tệ hại hơn dự tưởng…».

    Đó thật sự là những lời cáo buộc nặng ký và hoàn toàn bất ngờ cho một kiểu mẫu chiến đấu cơ tiềm kích hiện đại thuộc thế hệ thứ năm mà khi chính thức ra mắt trước công luận thế giới 4 năm về trước, khi viên phi công Sergey Bogdan thuộc Liên Hợp Hàng Không Quân Sự KnAAPO Cộng Hòa Liên Bang Nga lái chiếc chiến đấu cơ tiềm kích PAK-FA số 1 (còn được gọi là KnAAPO T-50, I-21 hay phiên bản 701) thuộc Không Quân Nga lần đầu tiên cất cánh trong một chuyến bay thử nghiệm kéo dài chừng 47 phút trên bầu trời thủ đô Mạc Tư Khoa, đã khiến giới chuyên gia quốc tế về kỷ thuật hàng không quân sự hiện đại đánh giá đây là một đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với hai loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm được coi như « sát thủ trên không » hiện đại nhất trong Không Lực Hoa Kỳ : F-22 Raptor (Quái Điểu) và F-35 Lightning II (Tia Chớp).


    Có bao nhiêu sự thật trong những lời chỉ trích gay gắt từ phía Ấn Độ như vậy thật không phải dễ dàng gì để có thể phán đoán được một cách rỏ ràng. Một mặt, người ta có thể thông cảm cho phản ứng gay gắt của Ấn Độ sau khi đã đóng góp gần 6 tỉ US-Dollars vào chương trình hợp tác chế tạo tiềm kích thế hệ thứ năm T-50/PAK-FA với Cộng Hòa Liên Bang Nga mà cho đến nay vẫn chưa nhận được một mẫu máy bay nào cụ thể. Mặt khác, máy bay tiềm kích thế hệ thứ năm lại đòi hỏi những yêu cầu kỷ thuật cực cao mà không một quốc gia nào trên thế giới lại có thể một sớm một chiều giải quyết ổn thỏa được.

    [​IMG]
    Mẫu thử nghiệm thứ năm, mang mả số 055, của chiến đấu cơ tiềm kích T-50 PAK-FA với
    màu sơn ngụy trang kiểu mới mô phỏng theo màu da cá mập ở vùng biển Hồng Hải (Red Sea)
    với đầu cánh sơn trắng khiến nó trông có vẻ nhỏ hơn so với thực tế khi được nhìn từ xa.
    (Hình chụp vào ngày 22 tháng 11 năm 2013)

    Chính phủ Ấn Độ trong một thông cáo báo chí được công bố vào tháng 12 năm 2010 liên quan đến chương trình hợp tác kỷ thuật với Liên Bang Nga trong việc chế tạo chiến đấu cơ tiềm kích thế hệ thứ năm đã nhấn mạnh như sau :
    « Mẫu chiến đấu cơ mới này sẽ có những ưu điểm kỷ thuật tiến bộ như khả năng tàng hình, khả năng bay ở tốc độ cao mà không phải xử dụng đến hệ thống gia tốc phụ lực, khả năng cơ động cực kỳ linh hoạt, được trang bị những hệ thống điện tử phi hành hiện đại, lại có khả năng nhận định đánh giá tình hình không chiến, khả năng mang vũ khí ẩn dấu bên trong cũng như khả năng truyền đạt thông tin tác chiến qua hệ thống mạng điện tử nội bộ. Tất cả những đặc điểm này chính là những dấu ấn kỷ thuật then chốt của chiến đấu cơ tiềm kích thế hệ thứ năm mà Ấn Độ mong muốn có và hy vọng sớm có thể biên chế trong lực lượng không quân tương lai của mình…»

    Robbin Laird, một chuyên gia tư vấn về vấn đề quốc phòng cho Thủy Quân Lục Chiến và Không Quân Mỹ và cũng là người khởi động trang mạng điện tử Second Line of Defense, đã phát biểu rằng :
    « Rỏ ràng là họ - ý nói Không Quân Ấn Độ - muốn trang bị vũ khí phương Tây nhiều hơn, bởi vì họ đã nhận ra rằng khí tài quân sự của Nga không đạt được những đòi hỏi kỷ thuật theo tiêu chuẩn phương Tây…».

    Khi được yêu cầu bình luận cho nhận xét này của ông Laird, Không Lực Ấn Độ tuy nhiên đã yên lặng, từ chối trả lời cho câu hỏi này.

    Cũng theo ông Laird thì :
    « Người Nga rỏ ràng đã không theo kịp được tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử hàng không. Đối với họ, để tạo được một khung máy bay tàng hình và thật sự đạt được một độ tàng hình thực tế, thì kỷ thuật chế tạo động cơ phải rất tốt. Người Mỷ đã làm được điều này với tiềm kích F-22 và F-35. Mặc dầu điều này không phải là dễ làm. Có lẽ ngoài chúng tôi ra, không ai khác thực hiện được điều đó. »

    [​IMG]
    Hình chụp cho thấy 2 động cơ phản lực AL-41F1 nằm cách xa nhau tạo đủ chổ trống cho
    2 khoang chứa vũ khí khá lớn có khả năng mang tối đa đến 10 quả bom tinh khôn 250-500 Kg.

    Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm thì Ấn Độ là một nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và số lượng lớn vũ khí nhập khẩu của họ vừa đến từ Nga lẫn từ các nước phương Tây.

    Theo ông Laird thì « từ lâu người Ấn đã phân chia kỷ nghệ máy bay chiến đấu của họ ra giữa công nghệ phương Tây và công nghệ của nước Nga ».

    Các chuyên gia an ninh khác thì lại cho rằng nước Ấn vốn đã có truyền thống lịch sử là yếu kém khi nói đến lảnh vực mua sắm quân sự. Và chính vì vậy, những khó khăn trắc trở trong chương trình hợp tác T-50/PAK-FA không nhất thiết phải quy lổi hoàn toàn về phía người Nga.

    Ông Anthony Cordesman, người đã phục vụ trong cương vị chuyên viên tư vấn cho Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Hoa Kỳ đã phát biểu với đài truyền hình FoxNews rằng :
    « Ấn Độ có quá nhiều vấn đề trong việc tiếp nhận cũng như yểm trợ kỷ thuật trong việc trang bị vũ khí hiện đại. Do đó khó mà biết được rằng việc này nói lên được điều gì về các hệ thống vũ khí của Nga hay không. »

    [​IMG]

    Chiến đấu cơ tiềm kích T-50/PAK-FA bay biểu diễn ở MAKS 2011.

    Theo ông Laird thì cũng có thể là Ấn Độ xử dụng sự căng thẳng nhất thời trong chương trình hợp tác chế tạo tiềm kích thế hệ thứ năm này để thương thảo với đối tác Nga nhằm hy vọng tiết kiệm được phần nào phần đóng góp tài chính của mình hầu qua đó có thể bắt đầu chương trình lắp ráp chiến đấu cơ RAFALE do hảng hàng không Dassault của Pháp vẻ kiểu.

    RAFALE là mẩu chiến đấu cơ hiện đại của Pháp, đã được sản xuất qui mô và đã từng được chứng minh trên thực địa - đặc biệt là trên chiến trường Afghanistan (từ 2006), Libyen (Opération Harmattan, 2011), Mali (Opération Serval, 2013). Nó có thể được sản xuất, lắp ráp tương đối nhanh không như mẩu chiến đấu cơ tiềm kích thế hệ thứ năm T-50/PAK-FA của Nga vẩn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm.

    « Rafale là một mẩu chiến đấu cơ tuyệt vời. Nếu người Ấn xem xét chiếc máy bay này từ mọi khía cạnh, rồi nhìn lại mẩu tiềm kích cơ hiện đại nhưng đang còn trong giai đoạn thử nghiệm với nhiều chứng bịnh ban đầu không tránh được của người Nga, có lẽ họ sẽ phải suy nghĩ : tại sao ta lại đi theo con đường này ? Ta có tin được rằng người Nga thật sự giải quyết được những khó khăn ban đầu để đạt được tiêu chuẩn sau cùng mà chúng ta mong muốn hay không ? »

    [​IMG]
    Một chiến đấu cơ RAFALE của Hải Quân Pháp được phóng đi từ hàng không mẫu hạm
    Charles de Gaulle vào tháng Ba, 2011. Với hệ thống phóng bằng hơi đẩy, máy bay chiến đấu có thể rời sàn mẫu hạm với một vận tốc đạt được từ 0 đến 250 km/h chỉ trong vòng 2 giây đồng hồ !

    Theo Laird thì Ấn Độ tốt nhất là nên mua chiến đấu cơ tiềm kích đa năng F-35 Lightning II (Tia Chớp) của Mỹ, vì chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này căn bản đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm và đang bắt đầu đi vào giai đoạn sản xuất qui mô cũng như đã đi vào biên chế hành quân của Không Lực Mỹ.

    Tuy nhiên chính phủ Mỹ đã không cho phép bán chiến đấu cơ Tia Chớp đến Ấn Độ, mặc dầu chính quyền Ấn đã đòi hỏi nhiều lần về hồ sơ chào hàng của chiếc tiềm kích đa năng thuộc thế hệ thứ năm này để có thể khảo sát đánh giá đúng mức được tiềm năng của nó. Có lẽ trở ngại chính trong việc này là việc chuyển giao công nghệ kỷ thuật cao trong quá trình chế tạo F-35 cho Ấn, cũng như giá thành đắt đỏ của nó.

    Laird nói tiếp :
    « Nếu họ - ý nói người Ấn – có được một cơ hội thật sự cho phép nhìn sâu hơn vào chương trình chiến đấu cơ tiềm kích F-35, chắc chắn họ sẽ muốn nó ngay. Người Ấn đã 3 lần yêu cầu được nói chuyện với các viên chức có thẩm quyền trong chính phủ Mỷ về F-35 B – phiên bản cất cánh và hạ cánh thẳng đứng – nhưng đã hoài công : E-Mail của họ không bao giờ được chính phủ Obama trả lời. Trường hợp này đã nhấn mạnh một đường nét rất tiêu biểu trong chính sách xuất khẩu vũ khí của Hoa Kỳ. Đó là : chúng ta yêu đồng minh của chúng ta, ngoại trừ việc họ muốn có được tất cả mọi thứ. »

    Ông thêm rằng :
    « Không ai bảo rằng : người Nga là những nhà sản xuất vủ khí tồi tệ. Họ chính thực là những nhà vẽ kiểu máy bay tuyệt vời. Họ biết làm thế nào để chế tạo được những mẫu chiến đấu cơ cực kỳ lợi hại - hảy xem những mẫu tiềm kích cơ thế hệ thứ tư cũng như 4++ thuộc dòng Sukhoi của họ : Sukhoi 27, 30, 35 đều là những đối thủ cận chiến đáng sợ trên không với khả năng nhào lộn tuyệt hảo.
    Tuy nhiên, họ có một vấn đề trong thiết kế của họ. Vấn đề đó không nằm trong phần thiết kế khung máy bay - một lảnh vực mà họ vốn đã là bậc thầy chuyên nghiệp – mà là nằm trong phần mềm thiết kế bên trong con tàu.
    Phi công lái chiếc F-35 Tia Chớp có khả năng quan sát toàn bộ 360° quanh con tàu, có thể phát hiện được phi đạn đối phương từ khoảng cách xa 820 dặm = khoảng 1320 km ! nhờ vào bộ phận radar điện tử vô cùng tinh xảo với khả năng giải đoán cực nhanh và đặc biệt là toàn bộ hệ thống đều liên kết tích hợp với nhau. Tôi nghĩ rằng, người Nga vẩn chưa tiến đến gần được một trình độ cao như vậy. »

    Laird khẳng định, mặc dầu có một vài khía cạnh ngoại lệ trong toàn bộ bức tranh phức tạp về một cuộc chiến trên không, nhưng rỏ ràng là những tin tức điện tử quan trọng cung cấp nhanh chóng cho viên phi công cũng như cấp chỉ huy tác chiến là cực kỳ vô giá trong mọi tình huống diễn biến phức tạp trên chiến trường trong tương lai.

    Chuyên viên tư vấn cho Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng Hoa Kỳ, Anthony Cordesman, cũng tuyên bố rằng, ông không có ngạc nhiên về những phàn nàn mới đây của Ấn Độ trong quan hệ hợp tác kỷ thuật với Nga, bởi vì ông hiểu rỏ khả năng kỷ thuật hàng không của nước Nga với những giới hạn đặc biệt của nó. Ông nói :

    « Người Nga rất giỏi trong việc chế tạo máy bay. Nhưng kể từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh với phương Tây, thì vấn đề của Liên Bang Nga ngày nay là họ coi việc phát triển khí tài quân sự trước hết như là việc chế tạo những chiếc xe hơi có bộ mả thật bắt mắt để chào hàng ! Máy bay chiến đấu đời mới của người Nga nhìn rất đẹp, nhưng nó không luôn luôn rỏ là có bao nhiêu phần trăm là phù hợp với thực tế và bao nhiêu phần trăm là thật sự đáp ứng được chất lượng yêu cầu. »

    Nguồn :

    · http://www.foxnews.com/world/2014/0...stealth-fighters-from-moscow/?intcmp=obinsite

    · http://business-standard.com/articl...tion-fighter-aircraft-iaf-114012100059_1.html










    suhomang thích bài này.
  8. Magicsword

    Magicsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    BA TÂY :

    Tiềm kích đa năng JAS-39 E/F Gripen của Thụy Điển thắng lớn ở Ba Tây (Brazil)

    Ngày 17 tháng 12 năm qua (2013), chính phủ Ba Tây công bố là chiến đấu cơ tiềm kích đa năng JAS-39 E/F Gripen của Công Ty Hàng Không Quốc Gia Thụy Điển SAAB đã chính thức được chọn là mẫu chiến đấu cơ thắng cuộc trong chương trình tiềm kích tương lai FX-2 cho Lực Lượng Không Quân nước này.(Força Aérea Brasileira – FAB).

    Bộ trưởng Quốc Phòng và tư lệnh Không Quân Ba Tây, ông Celso Amorin và tướng Juniti Saito, đã cùng xác nhận điều này trong một cuộc họp chính thức với báo chí quốc tế.

    JAS-39 E/F Gripen của công ty SAAB (Thụy Điển) cùng với F/A-18 E/F Super Hornet của công ty Boeing (Hoa Kỳ) và Rafale của công ty Dassault (Pháp) là 3 tiềm kích đa năng hiện đại thuộc thế hệ thứ 4+ được chọn vào vòng chung kết của chương trình chiến đấu cơ tương lai FX-2 cho Không Lực Ba Tây.

    [​IMG]
    Tiềm kích đa năng JAS-39 Gripen của Thụy Điển với trang bị bom tinh khôn dưới cánh cho nhiệm vụ tác chiến Không-Địa (Air-to-Ground Strike).

    [​IMG]
    Một phi công Thụy Điển thuộc phi đoàn 172 tiềm kích đang thực hiện kiểm soát tiền phi (pre-flight inspection) trên chiếc JAS-39 C Gripen ở căn cứ không quân Nellis (Hoa Kỳ) trong cuộc tập trận không chiến nỗi tiếng RED FLAG 2013.

    http://www.militaryfactory.com/****pits/imgs/saab-jas39-gripen.jpg
    Phòng lái (****pit) của tiềm kích đa năng JAS-39 Gripen.

    Trong cuộc cạnh tranh gay gắt tay ba này, F/A-18 E/F Super Hornet mặc dầu ban đầu rất có triển vọng nhưng sau cùng lại bị loại ra trước tiên bởi vì chủ yếu là chính phủ Hoa Kỳ không muốn chuyển giao công nghệ kỷ thuật cao cho Ba Tây như được yêu cầu.

    [​IMG]
    Tiềm kích đa năng F/A-18 E/F Super Hornet với mả số 100 của phi đoàn trưởng phi đoàn tiềm kích Tomcatters VFA-31 đồn trú ở Căn Cứ Không Quân thuộc Hải Quân Hoa Kỳ Naval Air Staion Oceana.

    http://www.ausairpower.net/USN/FA-18D-****pit-Night-Attack-S.jpg
    Phòng lái của chiến đấu cơ tiềm kích đa năng hiện đại nhất hiện nay của Không Lực Hải Quân Hoa Kỳ F/A-18 E/F Super Hornet.

    Sau khi Super Hornet bị loại ra ngoài vòng chiến thì công ty hàng không Dassault của Pháp chắc mẩm là lần này sẽ nhận được giao kèo béo bở của Ba Tây với tiềm kích Rafale cho chương trình chiến đấu cơ tương lai FX-2 của họ - đặc biệt là sau chiến thắng chung cuộc vào đầu năm 2012 của Rafale trong chương trình Chiến Đấu Cơ Đa Năng Tầm Trung (Medium Multi-Role Combat Aircraft – MMRCA) của Ấn Độ. Nhưng thật là bất ngờ, chỉ một vài ngày trước khi kết quả lựa chọn được chính phủ Ba Tây chính thức công bố, thì báo chí địa phương đã sẳn sàng để lộ ra thông tin bán chính thức là tiềm kích Rafale của Pháp sau cùng cũng đã bị loại.

    [​IMG]
    Tiềm kích Rafale vỏ trang vô cùng hùng hậu (mang dưới cánh 4 quả bom tinh khôn và 2 phi đạn không chiến để tự vệ ở 2 đầu cánh) trong một phi vụ tác chiến không-địa với mục tiêu ở khá xa (mang thêm 3 bình xăng phụ dưới bụng và hai bên cánh).

    http://kovy.free.fr/temp/rafale-****pit.jpg
    Phòng lái của tiềm kích Rafale được trang bị với 3 màn hình điện tử và hệ thống kính ngắm hiểu thị thẳng-trước-mặt HUD (Head-Up Display) cực lớn.

    http://img.photobucket.com/albums/v645/cesm1/Rafale****PIT.jpg
    Phòng lái Rafale nhìn nghiêng.

    Kẻ chiến thắng chung cuộc lần này lại đến từ Thụy Điển với chiến đấu cơ tiềm kích đa năng JAS-39 E/F Gripen.

    Công ty hàng không Dassault đã trả lời đối với quyết định chọn lựa này của chính phủ Ba Tâynhư sau :

    « Chúng tôi rất lấy làm tiếc là họ - ý nói chính phủ Ba Tây – sau cùng đã chọn Gripen cho lớp tiềm kích tương lai FX-2 của họ. Họ đã chọn một mẩu máy bay thật sự không hoàn toàn thuần chủng như tiềm kích cơ Rafale của chúng tôi. Bởi vì trang bị kỷ thuật trên chiếc Gripen lại đến từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau - đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Gripen là mẫu tiềm kích cơ hạng nhẹ, lại chỉ trang bị một động cơ. Thành ra không thể so sánh nó với tiềm kích Rafale trang bị hai động cơ của chúng tôi về mặt giá cả cũng như hiệu năng kỷ thuật. Bảo rằng giá thành của một chiếc Rafale là quá đắt khi so sánh với các ứng viên tiềm kích cơ khác là không đúng với sự thật và hoàn toàn không công bằng. Chúng tôi chỉ đưa ra một giá cả hoàn toàn thích ứng với tiềm năng kỷ thuật của chiến đấu cơ Rafale vốn đã từng được chứng nghiệm trên các chiến trường từ Afghanistan đến Mali mà thôi. »

    Toàn bộ chương trình FX-2 của Không Lực Ba Tây bao gồm tổng cộng 36 chiến đấu cơ tiềm kích. Nhưng đơn đặt hàng đầu tiên sẽ chỉ là 12 chiếc JAS-39 Gripen mà thôi. Đơn đặt hàng cho số còn lại sẽ được công bố trong một thời hạn sau. Theo dự đoán thì đợt chuyển giao phiên bản Gripen đầu tiên cho không quân Ba Tây sẽ được chờ đợi vào năm 2017.

    Ngoài ra còn có thông tin hé lộ là chính phủ Ba Tây và công ty hàng không quốc gia SAAB của Thụy Điển đang tranh luận khả năng thuê mướn 12 chiếc tiềm kích JAS-39 C/D đã từng được xử dụng để có thể tạm thời lấp khoảng trống sau khi lớp chiến đấu cơ Mirage 2000 C/B đã khá lỗi thời và sẽ lần lượt được sa thải ra khỏi biên chế hành quân tác chiến của không lực Ba Tây kể từ đầu năm nay. Theo kế hoạch thì những chiếc Gripen đã qua xử dụng này sẽ được chuyển giao vào khoảng giữa năm 2014 và sẽ đi ngay vào biên chế hành quân của Không Đoàn 1 Tiềm Kích Nghêng Cảng đồn trú ở căn cứ không quân Anápolis gần thủ đô Brasilia của Ba Tây.

    Bà bộ trưởng Quốc Phòng Thụy Điển, Karin Enström, đã nói khi được hỏi về việc này là một đề nghị chính thức từ phía Thụy Điển đã được gởi đến chính phủ Ba Tây vào đầu tháng Giêng năm nay.

    Thêm vào sự thành công của Gripen trong chương trình tiềm kích FX-2 cho không lực Ba Tây, công ty Thụy Điển SAAB tuyên bố là họ cũng đã nhận được đơn sản xuất đặt hàng trị giá 16,4 tỉ Krone (SEK) = khoảng 1,85 tỉ EURO cho việc nâng cấp 60 tiềm kích cơ đa năng JAS-39 Gripen, phiên bản C, lên phiên bản E hiện đại hơn cho không quân Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2026, với đợt chuyển giao đầu tiên dự tính sẽ xảy ra vào năm 2018.

    Nguồn :
    ● AirForces Monthly, Issue # 311, February 2014.
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Hàn Quốc điều động hàng trăm binh sĩ đến Thái Lan tập trận
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-hang-tram-binh-si-den-thai-lan-tap-tran.aspx
    [​IMG]
    Một binh sĩ Mỹ uống máu rắn hổ mang trong cuộc tập trận Cobra Gold 2013 - Ảnh: Reuters
    (TNO) Hãng tin Yonhap dẫn thông cáo của Hải quân Hàn Quốc ngày 2.2 cho biết lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến Hàn Quốc đã lên đường đến Thái Lan để tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ và Thái Lan.
    Các tàu đổ bộ tấn công cùng 170 lính hải quân và 216 lính thủy quân lục chiến Hàn Quốc đã rời khỏi cảng Jinhae (Hàn Quốc) vào ngày 2.2, lên đường đến Thái Lan tập trận, theo Hải quân Hàn Quốc.

    Lực lượng Hàn Quốc sẽ đến cảng Sattahip của Thái Lan vào ngày 11.2 này để tham gia cuộc tập trận thường niên mang tên Cobra Gold (Hổ Mang Vàng), dự kiến diễn ra từ ngày 11-21.2.

    Cuộc tập trận Hổ Mang Vàng được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1981, ban đầu chỉ có Mỹ và Thái Lan tham gia tập trận.

    Cuộc tập trận này trong những năm qua đã thu hút sự tham gia của các quốc gia trong khu vực.

    Có tổng cộng khoảng 7.800 binh sĩ từ Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Thái Lan tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng 2014, theo Hải quân Hàn Quốc.
  10. Magicsword

    Magicsword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2013
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    6
    USA :
    Lục Quân Hoa Kỳ chính thức đưa vào biên chế đơn vị máy bay trinh sát vỏ trang không người lái Chim Ưng Xám (Gray Eagle) đầu tiên cho Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt USSOCOM.

    Ngày 5 tháng 12 năm qua (2013), Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt USSOCOM (United States Special Operations Command) đã chính thức công bố đưa vào biên chế đại đội E (Echo) thuộc Biệt Đoàn 160 Hành Quân Ngoại Lệ Trên Không SOAR (Special Operations Aviation Regiment) cực kỳ nổi tiếng của Lục Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ.

    Đây là đơn vị đầu tiên thuộc Biệt Đoàn Không Quân 160 SOAR được trang bị máy bay trinh sát vỏ trang không người lái MQ-1C Chim Ưng Xám. Biệt Đoàn 160 SOAR là một đơn vị không quân đặc biệt tinh nhuệ chỉ nhận lệnh điều động trực tiếp từ Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt USSOCOM ở Tampa thuộc tiểu bang Florida. Khách hàng của đơn vị biệt kích không quân này đều thuộc vào hạng Tier Ones đứng hàng đầu trong hệ thống các lực lượng biệt kích ưu tú nhất trong Quân Đội Hoa Kỳ như DEVGRU (Biệt Toán Phát Triển Chiến Tranh Đặc Biệt của Hải Quân = US Naval Special Warfare Development Group – hay còn được biết dưới tên gọi nỗi tiếng khắp thế giới SEAL TEAM SIX), DELTA FORCE (hay là Biên Đội 1 Hành Quân Đặc Biệt Delta = 1st Special Forces Operational Detachmant Delta-Airborne = 1st SFOD-D thuộc Lục Quân),…

    [​IMG]
    Máy bay trinh sát vỏ trang không người lái MQ-1C Gray Eagle (Chim Ưng Xám) của Bộ Tư Lệnh Hành Quân Đặc Biệt USSOCOM.

    Hiện nay, mỗi Liên Đoàn Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces Group) thuộc Lục Quân Mỹ đều có một trung đội UAS (Unmanned Aircraft System = Hệ Thống Máy Bay Không Người Lái) được trang bị loại máy bay trinh sát kiểu nhỏ RQ-7 Shadow để cung cấp tin tức không ảnh trận địa ở cấp Lữ Đoàn.

    [​IMG]
    Hình chụp chiếc máy bay trinh sát điều khiển từ xa RQ-7 Shadow 200 với hậu diện là 4 quân nhân thuộc trung đội TUAS (Tactical Unmanned Aircraft System) thuộc Lữ Đoàn 32 Vệ Binh Quốc Gia tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ.

    MQ-1C Chim Ưng Xám mà khả năng kỷ thuật đã được cải thiện nâng cấp có khả năng trinh sát vỏ trang trận địa, cung cấp không ảnh cần thiết đến cấp chỉ huy chiến trường cao hơn.

    Trung sỉ nhất Jason Guenther, hạ sỉ quan hành quân chuyên trách hệ thống máy bay trinh sát không người lái UAS cho USSOCOM, giải thích như sau :
    « Thật sự ta không thể so sánh giữa Shadow và Chim Ưng Xám. Shadow cung cấp không ảnh trinh sát cho một khu vực hành quân đặc biệt. Trong khi Chim Ưng Xám có thể đi bất cứ đâu, có tầm hoạt động xa hơn cũng như hoạt động trinh sát lâu dài hơn trên trận địa. »

    MQ-1C Gray Eagle có thể mang được nhiều trang bị khác nhau tùy theo đòi hỏi của chiến trường, bao gồm từ radars, phương tiện điện tử để trinh sát tín hiệu, đến phi đạn công phá không-địa Hellfire (Hỏa Ngục) cũng như trang bị máy chụp hình hiện đại với độ phân giải cực cao. Với loại máy hình có phẩm chất tuyệt hảo này thì theo lời trung sỉ nhất Guenther « từ cao độ khoảng 15000 bộ - chừng 4,6 km - người ta vẩn còn có thể đọc được bản số xe một cách rỏ ràng ».

    Đại đội E chuyên trách máy bay trinh sát không người lái UAS (hay TUAS) thuộc Biệt Đoàn Không Quân 160 SOAR hiện tại vẫn còn tạm thời đồn trú ở Căn Cứ Huachuca thuộc tiểu bang Arizona, vốn là căn cứ nhà của Trung Tâm Tình Báo Lục Quân Hoa Kỳ, cho đến khi việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở Fort Campbell, tiểu bang Kentucky, hoàn tất. Con số máy bay trinh sát vỏ trang MQ-1C Chim Ưng Xám được trang bị cho biệt đội trinh sát đường không này sẽ là 12 chiếc.

    Nguồn :

    ● AirForces Monthly, Issue # 311, February 2014.

Chia sẻ trang này